Tiểu sử Hoà Thượng Thiền Tâm (Phần 1)

Thứ hai - 31/03/2014 00:36 - Đã xem: 6202

Tiểu sử Hoà Thượng Thiền Tâm (Phần 1)

Từ xưa các cao Tăng hiểu đạo, sau khi viên tịch các Ngài giống như : Nhạn quá trường không Ảnh trầm hàn thủy Nhạn vô di tích nhi ý Thủy vô lưu ảnh duy tâm
 
    Nghĩa là :
 
Nhạn bay trên không,
Bóng chìm dưới nước.
Chim nhạn không có ý đễ lại dấu vết
Nước cũng chẳng lưu tâm đễ lại bóng chim.
 
Theo tinh thần bài kệ của nghĩa hoài thiên y Thiền Sư đời Tống. Nhưng đệ tử của các Ngài, vì muốn hậu sinh biết được hành trang của Đại Sư, đễ làm kim chỉ nam trên lộ trình tu tập giải thoát, nên mới sưu tầm ( Ngữ Lục Tiểu Sử ) lưu lại cho hậu thế đời sau .
 
    Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, chúng tôi sưu tập tài liệu Tiểu Sử của Hòa Thượng Hương Nghiêm, in ấn, cốt cống hiến cho Chư Tôn Đức, Tăng, Ni, và Phật tử.
 
    Ngài viên tịch năm 1992 đến nay, Chúng tôi mới có cơ hội thực hiện, thật là quá trễ !
Xin Chư Vị Từ bi thứ lỗi ! với chút hoài vọng báo đáp Ân Đức truyền pháp  ( MẬT TỊNH ) song tu của ÂN SƯ  trong muôn một.
 
Trong đậy có gì thiếu xót, kính mong Chư Tôn Đức và Phật tử thành thật góp ý bổ xung, đễ tư liệu nầy tái bản kỳ sau được hoàn chỉnh hơn.
    Nam Mô Thường Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát.

    Tổ Đình Hương Nghiêm.

Tiểu sử

Cố Hòa Thượng

Thích Thiền Tâm

                        (1925 – 1992)

  Thân Thế

  Hòa Thượng pháp danh THÍCH THIỀN TÂM Pháp Hiệu Liên Du , tự Vô Nhất , thế danh Nguyễn Nhựt Thăng, thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, sinh năm 1925 tại xã Bình Xuân , Gò Công Đông, Tỉnh Tiền Giang. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Hương và cụ bà Trần Thị Dung, pháp danh Giác Ân. Hòa Thượng là người con thứ 10 trong số 13 anh chị em gồm 4 trai 9 gái.

Xuất thân từ gia đình nho giáo, kính tin Tam bảo, bắt đầu 6 tuổi Hòa Thượng cắp sách đến trường học Quốc ngữ song song với Nho học.ngay lúc thiếu thời, Hòa thượng đã biểu lộ thiên tư tài hoa văn nhã và bẩm chất cao khiết, thông tuệ, nhân lúc Ngài học trong trường thấy đám tang bên vệ đường đi qua Ngài liền họa bài thơ vô thường như sau:

Bên đường xe tang buồn đi qua.

Chiều hôm mồ hoang sương trăng tà!

Vô thường đời trần thương ôi mau,

Người đi rồi lần sang phiên ta,

Ngàn xưa xa vời trong mông lung

Tài hoa tan về nơi vô cùng,

Hoàng hôn mây hồng in non xa …

Dung hoa thầm khô theo suy già,

Di Đà chuyên tu phòng lâm chung,

Tương tư mơ về trời Liên Hoa.

Ngài chính là người mà ngay từ trong lứa tuổi ấu thơ đã sớm tỉnh ngộ cảnh thế vô thường , duyên đời hư giả , người nầy, người tới , lần lượt tiếp nối nhau lìa bỏ cõi đời , nơi gò hoang huyệt lạnh khi Nghĩ đến !, Ngài chạnh lòng than thở khóc thầm cho kiếp nhân sinh với bao điều sanh ly tử biệt .

Đặc biệt nhất , Hòa thượng là người con chí hiếu với Cha Mẹ.Chính vì thấy Mẹ hiền đau yếu triền miên do nhiều lần cưu  mang sanh sản, năm 12 tuổi, Hòa thượng quyết tâm tìm thầy học y để mong trị lành bệnh cho mẹ.nhân Đây Hòa thượng có cảm tác một bài thơ :

Chẳng gì phú quý lẫn cao sang ,

Cảm cảnh Mẹ hiền bệnh khổ mang ,

Quyết tâm lên tỉnh tìm phương thuốc .

Dứt bệnh Mẫu Từ dạ mới an .

Việc thoát trần kia nay tạm hoãn ,

Nghiên tầm y- dược cứu lầm than .

Chắp tay hướng Đấng Từ Bi lễ ,

Độ trì thân mẫu sớm an khang

           

Và lúc tạm trú tại chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho để học thuốc, Hòa thượng để tâm nghiêm tầm Phật điển và dần dà ý chí xuất trần càng thêm mạnh mẽ.

Năm Hòa thượng 18 tuổi  bà cụ thân sinh của Ngài lâm bệnh nặng, Ngài phải trở về nhà hôm sớm chăm sóc, thuốc thang cho đến khi bà lành mạnh. sau đó những ý chí xuất trần quá mảnh liệt, Ngài mới cảm tác Bài thơ :

 

Nghe tiếng chuông chùa bên kia sông ,

Thanh âm ngân suốt mấy từng không ,

Nhắc người du tử lìa cơn mộng ,

Hướng chốn Thiền Môn tách bụi hồng .

 

Nhớ tiếng chuông chùa bên kia sông ,

Đêm ngày con trẻ ngóng cùng trông .

Thầm hỏi  Mẫu Từ ôi có thấu

Con trẻ chiều nay có nỗi lòng .

 

  Năm 19 tuổi, Hòa thượng khẩn khoản xin phép cha mẹ xuất gia, nhưng không được sự tán đồng của song thân. Cuối cùng, Hòa thượng đành âm thầm trốn đi tu lúc nửa đêm vội vàng viết bài thơ để lại cho huyên đường như sau đây :

 

Giã từ cậu má con ra đi ,

Ơn đức sanh thành dạ khắc ghi .

Bên gối dập đầu con bái biệt

Lạy chào Cha Mẹ phút phân ly

Phân ly con biết nói lời chi ,

Xuất gia, thoát tục giã từ đi .

Bước chân chẳng dám quay nhìn lại ,

E nỗi thâm tình lệ ướt mi .

 

Ngài để lại bài thơ lưu bút cho song thân rồi dập đầu lạy bốn lạy từ biệt mà đi .Ra đến bờ sông , trước giờ phút phân ly giả biệt nầy, giữa hai nẽo đạo,và đời. Ngài đã ngậm ngùi trao lại bài thơ cho người anh năm qua dặn dò rằng : Em đi rồi, anh ở lại thay em mà săn sóc phụng dưỡng cha mẹ già trong lúc văng em, nhớ nhắc cha mẹ ráng niệm Phật đừng quên,

Xưa nay đời vốn vô thường, có hợp tất phải có tan .Huống chi đây là vân đề sanh tư trọng đại

Em chỉ có ít lời căn dặn như thế, thôi anh hãy trở về cho sớm kẻo cha mẹ thức giấc và nghi ngờ khi thấy mất bóng hai ta . Bài thơ như sau :

 

Từ nay huynh đệ tách đôi nơi …

Xin giả từ anh ở lại đời

Phụng dưỡng song đường trong bóng xế ,

Thay người em nhỏ chốn xa khơi …

Đã chết cuộc đời trong nẽo đạo,

Cùng bóng từ quang tỏa rạng ngời.

Bác lái đò ơi , qua cho kíp ,

Rước kẻ hồng trần bỏ cuộc chơi .

 

Nương thuyền Bát Nhã lướt sang sông ,

Bỏ cả Huyên Đường, cả ước mong !

Song thân giờ chắc còn an giấc !

Xin hiểu cho con một tấm lòng .

Hướng chốn Thiền Môn chân bước đến ,

Duyên trần xin tạ,Việc đời không .

Đường khuya mờ khuất sau làn sóng .

                   Khuất hết người thân chồn bụi hồng !                          

 

Ngài vì sợ tử sanh mới cam lổi đạo với huyên đường.chớ lòng cũng lắm xót xa ..khi Cha Mẹ bóng xế tuổi già . Nhưng với chí nguyện xuất gia Ngài phải cắt ái từ thân để hoàn thành Phật đạo .Mới nhờ anh năm thay thế Ngài mà phụng dưỡng huyên đường sớm tối chăm lo săn sóc .

Đến cuối năm Giáp Thân ( 1944 ) Mãi cho tơi hai năm sau gia đình mới biết Hòa thượng đã được thế phát xuất gia ở chùa Sắc Tứ Linh Thứu tại Xoài Hột vào đầu năm Ất Dậu (1945), làm để tử của Đại lão Hòa thượng Thành Đạo.

 Thân Phụ của Ngài vì quá nhớ thương con , nên đã viết bài thơ lưu bút  để trúc dòng tâm sự !với hy vong sẽ gặp lại con mình trong tuổi già xế bóng và cha Ngài đã lưu lai bài thơ như sau :

Đường mây bặt dấu chim hồng ,

Dặm ngàn khuất dạng còn mong chi tìm .

Hỏi mây, mây cũng lặng im ,

Hỏi trăng, trăng cũng an điềm mặc nhiên.

Sân chiều trời ngả bóng nghiêng ,

Nhựt- Thăng biết đã về miền nơi nao !

Cả kêu rằng hỡi trời cao ,

Con tôi giờ ở nơi nao chốn nào ?

 

Tác giả bài viết: (Nguyễn văn Hương)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây