Chùa Khai Nguyên - Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt NamChùa Khai Nguyên, Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam, Chùa Khai Nguyên, ChuaKhaiNguyen.Com, địa chỉ xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội I Địa chỉ 2; Chùa Tản Viên, chùa tản viên, tản viên sơn quốc tự, tan vien pagoda, pháp âm, chùa tản viên, tản viên sơn
CHÙA KHAI NGUYÊN
Xã Sơn Đông - TX. Sơn Tây - TP. Hà Nội
Lễ kính Chư Phật tôn kính chúng sanh không đồng không gian duy thứ (Tập 5)
Thứ tư - 10/04/2013 11:31 - Đã xem: 3888
Xin kính chào các vị đồng tu! Lần trước chúng ta đã nói đến một số câu chuyện cảm ứng đối với việc xây dựng đạo tràng. Nếu như chúng ta muốn xây dựng đạo tràng thì đây có thể làm tấm gương và tham khảo rất tốt. Đối với việc viết bài vị, chúng ta hiểu được nhu cầu của tất cả chúng sanh trong pháp giới này, và họ rất là khó mà có được hoàn cảnh tu học tốt như vậy. Đối với người học Phật chúng ta, hoặc là đối với gia thân quyến thuộc chúng ta, làm sao để giúp đỡ họ có thể nhận được sự gia trì của Phật Bồ Tát, nhận được siêu độ. Chúng ta không thể nào không hiểu, cũng không thể nào không biết phải làm sao mới có thể chân thật khiến cho họ nhận được lợi ích.
Xin kính chào các vị đồng tu! Lần trước chúng ta đã nói đến một số câu chuyện cảm ứng đối với việc xây dựng đạo tràng. Nếu như chúng ta muốn xây dựng đạo tràng thì đây có thể làm tấm gương và tham khảo rất tốt. Đối với việc viết bài vị, chúng ta hiểu được nhu cầu của tất cả chúng sanh trong pháp giới này, và họ rất là khó mà có được hoàn cảnh tu học tốt như vậy. Đối với người học Phật chúng ta, hoặc là đối với gia thân quyến thuộc chúng ta, làm sao để giúp đỡ họ có thể nhận được sự gia trì của Phật Bồ Tát, nhận được siêu độ. Chúng ta không thể nào không hiểu, cũng không thể nào không biết phải làm sao mới có thể chân thật khiến cho họ nhận được lợi ích. Cũng có một số đồng tu đã hỏi tôi, chúng ta ngoài việc lễ kính những chúng sanh trong không gian không đồng duy thứ này, trên con đường học Phật làm sao giúp đỡ gia thân quyến thuộc của chúng ta, làm sao khiến họ cũng có thể nhận được lợi ích của Phật pháp như nhau? Họ muốn rằng tôi phải có thể nào đem một số những kinh nghiệm hay, hoặc giả là những câu chuyện hay, một số những kinh nghiệm chân thực kể ra để cho mọi người cùng làm tham khảo. Hậu học tự cảm thấy đức hạnh tu học của chính mình đều không tốt, quả thật là không dám kể ra tâm đắc tu học của mình, nhưng cũng đã có đồng học, đồng tu yêu cầu như vậy, hậu học xin đem một số tâm đắc học Phật trong hơn mười năm qua của mình báo cáo với mọi người. Nếu như có thể làm tham khảo, mong chúng ta có thể đôi bên khuyến khích lẫn nhau, trên con đường giác ngộ càng được nâng cao hơn. Chúng ta biết là nhân duyên của mỗi một người học Phật chẳng như nhau, cũng không phải là mỗi một người học Phật đều rất thuận lợi, mà đặc biệt còn có rất nhiều chướng ngại xảy ra ở ngay tại xung quanh mình, ngay tại cuộc sống, ngay tại gia đình, ngay tại công việc, thậm chí ngay tại đạo tràng. Chúng ta đều có thể sâu sắc thể hội được, giống như là có rất nhiều chướng ngại đang khảo nghiệm chúng ta vậy, đều tùy lúc tùy nơi mà tôi luyện tâm tánh của chúng ta, có phải chăng là khi ở trên con đường học Phật càng thêm kiên định cái lòng tin? Nhớ lại mười bảy, mười tám năm trước, khi vừa mới tiếp xúc với Phật pháp. Vừa bắt đầu bước vào đương nhiên sẽ rất nhiệt tâm, rất tinh tấn, hy vọng đem Phật pháp tốt đến như vậy giới thiệu cho những người xung quanh, cho mỗi một người ở trong gia đình. Thế nhưng bình tĩnh mà suy nghĩ, mỗi một người nghe được Phật pháp đều là phải có nhân duyên tương xứng mới có thể cam tâm tình nguyện tiếp nhận, chứ không phải mỗi một người học Phật đều đi vào một cách thuận lợi. Chúng ta từ đây có thể lĩnh ngộ được, khi chúng ta muốn đem Phật pháp tốt như vậy giới thiệu cho người khác, đặc biệt là những người gần gũi nhất, chúng ta có chắc là có thể hiểu rõ được yếu lĩnh? Nếu không mà nói, đổi lại thì sẽ chỉ là chướng ngại trùng trùng mà thôi. Ngạn ngữ nói rằng: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Khi mới bắt đầu học Phật, tôi thường thường lắng nghe một số vị tiền bối, những vị sư tỉ, những vị sư huynh kể về những tâm đắc học Phật của họ. Những lúc đó tôi đã phát hiện ra có một vấn đề tương đối là nghiêm trọng, hầu như mỗi một người học Phật đều đối diện với sự phản đối của gia đình, chướng ngại của người thân, trở ngại của công việc, bao giờ cũng có rất nhiều gút mắc trong việc học không cách gì tháo gỡ. Sau khi tôi nghe được họ nói như vậy thì tôi đã đề cao cảnh giác, tôi làm thế nào để sau khi có thể thấu suốt được pháp tốt nhất, tôi mới đem pháp tốt nhất ấy, tâm đắc tốt nhất ấy báo cáo với người nhà, giới thiệu cho bạn hữu xung quanh. Cho nên khi tôi bắt đầu học Phật, ba năm trời không cho người nhà biết. Tôi hy vọng thông qua thời gian ba năm này, tự mình thâm nhập vào Phật pháp, tự mình liễu giải thêm một chút, tự mình có thể thể hội sâu thêm một chút, có thể làm được nhiều một chút, tôi mới đem pháp tốt ấy giới thiệu cho những người xung quanh. Cho nên trên con đường học tập Phật pháp, hậu học cũng không có gặp phải khó khăn nào lớn lắm, cũng không gặp phải sự cực lực phản đối của người nhà. Chúng ta biết được có rất nhiều người học Phật, họ đã ở tại nhà mình mà âm thầm học tập, kể cả họ niệm Phật mà phải cầm tờ báo lên giả bộ đang đọc báo, trong lòng niệm Phật. Cũng có một số đồng tu, sau khi họ học Phật, sau khi được nghe Phật pháp thì vô cùng vui sướng, họ cho rằng là một đời này của mình đã tìm được một phương hướng mới, đã tìm được một mục tiêu mới rồi, có một nơi để mà nương dựa, nên họ bèn đối với người nhà vốn là quan hệ rất thân thiết liền từ từ xa cách đi, đến lúc họ thấy tình cảm không còn tốt, quay đầu nghĩ lại họ không thể mất đi gia đình ấm áp này được, muốn quay đầu lại để bù đắp thì đều tương đối là khó khăn. Cho nên tại chỗ này tôi cũng sẵn lòng đem việc mười mấy năm nay chính mình nhìn thấy được rất nhiều những đồng tu học Phật khi đối diện với chướng ngại gia đình như vậy, và cả chướng ngại công việc, chúng tôi xin nêu ra tâm đắc để động viên lẫn nhau. Tôi liền nói với họ rằng, pháp tốt đến vậy làm sao để quảng bá ra? Phải có cái nhìn tốt. Những người xung quanh bạn, bạn bè cũng vậy, người thân cũng vậy, trước tiên phải hiểu được tính cách của họ, tập tánh của họ. Sau khi bạn hiểu rõ được rồi, bạn mới có thể dùng phương pháp khéo léo thích hợp để giúp đỡ họ, để tiếp dẫn, dẫn dắt họ. Nếu không thì chúng ta ở trên lộ trình học Phật sẽ cảm thấy rằng bị chướng ngại vô cùng, dường như ngày ngày cứ bao quanh chúng ta. Ví dụ như ăn chay, rất nhiều người sau khi học Phật liền bắt đầu ăn chay. Ăn chay là cách để khỏe mạnh, đối với thân thể là cách điều dưỡng ăn uống rất tốt, theo y học thì ăn chay đối với thân thể là tốt, theo Phật học thì ăn chay sẽ trưởng dưỡng tâm từ bi của ta, cũng là điều tốt hơn hết. Chúng ta làm sao để khuyên giải người nhà cũng ăn chay? Kinh nghiệm của hậu học đã qua là như thế này. Người thông thường cho rằng ăn chay không có dinh dưỡng, có thể sẽ gây ảnh hưởng đối với sức khỏe, tại vì thường xuyên ăn uống có khẩu vị rất nặng rất nồng, ăn chay thì thanh đạm, hầu hết mọi người rất khó mà tiếp nhận. Cho nên chúng ta muốn khuyên giải người nhà có thể chịu ăn chay, đầu tiên chính mình phải nên đích thân đi học tập, sâu sắc mà thể nghiệm làm thức ăn thế nào cho ngon, chọn thời gian thích hợp như thế nào để mời khách, mời những người trong nhà, mời những trưởng bối trong nhà đến để thưởng thức đồ chay, nó cũng ngon miệng như vậy, ăn tốt cho sức khỏe như vậy. Cho nên chúng ta làm đệ tử của Phật, ăn chay phải ăn cho thật khỏe mạnh, không thể ăn cho xanh xao vàng vọt, không phải vì tiết kiệm rồi không xem trọng việc điều dưỡng thân thể của chính mình, ăn đến cả thân toàn bệnh. Như vậy không những không thể giành được sự ủng hộ của người nhà, thậm chí sẽ bị phỉ báng việc tại sao bạn muốn ăn chay, ăn uống làm đổ vỡ hết sức khỏe của mình, ăn cho hỏng hết. Cho nên đầu tiên chúng ta muốn độ người nhà ăn chay, hy vọng tất cả đệ tử Phật nên phát tâm từ bi, phải học làm thức ăn cho ngon để mời họ, khiến họ có thể ăn thật thích thú, dần dần thì họ có thể tiếp nhận việc ăn chay của bạn. Còn có một hạng người nghe được bạn học Phật, bất luận bạn thế nào họ cũng sẽ chướng ngại bạn, vừa nghe đến hai chữ tôn giáo, bất luận là tôn giáo gì họ đều bài xích. Đối diện với gia thân quyến thuộc như vậy chúng ta phải làm sao? Trong những gia thân quyến thuộc của hậu học, vì hậu học chỉ một mình học Phật, nhận được sự ảnh hưởng cho nên gia quyến học Phật cũng rất nhiều. Tôi xin được nêu ra một vài ví dụ trong đó để trình bày với mọi người, mong có thể làm tham khảo học tập cho mọi người. Tôi có người bà con làm công việc là dạy học. Chúng ta cũng biết bây giờ học trò rất khó dạy, tại sao mà rất khó dạy? Tại vì mỗi một gia đình hiện đại hầu như đều là gia đình chỉ có một con, nhiều nhất cũng không quá hai đứa. Mỗi đứa trẻ đều từ nhỏ lớn lên trong một gia đình với cuộc sống đầy ưu ái, dưới sự thương yêu của cha mẹ, một khi đến trường để được dạy thì rất khó tiếp nhận dạy bảo của thầy cô. Người bà con này cũng đã học Phật, ông đã nghĩ ra được một phương pháp, chúng ta làm sao để được gia trì của Phật lực trong công việc thường ngày. Ông dạy học tại trường trung học phổ thông, mỗi năm bắt đầu học kỳ mới, thì ông liền đem danh sách của tất cả những học sinh trong lớp, tại Phật tiền thỉnh cầu A Di Đà Phật làm người thầy chủ nhiệm, người thầy hướng dẫn cho lớp, còn chính mình thì là một người chấp hành, thỉnh Phật Bồ Tát đến để hộ trì cho những học sinh trong lớp này. Mỗi ngày khi phải ra khỏi nhà để đến lớp, ông nhất định đều không quên tụng kinh hồi hướng cho các học trò trên lớp. Sau khi tan học trở về, thì đem tất cả những chuyện lớn nhỏ đủ kiểu đủ loại đã xảy ra trên lớp bẩm báo với giáo viên chủ nhiệm lớp, tức là Phật A Di Đà, hôm nay các học sinh ở trên trường đã xảy ra những sự tình gì, xin Phật Bồ Tát, xin Phật A Di Đà đặc biệt từ bi mà chiếu cố cho chúng, mà uốn nắn cho chúng, mà giáo huấn cho chúng. Trong khi những học sinh này đến nhập học, hầu như mỗi một đứa đều rất khó điều phục, nhưng ông rất có lòng tin. Ở trong trường học, vị tiền bối của ông có một người thầy giáo chuyên dạy dỗ những lớp học khó điều phục nhất. Trường học đem những học sinh khó dạy nhất, nghịch ngợm nhất mà gom lại một lớp, bắt đầu mỗi một năm học nhất định đem lớp này giao cho vị thầy ấy. Người bà con này của tôi, ông học Phật cũng chưa phải lâu lắm, ông nhìn thấy lớp của vị giáo viên ấy mới đầu thì biểu hiện không được tốt, nhưng học sinh dần dần đều trở nên ngoan ngoãn, đều trở nên ham học, đều trở nên lễ phép cả, cho nên rất hiếu kỳ mà đi thỉnh thị vị thầy giáo đó. Không ngờ rằng vị thầy giáo này cũng là đệ tử Phật môn. Vị thầy ấy nói với ông là ông ấy dạy bảo học sinh thế nào. Từ đó không cần quát mắng, từ đó không cần dùng thước bản để giáo huấn học trò mình, ông mỗi ngày đều rất cung kính mà trì một biến “Kinh Vô Lượng Thọ” để hồi hướng cho các học sinh trên lớp. Và cũng trong cùng khoảng thời gian diễn ra khai giảng, ông lễ thỉnh đạo sư A Di Đà Phật đến làm người thầy chủ nhiệm cho lớp, làm người hướng dẫn cho lớp. Ông mỗi ngày cũng đem những việc lớn nhỏ đã xảy ra đối với những học sinh ở trên trường học bẩm báo với đạo sư, hy vọng Phật Bồ Tát có thể từ đâu đó đến gia trì những học sinh này, dẫn dắt chúng đi lên trên chánh đạo. Người bà con này của tôi sau khi nghe xong, liền bắt chước làm theo. Sau này ông nói với tôi, việc dạy học mười mấy năm nay đều rất là thuận lợi, liên tục mà vẫn có thời gian thâm nhập vào việc học Phật, đều là vì được giúp đỡ bởi sự gia trì của chư Phật Bồ Tát. Phương pháp này ông cũng đã nói với rất nhiều các đồng nghiệp trong các trường học, cũng từ đó mà đã độ được rất nhiều thầy cô các trường đều đến học Phật. Chúng ta sâu sắc biết được bản tính con người, bạn muốn thay đổi họ là rất khó khăn, bạn muốn chi phối họ thì cũng là một sự việc cực kỳ chẳng dễ. Năng lực của con người rất hạn chế, nhưng Phật Bồ Tát các Ngài có vạn đức vạn năng đủ để giúp đỡ chúng ta giải quyết rất nhiều những ngang trái trở ngại trước mắt. Những sự việc không có cách xử lý, dựa vào gia trì của Phật lực, chúng ta có thể được sự khởi phát trí tuệ, có thể ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta và cả trong công việc nhận được sự giúp đỡ rất lớn. Gần đây chúng tôi từ rất nhiều đồng tu, trong những vấn đề nêu ra, chúng tôi không khó phát hiện, có rất nhiều người trên đường học Phật đích thực có chướng ngại rất lớn. Những chướng ngại này cũng không ngoài gia đình, cũng không ngoài công việc, không ngoài việc người nhà chướng ngại đối với họ, cho nên chúng ta ngoài việc phải lễ kính các chúng sanh trong không gian không đồng duy thứ ra, chúng ta làm thế nào mà cũng lễ kính những người xung quanh chúng ta cũng là một sự việc hết sức quan trọng. Những đồng tham đạo hữu ở trên con đường tu học là chỗ dựa tốt nhất để chúng ta khích lệ giúp đỡ lẫn nhau. Người nhà cũng như vậy, cả nhà có thể hòa thuận bao dung cùng nhau học Phật, có thể làm được Phật hóa gia đình là tốt hơn cả. Nhưng đã có rất nhiều đồng tu học Phật thường thường vội vàng hấp tấp, rất muốn đem pháp tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất có thể phổ biến cho tất cả những người xung quanh. Nhưng thường hay hoàn toàn ngược lại, không những không có cách nào đạt được hiệu quả như mong muốn, mà còn mang lại rất nhiều sự mỉa mai châm chọc. Đối diện những sự việc này, chúng ta nên phải bình tĩnh mà suy nghĩ lại, hành vi của chúng ta, cử chỉ của chúng ta có chỗ nào đã mắc phải sai lầm, có chỗ nào khiến cho người khác xem mình dị biệt không. Điều này ta không thể không rõ ràng, không thể không minh bạch. Như việc có rất nhiều nữ chúng, sau khi họ học Phật thì cảm thấy mình nên buông bỏ hết tất cả, mình không nên chấp trước thân của mình, cho nên vốn trước đây ăn mặc rất là đẹp đẽ, mà cũng rất là có uy nghi, dáng vẻ cũng không tệ, ra khỏi nhà đi làm cũng có trang điểm thêm một chút, đồng nghiệp cũng cảm thấy qua lại với nhau rất tốt; nhưng mà sau khi học Phật, trang điểm nhẹ cũng không, quần áo thì càng ăn mặc giản dị hơn so với lúc trước. Lúc trước còn mang túi xách, bây giờ đổi thành túi vải. Trước đây còn mang giày da, mỗi ngày đều là bóng loáng cả, nhưng mà bây giờ vừa nhìn thì cứ như là tuổi già sức yếu, có một chút một chút gì đó mà dần dần cảm thấy trở nên tiều tụy hốc hác. Tại vì sự rạng ngời trước kia, sau khi học Phật đã thu gom trở lại, nên khiến cho những người xung quanh liền bắt đầu chỉ trỏ dèm pha: “Ây da! Thật không thể học Phật, học Phật sao lại trở thành một bà lão vàng vọt như vậy?”. Sự phấn chấn trước đây, tinh thần trước đây, dáng dấp hoạt bát, tinh thần phấn chấn không còn thấy nữa. Có rất nhiều nữ chúng sau khi học Phật đã chuyển biến 180 độ, chuyển biến thành ra như vậy, cho nên những người xung quanh đều đối đãi họ như người dị biệt. Nếu mà cứ như vậy, bạn nói Phật pháp tốt mấy, rất nhiều người nhìn thấy thì cũng hoảng sợ. Sau khi học Phật không thể trang điểm, không thể mặc những quần áo đẹp đẽ, vậy chúng ta còn học Phật gì nữa? Đã từng có một vị đồng nghiệp hỏi qua tôi rằng, mà ông rất lấy làm kỳ lạ, tại sao mà tôi lại không giống những người học Phật khác vậy? Tôi vẫn còn cái tinh thần như vậy, sự phấn chấn cũng như hòa hợp với mọi người giống như trước đây, cũng cùng nhau ra ngoài dùng bữa, cũng không kiêng kị đến việc họ ăn mặn. Tôi ở nơi đó thêm một đĩa mì, hoặc là món rau xanh xào chay đơn giản, đều có thể hòa chung với họ thành một chỗ. Vào lúc như vậy thì họ rất lấy làm hiếu kỳ mà hỏi tôi, tại sao mà tôi không giống với những người học Phật khác? Ngay lúc này thì tôi cảm thấy là cơ hội đã đến, tôi có thể đem những điều liễu giải về Phật pháp, thật đơn giản là mượn lúc cùng nhau ăn chung này mà giới thiệu với họ từng cái một. Cho nên trong quá trình học tập Phật pháp, những bạn bè xung quanh tôi rất là hoan hỷ mà tiếp cận, hỏi tôi một số vấn đề về phương diện Phật pháp. Tôi cũng rất là vui lòng mà giải bày với họ, tại sao vậy? Phật pháp tốt như vậy, trăm nghìn vạn kiếp khó gặp được, hôm nay không thể chỉ có tôi được. Tôi thấy tôi được thì không thể, có cơ hội có nhân duyên thì chúng ta nên đem pháp tốt pháp hay mà quảng bá. Nhưng quảng bá như thế nào thì chúng ta không nên vội. Sau khi tự mình có thể thâm nhập, bạn xuất khẩu thành thơ có thể nói mà khiến cho đối phương vui thích nghe, khiến đối phương vui thích thân cận bạn, như vậy chúng ta mới có năng lực đem cái pháp hay quảng bá ra, bằng không thì sẽ có rất là nhiều chướng ngại. Đặc biệt là những người hiếu kỳ, họ sẽ hỏi một số vấn đề, có khi hỏi làm bạn đến nỗi phải tức giận. Nhưng nếu chúng ta thâm nhập một chút, thì có thể hiểu được tập khí của chúng sanh vốn là như vậy, thì bạn sẽ rất tự nhiên mà bỏ qua cho họ, sẽ bao dung cho họ đối với một số phê bình Phật pháp. Những người thân làm đệ tử Phật này, chúng ta không thể không hiểu. Chúng ta vừa rồi cũng có nêu đến một người làm giáo chức, ông có thể thỉnh Phật A Di Đà, thỉnh Bồ Tát Quan Thế Âm đến để làm một vị đạo sư, do đó các ngành các nghề khác thì cũng có thể như vậy. Ví dụ như bạn làm người chủ quản, bạn rốt cuộc phải huấn luyện một lượng công nhân, cống hiến sức lực cho công việc, thì bạn có thể thỉnh Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi đến đào tạo những người này, hy vọng họ cũng có tâm từ bi để đối đãi với tất cả khách hàng. Nếu như chúng ta là người chủ gia đình, chúng ta làm thế nào đóng cho tốt vai của mình trong gia đình? Chúng ta biết được có rất nhiều nữ chúng cho rằng từ nhỏ họ đã tiếp nhận giáo dục rất tốt, họ hy vọng tương lai sau này lớn lên có thể đem sở học cống hiến cho xã hội, cho nên vừa sau khi kết hôn, họ ở nhà làm người vợ, làm người mẹ, làm con dâu, trong tâm họ thì có lắm lúc cũng sẽ bất bình lắm, sẽ cho rằng mình sở học một đời, lẽ nào lại đành chôn giữ ở tại nhà của mình sao? Tôi phải đem tuổi thanh xuân cả đời mình như vậy, phải đem sinh mệnh mà cho gia đình đã lo cho mình như vậy phụng hiến cho gia đình thôi sao? Rất nhiều nữ chúng đã có những sự bất bình như vậy. Ở đây tôi muốn nói một ví dụ thực tế. Tôi có một người bằng hữu, cô ấy vốn là có cách nghĩ như vậy, cô rất không cam tâm bản thân sau khi kết hôn thì ở nhà nuôi dạy con cái, mỗi ngày nấu nướng ba bữa, cô cho rằng cả đời mà như vậy thì không có ý nghĩa gì. Cho đến một ngày nọ, cô đang ở trên xe tắc xi, phía sau ghế ngồi của tài xế tắc xi có để một quyển sách. Quyển sách này là quyển pháp ngữ do Lão Pháp Sư Tịnh Không giảng. Cô tiện tay mở xem, trong đó có một bài đã làm rung động đối với cô. Bài đó nói đến vai trò ở nhà của nhân vật bà chủ trong gia đình giống như từ bi của Quan Thế Âm Bồ Tát không khác, người đó vô tư chăm sóc phụng hiến cho người trong nhà, phát huy lòng yêu thương chăm sóc của người mẹ, nhẫn nhục chịu khó chăm sóc cho chồng, hầu như đã đem cả tuổi thanh xuân, đem cả tinh thần thể lực đều phụng hiến cho mỗi một phần tử trong gia đình, đây không phải là Bồ Tát thì là gì? Lúc đó sau khi cô nghe xong câu nói này, cô đã vô cùng cảm xúc, cô biết rằng suy nghĩ trước đây của mình là sai, vì cô không hiểu được việc cô chăm sóc con cái trong gia đình, nếu như con cái trong nhà tương lai chúng lớn lên, trở thành trụ cột của xã hội đất nước sẽ tạo phúc cho không biết bao nhiêu người. Cho nên sau khi cô bình tĩnh mà suy nghĩ, vốn chỉ là bà chủ nội trợ của một gia đình bình thường, xem thấy một câu nói động viên của Lão Pháp Sư như vậy, từ đó về sau cô đã khích lệ chính mình, học làm người từ bi giống như Quan Thế Âm Bồ Tát, cho nên từ phàm phu một mạch đã chuyển hóa thành Bồ Tát. Với vị bằng hữu này nói, cô từ nay về sau, mỗi ngày đều sẽ vui vẻ lo liệu ba bữa cho gia đình, giúp đỡ cho người chồng làm việc bên ngoài, chiếu cố bài tập của con cái, cô mỗi ngày đều rất là vui vẻ. Có thời gian thì sau khi làm xong việc cần làm, cô ấy sẽ tĩnh lặng lại mà tiếp tục nghe Phật pháp, cho nên cô cũng cảm thấy rằng cuộc sống rất là phong phú. Ở trên con đường học Phật, cô từ một người vốn là có tâm bất bình đã chuyển hóa thành chính mình cũng có thể giống như Bồ Tát. Cô đã vô cùng cảm kích cũng như vô cùng cảm ân, việc có cơ hội được nghe Phật pháp như vậy mới khiến cô có sự thay đổi đến thế. Chúng tôi cũng đã vừa mới nêu, chúng ta làm sao đối xử tốt với những người đã gây chướng ngại cho chúng ta, nên làm thế nào để mà đối đãi với họ, giống như là những học sinh mà chúng ta vừa ví dụ, làm sao để dạy? Có thể thỉnh Phật Bồ Tát để làm vị đạo sư. Nếu như gia thân quyến thuộc ngày ngày chướng ngại bạn, thì làm sao để hóa giải? HÓA GIẢI SỰ CHƯỚNG NGẠI CỦA GIA QUYẾN Có một người bạn, ông ấy đã làm như thế này. Ông ấy đã đem tên người gây chướng ngại nhất cho ông trong gia tộc viết ra; trên phương diện công việc, nếu như lãnh đạo có ý kiến với ông, ông liền đem tên của lãnh đạo viết ra; trong số những bạn bè đồng nghiệp, có người nào hay bắt bẻ ông, ông cũng đem tên của họ từng tên từng tên mà viết ra. Liệt kê xong thì đem cúng phía sau Phật Bồ Tát, mỗi ngày niệm Phật, mỗi ngày tụng kinh để hồi hướng cho họ. Có người vì ông rất có tâm chân thành, cho nên đã rất nhanh có được sự cảm ứng. Vốn trước kia là người lãnh đạo hay bắt bẻ ông nhất, bởi vì thời gian dài đã tụng kinh hồi hướng cho ông ấy, ông cảm thấy vị lãnh đạo vốn trước kia đối với ông sắc mặt rất khó coi, bây giờ thì đã bắt đầu có chuyển biến tốt, cho nên càng có lòng tin. Học sinh mà rất khó dạy, thì ông lập ra bài vị lũy kiếp oán thân trái chủ trong thời gian dài cho họ, thường xuyên tụng kinh mà hồi hướng cho họ, cũng đã cảm nhận được những đứa trẻ này trong lặng thầm dần dần có sự chuyển biến. Với việc dạy học của ông mà nói, đã không còn những chướng ngại lớn như vậy nữa. Nếu như là người thân cận nhất chướng ngại thì bạn làm sao? Chúng ta cũng có lòng tin, ví dụ như con cái, chồng vợ, đây là chướng duyên lớn nhất, làm sao để điều giải, để hóa giải? Tôi nghĩ, mỗi một người, trong những mối quan hệ mật thiết, chúng ta đều có thể hiểu được cá tính của họ, cái mà họ ưa thích là những gì, cái mà họ không thích làm là những gì, cái mà họ chán ghét là cái gì, chúng ta đều phải minh bạch; điều mà họ hy vọng chúng ta làm nhất là những gì, chúng ta cũng đều phải rõ ràng. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể từ đó hóa giải những hiểu lầm không đáng có, hóa giải những mâu thuẫn không đáng có. Đặc biệt rất nhiều nữ chúng, sau khi họ nghe được Phật pháp, thì thường hay sử dụng những ngày nghỉ đến Phật đường để tiến tu, họ đã quên đi ở nhà còn có người chồng, còn có con cái, còn có mẹ chồng, còn có cha chồng, cho nên có rất nhiều gia đình, bậc trưởng bối đã phát ra lời oán thán như vầy: “Không học Phật tôi còn có con dâu, không học Phật thì vợ của tôi ở nhà sắp xếp ngày ba bữa cơm, không học Phật thì mẹ của tôi sẽ ngày ba bữa nấu cơm cho chúng tôi ăn, nhưng sau khi học Phật thì dường như đã mất đi con dâu, đã mất đi người vợ, đã mất đi người mẹ”. Cho nên người học Phật chúng ta tại điểm này, đặc biệt là người nữ, phải nên thật là rõ ràng vai trò mà chúng ta sẽ phải làm là gì? Phải đem trách nhiệm nên làm của chính mình làm cho chu đáo, chu đáo rồi mà có dư sức, chúng ta lại đi đến đạo tràng giúp đỡ. Tại vì học Phật luôn luôn là trải sự mà luyện tâm, ở ngay trong công việc, ở ngay trong hoàn cảnh, chúng ta phải học tập thể hội từ trong đó, thì đạo nghiệp của chúng ta mới có thể càng thêm tinh tấn, mới được nâng cao. Cho nên tôi nghĩ, mỗi một người học Phật chúng ta đang ở trong quá trình học tập, nên làm gì để giúp đỡ người nhà học Phật, nên phải làm gì để hóa giải những chướng ngại xung quanh mình, việc này rất là quan trọng. Đặc biệt có rất nhiều người đã từng làm công việc thiện nguyện trong đạo tràng, phát tâm rộng lớn, làm không công đối với công việc của đạo tràng, phụng hiến sức lực của chính mình. Tinh thần của những người thiện nguyện này đều rất vĩ đại, đều khiến người rất kính trọng, nhưng khi chúng ta đang ở trong công việc này, chúng ta nhất định phải nghĩ lại xem, có phải bạn đã chểnh mảng công việc này ở nhà mình rồi không? Nếu như đã lơ là, chúng ta phải nhanh chóng nghĩ cách để giữ gìn sửa chữa lại, xây dựng một gia đình tốt đẹp. Xây dựng Phật hóa gia đình cho tốt đẹp mới có thể tạo cho người khác ấn tượng thật tốt, cho những người chưa học Phật họ nhìn thấy được, thì ra gia đình mà học Phật thì hạnh phúc mỹ mãn như vậy. Điều này vô cùng quan trọng. Chúng ta cũng biết rõ có người thì có việc, có việc thì có thị phi, tại vì sao lại có thị phi? Đặc biệt là người ở trong đạo tràng, chúng ta làm sao để trên dưới một lòng tổ chức tốt đạo tràng? Tin rằng mỗi một người làm công việc thiện nguyện ở đây, trong lòng họ ngưỡng vọng nhất cũng không ngoài chính là như vậy, cùng nhau vui vẻ làm việc, cùng nhau chung sống hòa thuận, không những là cùng khuyến khích lẫn nhau, mà trong công việc cũng có thể tiến hành rất vui vẻ. Nhưng chúng ta đã nhìn thấy có rất nhiều những đạo tràng, những thiện nguyện của họ từng đợt từng đợt đến, lại từng đợt từng đợt ra đi, tại vì sao lại như vậy? Chúng ta bình tĩnh suy nghĩ một chút, không cần nói ở trong đạo tràng, ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ một góc độ nào, thì mỗi người sinh ra bối cảnh đều khác nhau, quá trình học khác nhau, đủ thứ khác nhau. Hoàn cảnh khác nhau như vậy thì đương nhiên cá tính của họ, đủ thứ những loại tập tính này của họ cũng khác nhau. Khác nhau thì sẽ sinh ra rất nhiều những cách nhìn không giống nhau. Làm việc cũng là như vậy, khó tránh có sự xung đột. Ở đây hậu học cũng xin nói ra tâm đắc của mình, ví dụ như một người có năng lực rất mạnh, chỉ một mình họ thôi cũng có thể làm tương đương với ba bốn người, như vậy chúng ta hiểu được, những người như thế đi đến đâu cũng đều đảm đương những trách nhiệm khá nặng nề. Mà thường thường những người gánh trách nhiệm nặng như vậy thì rất là bận rộn, họ bận đến mức độ nào? Lớn nhỏ đều không từ, họ đều muốn đích thân mình đến để giám sát, cho nên kiểu người chuyên gánh vác trọng trách này ở trong đạo tràng sẽ thành mục tiêu cho nhiều người công kích. Sao gọi là mục tiêu công kích? Chính là trở thành mục tiêu chỉ trích cho mọi người. Tại vì sao lại như vậy? Vì họ đã đảm đương quá nhiều công việc thì khó tránh khỏi có một số việc không được vẹn toàn, hoặc là trên phương diện lời nói, có thể là vì tương đối cấp bách, người và người với nhau, trưc tiếp nhất chính là lời nói, tôi và bạn nói chuyện, bạn cùng tôi nói chuyện, trong lúc nói với nhau nếu như đối phương rất bận, khẩu khí có thể sẽ không được ngọt ngào cho lắm. Nếu như đối phương đang bận suy nghĩ về một sự việc gì đó, bạn đột nhiên đi hỏi họ, đi tìm họ, họ có thể sẽ ứng phó với bạn hai ba câu thì không nói với bạn nữa. Trong tình hình như vầy thì sẽ rất dễ sinh ra những hiểu lầm không đáng có. Ví dụ như chúng ta có thể nói người ấy “cống cao ngã mạn”, hay là “độc tài” hay là “coi thường người khác”, kỳ thực đây đều là hiểu lầm. Trong “Đệ Tử Quy” có một câu nói rằng: “Người không rảnh, chớ não phiền; người bất an, không quấy nhiễu”. Khi một người đang rất bận mà chúng ta đến hỏi họ xin ý kiến, khẩu khí của họ với bạn có thể sẽ không được tốt, chúng ta phải nên thông cảm cho đối phương. Nếu như bạn rất bận mà có người đến hỏi bạn, tốt nhất xem tình hình mà nói mình đang rất bận, có thể nào tìm gặp lúc khác không, ta sẽ nghiên cứu thảo luận lại. Nếu như khẩu khí có thể nhẹ nhàng một chút, thì có thể hóa giải rất nhiều tranh chấp không đáng có. Khi ở trong đạo tràng, chúng ta cũng cảm nhận được có rất nhiều người quả là đã rất gắng sức, nhưng nhân duyên thật chẳng tốt. Tại vì sao nhân duyên chẳng tốt? Nếu như mọi người có thể làm thực ngiệm bằng cách đối diện tấm gương, bạn xem thử lúc bình thường nói chuyện với người, bạn tự nhiên mà nói chuyện với tấm gương, bạn xem xem thử vẻ mặt của bạn có phải rất là nghiêm, có phải là đáng ghét không, hay là rất thân thiết? Nếu như rất nghiêm túc thì rất dễ dàng khiến đối phương sinh ra hiểu lầm, cho là bạn thật không thân thiết, cho là bạn rất dữ. Nếu như chúng ta rảnh rỗi, thì lấy máy ghi âm ra thử ghi âm lại xem giọng nói của mình thế nào. Ví dụ như nói chuyện bình thường, chúng ta không cần kiềm chế để nghe thử âm thanh của mình rốt cuộc thế nào. Nếu như từ đây mà bạn có thể nhận biết chính mình, nhận biết về thần sắc trong cử chỉ lời nói của bạn khi nói với người, thì có lẽ bạn sẽ có thể tìm ra được lời đáp. Vì trong khi bạn đang giữa người cùng người nói chuyện với nhau, bạn có thể đã khiến đối phương cho rằng bạn rất ngạo mạn, bạn rất chuyên chế, lời nói của bạn thật không tôn trọng người khác. Nếu như vậy mà nói thì sẽ sinh ra hiểu lầm. Kỳ thực đôi bên đều không có ác ý, nhưng tại vì tập khí của mỗi chúng ta, bản thân không chú trọng dáng vẻ của mình, không chú trọng nhất cử nhất động của chúng ta, cho nên mới sinh ra hiểu lầm như vậy, như vậy thì quả thật là quá oan uổng. Sau khi hậu học học Phật thì cũng thường có cơ duyên cơ hội làm thiện nguyện. Làm thiện nguyện nhất định phải bẩm báo với gia đình, mình đi làm cái gì, mình khoảng chừng mấy giờ thì về nhà, mình làm việc thiện nguyện nội dung là những gì. Ví dụ như tại trong Phật môn, bạn có thể làm thiện nguyện là hiệu đính, sức khỏe tốt có thể làm công việc dọn dẹp cho đạo tràng, nhân duyên của bạn tốt có thể làm công việc thiện nguyện là tiếp đón trong đạo tràng. Chúng ta làm bất kỳ công việc gì cũng phải thông qua với những người nhà, chúng ta làm những sự việc này thì có những công đức gì, chúng ta cũng nên nói với họ. Sau cùng không được quên rằng, mình hôm nay có thể đến đạo tràng phụng hiến một phần sức lực, cống hiến một phần tinh lực của mình đều là nhờ sự hộ trì của người nhà, cho nên bạn không thể quên nói với họ rằng, mình ngày nay nếu như ở trong cửa Phật mà gây dựng được một tơ hào nào, một chút nào công đức, họ là người có công lớn nhất; không có giúp đỡ của họ, không có đồng ý của họ, thì mình không thể nào ở đó mà phụng hiến một phần sức lực ít ỏi của mình. Họ nghe xong, họ cũng sẽ rất vui sướng. Nếu như bạn có thể nói rõ thêm nữa, mình đến đạo tràng làm việc, mình rất chăm chỉ học tập, tất cả người ở trong nhà chúng ta đều sẽ được chư Phật Bồ Tát hộ trì hết ngày đến đêm, như vậy họ nghe xong thì cũng sẽ càng thêm vui mừng, tuyệt đối sẽ không chướng ngại bạn. Bạn đi đến Phật môn, bạn làm thiện nguyện pháp hỷ sung mãn, hoặc là sau khi đến đạo tràng để nghe Phật pháp, bạn sẽ có cảm nhận đặc biệt, bạn pháp hỷ sung mãn, bạn sẽ có sự thể ngộ và tâm đắc rất sâu. Sau khi đã trở về nhà, không quên đem tâm đắc của bạn chia sẻ với người trong nhà, khiến người nhà cũng có thể biết, bạn đi đến đó phụng hiến một phần sức lực rất là vui sướng, bạn đi đến đạo tràng để lắng nghe Phật pháp chính là pháp hỷ sung mãn, khiến họ cũng có thể cảm thấy vì sự bỏ ra của họ mà bạn có thể được như vậy, họ cũng được vui sướng lây, như thế thì họ sẽ không còn chướng ngại bạn. Vừa rồi hậu học chính là dùng thái độ học tập như vậy để khơi thông với người nhà, đem cái vui mà tôi có được, tôi nhất nhất đều trình báo với người nhà. Đương nhiên không phải tất cả mọi người cũng đều có thể như vậy, bạn nên phải lựa chọn một thời cơ thích hợp, có duyên tương đối thành thục với bạn, quan hệ tương đối là mật thiết, tương đối là có thể nói được, thì bạn có thể bắt đầu đem những điều tốt đẹp mà mình đã đạt được, đã yêu thích, có cảm xúc để có thể áp dụng những thành quả tốt này và cả kinh nghiệm mà có thể khiến họ được cùng chia hưởng. Tôi nghĩ như vậy thì trên lộ trình học Phật của chúng ta sẽ được thuận buồm xuôi gió. Sau cùng chúng ta hy vọng mỗi một người học Phật ở trên con đường Bồ Đề đều có thể tinh tấn không lơ là, đồng thời cũng có thể nhận được hộ trì giúp đỡ của người nhà. Được người nhà hộ trì thì sức lực của bạn càng lớn, bạn sẽ phụng hiến cho đạo tràng được càng nhiều. Nếu như không được sự giúp đỡ của người nhà, thì chúng ta trên đường học Phật sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lúc gặp khó khăn thì chúng ta cũng không nên bỏ cuộc, càng không thể nào thối chuyển, chỉ cần chúng ta tin tưởng Phật pháp, tin tưởng Phật Bồ Tát không xả bỏ một ai, chúng ta đều có thể có được thành tựu. Vừa rồi là hậu học đã đơn giản báo cáo một số tâm đắc. Nếu như không được như lý không như pháp cũng ngưỡng mong các vị đồng tu đừng ngần ngại mà phê bình chỉ giáo. Xin cảm ơn! Người giảng: Cư sĩ Dương Thục Phương Thời gian: Tháng 7 năm 2004 Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Công Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Mộ Tịnh cư sĩ Biên tập: Phật tử Diệu Hiền