Tiểu sử Hoà Thượng Thiền Tâm (Phần 6)

Thứ hai - 31/03/2014 04:28 - Đã xem: 5803
Pháp yếu Tu Hành Yếu điểm của đường tu Gồm hai phần sự-lý Lý tu là sửa tâm Cho thuận với chân lý
Tiểu sử Hoà Thượng Thiền Tâm (Phần 6)

Sự tu chính ba nghiệp

Giúp chứng cảnh chơn như

Sửa tu là tâm trừ

Nghiệp tham ái nóng giận

Si mê cùng tật đố

Ngã mạn với kêu căng

Chớ chạy theo hình thức

Say đắm nẻo lợi danh

Chuộng địa vị quyền hành

Khoe thông minh tài giỏi

Phải sanh lòng giác ngộ

Niệm thanh tịnh từ bi

Dõng tiến mà kiên trì

Sáng suốt mà khiêm hạ

Tự nghĩ mình xưa nay

Đã tạo nhiều nghiệp chướng

Chịu nhẫn nhục sám hối

Biết an phận tùy duyên

Duyên tốt chẳng kêu khoe

Duyên xấu chẳng thối não

Bình tĩnh mãi tiến tu

Như bơi thuyền ngược nước

Về biển Tát Bà Nhã

Đến bảo sở an vui.

Đó là phần tu tâm

Hợp với lý giải thoát

Sự tu là thân nghiệp

Lễ kinh Phật, sám hối

Khẩu nghiệp trì chú, kinh

Hoặc niệm Phật khen ngợi

Ý nghiệp giữ thanh tịnh

Mật tu môn lục niệm

Nguyện đền đáp bốn ân

Nguyện mình cùng chúng sanh

Sanh cõi vui thành Phật

Đời đời gặp chánh pháp

Tu sáu độ muôn hạnh

Tâm Bồ Đề độ sanh

Trần kiếp không thối chuyển

Tu sự mà bỏ lý

Làm sao mở chân tâm

Tu lý mà phế sự

Cũng không thể thành Phật

Tu sự chẳng chấp tướng

Thì tức sắc là không

Tu lý không bỏ sự

Đó tức không là sắc

Lý chính thật chân không

Sự là phần diệu hữu

Chân không tức diệu hữu

Diệu hữu tức chân không

Nếu chưa đạt lẽ nầy

Thà tu hành chấp có

Đừng cầu cao bát tướng

Mà lạc vào ngoan không

Đây chính hầm khổ đọa

Kẻ thông minh đời nay

Đa số mắc lỗi nầy

Xưa có sư Tông Thắng

Tài huệ biện cao siêu

Vì ỷ giỏi kiêu căng

Nên bị nhục chiết phục

Hổ thẹn muốn tự vận

Thọ thần hiện thân khuyên

Sư nay đã trăm tuổi

Tám mươi năm lầm lạc

May nhờ chút Thánh nhân

Huân tu mà học đạo

Tuy có chút công đức

Mà lòng hay bỉ ngã

Ỷ thông minh biện bác

Lấn người không khiêm hạ

Lời cao hạnh chưa cao

Nên phải bị quả báo

Từ đây nên tự kiểm

Ít lâu thành trí lạ

Các Thánh đều tồn tâm

Như Lai cũng như vậy.

Lại có kẻ đua tướng

Tranh Thượng tọa Ni sư

Mượn thuyết pháp tụng kinh

Để mưu cầu lợi dưỡng

Giành đệ tử chùa chiền

Lập bè đảng quyến thuộc

Thấy có ai hơn mình

Liền thị phi tật đố

Hại thầy bạn, phản đạo

Lừa dối hàng tín tâm

Lời nói thật rất cao

Việc làm thật rất thấp

Lý sự đều sai trái

Hạng ấy hiện rất nhiều

Tạo biển khổ thêm sâu

Khiến đau lòng tri thức

Lý sự đại lược thế

Công đức làm sao được

Phật là Đại Y Vương

Pháp là diệu tiên dược

Là phương thuật rất mầu

Là như ý bảo châu

Hay trừ nạn nghèo khổ

Khiến cho được giàu vui

Hai trừ tất cả bịnh

Khiến mau được bình phục

Hay trừ nạn yểu số

Khiến thọ mạng dài lâu

Hay khỏi các tai ách

Như bão lụt binh lửa

Giặc cướp cùng tà ngoại

Ác thú với độc xà

Các yêu ma quỷ mị

Nạn động đất xe thuyền

Những phù chú ếm đối

Đều phá tiêu tan hết

Cho đến trừ tội chướng

Sanh trưởng phước huệ to

Cứu chúng đọa tam đồ

Siêu lên bờ giải thoát

Chuyên tụng một phẩm kinh

Một chân ngôn hiệu Phật

Thì thành tựu các nguyện

Thỏa mãn các mong cầu

Chỉ sợ người không tin

Hoặc tin mà không sâu

Lại ngại không thực hành

Hoặc hành không bền lâu

Không chí tâm khẩn cầu

Chí tâm là không vọng

Trì niệm quên thân tâm

Lặng lẽ dứt phân biệt

Không trong ngoài người cảnh

Khi đi đứng thức ngủ

Chẳng bỏ câu trì niệm

Lúc thư gấp an nguy

Cũng vững vàng trì niệm

Cho đến khi sắp chết

Vẫn như thế trì niệm

Đắc thất đều do đây

Phật cũng khó cứu vớt

Huống nữa là phàm tăng

Giúp ích được gì đâu

Nhớ lời Cổ Đức dặn

“Ta có một bí quyết

Khẩn thiết khuyên bảo nhau

Là hết lòng thành kính

Nhiệm mầu, cực nhiệm mầu”

Hãy ghi nhớ điều nầy

Lắng lòng suy gẫm sâu!!!

 

Trời xanh suối biếc một bầu

Ánh trăng vẫn sáng một màu xưa nay

Mà sao đời đạo đổi thay

Cỏ hoa đượm nét u hoài thêm thương

Sóng dồn bọt biển tà dương

Con thuyền cứu độ khuất đường vân yên

Bụi hồng tung gió đảo điên

Vô tình mai nở dịu hiền cành xuân.

      - Thích Vô Nhất-

Hòa Thượng Thích Thượng Thiền Hạ Tâm, Hiệu Liên Du

Nguồn tin: Bao Giác Ngộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây