Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Tịnh Độ Vấn Đáp

1. Sách Phật Học Vấn Đáp
Tác Giả: Pháp Sư Tịnh Không
Nhóm Hoa Tạng Giảng Ký cung kính ghi chép
Download .doc: Phat-Hoc-Van-Dap-HT-Tinh-Khong-Nhom-Hoa-Tang-Ghi.doc
Download .pdf: Phat-Hoc-Van-Dap-HT-Tinh-Khong-Nhom-Hoa-Tang-Ghi.pdf

2. Học Phật Vấn Đáp 2004
Tác Giả: Pháp Sư Tịnh Không
Địa điểm: Hiệp Hội Phật Đà Giáo Dục Hồng Kông
Thời gian: 30-7-2004

Chương 13: Câu hỏi 61 đến câu hỏi 65

TỊNH ĐỘ VẤN ĐÁP CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Câu hỏi 61 đến câu hỏi 65
Câu Hỏi 61: Con từng nghe Hòa thượng nói: bây giờ, việc học tập của học sinh ở trường không mấy nghiêm túc. Vậy hỏi Hòa thượng: Con có nên gửi con mình vào trường học hay không? Hay dành thời gian học ở ngoài để con mình theo học Phật pháp? Xin Hòa thượng chỉ dạy cho con rõ!
Đáp: Làm như vậy là không đúng. Suy nghĩ của Phật tử rất tốt nhưng không phù hợp với quy tắc giáo dục và pháp luật nhà nước. Nếu sự việc này bị phát hiện, Phật tử sẽ bị ngồi tù. Trừ trường hợp đặc biệt là Phật tử vẫn đến trường ghi danh cho con mình nhưng không cho con đến lớp, mà cho học ở nhà. Sáu năm sau, nó được đăng ký dự thi và trường phát bằng tốt nghiệp. Điều này Phật tử xem có thực hiện được hay không? Đây là chuyện không dễ. Tôi có một cách chỉ bày cho Phật tử: Ngoài thời gian cháu đến lớp, một ngày Phật tử dành một tiếng đồng hồ để chỉ dạy cho con mình đọc các sách Thánh hiền.
Câu Hỏi 62: Bạch Hòa thượng! Tạc tượng Phật hoặc tượng A La Hán mà chỉ tạc tượng bán thân (nửa thân) có đúng pháp không? Kính Hòa thượng chỉ dạy cho đệ tử rõ!
Đáp: Đây là việc không đúng pháp. Tạo hình tượng Phật và Bồ Tát nhất định phải tạo toàn thân, ngồi hoặc đứng. Các tranh Phật và Bồ Tát cũng vậy, phải vẽ toàn thân, không được vẽ bán thân. Vẽ bán thân là khiếm khuyết, biểu hiện cái tâm không cung kính. Quý Phật tử nên chú ý vấn đề này.
Câu Hỏi 63: Kính bạch Hòa thượng! Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy? Anh ta biết những việc đó là sai trái nhưng không chịu sửa đổi. Làm sao khuyên giải anh ta được? Kính xin Hòa thượng chỉ dạy cho con rõ!
Đáp: Đây là vấn đề rất nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. Hiện tại, ly hôn chiếm tỉ lệ càng ngày càng cao, là một hiện tượng đáng nguy. Gia đình là một cơ cấu tổ chức để hình thành xã hội. Nếu ví xã hội là thân thể con người thì gia đình như những tế bào cấu thành nên thân thể đó. Nếu thân thể phát sinh bệnh tật, mổ xẻ thì tính mạng rất nguy. Xã hội ngày nay loạn động, lòng người bất an, đạo đức con người xuống cấp, nguyên nhân chính là gì? Đó là do sự đổ vỡ của các gia đình. Ngày nay, việc kết hôn đã khác xưa nhiều, nếu ngày xưa cha mẹ quyết định việc hôn nhân, cưới gả cho con cái thì bây giờ mọi việc đã đi ngược lại: tôn sùng tự do yêu đương, dẫn đến kết quả càng tệ hơn. Ngày xưa, hiếm khi chúng ta nghe nói đến chuyện ly hôn. Điều đó có thể thấy, chế độ hôn nhân thời xưa tốt hơn bây giờ rất nhiều.
Làm cha mẹ có thương yêu con cái không? Bổn phận làm cha mẹ có nghĩ đến hạnh phúc con cái không? Cha mẹ ai cũng thương yêu và lo nghĩ đến tương lai cho con cái nên một đời khổ nhọc nuôi dưỡng con cái, khi con đến tuổi trưởng thành thì tìm đối tượng để kết duyên thành vợ chồng. Đây chính là hạnh phúc cả cuộc đời của con mà cha mẹ nào cũng mong muốn cho con mình. Người lớn sống bằng kinh nghiệm, làm việc gì họ cũng dùng lý trí để phán xét mọi việc. Còn lớp trẻ bây giờ thì tự do yêu đương, phần nhiều đến với nhau bằng tình cảm bồng bột của tuổi trẻ, không có sự quán xét của lý trí. Một lần tôi đến Mỹ giảng kinh, nghe một chuyện như thế này: Có một cặp vợ chồng nọ, sáng tổ chức đám cưới rất long trọng, chiều lại dẫn nhau ra tòa ly hôn. Nguyên nhân là gì? Là đến với nhau bằng tình cảm bồng bột, không có sự suy nghĩ chín chắn, tự do yêu đương, tự do đến với nhau. Điều này nam nữ trước khi kết hôn cần phải thận trọng. Thanh niên, tuổi trẻ phải sống bằng trí tuệ của mình. Khi làm bạn, phải có thời gian tìm hiểu từ hai năm đến năm năm, thậm chí đến mười năm, sau đó mới đi đến kết hôn. Thời gian như thế đủ để tìm hiểu về cách sống đạo đức của cả hai vì hai người sống với nhau một đời, chứ không phải là chuyện sáng chiều. Việc này không chỉ đối với trách nhiệm gia đình mình mà còn liên quan đến thế hệ con cháu đời sau, xã hội, quốc gia và hòa bình của thế giới.
Vì sao sau khi kết hôn lại phát sinh ra những vấn đề không tốt đẹp để rồi đi đến đổ vỡ hạnh phúc? Vì khi yêu nhau, việc gì hai người cùng bao dung cho nhau, không hề thấy lỗi của nhau, giống như người xưa nói "Không thấy lỗi thế gian". Nhưng khi kết hôn rồi, từ sáng đến chiều toàn thấy lỗi nhau. Như vậy thì làm sao gia đình có được hạnh phúc? Muốn có hạnh phúc trong gia đình thì phải luôn thấy những ưu điểm của nhau, nếu thành viên nào có điều gì không tốt thì nên bao dung tha thứ. Khi chung sống nếu thấy ai sai lầm thì khuyên nhắc, nhưng không quá ba lần. Nếu họ không nghe thì mình nên cảm thông với thiện ý và lòng nhiệt thành, vì chí thành thì sẽ cảm thông. Người xưa nói: "Lòng chí thành, đá cũng vỡ ra". Nếu lời nói của ta không làm cho đối phương cảm động thì lòng chân thành của ta còn thiếu nhiều lắm, cho nên lời nói phải có sự chân thành. Cần phải học nhiều, giúp cho mình khai mở trí tuệ, hiểu được những cách giao tiếp cư xử khéo léo. Được như thế thì mình sẽ cảm hóa được họ.
Câu Hỏi 64: Bạch Hòa thượng! Con mỏi mệt, chán ghét chuyện thị phi, không muốn tiếp tục đi làm nữa, chỉ thích ở nhà tự mình tu tập nhưng ba má con muốn con đi làm. Vậy xin hỏi Hòa thượng cách nào là tốt? Kính xin Hòa thượng chỉ bày cho con hiểu!
Đáp: Phật tử nên nghe lời ba bá mình. Điều tốt nhất là nên tiếp tục đi làm. Trong công việc, mình đối với thực tế cuộc sống, giúp mình hiểu thêm ý nghĩa và giá trị của cuộc đời. Người tu Phật không xa lìa cuộc sống. Bản thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một đời làm công việc giáo dục, Ngài không buông bỏ công việc.
Câu Hỏi 65: Kính bạch Hòa thượng! Con mang thai được năm tháng, qua kết quả khám nghiệm siêu âm thì thai nhi có hình thể dị thường. Sau khi sinh đứa bé ra, có thể trí năng không được bình thường, nên con rất lo lắng. Những người thân của con không muốn cho đứa bé ra đời, bảo con phải phá thai đi. Con biết làm như vậy tội rất nặng, con không muốn kết duyên ác với đứa bé. Kính xin Hòa thượng chỉ dạy cho con phải nên làm như thế nào? Nếu như con nghe lời người thân làm theo phạm tội có nặng không?
Đáp: Thế giới bây giờ, phát sinh những chuyện không giống nhau. Theo cách nhìn và quan điểm của Phật giáo, đây là cộng nghiệp của chúng sinh, kết quả xấu ác là do nhiều đời nhiều kiếp tạo những nghiệp bất thiện. Nếu người không biết đạo pháp gặp những việc như vậy rất khó vượt qua. Nhưng chúng ta là Phật tử, khi gặp những cảnh bất trắc thì mình hãy nhìn nhận, quán chiếu mọi việc theo tinh thần Phật pháp thì tất cả sẽ được hóa giải. Trẻ con đối với cha mẹ có một nhân duyên rất mật thiết mới đầu thai làm con trong gia đình mình, nếu không có thì dẫu cầu nó đến, nó cũng không đến. Đức Phật nói con cái và cha mẹ có quan hệ bốn nhân duyên với nhau như sau: đến để báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Thực tế mà nói, con người cùng với tất cả chúng sinh đều có quan hệ trong bốn nhân duyên này. Vì vậy, nếu trẻ con đầu thai vào nhà mình để báo ân, mà Phật tử nghe lời mọi người mà phá thai thì ân hóa thành oán thù, rơi vào tội sát sinh rất nặng. Nếu nó đến báo oán mà mình phá thai đi thì oán oán chất chồng, hận thù càng thêm sâu. Đến đòi nợ, nợ càng tăng lên, nhân quả ba đời oan oan tương báo không bao giờ chấm dứt. Chúng ta sống mà gặp nhiều chuyện không may là do trong quá khứ gây tạo nghiệp bất thiện. Người nào trong đời này gặp những chuyện an ổn, tự tại, việc gì cũng được ý muốn đều do quá khứ họ tích chứa rất nhiều công đức, phước lành, nên đời này thành tựu những việc tốt đẹp. Gieo nhân thiện thì được quả thiện, nhân ác có quả ác.
Thực tế mà nói, y học phán đoán chưa chắc gì đúng hoàn toàn. Vậy mà có rất nhiều người tin vào lời nói của y học, cho rằng bác sĩ là khoa học, tôn giáo là mê tín không chịu tiếp nhận thì không có biện pháp gì cứu nữa. Có những trường hợp, bác sĩ Đông y ở Trung Quốc, chẩn đoán và trị liệu hết. Về phương diện nào đó, Đông y chữa được mà bên Tây y phải bó tay, theo không kịp. Vì vậy Phật tử nên thử khám và điều trị theo Đông y xem sao.
Nếu không được thì mình có cách khác, làm mọi việc phước thiện vì đứa trẻ này. Có rất nhiều cách tu phước, thù thắng nhất là giáo dục. Việc này không khó. Ở Trung Quốc hiện nay xây dựng những trường học từ thiện, Phật tử nên góp ít công đức và hồi hướng công đức đó cho con mình, nhất định nó sẽ hoan hỷ. Phật tử tụng kinh, niệm Phật hồi hướng cho nó. Đây là cách tu phước, giúp vượt qua những tai ương rất tốt. Việc này Phật tử hãy bàn với mọi người trong gia đình suy nghĩ và cùng làm.
/15
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây