Lịch sử Phật giáo và dân tộc Việt Nam (P.1)

Lịch sử Phật giáo và dân tộc Việt Nam (P.1)

 10:24 23/04/2014

Thời tiền Lê biết trọng dụng các danh Tăng để làm quốc sư và đối ngoại với Đại Hán như Thiền sư Khuông Việt và Thiền sư Đỗ Pháp Thuận; chứng tỏ, Phật giáo lúc bấy giờ có một tầm ảnh hưởng nhất định trong xã hội.

Thông điệp mừng Phật đản ( Vesak 2014) của Đức Pháp chủ

Thông điệp mừng Phật đản ( Vesak 2014) của Đức Pháp chủ

 09:25 23/04/2014

Thông điệp mừng Phật đản ( Vesak 2014) của Đức Pháp chủ

Học Phật chớ nên hồ đồ, ngộ nhận...

Học Phật chớ nên hồ đồ, ngộ nhận...

 23:06 01/04/2014

..."Phật sự" - hai chữ này là dạy học, hiện nay đã biến chất rồi, hai chữ này đã biến chất rồi. Biến thành cái gì vậy? Siêu độ cho người chết gọi là Phật sự, điều này ở trong Phật giáo không có, trong kinh điển không có. Phật sự là dạy học, chính là giáo dục. Chỉ một việc này.

Nhận thức Phật Giáo (Phần 6)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 6)

 01:04 01/04/2014

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần cuối) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Phật tự chính là một bộ phận giáo dục của Phật giáo. Sau đời hậu Hán thì Trung Quốc có hai loại giáo dục then chốt. Giáo dục của nhà Nho là quốc gia chọn lấy Khổng Tử làm chủ đạo, trong sáu bộ dưới Thủ Tướng có một bộ gọi là Lễ Bộ. Lễ Bộ là Bộ Giáo dục của quốc gia, còn Tự là do Hoàng Đế trực tiếp quản lý. Dưới Hoàng Đế có 9 Tự, Tự quan lớn gọi là Khanh, cửu Khanh. Sau khi Phật giáo đến Trung Quốc, lúc đó có Hồng Lô Tự tiếp đãi khách đến từ nước ngoài (Hồng Lô Tự tương đương với Bộ Ngoại giao ngày nay), về sau Trung Quốc chúng ta muốn để họ thường lưu lại Trung Quốc, không để cho họ đi, vậy thì phải là thế nào? Hồng Lô Tự không thể tiếp đãi dài lâu, nên liền xây dựng một Tự khác, thế là dưới Hoàng Đế liền biến thành mười Tự. Vậy thì Tự này tên gọi là gì? Lúc đó Ngựa trắng kéo kinh Phật tượng Phật từ Tây vực đến Trung Quốc, bạn từ nơi đây có thể thấy được hậu đạo của lòng người Trung Quốc. Công lao của Ngựa trắng chúng ta không thể nào quên ân nó, nên Tự này liền được đặt tên là Bạch Mã Tự. Đây là Phật Tự thứ nhất của Trung Quốc.

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

 01:01 01/04/2014

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 5) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Điều sau cùng là lợi hòa đồng huân. Lợi, ngày nay chúng ta gọi là đời sống vật chất, ở trong tăng đoàn các vị phải biết. Tăng đoàn cũng có nghĩa rộng, tuyệt đối không hoàn toàn chỉ người xuất gia, những người xuất gia đương nhiên là Tăng đoàn, thế nhưng ý nghĩa của nó không hạn cuộc ở người xuất gia; các đồng tu tại gia, nếu như người một nhà bạn đều học Phật, người cả nhà đều quy y thì cả nhà bạn chính là một tăng đoàn. Có thể thấy được danh từ tăng đoàn này dùng được rất rộng rãi. Vậy thì trong một công ty, từ ông chủ cho đến công nhân đều tu học Phật pháp thì công ty của bạn chính là tăng đoàn. Cho nên tăng đoàn là đoàn thể, nghĩa rất rộng lớn, không phải là nghĩa hẹp, chỉ cần tuân thủ sáu điều giới luật này thì đó chính là một tăng đoàn. Trong tăng đoàn chú trọng có lợi phải chia đều, cách chia đều này cũng không phải nói là mọi người đều một mực bình đẳng. Người xuất gia có thể nói là đời sống nhất mực bình đẳng. Ở trong một tự viện, từ trụ trì đến từng người trong chúng, đãi ngộ đời sống vật chất nhất định là bình đẳng, không có đặc quyền giai cấp. Nhưng trong công ty, từ ông chủ đến công nhân, chức vụ đương nhiên là không như nhau, vậy thì bình đẳng phải nói thế nào vậy? Bạn có thể có được đãi ngộ công bằng thì đó chính là bình đẳng. Do đây mà biết, trong Phật pháp mỗi câu mỗi chữ là sinh động, không phải là khô cứng. Tóm lại mà nói, thật sự phù hợp, hợp tình hợp lý, hợp pháp thì gọi là bình đẳng, đó là sáu phép hòa kính.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây