Đọc sách ngàn lần - Tập 7

Thứ sáu - 17/08/2018 23:04 - Đã xem: 2350

NGHIỆP CHƯỚNG TIÊU TRỪ MỚI SINH TRÍ TUỆ

Giáo viên, học sinh: Con chào thầy!

Thầy Trần: Chào mọi người! “Đọc sách ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”, các con xem hết sáu tập rồi thì sẽ biết tự hiểu hàm ý trong đó chỉ là một trong những chỗ tốt của việc “đọc sách ngàn lần” mà thôi, chỗ tốt của nó quá nhiều. Hôm nay có hai bạn nhỏ đều tới tham gia “đọc sách ngàn lần” đúng không?

Học sinh: Dạ vâng.

Đọc sách ngàn lần - Tập 7
Đọc sách ngàn lần - Tập 7

 

Giáo viên: Thưa thầy, các con phát hiện “đọc sách ngàn lần” không hề phân biệt tuổi tác. Mấy tập trước đều là các bạn khoảng 15, 16 hoặc 17 tuổi, đều khá lớn. Hôm nay hai bạn nhỏ này 9 tuổi và 11 tuổi. Cảm nhận của hai em ấy trong lúc “đọc sách ngàn lần” cũng không khác các bạn lớn tuổi hơn.

Thầy Trần: Đúng vậy, như vậy con biết được nhân tánh là một, cho nên “nhân chi sơ tính bổn thiện”. “Nhân” là hết thảy mọi người, không phải là chỉ một độ tuổi hay một loại người, mà là tất cả mọi người. Việc này chúng ta có tín tâm rồi. Thầy tin rằng, người lớn tuổi “đọc sách ngàn lần” cũng có thể có được hiệu quả như vậy, nhưng mà thời gian phải dài hơn một chút, các con biết tại sao không?

Giáo viên: Ô nhiễm nặng hơn.

Thầy Trần: Đúng vậy, thành thực mà nói, tuổi tác càng lớn thì càng khó. Tại sao vậy? Thời gian ô nhiễm của họ dài hơn con trẻ. Con trẻ thì dễ dàng hơn. Cho nên nói 3 tuổi có thể nhìn thấy 80. Sư phụ thường nói, càng nhỏ thì con dạy chúng cái gì thì nó là cái đó, càng lớn thì càng khó. Hai em nhỏ này sẽ dễ dàng hơn so với các em mười mấy tuổi. Em nói trước đi.

Học sinh: Thưa thầy, khi con bắt đầu đọc sách thì vô cùng tốn công sức, đọc thế nào cũng không đọc nổi. Mỗi ngày giáo viên quy  định phải đọc thuộc, đọc 100 lần đọc thuộc 100 lần. Nhưng mà con mỗi lần đều phải đọc 100 lần mới có thể thuộc được.

Thầy Trần: Đọc 100 lần mới có thể thuộc được?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Các bạn học khác thì sao?

Học sinh: Các bạn học khác đọc 20, 30  lần là có thể thuộc.

Thầy Trần: Đúng rồi, vậy con rất tốn sức.

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Vậy sau buổi học “đọc sách ngàn lần” 20 ngày này thì con cũng vậy sao?

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Nói xem có gì thay đổi không?

Học sinh: Cảm thấy học thuộc dễ dàng hơn trước đây rất nhiều. Sau đó cũng giống mọi người, đọc khoảng hơn 20 lần là có thể thuộc.

Thầy Trần: Con vốn là đọc 100 lần mới có thể thuộc, hiện tại đọc 20 lần là có thể thuộc lòng rồi, sự thay đổi lớn như vậy cho thấy điều gì? Cho thấy bộ não của con càng dễ sử dụng hơn, dùng cách nói của chúng ta là tại sao não của em không dùng được, sao lại ngốc như vậy? Em ấy không ngốc nữa, bộ não có thể sử dụng rồi. Đây là chuyện tốt, nhà Phật nói nghiệp chướng tiêu trừ, lìa khổ được vui, em ấy đạt được rồi, được hạnh phúc rồi. Cái này làm sao mà có được?

Chúng ta nhất định phải biết sau khi Lục Tổ Huệ Năng khai ngộ đã nói ra năm câu, đặc biệt nói về tự tánh, nói về minh đức có đặc điểm gì? “Nào ngờ tự tánh” (chính là không nghĩ tới tự tánh có hình dạng như thế nào) “vốn dĩ đầy đủ”. Đây là câu quan trọng nhất trong năm câu. Vốn dĩ đầy đủ, cái gì cũng có sẵn, mọi người đều có. Con xem, đọc hai mươi lần là em ấy có thể thuộc rồi. Khả năng này thầy không có, thầy phải đọc 100 lần cho tới 200 lần, thậm chí là thời gian dài hơn cũng không học thuộc nổi. Thầy ngốc hơn người khác nhiều. Người ta thông minh lanh lợi hơn thầy. Thực ra họ không hề biết, thông minh lanh lợi ai cũng vốn có sẵn, vốn dĩ đầy đủ, cái tốt đều có sẵn. Vậy tại sao lại không còn nữa? Nghiệp chướng quá nặng, ô nhiễm quá nặng, vết bẩn trên chiếc gương quá nhiều, không chiếu ra được hình người, không hiển hiện ra được tác dụng. Phải dùng phương pháp “đọc sách ngàn lần”.

Ba chữ giới - định - huệ  trong “Đọc sách ngàn lần”, giới là những điều các em học sinh nhất định phải làm được. Nếu có cái nhân này thì ngay lập tức kết được cái quả là đắc định. Giữ giới là nhân, vậy chắc chắn đắc định là quả. Đắc định là nhân thì cái gì là quả? Khai huệ, có được trí huệ là quả. Rõ ràng là sáng suốt hơn trước rất nhiều, thông minh lanh lợi hơn rất nhiều. Em nhỏ này bao nhiêu tuổi?

Học sinh: Dạ, mười hai tuổi ạ.

Thầy Trần: Con sau bao nhiêu ngày đọc sách thì có cảm nhận, có thay đổi này?

Học sinh: Dạ khoảng hơn 20 ngày.

Thầy Trần: Con còn có cảm nhận gì nữa không?

Học sinh: Dạ trước đây con xem các tiết mục thầy làm, mỗi một buổi học nhất định phải ngủ, cảm thấy rất buồn ngủ.

Thầy Trần: Đây là nguyên nhân gì? Là nghe không hiểu hay là không muốn nghe, hay là vừa nhìn thấy đã buồn ngủ?

Học sinh: Con không biết tại sao, vừa vào học thì nhất định phải ngủ.

Thầy Trần: Giống như uống thuốc an thần, thuốc ngủ vậy. Việc này cũng không trách được. Em ấy còn nhỏ, mới 12 tuổi, chúng ta giảng rất nhiều bài học đôi khi khá thâm sâu. Vậy con hiện tại thế nào?

Học sinh: Bây giờ cũng có thể nghe hiểu, hơn nữa không còn cảm thấy buồn ngủ mà càng ngày càng muốn xem. Sau khi xem xong thì nghĩ nếu xem thêm vài lần nữa thì tốt. Con có suy nghĩ này.

Thầy Trần: Em ấy “đọc sách ngàn lần” hai mươi ngày, tuổi của em ấy không lớn thêm, không thể biến thành mười mấy tuổi, hai mươi mấy tuổi, em ấy vẫn là cô bé 12 tuổi. Tuổi không hề tăng thêm, kinh nghiệm từng trải cũng không tăng thêm. Con xem, những buổi giảng cho những người trưởng thành, em ấy tham gia là sẽ buồn ngủ nhưng bây giờ không buồn ngủ nữa. Có phải là không ngủ nữa không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Không những không buồn ngủ, mà trong buổi học có những thứ em ấy nghe hiểu, còn muốn xem thêm vài lần. Cảm nhận này chúng ta biết đã vượt khỏi tuổi tác của em ấy. Con không tin thì có thể gọi những em nhỏ bằng tuổi ở các trường học bình thường tới đây, thậm chí là những em nhỏ học ở trường văn hóa truyền thống, đa phần những buổi học này các em ấy nghe không hiểu sẽ buồn ngủ. Đây là chuyện rất bình thường. Những em nhỏ này không vậy. Việc này cho thấy điều gì? Sư phụ thường nói, Phật nói với chúng ta, hết thảy chúng sanh vốn đều là Phật, không phải trẻ sơ sinh, con nít, trẻ nhỏ, thiếu niên từ từ trưởng thành mới hiểu chuyện. Vậy đều là cái gì? Quá trình của nghiệp báo thân, đều là bị nghiệp báo thân chướng ngại. [Nhưng] trên thực tế, cái gì con cũng đều hiểu, cái gì con cũng rõ ràng. Cho nên nếu lại có người nói với tụi con là “em ấy còn nhỏ, em ấy không hiểu”, con xem, em nhỏ này đã chứng minh cho con thấy, em ấy hiểu. Tại sao em ấy hiểu? Vẫn là những vết bẩn trên minh đức mà chúng ta nói tới đã được lau chùi đi, dùng hai mươi ngày “đọc sách ngàn lần” đã lau sạch rồi, sau đó thì xuất hiện chút hiệu quả, minh đức rõ ràng, đúng với thực tế rồi. Trước đây không cảm nhận được cái này, hơn nữa mọi người đều cho rằng đó là bình thường, trẻ nhỏ vốn là nghe không hiểu. Không đúng. Cái này con đều nghe hiểu rồi, không có hạn chế về tuổi tác.

Học sinh: Thưa thầy, lúc đầu mới đọc sách con rất dễ buồn ngủ, đôi khi tự mình thả lỏng bản thân như vậy.

Thầy Trần: Ngủ thì ngủ thôi.

Học sinh: Vâng. Sau đó đọc được một khoảng thời gian, khoảng hơn một tuần sau thì cảm thấy không ổn. Nếu như đã có thời gian đọc sách này thì phải đọc cho tốt, làm gì mà lại ngủ ở đây, hơn nữa hiện tại cũng không thể trở về ngủ, chi bằng đọc sách cho đàng hoàng.

Thầy Trần: Ngủ cũng ngủ không ngon, đọc cũng đọc không tốt, hai bên đều không tốt. Em ấy nói lời này là lời minh bạch. Thầy không biết chủ nhiệm lớp tụi con có thường nói với các em học sinh không, tám giờ đồng hồ này các em không thoát được, chi bằng ở đây cho qua ngày, đã lãng phí đi cơ hội tu học trân quý nhất này. Đằng nào cũng là đọc một lần, tại sao không lục căn thâu nhiếp, tập trung tinh thần mà đọc chứ? Vậy thì các em sẽ thoát thai hoán cốt, thay da đổi thịt, tại sao lại không làm như vậy? Cho nên tụi con phải thường xuyên nói với học sinh, em ấy có thể nghe hiểu. Con xem, em ấy nhỏ nhưng em ấy cũng biết ngủ cũng ngủ không ngon, chi mà khổ vậy, chi bằng đọc sách cho đàng hoàng. Đây là nghĩ thông suốt rồi.

Giáo viên: Ngoài ra em ấy còn một điểm thay đổi nữa đó là đã sinh tâm cảm ân. Em ấy nói con ở đây đọc sách tám giờ đồng hồ, có người nấu cho con ăn, hơn nữa trong phòng còn mở máy lạnh. Máy lạnh mở nhiều sẽ lãng phí điện, còn phải nộp tiền điện. Các giáo viên đều sắp xếp ổn thỏa cho tụi con, để cho tụi con yên tâm đọc sách. Em ấy nói không đọc sách cho đàng hoàng thì thật có lỗi với các giáo viên.

Thầy Trần: Sao mà nhẫn tâm được! Con xem, em ấy nhỏ tuổi như vậy mà có lương tâm, sao nhẫn tâm được! Cho nên rất nhiều phụ huynh, giáo viên chúng ta cảm thấy nói với con trẻ mấy cái này chúng nghe hiểu không? Nghe hiểu, chúng nghe hiểu hơn chúng ta nữa. Tại sao người lớn lại nghe không hiểu? Người lớn ô nhiễm quá nặng nề, trẻ nhỏ ô nhiễm ít hơn. Cho nên con thường nói với trẻ, chúng có thể hiểu. Ngược lại người lớn có đôi khi không dễ dàng gì sinh tâm cảm ân, trẻ nhỏ thì dễ dàng hơn.

Giáo viên: Phụ huynh, các thầy cô cũng vậy, nhất định không được xem thường lời nói hàng ngày của chính mình. Chúng con trong quá trình dạy học phát hiện ra, vô tình nghe được các học sinh lớn hơn dạy các em nhỏ, có rất nhiều câu là bình thường giáo viên hay nói bên tai các em, thường hay nói cho các em nghe, thường dạy bảo các em. Sau đó, các em lại dùng những lời này dạy các em nhỏ hơn trong cuộc sống thường ngày. Cho nên, có khi chúng ta cảm thấy hình như các em nghe không hiểu, nhưng thực ra các em đều ghi nhớ toàn bộ.

Thầy Trần: Thầy từng giới thiệu với mọi người, những em nhỏ này (thậm chí còn nhỏ hơn các em này, rõ ràng nhất là khoảng một đến hai tuổi), khi chúng vừa biết nói thì con nghe được chúng nói gì? Đều giống như lời con vừa nói. Chúng chính là chiếc máy quay phim nhỏ, máy ghi âm nhỏ, đều ghi lại mọi thứ, không sai chút nào. Thậm chí thần thái, cách đi đứng [M1] [DTNT2] đều y chang. Cho nên nhất định phải nhớ kỹ, dùng “đọc sách ngàn lần” mà chúng ta nói tới, dùng phương pháp nghiêm túc chỉnh tề, trang nghiêm thanh tịnh này, chúng đều có thể học được. Đứa trẻ này tại sao diện mạo tinh thần đều hoàn toàn thay đổi như vậy? Là nguyên nhân gì?  Tám giờ đồng hồ này cái rễ được cắm xuống rồi. Em này còn có một người em nữa đúng không?

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Có khi thầy còn nhìn thấy em ấy dạy em của mình, lời dạy bảo đó chính là những lời mà các con dạy bảo em ấy, Cho nên đời người phải có vị thầy tốt. Người thầy nói sai thì em ấy cũng dạy em của mình sai, thầy giáo nói đúng thì đời đời tương truyền. Đây gọi là kế thừa. Cho nên lời nói của giáo viên, phụ huynh, người lớn không thể không cẩn thận sao? Không thể không cẩn thận, vì con trẻ đều học theo. Chính mình cũng nghĩ tới cha mẹ.

[ Đoạn video em nhỏ dạy em của mình ]

 Em cho rằng cha mẹ ở nhà sống rất tốt sao? Em cho rằng cha mẹ ở nhà không biết tình hình của em ở đây sao? Nếu như em như vậy thì giáo viên không cần em nữa, tương lai em đi về đâu? Tương lai em không thể có thành tựu. Tương lai em có thể có thành tựu sao? Em xem, lúc em mới tới đây có biết những cái này không? Em biết quét dọn vệ sinh không? Có rất nhiều việc em không biết làm, đều là sau khi tới đây mới biết. Nếu như em không tới đây thì không phải cuộc đời em sẽ hoang phí sao? Em đã ngủ quá nhiều rồi, sao bây giờ có thể ngủ gật được nữa chứ? Chi bằng lợi dụng thời gian này mà đọc tụng cho tốt. Mỗi ngày đều có các học trưởng nhắc nhở em. Phạm lỗi thì sẽ bị nhắc nhở, em không những không nghe mà còn cãi lại. Từ lúc tới đây đến bây giờ nếu không có các học trưởng nhắc nhở em, em có thể trở thành như vậy sao? Trong lòng không những không biết cảm ân, ngược lại còn không bằng lòng, còn giả bộ dễ thương nữa. Giả bộ dễ thương tốt lắm hay sao? Em mà làm như vậy chỉ khiến mọi người ghét thêm thôi.

Học sinh: Thưa thầy, có lúc con buồn ngủ, nếu như con chuyên tâm vào cuốn sách thì đều quên hết những hiện tượng buồn ngủ hay gấp gáp, chính mình đã quên mất chúng.

Thầy Trần: Ngày nay người ta thường nói, thói quen hôn trầm của tôi sửa không nổi, thật quá khó sửa. Con xem, đứa trẻ này đọc sách 20 ngày đã sửa rồi. Có thể thấy chúng ta muốn sửa những thói quen tập khí của chính mình, nguyên nhân quan trọng nhất sửa không được là gì? Không đúng pháp, không nghe lời của sư phụ. Con thật sự làm theo tiêu chuẩn mà chúng ta nói tới trong ba tập đầu, nhãn - nhĩ - tỷ - thiệt - thân - ý đều thâu nhiếp vào trong kinh văn, cho dù là con đang đọc “Vô Lượng Thọ Kinh” hay là niệm Phật, hay là các em nhỏ đọc những kinh điển này đều có thể đạt được hiệu quả nghiệp chướng tiêu trừ, lìa khổ được vui, cải biến thân tâm, thay đổi vận mệnh. Nhất định phải đúng phương pháp. Hay nói cách khác, phải có sư thừa, phải có minh sư, thầy tốt dạy cho bạn. Đây đều là sư phụ đã truyền thụ cho chúng ta, các em nhỏ đều nhận được lợi ích.

Học sinh: Thưa thầy, còn có lúc khi con đọc sách đột nhiên có một vọng tưởng xuất hiện. Sau đó đọc được một đoạn nữa thì con phát hiện nguyên nhân của vọng tưởng là do tâm của con quá loạn, cứ nghĩ tới toàn những chuyện vô ích, cho nên chính con rất dễ xuất hiện vọng tưởng.

Thầy Trần: Tìm được căn nguyên của vọng tưởng này, đó là bởi vì bình thường tâm tạp loạn, nghĩ quá nhiều. Con xem đây sao lại là lời nói ra của một đứa trẻ 12 tuổi chứ? Con đem lời này đổi lại thành văn cổ thì chính là lời mà các vị đại đức xưa nói. Các vị đại đức nói là “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”, không phải là một ý sao? Tâm loạn thì không được. Mấu chốt của hết thảy mọi thứ đều là do tâm loạn. Tâm không loạn thì những vọng niệm đó không còn nữa. Con lãnh hội rồi đúng không?

Học sinh: Vâng, còn có trước đây tâm thị phi của con rất nhiều.

Thầy Trần: Cái gì gọi là tâm thị phi? Thích chuyện thị phi, nói người này người kia, tôi kể bạn nghe, đều là thích làm những việc như vậy.

Giáo viên: Thích góp vui, thích nói chuyện linh tinh.

Thầy Trần: Em nhỏ này ở trong lớp học tập cũng không tốt đúng không?

Giáo viên: Dạ không tốt.

Thầy Trần: Thành tích đứng cuối lớp, nhưng hôm nay em ấy có thể nói ra những lời này. Thầy nghĩ tụi con đều đem những thứ không tốt mang ra. Trước đây con thích nói chuyện thị phi sao?

Học sinh: Vâng, sau khi đọc sách một ngàn lần, chính mình phát hiện cái tâm thị phi đã ít đi. Sau đó có khi suy nghĩ thị phi cũng xuất hiện, tự con rất nhanh liền nghĩ tới học trưởng nhắc nhở con là vì muốn tốt cho con, tại sao con lại nói chuyện thị phi sau lưng học trưởng? Sau khi suy nghĩ này xuất hiện thì suy nghĩ thị phi cũng không còn nữa.

Thầy Trần: Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” có dạy tụi con không được nói chuyện thị phi của người không?

Học sinh: Khẩu thị tâm phi.

Thầy Trần: Con người bình thường khi nói chuyện không nghĩ tới bốn chữ này mà quán chiếu chính mình, quay đầu một cái là nói với người khác rồi. Tại sao? Trong lòng không chấp nhận. Khẩu thị tâm phi, đứa trẻ này biết. Cái này đã trở thành nhân sinh quan, giá trị quan của đứa trẻ 12 tuổi, em ấy trưởng thành có thể trở thành người xấu sao? Có thể nói chuyện thị phi của người này người kia sao? Cái này ai cũng đều không thích, người người đều ghét, một đời của em ấy sẽ không hạnh phúc. Em ấy có mỹ đức, cuộc đời của em ấy có nền tảng của hạnh phúc. Cho nên đời người như ý, gặp cát tránh hung từ đâu mà có? “Đọc sách ngàn lần”. Đây không phải là một câu nói hay ca ngợi, mà “đọc sách ngàn lần” thực sự có năng lực này. Hay nói cách khác, giới định huệ thật sự có năng lực này, “đọc sách ngàn lần” chỉ là một hình thức, một phương pháp. Giới định huệ là tổng nguyên lý nguyên tắc, có tám vạn bốn ngàn phương pháp, không chỉ có một phương pháp đọc sách ngàn lần. Phương pháp quá nhiều, nhưng đối với con trẻ đi học thì phương pháp này là thích hợp nhất cho chúng tu giới định huệ. Trước đây không phải rảnh rỗi thường nói mấy chuyện thị phi sao? Bây giờ không nói nữa rồi có phải không?

Học sinh: Vâng. Còn có một điều nữa, đó là nếu như khi đọc sách mà con chuyên tâm thì không cần phải cố ý đọc lớn tiếng mà tự nhiên âm thanh trở nên lớn hơn.

Thầy Trần: Không cần dùng lực thì âm thanh cũng lớn. Đây là hiện tượng gì? Tướng tự tại. Có rất nhiều người làm việc rất tốn công sức, làm cái gì cũng phải nghĩ hết mọi cách, tốn rất nhiều sức nhưng hiệu quả không cao. Còn em ấy, đây chỉ là cảm nhận nho nhỏ, chưa tốn nhiều sức thì âm thanh đã rất lớn. Mọi người nhất định phải biết, tướng tự tại vốn có sẵn trong tự tánh. Cho nên chúng ta thường xuyên nhìn thấy sư phụ sao mà tự tại như vậy, trả lời vấn đề của mọi người. Tôi làm ký giả nên biết, người bình thường hay chuyên gia học giả đều phải chuẩn bị, xem nhiều tài liệu cũng không chắc có thể trả lời rõ ràng, chưa chắc được viên mãn. Còn sư phụ ngồi ở đó, Ngài đã 88 tuổi rồi, bất luận là những chính khách, các lãnh đạo quốc gia ở trên thế giới tới hỏi, hay là người dân bình thường, các dì, các thím, bà mẹ, thậm chí là các em nhỏ, các nhà khoa học, nhà tri thức, còn có những kẻ đại nghịch bất đạo, tất cả Ngài đều đối đáp như nước chảy mây trôi.

Giáo viên: Hơn nữa còn không hề chuẩn bị.

Thầy Trần: Không hề chuẩn bị chút nào. Mấu chốt là gì? Lời nói rất ít, chỉ vài câu, có khi chỉ là bốn chữ, hai chữ, một chữ là đã nói với con rồi. Có một lần có một doanh nhân cùng tới ăn cơm, ông ấy nói thầy có phải là tán thán sư phụ một cách quá mức không? Ý muốn nói là trên đời có người như vậy sao? Thầy nói có. Sư phụ chính là như vậy! Thầy không phải là người thích tán thán khen ngợi người khác, thầy cảm thấy như vậy là không nên, thầy không phải là người như vậy. Ông ấy nói, thầy có thể lấy ví dụ không? Thầy nói anh xem, thế giới bây giờ loạn không? Loạn. Có lối thoát không? Không có. Đau khổ không? Đau khổ. Phương pháp lý luận không tìm được, mọi người tới hỏi sư phụ tìm ở đâu, sư phụ nói hai chữ. Là hai chữ gì?

Giáo viên: Giáo dục.

Thầy Trần: Giáo dục. Bao nhiêu năm trôi qua rồi, từ năm 2006 sư phụ giảng trong tiết mục “Hài hòa cứu vãn nguy cơ”, lần đầu tiên giảng cho người đời là giảng về đề tài này, trước đây ngài đã giảng trong các kinh giáo,giảng trong các đĩa video cũng về đề tài này, giảng cho tới nay cũng tám năm rồi. Thầy càng nghĩ càng thấy đúng. Hơn nữa sư phụ chưa từng thay đổi [đề tài], ai tới [thăm thì ngài] cũng nói cho họ biết [giáo dục] có vấn đề, không hề lúc này lúc kia, hôm này nghĩ cái này ngày mai nghĩ cái kia, mà đi thẳng vào mấu chốt, chưa từng thay đổi. Ngài có trí tuệ này, có cái nắm chắc này. Con tìm xem, còn có vấn đề gì không? Tuyệt đối không chạy khỏi hai chữ này. Ngày nay hết thảy các vấn đề đều là giáo dục có vấn đề, giáo dục Thánh Hiền không còn nữa, giáo dục nhân tánh không còn nữa, nhân tánh đều bị che mờ rồi. Chính là như vậy, cho dù là trẻ em hay người lớn đều là như vậy.

Con xem, dùng phương pháp giáo dục, phạm nhân ở nhà tù Bác La có thể tới tự thú nói tôi là kẻ giết người. Chuyện này con có thể nghĩ tới không? Dùng phương pháp gì? Giáo dục, hết thảy đều là giáo dục. Chúng ta làm nhiều tiết mục như vậy, có nhiều ví dụ như vậy, cũng không hề ngoài hai chữ này. Trong lịch sử loài người không có ví dụ thứ hai chứng minh sao? Có, Thích Ca Mâu Ni Phật. Phật Đà lúc còn tại thế nói với mọi người, chúng sanh đau khổ là bởi nguyên nhân gì? Họ vốn là Phật, tại sao họ lại khổ, tại sao họ lại không hạnh phúc? Nguyên nhân là gì? Phật nói “hết thảy chúng sanh vốn dĩ là Phật, đều có trí tuệ đức tướng Như Lai”, họ chính là Phật, “nhưng vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc”. Tại sao không thể thành Phật? Tại sao không phải là Phật? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước! Từ xưa tới nay 3.000 năm rồi, kinh Phật chưa từng sửa qua một chữ. Không giống các nhà khoa học, hôm nay thế này, ngày mai thế khác, qua vài năm lại thay đổi. Kinh điển Nho - Thích - Đạo từ xưa đến nay chưa từng sửa qua một chữ, đó là chân lý, vô cùng chắn chắn vững vàng, giống như cây đinh ở trên miếng ván gỗ, không thay đổi, không biến động. Trời mưa sẽ bị gỉ sét, nhưng mà vẫn tồn tại ở đó, đó mới chính là chân lý. Hơn nữa, nói cho con nghe phương pháp này rất dễ dùng, gọi là “đọc sách ngàn lần”. Đây là sư phụ lần này dạy cho các em nhỏ. Cho nên thầy thường nói, sư phụ cứu vớt các em nhỏ trên thế giới, bốn chữ “đọc sách ngàn lần” này mau dùng đi, dùng hai mươi ngày rồi sẽ biết. Con còn có cảm nhận gì nữa?

 Học sinh: Chính mình có những lúc không chuyên tâm thì sẽ cảm thấy toàn thân không thoải mái, hơn nữa càng đọc thì lại càng muốn đọc thêm. Nếu như tâm tình gấp gáp thì cảm thấy một ngày đó vô cùng đau khổ.

Thầy Trần: Vô cùng khó chịu.

Học sinh: Vâng, vô cùng đau khổ, hơn nữa kiểu gì cũng thấy khó chịu.

Thầy Trần: Khi “đọc sách ngàn lần” không có cảm giác này, có phải khi “đọc sách ngàn lần” thì rất vui đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Chúng tôi vô cùng hi vọng các bạn nhỏ, phụ huynh, giáo viên đang ngồi trước màn hình ti vi đều có thể thử phương pháp này. Tâm hoan hỷ của em này ở đâu mà có? Mọi người đều đang hỏi em ấy vui chuyện gì? Nhất định phải ghi nhớ, hạnh phúc chân thật đến từ nội tâm, vui vẻ là từ trong phát ra ngoài, nhất định không phải là tìm từ bên ngoài. Ngày nay rất nhiều người nói, tôi rất hạnh phúc, tôi rất vui vẻ, đó đều là giả, là hiểu sai. Sư phụ thường nói cũng giống như hút cần sa, tiêm morphin vậy, không còn morphin nữa thì đòi sống đòi chết. Con xem, những người nghiện đau khổ biết bao! Con người hiện tại đều là như vậy, hình như chơi mạt chược cảm thấy rất vui vẻ, không có mạt chược nữa thì không vui vẻ. Những đứa trẻ này không phải như vậy, những đứa trẻ này trong lúc đọc sách sanh tâm hoan hỷ, đem áp dụng những kinh điển này vào trong cuộc sống thì chúng càng hoan hỷ hơn. Cho nên “học” hoan hỷ; “thời tập chi”, thời thời khắc khắc thực hành cũng là hoan hỷ. “Học nhi thời tập chi”, làm theo người khác “đọc sách ngàn lần”, tập chính là thực hành, hay nói cách khác là lúc ngồi học hay trong cuộc sống đều cảm thấy vui vẻ, đều cảm thấy hạnh phúc. Đây là câu đầu tiên trong Luận Ngữ, trước giờ chưa từng thay đổi. Nếu như câu này sai thì sớm đã chẳng còn ai học “Luận Ngữ” nữa. Cho tới tận cuối thời nhà Thanh, “Tứ Thư” vẫn là kinh điển mà những ai muốn làm quan nhất định phải thi, đều là dựa vào quyển này làm căn cứ.

Giáo viên: Thầy thường kể câu chuyện về cái bóng đèn làm ví dụ cho tụi con. Tim đèn rất sáng, nhưng bởi vì [khói than] ở trong nhà bếp, cũng giống như những ô nhiễm tham - sân - si - mạn thời gian dài trong cuộc sống của chúng ta, cuối cùng làm cho nó bị che mờ đi, bên trong vẫn sáng những không phát ra được bên ngoài. Thực ra “đọc sách ngàn lần” và những gì thầy vừa nói, bình thường trong những lúcluyện tập thực hành, chính là trong cuộc sống phải làm được, cũng là quá trình lau chùi bóng đèn thì bóng đèn tự nhiên sẽ sáng ra, sự hoan hỷ trong nội tâm cũng như vậy, tự nhiên cũng lưu xuất ra.

Thầy Trần: Vậy con nói xem nếu làm không được thì sao? Không làm thì bản thân vốn ô nhiễm. Mọi người đều hiểu, cuốn kinh này tôi đọc rất nhiều lần rồi nhưng tan học thì tôi không áp dụng, ghi nhớ rồi không làm thì để làm gì? Nhất định là ở trong lòng nghĩ ngợi linh tinh, nhất định là tham - sân - si - mạn - nghi đi ngược lại với kinh điển, vậy thì không phải là làm việc dư thừa sao? Ngược lại con làm theo cái này: Vào phòng trống, như có ngườiđi thong thả, đứng ngay ngắncầm vật rỗng, như vật đầy. Rốt cuộc con cũng phải cầm chén, con nói con làm không được “cầm vật rỗng, như vật đầy” vậy thì con đã đi ngược lại với tánh đức. Đó chính là ô nhiễm, làm sao mà còn vui vẻ? Giống như con nhìn thấy thầy làm biếng, giống em gái hôm qua, em ấy thích gian dối nịnh nọt, không muốn làm như vậy. Cuối cùng thì sao? Không những không cảm thấy vui vẻ mà còn đau khổ vô cùng. Đau khổ từ đâu mà có? Đều là do không làm theo kinh điển mà ra. Chỉ cần không làm theo thì thế nào? [DTNT3] Bởi vì không làm tức là ô nhiễm, con không làm cái này thì cũng làm cái kia, cuối cùng cũng phải làm, cũng chính là nói không có lựa chọn thứ ba. Cho nên không làm theo kinh điển, làm theo tri kiến của chính mình là tà tư tà hạnh, đó chính là ô nhiễm. Con chọn đi đường nào? Cho nên những đứa trẻ này lần đầu tiên nói về cảm nhận của các em ấy, dù cũng là ở đây học mấy năm rồi.

Giáo viên: Vâng.

Học sinh: Còn có trước đây khi con chép bài thì rất nhiều chữ không biết viết, cũng quên mất cách viết thế nào.

Thầy Trần: Cố ghi nhớ nên không nhớ nổi.

Học sinh: Vâng. Sau đó “chỉ tay đọc chữ” không những có thể giúp con chuyên tâm, mà còn có thể giúp con biết viết những chữ không biết, không cần nhớ cũng biết viết.

Thầy Trần: Tự nhiên sẽ ghi nhớ mấy chữ này. Còn gì nữa không?

Học sinh: Còn có trước đây con không biết làm việc. Việc mà học trưởng giao cho con, con không biết làm sao. Cũng không biết bắt đầu từ đâu, từ sau khi “đọc sách ngàn lần”, chính con phát hiện chính mình biết phải làm cách nào để làm việc.

Thầy Trần: Không có người dạy con, con cũng có cảm giác là biết à?

Học sinh: Vâng, sau đó chính con cũng tự biết làm.

Thầy Trần: Hai cô giáo làm chủ nhiệm lớp tụi con nghe xong có cảm giác gì? Thầy nói với tụi con, nhất định phải tin vào lời dạy của các vị Thánh Hiền, lời dạy của Phật: “Hết thảy chúng sanh vốn dĩ là Phật”, họ vốn đều biết mà. Cho nên vì sao hiện tại chúng ta dạy con trẻ khó khăn như vậy? Là do phương pháp lý luận sai rồi, toàn là tri trức kỹ năng. Hay nói cách khác, dạy bên ngoài tâm tánh của chúng, để chúng đi học, càng học càng ô nhiễm. Ngược lại, đem những cái đó buông xuống trước, khôi phục lại tự tánh, khôi phục lại minh đức của chúng. Con xem, em ấy không biết làm việc thì bây giờ biết làm, cũng biết được cách làm. Vì sao vậy? Trí tuệ vốn có, năng lực vốn có, trong tự tánh vốn có đều bộc ra ngoài. Đây không phải là minh chứng sao?

Giáo viên: Thưa thầy, tụi con trước đây dạy học cảm thấy rất khó, vô cùng tốn công sức. Bởi vì mỗi một đứa trẻ tình hình không giống nhau, nền tảng cũng không giống nhau, hơn nữa tập khí của mỗi một đứa cũng không giống nhau. Có rất nhiều chuyện chúng con dạy nhưng các em ấy không nhất định sẽ làm theo, hơn nữa phải nói rất nhiều lần mà các em ấy vẫn có chủ ý của riêng mình. Hiện tại, từ sau khi các em ấy “đọc sách ngàn lần”, chúng con phát hiện chúng con nhẹ nhàng hơn rất nhiều, đích thực là nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Có rất nhiều việc trước đây chúng con nhấn mạnh, cưỡng chế yêu cầu thì các em ấy mới miễn cưỡng làm cho có lệ, hiện tại thì hình như các em ấy tự mình chủ động đi làm, vô cùng tự nhiên, không có gì là không thoải mái, hơn nữa còn nghe lời. Chúng con phát hiện ra có rất nhiều lúc không hề yêu cầu mà các em ấy cũng biết làm, chạy qua quan tâm chăm sóc các giáo viên.

Thầy Trần: Hiểu chuyện rồi!

Giáo viên: Dạ hiểu chuyện rồi. Sau đó còn cứ đi theo phía sau giáo viên, không hề giả bộ chút nào, lo lắng không biết giáo viên ăn cơm chưa, lúc nào ăn cơm?

Thầy Trần: Tự nhiên mà vậy?

Giáo viên: Tự nhiên mà vậy ạ, vô cùng tự nhiên. Hơn nữa các em ấy bây giờ đọc sách cũng không cần chúng con phải lo lắng nữa. Sau khi chúng con đọc xong một đoạn, muốn kiểm tra [các em], [chúng con] để các em đọc sách một thời gian, sau đó trong quá trình đọc sách chúng con phát hiện những em trước đây thất thần, tìm cách để trốn đi thì bây giờ đều an định lại, hiện tại cảm thấy vô cùng thoải mái.

Giáo viên: Thưa thầy, con muốn bổ sung một chút. Sự thay đổi của học sinh có liên quan đến yêu cầu nghiêm khắc, quản giáo nghiêm khắc trong thời gian chúng học 4 - 5 năm ở đây, hơn nữa giáo viên còn dạy bảo, khuyên bảo từng chút một, mỗi ngày đều dụng tâm khuyên bảo các em.

Thầy Trần: Có nền tảng này.

Giáo viên: Đúng vậy, có nền tảng này. Khi tâm của chúng thanh tịnh thì những lời trước đây giáo viên dạy, lời nói cách đây vài năm chúng cũng có thể nhớ ra.

Thầy Trần: Đúng vậy. Cho nên  có nơi thử làm “đọc sách ngàn lần” nhưng hiệu quả không tốt như vậy. Các con nói với họ, những đứa trẻ này đã học hai năm rồi, có em học một năm, thậm chí có em học bốn - năm năm, cho nên có những thay đổi này. Rất có khả năng trường học đó hoặc những em nhỏ đó “đọc sách ngàn lần” được ba ngày thì leo cửa sổ trốn mất. Không có nền tảng mà! Cho nên mọi người nhất định phải biết, “đọc sách ngàn lần” chỉ là một trong những phương pháp dạy học, có thể thích hợp với những em nhỏ ở chỗ các con, nhưng những em nhỏ nơi khác không thích hợp thì dùng phương pháp khác, trong chương trình “Dạy Con Trẻ Học Vấn” chúng ta sẽ lần lượt giới thiệu cho mọi người. Thánh nhân có tám vạn bốn ngàn pháp môn, tám vạn bốn ngàn này là từ để hình dung, ý muốn nói quá nhiều. Khổng Phu Tử nói dạy theo năng lực, hay nói cách khác, phương pháp của Ngài nhiều vô lượng vô biên, con trẻ có tư chất như thế nào cũng đều có thể dạy, đều có phương pháp dạy. Không giống như trong trường học hiện nay chỉ có một loại[W4]  [phương pháp], đó căn bản chỉ là truyền thụ kỹ năng tri thức, không phải là đang dạy người, không dạy được đứa trẻ này. Cho nên các con phải nghe cho thật minh bạch, không thể nói phương pháp “đọc sách ngần lần” không thích hợp với đứa trẻ này thì phế bỏ, không phải là ý này. Chúng ta nhất định phải biết, phương pháp thành tựu con trẻ, bởi vì căn tánh của chúng không như nhau, cho nên phương pháp dạy có rất nhiều. Các con phải học. Giáo viên, hiệu trưởng phải là người trong nghề, phụ huynh càng phải là người trong nghề. Con không phải là người trong nghề, đứa trẻ này con từ bỏ, con căn bản là dạy không tốt.

Khi nãy nói các con “đọc sách ngàn lần” 20 ngày, đọc” Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” được 1.000 lần thì các con đã nếm được vị ngọt. Thầy có một lời khuyên, đó là căn cơ vẫn chưa vững, nên đọc thêm 1.000 lần nữa. Đọc quyển nào? Đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” đọc thêm 1.000 lần nữa, sau đó lại quay video nói cho mọi người nghe, đọc 2.000 lần có hiệu quả gì, tăng thêm lòng tin cho mọi người. Thầy tin là mỗi một đứa trẻ đọc 1.000 lần đều có thay đổi vô cùng lớn. Con nói xem, một đời người, ngắn thì 60 năm, dài thì 80 - 90 năm, trong khoảng thời gian dài như vậy có thể dành ra một năm, chỉ một năm thôi, hơn nữa càng nhỏ tuổi càng tốt, khi chúng có thể đọc được sách, có thể hiểu đạo lý thì bắt đầu cho chúng học bài học này. Khi ba đến năm tuổi có thể thử xem mà! Những năm này cắm cái gốc xuống, nhân sinh quan, giá trị quan của chúng được cố định, đều gắn chặt vào giáo dục nhân quả trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, thiện ác chúng đều hiểu, tiêu chuẩn xấu đẹp thông minh khờ dại chúng đều biết. Cũng giống như mấy em học sinh này báo cáo, nhìn thấy việc gì thì Kinh văn liền xuất hiện, chúng biết được người này là đúng hay sai, hiểu rõ thiện ác, thị phi, xấu đẹp. Cho nên có người hỏi, những đứa trẻ học văn hóa truyền thống không tiếp xúc với xã hội có phải sẽ càng ngày càng ngốc không? Những đứa trẻ đắm chìm trong những quán internet là ngây ngốc, không phải sao? Đó là đang hại chúng, mà lại cho rằng thông minh sao? Con xem những đứa trẻ đó làm giỏi hơn người khác nhưng toàn là những việc vô ích. Đó là ngốc, không phải thông minh. Chúng có thể lên sân khấu biểu diễn, có thể nói lời ngon tiếng ngọt, đây đều là biểu hiện của ngu ngốc. Vì sao vậy? Đem sai biến thành đúng. Phụ huynh cũng có quan điểm này: Anh xem con của tôi tốt biết bao!”. Thực ra không biết con cái của họ đã bước vào con đường sai lầm càng ngày càng xa.

Những đứa trẻ được các con dạy văn hóa truyền thống làm chuyện xấu thì khờ hơn bất kỳ ai. Thứ nhất là chúng ngại mở miệng. Bảo chúng đi lừa người ta, hại người, nói lời giả dối hại người, chúng không mở miệng được, mặt mũi đỏ ửng lên. Bảo chúng đi ăn trộm đồ thì làm không được. Thật sự là nhìn chúng khờ hơn bất kỳ ai, nhưng đó là phước báo của chúng. Con xem, trộm cắp, tà môn ngoại đạo, những đứa trẻ này trong xã hội, trong trường học đứa nào cũng biết. Con có thể nói chúng thông minh sao? Đó không phải là ngốc thì là cái gì? Hay nói cách khác, ngốc chính là ngu si. Ngu si mang lại tai họa cho con người. Những đứa trẻ này làm việc xấu thì vụng tay vụng chân, đó không phải là ngu si, mà đó là phước báo của chúng. Chúng không biết làm những chuyện này là may mắn của chúng. Con người nếu làm chuyện xấu, giỏi làm chuyện xấu, không lẽ đó là may mắn sao? Không lẽ là chuyện tốt sao? Cho nên chúng ta phải hiểu, “ngu bất khả cập”. Ý là gì? Hình như người này ngốc nghếch nhưng không phải, họ không ngốc. Còn trốn thuế lách luật, gian dối trộm cắp hình như là thông minh, nhưng tai họa đang rình rập phía sau. Cho nên khiến cho tâm của các em học sinh được định thì đọc tiếp 1.000 lần.

Thầy đã từng nói, dùng thời gian một năm cắm cái gốc cho cả đời chúng. Nhưng điều kiện đầu tiên, đó là một năm này không được sống cho qua ngày, mà phải trôi qua cho đàng hoàng. Các bạn học đi tuần tra, các giáo viên giám sát, nhưng nếu phụ huynh không dụng tâm thì con trẻ ở đó cũng không dụng tâm, chỉ là nói miệng suông, hoàn toàn không phù hợp, không tương ưng với những tiêu chuẩn mà chúng ta nói ở ba tập đầu.

Giáo viên: Thưa thầy, khi nãy các bạn học có nói, sau khi đọc hai mươi ngày thì tâm an định lại, tâm hổ thẹn, tâm sám hối, tâm cảm ân, bao gồm tâm thị phi cần sanh khởi thì sanh khởi, cần loại bỏ thì cũng nhạt bớt. Hình như chúng ta thấy được rất nhiều cư sỹ học Phật nhiều năm cũng không thấy được hiệu quả nhanh như vậy. Việc này nhất định không phải do Phật hiệu không có tác dụng, vậy nguyên nhân là ở chỗ nào, thưa thầy?

Thầy Trần: Thầy nghĩ nguyên nhân rất phức tạp. Lão cư sĩ, thậm chí có người học Phật rất nhiều năm cũng không nhìn thấy hiệu quả nhanh như vậy, nguyên nhân là gì? Sư phụ thường nói, tuổi càng lớn thì ô nhiễm càng nặng. Đích thực là như vậy. Cho nên trẻ nhỏ dễ dạy, tâm chúng thanh tịnh, ít ô nhiễm. Còn có người nói tôi học Phật đã hơn 20 năm rồi, sao không có hiệu quả vậy? Vậy thì anh đã học Phật 20 năm sai cách rồi, bản thân anh chẳng qua là bất tri bất giác, trong đó có rất nhiều điểm sai mà anh cứ tu mù luyện quáng, đi càng xa trên con đường sai lầm, đương nhiên sẽ không có được kết quả tốt. Điều quan trọng nhất phải nhớ kỹ là sáu căn thâu nhiếp. Điểm này thật quá quan trọng. Thầy tin là bất kỳ bạn học mới hay là đồng tu lâu năm nào thử phương pháp mà chúng ta giảng trong ba tập đầu, thì tâm của họ sẽ phát ra “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Mắt nhìn thấy chữ, đôi tai nghe thấy, tay chỉ vào, mũi và vị giác không dùng tới, tâm là một, xúc giác là một, mắt là một, tai là một, thêm vào miệng nữa, ngũ căn đều thâu nhiệp vào từng chữ. Dùng thời gian một ngày. Nếu nói không đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” mà niệm Phật hiệu có được không? Cũng được, cứ thử xem, niệm bốn chữ “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật” thử xem, “Cảm Ứng Thiên” mười phút mới đọc xong, Phật hiệu thì chỉ vài giây là xong. Một câu Phật hiệu, ngày ngày lặp đi lặp lại cũng tương đương với rút ngắn kinh văn. Tám giờ đồng hồ cứ thử xem [rồi biết] việc này khó khăn biết bao. Cho nên nói chúng ta niệm Phật, chúng ta là đồng tu Tịnh Độ, trong thời gian dài như vậy học Phật có dành ra một ngày để thử phương pháp này không? Không hề. Hay nói cách khác, vị ngọt này chưa từng được nếm qua.

Giáo viên: Thưa thầy, “Kinh Vô Lượng Thọ”, “Kinh A Di Đà” có phải là cũng có thể làm theo phương pháp “chỉ tay đọc chữ” này mà đọc từng chữ một không ạ?

Thầy Trần: Nhất định phải nhớ kỹ, Kinh điển đều có tính tương thông. Chỉ cần con không đọc tà pháp thì đều là lời dạy bảo của Thánh nhân, đều có được hiệu quả như vậy. Đặc biệt là kinh Phật thì càng tốt. Đó là lời Phật thuyết, thuần tịnh thuần thiện, năng lượng càng lớn.

Giáo viên: Thưa thầy, chúng con biết được sư phụ trong lúc giảng kinh Ngài từng nói, người niệm Phật trong tay cầm xâu chuỗi, lần từng hạt chuỗi, tốt nhất là không nên lần chuỗi, trong lúc niệm Phật mà còn suy nghĩ lần chuỗi thì cũng bị xen tạp. Vậy nếu như nói niệm bốn chữ A Di Đà Phật phải dùng tay chỉ theo từng chữ một, nhìn vào chữ này, vậy có coi là xen tạp không ạ?

Thầy Trần: Cái này không tính, vì sao vậy? Con xem chúng ta có đôi khi lấy xâu chuỗi ra, xâu chuỗi này chủ yếu cho ai xem? Cho người học Phật xem. Vậy con nói xem người học Phật nhìn thấy có chỗ tốt gì không? Nhìn thấy thì họ nhớ tới niệm Phật, mang ý nghĩa nhắc nhở. Trên thực tế, chân thật niệm Phật phải đem nó bỏ xuống, vì sao vậy? Tay con không cần cử động, con có cử động thì cho thấy tâm của con đã bị phân tán ra. Con có cử động lần xâu chuỗi, tâm con không động thì tay làm sao động? Cho nên nói nhất định phải nhớ kỹ, hết thảy đều là bất động. Tâm niệm đều nhiếp vào câu Phật hiệu, vậy thì có người rất dễ dàng niệm. A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, buổi sáng đi mua rau còn nợ tôi hai đồng tiền, vậy thì đã tán tâm rồi. Niệm được nửa giờ đồng hồ, thực ra có khả năng là ngồi vọng tưởng nửa giờ đồng hồ đó. Cho nên lúc này chỉ đọc sẽ có tác dụng, A Di Đà Phật, “A” tâm sẽ đi theo chữ “A”. Chính là có chỗ tốt này. Trên thực tế cái gì cũng không cần mới là tốt nhất. Chỉ thâu nhiếp vào bốn chữ này, đó mới là tốt nhất. Không cần những phương pháp hỗ trợ hay thiết bị hỗ trợ, đó mới là chỗ tốt.

Tiết mục lần này chúng ta nhận được rất nhiều lợi ích, cảm nhận trong tự tánh của các em nhỏ, chúng ta cảm thấy vô cùng hoan hỷ, những em nhỏ trong xã hội này được cứu rồi, học tập có phương hướng rồi.

Được rồi, lần sau sẽ để em trai này nói.

 


 [M1]Em nghe kỹ chỗ này đúng là “đường”. Nhưng em nghĩ chữ đứng thì đúng hơn phải k chị!? J


 [DTNT2]Là do bạn ấy dịch sát nghĩa quá, sửa lại đi đứng cũng được.


 [DTNT3]Văn nói của thầy Trần đó chị, sợ lắm, nói theo ý nghĩ, nghĩ đâu nói đó.


 [W4]một phương pháp?

 

 

Tác giả bài viết: Thầy Trần Đại Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây