LỄ THƯỢNG LƯƠNG (cất nóc) CỔNG TAM QUAN NGOẠI - CHÙA KHAI NGUYÊN NĂM 2020.

Thứ hai - 28/12/2020 21:14 - Đã xem: 2671
Sáng ngày 29/12/2020 ( nhằm ngày 16/11/Canh Tý ) tại Chùa Khai Nguyên, xã Sơn Đông, tx.Sơn Tây, Hà Nội, Chư tôn đức, Tăng Ni, cùng các Tín đồ Phật tử đã trang nghiêm cử hành lễ Thượng Lương (cất nóc) cổng Tam Quan ngoại, thuộc khu ngoại viện chùa Khai Nguyên.
Đúng 7h30' nghi lễ diễn ra tại khuôn viên nội tự Khai Nguyên,trong bầu không khí trang nghiêm thanh tịnh, Đại Đức Thích Đạo Thịnh cùng Tăng, Ni và Phật tử đã cử hành nghi lễ theo nghi thức Phật giáo bao gồm: 3 biến Đại Bi - Thập Chú, Tâm Kinh Bát Nhã...Quý sư và các Phật tử đều nhất tâm trì niệm. sau đó lần lượt các thanh Giác Lương được cần cẩu cơ giới đưa lên đặt đúng vào vị trí đỉnh nóc của cổng Tam Quan, Tam Quan ngoại được thi công bằng chất liệu gỗ hương đá, với kết cấu kiểu tứ trụ với mái cong, tạo cho tam quan chùa dáng độc đáo, có một không hai trong ngành kiến trúc truyền thống Việt Nam, ba tầng mái, mỗi đầu cột cái đều có 3 tầng đầu kìm trạm trổ hoa văn tứ quý tinh xảo, tầng trệt chia làm 3 gian, 2 tầng bên trên thu nhỏ dần, khiến cho khuôn viên chùa khang trang thanh tịnh hơn. Dưới đây là một số hình ảnh được ghi nhận:
 
MX0A0687
 
MX0A0679
   
Đúng 7h30' nghi lễ diễn ra tại khuôn viên nội tự Khai Nguyên,trong bầu không khí trang nghiêm thanh tịnh, Đại Đức Thích Đạo Thịnh cùng Tăng, Ni và Phật tử đã cử hành nghi lễ theo nghi thức Phật giáo
 
MX0A0683
 
MX0A0685
   
MX0A0691
 
MX0A0694
 
MX0A0697
 
Từ xưa đến nay cổng tam quan là ý niệm về ‘tam giải thoát môn” bao gồm các cửa vô tác, vô tướng và vô không để có thể bước vào cõi Niết Bàn. Chỉ khi con người hiểu được ý nghĩa của ba cửa này thì mới có thể thoát khỏi được những sân si, oán hận, đau khổ để tìm được sự bình yên, an lạc trong tâm hồn.
 
MX0A0700
 
MX0A0675
 
MX0A0671
 
MX0A0659
 
MX0A0656

 Cổng tam quan mang ý niệm "ba cách nhìn" của Phật giáo gồm có "hữu quan", "không quan" và "trung quan", thể hiện cái sắc (giả), cái không (Vô thường) và trung dung của cả hai. Giải thích thứ hai là tam quan là cửa của Tam bảo.
 
MX0A0661
 
MX0A0704
 
DJI 0108

DJI 0125

Thuyết khác thì cho rằng tam quan là "tam giải thoát môn" của Thiền tông gồm cửa Không, cửa Vô tác và cửa Vô tướng (Vô nguyện). 

DJI 0122

Cổng nhỏ chỉ làm một tầng nhưng khi dựng quy mô hơn thì nhiều nơi xây hai tầng mái hoặc xây gác bên trên. Cổng bằng gạch và đá thì gần như nhất thể đều có gác, dù có thể chỉ là gác giả để tạo chiều cao. Chùa Khai Nguyên  xây thành ba tầng. Khi thiết kế gác ở trên trong tương lai chùa dùng nơi đó để treo chuôngkhánh, và trống dùng trong nghi lễ nhà chùa

DJI 0129

Tam quan môn lầu, hay cổng tam quan chính là biểu trưng cho 3 chân lý trong Đạo Phật. Với những người chưa tu thì 3 chân lý ấy là Vô Thường, Vô Ngã và Khổ. Còn với những người đã tu hành đắc đạo thì 3 chân lý này đều chung quy là Thường, Vô Thường cũng là Thường, Vô Ngã cũng là Thường và Khổ cũng là Thường,
- Với lối kiến trúc truyền thống Tam Quan chùa Khai Nguyên trong tương lai sẽ là một công trình thế kỷ lưu lại cho các tầng lớp con cháu mai sau, với hình dáng uy nghi dây sẽ là một điểm nhấn trong các công trình kiến trúc tại chùa Khai Nguyên, để lại ấn tượng khó phai mờ cho Nhân dân, du khách và Phật tử thập phương những ai đã tường đát chân đến chiếm bái lễ Phật tại nơi đây
MX0A0668

.
 

Nguồn tin: Ban Thông Tin - Truyền Thông Chùa Khai Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây