Chùa Khai Nguyên - Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt NamChùa Khai Nguyên, Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam, Chùa Khai Nguyên, ChuaKhaiNguyen.Com, địa chỉ xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội I Địa chỉ 2; Chùa Tản Viên, chùa tản viên, tản viên sơn quốc tự, tan vien pagoda, pháp âm, chùa tản viên, tản viên sơn
CHÙA KHAI NGUYÊN
Xã Sơn Đông - TX. Sơn Tây - TP. Hà Nội
620 câu trắc nghiệm Phật pháp căn bản
Chủ nhật - 24/09/2023 22:58 - Đã xem: 1632
PHẬT HỌC KHÓA 1
Chữ “đạo” trong Phật giáo nghĩa là gì? Là tôn giáo như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão. Là bổn phận, là con đường. Là bản thể, là lý tánh tuyệt đối. Đáp án b, c đều đúng.
Chữ “Phật” nghĩa là gì? Bậc hoàn toàn giác ngộ. Người giác ngộ chân chánh. Bậc tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Bậc cao hơn thượng đế.
PHẬT HỌC KHÓA 1
Chữ “đạo” trong Phật giáo nghĩa là gì?
Là tôn giáo như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão.
Là bổn phận, là con đường.
Là bản thể, là lý tánh tuyệt đối.
Đáp án b, c đều đúng.
Chữ “Phật” nghĩa là gì?
Bậc hoàn toàn giác ngộ.
Người giác ngộ chân chánh.
Bậc tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
Bậc cao hơn thượng đế.
Ai khai sáng ra đạo Phật?
Phật Dược Sư. c. Phật A Di Đà.
Phật Di Lặc. d. Phật Thích Ca Mâu Ni.
Theo lịch sử, đạo Phật có từ khi nào?
Từ lúc Phật Đản sanh.
Từ lúc Phật Thành đạo.
Từ lúc Phật Xuất gia.
Trước khi Phật ra đời.
Giáo lý đạo Phật gồm những gì?
Kinh Nam truyền, Luật Bắc truyền và Luận tạng tổng hợp.
Kinh, Luật, Luận của Nam truyền thời phát triển.
Kinh, Luật, Luận của Bắc truyền thời nguyên thuỷ.
Gồm ba tạng: Kinh, Luật và Luận.
“Tự giác viên mãn” nghĩa là gì?
Giác ngộ hoàn toàn do các đức Phật quá khứ.
Tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu tập.
Giác ngộ hoàn toàn do tích lũy lòng từ đối với chúng sinh.
Giác ngộ do phước huệ đời trước.
“Giác tha viên mãn” nghĩa là gì?
Chỉ cách giác ngộ cho người khác
Sau khi tự mình giác ngộ, hướng dẫn và chỉ dạy lại cho người khác giác ngộ hoàn toàn.
Nhờ người khác chỉ cho mình phương pháp giác ngộ.
Đáp án a, b đều đúng.
Như thế nào là “Giác hạnh viên mãn”?
Những bậc Bồ tát, vừa giác ngộ cho mình và chỉ cho người giác ngộ rốt ráo.
Giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người.
Tự mình giác ngộ và dạy người giác ngộ như mình.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Trước khi Bồ tát nhập thai, hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy gì?
Bốn vị Thiên Vương khiêng kiệu hoàng hậu đến dãy Hi Mã Lạp sơn.
Chư thiên rải hoa khắp cả đất trời.
Vị Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà từ hư không vào hông phải của hoàng hậu.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Các nhà tiên tri đoán điềm mộng “voi trắng sáu ngà” của hoàng hậu Ma-Da như thế nào?
Hoàng hậu sẽ từ trần sau 7 ngày hạ sinh Thái tử.
Thành Ca-Tỳ-La-Vệ sẽ mất và rơi vào tay của vua Tỳ Lưu Ly.
Hoàng hậu sẽ sinh quý tử tài đức song toàn.
Đáp án a, b đều đúng.
Sự ra đời của đức Phật được gọi là gì?
Đản sanh, thị hiện, giáng thế
Đản sanh, khánh đản, giáng trần
Đản sanh, sinh nhật, giáng sinh
Đản sanh, giáng sinh, thị hiện.
Theo Phật Học Phổ Thông, thái tử xuất gia ngày nào?
Mùng 8/4 âm lịch. c. Mùng 8/12 âm lịch.
Mùng 8/2 âm lịch. d. Mùng 15/4 âm lịch.
Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh ở đâu?
Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Xá Vệ.
Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Vương Xá.
Vườn Lâm Tỳ-ni thành Ca Tỳ La Vệ.
Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ba La Nại
Vì sao đức Phật thị hiện đản sanh tại thế giới Ta bà?
Vì muốn đem lợi ích rộng lớn cho đời.
Vì muốn độ tất cả chúng sinh.
Vì muốn đem hạnh phúc cho chư thiên và loài người.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật thành đạo ngày nào?
Ngày 8/2 âm lịch.
Ngày 15/4 âm lịch.
Ngày 15/12 âm lịch.
Ngày 8/12 âm lịch.
Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật nhập Niết bàn ngày nào?
Ngày 8/2 âm lịch.
Ngày 15/2 âm lịch.
Ngày 15/4 âm lịch.
Ngày 15/10 âm lịch.
Theo phương diện bản thể, đạo Phật có từ lúc nào?
Đạo Phật có từ vô thỉ.
Khi có chúng sinh là có đạo Phật.
Đáp án a, b đều đúng.
Khi đức Phật đản sinh.
Theo Liên Hợp Quốc, Phật đản sinh năm nào được chọn phổ biến nhất?
Năm 563 trước Tây lịch.
Năm 566 trước Tây lịch.
Năm 623 trước Tây lịch.
Năm 624 trước Tây lịch.
Mẫu hậu, người hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa là vị nào?
Hoàng hậu Vi Đề Hy.
Hoàng hậu Mạc Lợi.
Hoàng hậu Ma Da.
Hoàng hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề.
Ai là người xem tướng cho Thái tử Tất Đạt Đa?
Tiên nhân A La Lam.
Tiên nhân Tu Đạt Đa.
Tiên nhân A Tư Đà.
Tiên nhân Uất Đầu Lam Phất.
Thái tử Tất-đạt-đa xuất thân từ giai cấp nào?
Bà la môn. c. Sát đế lợi.
Thủ đà la. d. Phệ xá.
Thái tử Tất Đạt Đa gặp cảnh người già ở cửa thành nào?
Cửa thành Đông. c. Cửa thành Tây.
Cửa thành Nam. d. Cửa thành Bắc.
Thái tử Tất Đạt Đa thấy người bệnh đau đớn ở cửa thành nào?
Cửa thành Đông. c. Cửa thành Tây.
Cửa thành Nam. d. Cửa thành Bắc.
Thái tử Tất-đạt-đa gặp ai ở cửa Bắc của thành Ca Tỳ La Vệ?
Một người thợ săn.
Một cái thây chết.
Một vị đạo sĩ tướng mạo trang nghiêm.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Tài năng và đức hạnh của Thái tử Tất Đạt Đa ra sao?
Văn võ song toàn.
Tài đức, thương người mến vật.
Thông minh, khiêm hạ, lễ độ.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Sau khi sinh Thái tử Tất Đạt Đa, hoàng hậu Ma Da sinh về cõi nào?
Cõi trời Hóa Lạc Thiên.
Cõi trời Đao Lợi.
Cõi trời Phạm thiên.
Cõi trời Đâu Xuất.
Nhân lễ hạ điền, theo vua cha ra đồng cày cấy, Thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy gì?
Cảnh vui sướng của người nông dân.
Cảnh tương sát lẫn nhau của côn trùng, cầm thú.
Cảnh hoa lá tốt tươi, chim muôn ca hót.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Danh hiệu Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?
Bậc Năng nhơn Tịch mặc.
Nhà hiền triết của đức Thích Ca.
Bậc thông thái.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Khi vua Tịnh Phạn không đồng ý cho xuất gia, Thái tử Tất Đạt Đa đã yêu cầu vua cha những gì?
Cho con trẻ mãi không già, khỏe mãi không bệnh.
Cho con trẻ mãi không già, khỏe mãi không bệnh, sống hoài không chết.
Cho con không già, không bệnh, không chết và tất cả chúng sanh hết khổ.
Cho con không già, không bệnh, không chết, được xuất gia, và tất cả chúng sanh hết khổ.
Trước khi quyết định xuất gia, Thái tử Tất Đạt Đa gặp ai ở cửa Tây của thành Ca Tỳ La Vệ?
Ông già tóc bạc, răng rụng, mắt lờ, tai điếc, lưng còng.
Thây chết nằm giữa đường, ruồi, kiến bu bám.
Vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tỉnh an nhiên.
Người bệnh khóc than rên siết, đau đớn.
Nguyên nhân nào Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, tầm chân lý?
Thấy cuộc đời vô thường.
Thấy rõ các khổ: già, bệnh, chết.
Vì muốn giải thoát khổ đau cho chúng sanh.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Phật lịch được tính từ lúc nào?
Từ năm Phật nhập Niết bàn.
Từ năm Phật đản sanh.
Từ năm Phật thành đạo.
Từ năm Phật chuyển pháp luân.
Sau 49 ngày đêm thiền định, đức Phật đã Thành đạo ở đâu?
Dưới cây Vô Ưu. c. Dưới cây Ta La.
Dưới cội Bồ Đề. d. Dưới cây Asoka.
Đức Phật đã chứng Tam minh, gồm những gì?
Túc mệnh thông, thiên nhãn minh, lậu tận diệt.
Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh.
Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận thông.
Túc mệnh thông, thiên nhãn thông, lậu tận thông.
Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại hùng, Đại lực do Ngài có năng lực gì?
Võ nghệ cao cường và sức mạnh phi thường.
Có tài cưỡi ngựa bắn cung, múa kiếm hơn người.
Thắng được nội ma, ngoại chướng.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại từ, Đại bi do Ngài có đức tính gì?
Có tình thương không phân biệt sang hèn.
Có lòng cứu nhân độ thế.
Có lòng bi mẫn, cứu khổ và ban vui cho tất cả chúng sanh.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại hỷ Đại xả do Ngài có công hạnh gì?
Hoan hỷ từ bỏ ngôi báu với cung vàng điện ngọc.
Hoan hỷ từ bỏ vợ đẹp, con ngoan và các thứ dục lạc ở đời.
Hoan hỷ do sống trong thiền định, không vướng mắc trần cảnh, làm chủ ba nghiệp.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Đức Phật thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như ở nơi nào?
Vườn Lâm Tỳ Ni. c. Vườn Trúc Lâm.
Vườn Lộc Uyển. d. Vườn Xoài.
Theo Phật Học Phổ Thông, đức Phật chuyển pháp luân với bài pháp đầu tiên là gì?
Tứ Diệu Đế. c. Tứ Chánh Cần.
Tứ Vô Lượng Tâm. d. Tứ Như Ý Túc.
Vị đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Trí huệ đệ nhất”?
Tôn giả Ca Diếp.
Tôn giả Xá Lợi Phất.
Tôn giả Mục Kiền Liên.
Tôn giả Phú Lâu Na.
Vị thị giả nào theo hầu đức Phật được tôn xưng là “Đa văn đệ nhất”?
Tôn giả Phú Lâu Na.
Tôn giả Kiều Trần Như.
Tôn giả A Nan.
Tôn giả Nan đà.
Vị vua đầu tiên xây dựng tịnh xá cúng dường đức Phật là ai?
Vua Ba Tư Nặc.
Vua Tần Bà Sa La.
Vua Tỳ Lưu Ly.
Vua Tịnh Phạn.
Thí chủ nào đã trải vàng mua đất xây cất tịnh xá cúng dường đức Phật?
Thái tử Kỳ Đà.
Ông Thuần Đà.
Trưởng giả Cấp Cô Độc.
Nữ thí chủ Tỳ Xá Khư.
Tỳ kheo ni đầu tiên chứng quả A la hán là vị nào?
Da Du Đà La.
Khế Ma.
Mạt Lợi.
Ma Ha Ba Xà Ba Đề.
Ai là người cúng dường đức Phật bữa cơm cuối cùng?
Thuần Đà. c. Tu Đạt Đa.
Cấp Cô Độc. d. Ba Tư Nặc.
Theo Phật Học Phổ Thông, đức Phật nhập Niết bàn ở đâu?
Dưới cây Vô ưu.
Rừng cây Tất bát la.
Dưới cội Bồ Đề.
Rừng Sa La.
Những lời dạy sau cùng của đức Phật được ghi trong quyển kinh nào?
Kinh Di Giáo. c. Kinh Hoa Nghiêm.
Kinh Lăng Nghiêm. d. Kinh Pháp Hoa.
Nhà ẩn sĩ Tất Đạt Đa thả bát vàng trôi ngược dòng sông ở đâu?
Sông Hằng.
Sông Kshipra.
Sông Ni Liên Thiền.
Sông Kaveri.
Đệ tử nào của đức Phật được biết, khi còn tại gia, sống bên cạnh mỹ nhân lòng không động tà niệm?
Tôn giả Đại Ca Chiên Diên.
Tôn giả Đại Mục Kiền Liên.
Tôn giả Xá Lợi Phất .
Tôn giả Đại Ca Diếp.
Sau khi thành đạo, đức Phật làm gì để lợi ích chúng sanh?
Thuyết pháp độ hoàng tộc.
Chuyển bánh xe pháp, phá mê khai ngộ, cứu khổ chúng sanh.
Tiếp tục thiền định đến ngày nhập diệt.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Vì sao đức Phật quyết định chuyển bánh xe pháp?
Vì chúng sanh đều có Phật tánh.
Vì bản tính thanh tịnh của chúng sanh như hoa sen.
Vì chúng sanh cõi Ta-bà có thể chứng đạo như Ngài.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Năm thời thuyết pháp, đức Phật nói những kinh gì?
Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn.
Lăng Nghiêm A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa.
Lăng Nghiêm, Di Giáo, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa.
Hoa Nghiêm, Di Giáo, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa.
Đức Phật hàng phục một vị Bà la môn thờ thần lửa cùng với 500 đệ tử quy y Phật, đó là ai?
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp.
Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp.
Tôn giả Già Da Ca Diếp.
Tôn giả Na Đề Ca Diếp.
Khi A Nan gặp nạn Ma Đăng Già, đức Phật thuyết kinh gì?
Kinh Lăng Già.
Kinh Pháp Hoa.
Kinh Hoa Nghiêm.
Kinh Lăng Nghiêm.
Quy y nghĩa là gì?
Để được người khen ngợi.
Quay về nương tựa.
Để trở thành Phật tử.
Đáp án a, c đều đúng.
“Tam bảo” gồm những gì?
Giới, định, tuệ.
Vô thường, vô ngã, niết bàn.
Phật, Pháp, Tăng.
Văn, tư, tu.
Đồng thể “Phật bảo” là gì?
Tất cả chúng sanh đều cùng một thể tánh.
Tất cả chúng sanh và chư Phật đồng một tánh sáng suốt.
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Đồng thể “Pháp bảo” là gì?
Chư Phật cùng chúng sanh đồng một pháp tánh Từ bi, bình đẳng.
Tất cả chúng sanh đồng pháp tánh Từ bi.
Tất cả chúng sanh đồng pháp tánh bình đẳng.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Đồng thể “Tăng bảo” là gì?
Tất cả chúng sanh đồng một thể tánh hòa hợp.
Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh hòa hợp.
Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh thanh tịnh, sự lý hòa hợp.
Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh thanh tịnh.
Theo Phật học Phổ thông, Phật tử tại gia quy y và thọ trì bao nhiêu giới?
5 giới. c.10 giới.
8 giới. d. 48 giới.
Vì sao Phật giáo cấm sát sinh?
Tôn trọng Phật tánh bình đẳng.
Nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh nhân quả oán thù.
Tôn trọng mạng sống.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Sau khi thành đạo, đức Phật nghĩ đến những vị nào để giáo hóa đầu tiên?
Phụ hoàng Tịnh Phạn.
Nhóm anh em Da Xá.
Nhóm anh em Kiều Trần Như.
Vua Tần Bà Sa La.
Tam bảo lần đầu tiên xuất hiện tại địa điểm nào?
Vườn Lâm Tỳ Ni.
Vườn Nai.
Vườn Cấp Cô Độc.
Vườn Trúc Lâm.
Tâm ham muốn quá độtạo thành nghiệp nào?
Nghiệp hữu lậu.
Nghiệp ác.
Nghiệp thiện.
Đáp án a, b đều đúng.
Những dục nào sau đây thuộc nhóm “thô dục”?
Sắc, thinh, hương, vị, xúc.
Tài, sắc, danh, thực, thùy.
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Đáp án a, b đều đúng.
Sự hóa độ của đức Phật như thế nào?
Thứ lớp căn cơ. c. Tinh thần bình đẳng.
Tùy phương tiện. d. Đáp án a, b, c đều đúng
Nhơn thừa lấy gì làm căn bản?
Hiếu thuận với cha mẹ.
Ngũ giới.
Tam quy.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Đại đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Giới hạnh đệ nhất”?
Tôn giả A Nan. c. Tôn giả Ưu Ba Ly.
Tôn giả Ca Diếp. d. Tôn giả La Hầu La.
Đức Phật có bao nhiêu tướng tốt?
18 tướng tốt. c. 32 tướng tốt.
36 tướng tốt. d. 80 tướng tốt.
Mười danh hiệu của Phật là gì?
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Đức Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
Bất Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
Như Lai, Cúng Dường, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
Theo lịch sử Phật giáo Bắc tông, đức Phật xuất gia vào năm bao nhiêu tuổi?
20 tuổi. c. 35 tuổi.
29 tuổi d. 19 tuổi.
Theo lịch sử Phật giáo Bắc tông, sao khi thành đạo đức Phật bao nhiêu tuổi?
35 tuổi. c. 29 tuổi.
30 tuổi. d. 36 tuổi.
Vua Tịnh Phạn dùng cách nào để ràng buộc Thái tử bỏ chí xuất gia?
Xây dựng 3 cung điện nguy nga tráng lệ, có nhiều kẻ hầu người hạ.
Ép hôn, để thái tử mê đắm dục lạc.
Hứa truyền ngôi vua sớm cho Thái tử.
Đáp áp a, b, c đều đúng.
Sau khi thành đạo, đức Phật an trú Bồ Đề Đạo Tràng thêm bao lâu?
21 ngày. c. 35 ngày.
49 ngày. d. 50 ngày.
Đức Phật thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như bài pháp thứ hai tên gì?
Chuyển Pháp luân.
Vô Ngã tướng.
Tứ Diệu Đế.
Tam Vô Lậu học.
Hai tôn giả nào hướng dẫn 250 vị ngoại đạo về làm đệ tử Phật”?
Tôn giả Ca Diếp và Xá Lợi Phất.
Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.
Tôn giả Ca Diếp và Mục Kiền Liên.
Tôn giả Xá Lợi Phất và A Nan.
Đại đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Thuyết pháp đệ nhất”?
Tôn giả Phú Lâu Na. c. Tôn giả Tôn giả A Nan.
Tôn giả Kiều Trần Như. d. Tôn giả Tôn giả Nan đà.
Vị vua nào cúng dường vườn Ngự Uyển cho đức Phật và Tăng đoàn làm nơi trú ngụ?
Vua Thiện Giác.
Vua Tịnh Phạn.
Vua A Xà Thế.
Vua Tần Bà Sa La.
Ai cúng dường cây cho đức Phật và Tăng đoàn ở Tinh xá Kỳ Viên?
Trưởng giả Cấp Cô Độc.
Vua Ba Tư Nặc.
Nữ đại thí chủ Tỳ Xá Khư.
Thái tử Kỳ Đà.
Xá lợi do đâu mà có?
a) Do hỏa táng sau viên tịch.
b) Do chứng thánh quả.
c) Do thành tựu giới, định, tuệ.
d) Đáp án a, b, c đều đúng.
Sau khi Phật nhập Niết bàn, ai triệu tập hội nghị kiết tập kinh điển lần thứ I?
Tôn giả A Nan.
Tôn giả Đại Ca Diếp.
Tôn giả Ca Chiên Diên.
Tập thể giáo đoàn lãnh đạo.
Kinh Pháp Hoa chép: "Vì một nhân duyên lớn, Phật xuất hiện ra đời", vậy nhân duyên lớn ấy là gì?
Dạy cho chúng sanh trì trai giữ giớiTôn giả Mục Kiền Liên.
Khiến chúng sanh biết nhân quả nghiệp báo mà tu hành.
Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.
Dạy tu tập thiền định.
Khi hành giả học Phật cần phải thựctập như thế nào?
Nên ứng dụng lời dạy của đức Phật vào đời sống hằng ngày.
Học để tăng thêm sự hiểu biết.
Học rồi để đó, có dịp thì đem áp dụng.
Đáp án a, b, c đúng.
Ba danh từ “Đản sanh, Thị hiện, Giáng sanh” chỉ cho điều gì?
Chỉ cho sự tái sinh của một nhà hiền triết.
Chỉ sự ra đời của bậc giác ngộ.
Chỉ sự ra đời của tu sĩ.
Chỉ sự hành đạo của đức Phật.
Đầu thai và Đản sinh khác nhau thế nào?
Hai danh từ tương tự như nhau.
Đầu thai là tái sinh do nghiệp thiện ác chiêu cảm. Đản sinh là sinh ra do nguyện lực, vì muốn hóa độ chúng sanh.
Đầu thai là danh từ dùng cho người phàm, Đản sinh là danh từ dùng cho bậc thánh
Đáp án a, b, c đều đúng.
Đức Phật hàng phục một vị Bà la môn thờ thần lửa cùng với 200 đệ tử quy y Phật, đó là ai?
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp.
Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp.
Tôn giả Già Da Ca Diếp.
Tôn giả Na Đề Ca Diếp.
Mùa hạ đầu tiên tại vườn Lộc Uyển, đức Phậtđộ được bao nhiêu Thánh đệ tử?
80 đệ tử. c. 55 đệ tử.
60 đệ tử. d. 1250 đệ tử.
88. Đức Phật đến làng Ưu Lâu Tần Loa hàng phục vị Bà la môn rất có uy tín cùng các đồ đệ quy y Phật. Đó là vị nào?
Tôn giả Mục Kiền Liên.
Tôn giả Xá Lợi Phất.
Tôn giả Ca Diếp.
Tôn giả Tu Bồ Đề.
Theo Phật học Phổ thông, khi vua Tịnh Phạn sắp băng hà, đức Phật đã thuyết bài pháp gì cho đức vua?
Vô thường, khổ, không, vô ngã.
Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch tịnh.
Khổ, vô thường, vô ngã.
Đáp án a, c đều đúng.
Ai là người hại Phật, đã sám hối và hướng thiện?
Đề Bà Đạt Đa.
Vô Não.
Vua A Xà Thế.
Đáp án b và c đều đúng.
Quy y Tam bảo có nghĩa là gì?
Trở về nương tựa với ba ngôi báu tự tâm.
Đến chùa đăng ký quy y Tam bảo.
Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu ở thế gian.
Trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng.
Lợi ích của việc Quy y Tam bảo là gì?
Sống tốt hơn, mạnh khỏe và bình an.
Khỏi đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
Kiếp sau được làm người hay sanh lên cõi trời.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Sau khi được thọ Tam quy, Phật tử nên làm gì?
Niệm Phật tinh tấn, thực hành lời Phật dạy.
Thực tập đạo đức, hành trì tâm linh.
Thường bái sám, tụng kinhđể mở mang trí tuệ.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Người thọ trì ngũ giới được lợi ích gì?
Đem lại an vui, hạnh phúc cho gia đình.
Đem lại thanh bình thịnh vượng cho quốc gia.
Ngăn ngừa chúng ta làm điều sai trái.
Lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội.
Trước khi nhập Niết bàn, đức Phật di huấn gì cho các đệ tử?
Phải tôn sư trọng đạo, nghe theo lời thầy chỉ dạy.
Phải tôn kính Phật, Pháp, Tăng như Phật còn tại thế.
Phải tôn trọng giới luật, lấy giới luật làm thầy.
Không có câu nào đúng trọn vẹn.
Vì sao phải giữ giới không sát sanh?
Vì thương yêu mạng sống muôn loài.
Vì chúng ta và chúng sanh đều là quyến thuộcT.
Vì mọi sinh vật đều tham sống sợ chết
Đáp án a, b, c đều đúng.
Lợi ích của việc giữ giới không sát sinh là gì?
Tăng trưởng lòng từ bi, tôn trọng quyền bình đẳng sự sống.
Tránh được nhân quả báo ứng, oán thù.
Không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tuổi thọ.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Thế nào gọi là trộm cắp?
Tài vật của người không cho mà cưỡng ép, lừa gạt và chiếm đoạt.
Từ vật quý giá đến cây kim, ngọn cỏ người ta không cho mà lấy.
Trốn thuế, tham nhũng, biến của công thành của riêng.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Hình thúc tích cực giữ giới không sát sinh là gì?
Ăn chay.
Phóng sinh.
Giữ gìn môi sinh.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Lợi ích của việc giữ giới không trộm cắp là gì?
Được phước báu giàu sang sung sướng.
Không bị mất tài sản của mình.
Không bị luật pháp truy tố, trừng phạt và các hậu quả xấu khác.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Lợi ích của việc giữgiới không tà dâm là gì?
Bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình và của người.
Tránh được các hình thức thù oán và quả báo xấu.
Tránh được những chứng bệnh lây nhiễm.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Lợi ích của việc giữ giới không nói dối là gì?
Tăng uy tín, tránh được các hậu quả xấu ác.
Miệng thường thơm sạch.
Không bị dư luận đàm tiếu, xã hội cô lập.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Lợi ích của giữ giới không uống rượu là gì?
Bảo toàn hạt giống trí huệ, ngăn ngừa tội lỗi.
Không bị quở trách, chê cười.
Có sức khoẻ, tư cách và sống có trách nhiệm.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Sám hối nghĩa là gì?
Ăn năn lỗi trước và chừa bỏ lỗi sau.
Xưng tội để chư Phật tha thứ.
Hứa không tạo thêm tội nữa.
Hối hận những lỗi lầm được tạo ra.
Pháp sám hối có mang lại hạnh phúc, an vui cho con người không?
Không mang lại hạnh phúc an vui, vì hạnh phúc chỉ có khi có nhiều tiền của.
Có, vì sám hối có thể cải hóa lòng mình, làm cho đời sống cá nhân và xã hội tốt đẹp hơn.
Đáp án a và b đều đúng.
Đáp án a và b đều sai.
Như thế nào là sám hối chân chính?
Tự mình tạo tội thì tự mình ăn năn, chừa bỏ.
Tội lỗi từ tâm tạo ra thì cũng phải từ tâm mà sám hối..
Đáp án a và b đúng.
Đáp án a và b sai.
Thế nào là tác pháp sám hối?
Thỉnh chư Tăng chứng minh để bày tỏ lỗi lầm.
Phải lập đàn tràng và thỉnh tăng thanh tịnh để bày tỏ lỗi lầm.
Phải thiết tha, thỉnh chư Tăng thành khẩn bày tỏ lỗi lầm và nguyện về sau không tái phạm.
Đáp án a, b và c đúng.
Lợi ích của việc sám hối như thế nào?
Được Phật tha tội, ban phước.
Tiêu trừ nghiệp chướng và phát triển hạnh lành.
Tâm hồn an vui.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Tại sao phải phát triển hạnh lành?
Vì hạnh lành là cội nguồn của mọi công đức.
Vì hạnh lành có thể đưa chúng sanh đến bờ giải thoát giác ngộ.
Vì hạnh lành có thể giúp chúng sanh tiến lên bậc thánh hiền.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Mục đích của việc thờ Phật là gì?
Thắp hương tụng niệm mỗi ngày sáu thời giống như các tự viện.
Tỏ lòng tôn kính, tri ân và noi theo gương hạnh của đức Phật.
Tôn trí bàn thờ trang nghiêm, đốt hương cầu nguyện mỗi ngày.
Đáp án, a, b, c đều đúng.
Vì sao đức Phật được nhân loại tôn thờ?
Vì Ngài là người có đầy đủ phước đức và trí tuệ.
Vì Ngài hy sinh hạnh phúc cá nhân, từ bỏ hưởng thụ cao sang ở thế gian, xuất gia tầm chân lý.
Vì Ngài đã khéo vận dụng trí tuệ phương tiện để dẫn dắt chúng sanh ra khỏi sanh tử luân hồi và được chứng quả Niết bàn.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Người Phật tử tu pháp môn Tịnh độ, thờ Phật Thích Ca có được không?
Không được, tu Tịnh độ thì phải thờ Phật Di Đà.
Được thờ Phật Thích Ca.
Tịnh độ chỉ là phương pháp tu, không nhất thiết là chỉ thờ Phật Di Đà.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Ý nghĩa của việc lạy Phật là gì?
Thể hiện sự cung kính đối với đức Phật.
Thể hiện đời sống tôn giáo, tâm linh.
Lạy Phật để Phật ban phước sống lâu, giàu có và quyền lực.
Đáp án a và b đều đúng.
Lạy Phật như thế nào mới đúng?
Khi lạy Phật hai bàn tay để ngửa hoặc úp và đặt trán ở khoảng giữa hai bàn tay.
Khi lạy Phật, năm vóc sát đất, tâm nghĩ đến đức hạnh của ngài để học hỏi.
Trước khi lễ Phật phải súc miệng, rửa mặt, thân thể sạch sẽ, y phục trang nghiêm.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia vào thời điểm nào?
Buổi sáng. c. Nữa đêm
Buổi chiều. d. Buổi tối.
Xuất thế gian Phật bảo nhằm nói đến ai?
Bậc có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và Phật pháp.
Bậc có trách nhiệm xã hội và nhân loại.
Bậc đã tự giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của thế gian.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Xuất thế gian Pháp bảo là chỉ cho gì?
Chánh pháp của Phật có công năng thoát khỏi ràng buộc thế gian.
Lời dạy bậc Giác ngộ đưa chúng sanh qua bờ sanh tử.
Lời dạy bậc Chân nhân đưa chúng sanh đến Niết Bàn an vui.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Vì sao Phật tử nên thường niệm Phật Di Đà?
Để chuyển hóa vọng tưởng điên đảo, không nghĩ điều xằng bậy.
Tín hương, tấn hương, niệm hương, định hương, tuệ hương.
Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Tu cả ba phương diện “tụng kinh, trì chú và niệm Phật” có được không?
Không nên, chỉ chọn lựa một phương pháp mà tu thôi cho tinh chuyên.
Rất tốt, bởi vì ba phương diện này tuy không đồng mà kết quả đều thù thắng.
Tùy theo căn cơ và hoàn cảnh mà chọn phương diện nào cho thích hợp.
Đáp án b và c đúng.
Mục đích của việc tụng kinh là gì?
Cầu Tam bảo ban phước lành.
Định tâm, mở mang trí tuệ, hiểu đạo lý để thực hành.
Để tiêu trừ nghiệp chướng.
Để mở mang tâm trí.
Bát quan trai giới dành cho Phật tử áp dụng thời gian như thế nào?
Là pháp tu của người tại gia, áp dụng trong 1 ngày 1 đêm.
Là pháp tu tập sự xuất gia dành cho người cư sĩ trong 24 giờ.
Là pháp tu giảm bớt sự dục vọng áp dụng trong 7 ngày. .
Đáp án a và b đều đúng.
Bát quan trai giới bao gồm những gì?
Không sát sanh, không trộm cướp. không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không trang điểm và thoa dầu thơm, không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng cố đi xem nghe, không ăn phi thời.
Không sát sanh, không trộm cướp, được chánh dâm, không nói dối, không uống rượu, không trang điểm và thoa dầu thơm, không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng cố đi xem nghe, không ăn phi thời.
Không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng và cố đi xem nghe, không ăn phi thời, không lười biếng.
Đáp án b và c đều đúng.
Vì sao tu Bát quan trai giới không ca múa hát xướng và cố đi xem nghe?
Tránh vào ác đạo.
Tránh bệnh tật.
Tránh tâm tham đắm.
Tránh loạn tâm thức.
Vì sao không tà dâm là giới cần gìn giữ không cho sai phạm?
Nguyên nhân sanh tử luân hồi.
Nguyên nhân hạnh phúc gia đình tan vỡ.
Đáp án a, b đều đúng.
Nguyên nhân khiến sự nghiệp không thành.
Tu Bát quan trai, hành giả không nên ăn quá giờ (phi thời) vào thời gian nào?
Không ăn sau 13:00.
Không ăn sau 12:00
Không ăn sau 11:30.
Đáp án a, b, c đều đúng.
PHẬT HỌC KHÓA 2
Bổn phận của người Phật tử tại gia là gì?
Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, quyến thuộc và xã hội.
Có trách nhiệm đối với cá nhân, gia đình, xã hội và Phật pháp.
Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, quốc gia và Tam bảo.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Người Phật tử thuần thành nên làm gì?
Nên nương tựa Phật, Pháp, Tăng và giữ năm điều đạo đức.
Núi sông vô thường, nhà cửa vô thường, mạng người cũng vô thường.
Vì sao Phật nói pháp vô thường?
Cảnh tỉnh người đời trước những thú vui, giả tạm.
Đối trị tâm mê mờ, tham ái, chấp thủ của chúng sanh.
Đối trị đắm nhiễm dục lạc.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Bốn giai đoạn thay đổi của sự vật là gì?
Thành, trụ, hoại, không. c. Thành, trụ, hoại, tận.
Sanh, trụ, dị, diệt. d. Đáp án a và b đều đúng.
Khi biết thân này là vô thường, Phật tử phải làm gì?
Bỏ mặc không quan tâm.
Sống lành mạnh và bình thản trước bệnh tật.
Thường xuyên chăm sóc thân thể.
Tranh thủ hưởng thụ.
Bị luật vô thường chi phối và bị khổ não thuộc về khổ gì?
Khổ thân xác.
Ngũ ấm xí thạnh khổ.
Khổ tinh thần.
Khổ thân và khổ tâm.
Người tu chứng đắc có bị vô thường chi phối không?
Vẫn bị vô thường chi phối nhưng không khổ.
Không còn bị vô thường vì đã ra khỏi sinh tử.
Người chứng đắc có thần thông biến hóa nên không bị vô thường.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Tâm vô thường nghĩa là gì?
Là tâm thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh.
Là tâm không ở yên một chỗ.
Chỉ cho sự vận hành liên tục của tâm.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Câu chuyện đức vua và người lái buôn có đề cập đến tài sản của năm nhà nào?
Nước trôi, lửa cháy, giặc cướp, sung công và vợ con phá tán.
Nhà vua, nhà mình, nhà người, nhà bà con và bệnh viện.
Đáp án a và b đều đúng.
Đáp án a và b đều sai.
Câu nào sau đây thuộc về vô thường?
Sinh, lão, bệnh, tử.
Tứ đại khổ không.
Vạn pháp đều không.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Lợi ích khi hiểu rõ pháp vô thường là gì?
Hạn chế sự khổ não trước những biến động của cuộc đời.
Bớt đi lòng tham và sự cố chấp.
Biết các tập tính trong mình đều có thể thay đổi để hướng về Chân- Thiện-Mỹ.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Theo Phật học Phổ thông, đạo Phật nói vô thường, vậy có cái gì thường còn không?
Không có cái gì thường còn.
Phật tính của chúng sanh là thường còn.
Những gì thuộc chân lý là thường còn.
Đáp án b, c đều đúng.
Thiểu dục nghĩa là gì?
Ít ham muốn.
Không ham muốn.
Ham muốn không ngừng.
Chỉ người không có dục vọng.
Năm món dục người đời ham muốn là những gì?
Tài, sắc, danh, thực, thùy.
Sắc, thanh, hương, vị, xúc.
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Đáp án a, b đều đúng.
Phật dạy tu hạnh “thiểu dục và tri túc” để làm gì?
Khuyên người an phận thủ thường.
Hạn chế lòng tham lam ích kỷ và tránh nô lệ vật chất.
Khuyên người đừng chạy theo danh lợi.
Giúp người hài lòng với những gì đang có, không khổ đau khi chưa được như ý và tiết chế mọi ham muốn.
Tác hại của tham dục trong đời sống hiện tại như thế nào?
Khiến con người mất lý trí.
Khiến con người sống bất an.
Khiến con người sống không thật lòng với nhau.
Đáp án a, b, c đều đúng.
“Tri túc” nghĩa là gì?
Chỉ người có vật chất đầy đủ.
Chỉ người sống biết hài lòng với những gì đang có.
Chỉ người không biết phấn đấu.
Chỉ người có đầy đủ tri thức.
Hạnh “thiểu dục tri túc” đối trị tâm gì?
Tâm sân hận. c) Tâm tham.
Tâm si mê. d) Tâm ganh tỵ.
Tu hạnh “thiểu dục tri túc” ảnh hưởng đến việc làm kinh tế như thế nào?
Không làm kinh tế được.
Vẫn làm kinh tế nhưng trong phạm vi cho phép của pháp luật.
Vẫn sinh lợi nhưng không gây tác hại cho người khác.
Đáp án b và c đều đúng.
Ai là người nên thực hành hạnh “thiểu dục tri túc”?
Những người làm kinh tế.
Người Phật tử tại gia.
Người xuất gia.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Câu nào sau đây chỉ người biết sống “thiểu dục tri túc”?
Con người muốn tiến bộ phải cạnh tranh trên mọi lĩnh vực.
Người không biết đủ tuy giàu mà nghèo.
Người biết đủ tuy nghèo mà giàu.
Đáp án b và c đều đúng.
Người biết “thiểu dục tri túc” có biểu hiện như thế nào?
Sống tiết kiệm nên dễ giàu.
Sống tằn tiện không quan tâm giúp đỡ người khác.
Sống tự tại trước mọi hoàn cảnh.
Rời xa phố thị, về quê sống an nhàn.
Lợi ích của hạnh “thiểu dục và tri túc” là gì?
Làm chủ được lòng tham.
Không còn nô lệ vật chất.
Xã hội được bình an.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Để có được đời sống “thiểu dục tri túc”, Phật tử phải thực hành như thế nào?
Giữ giới không trộm cắp.
Thực hành hạnh bố thí cúng dường.
Bất cần đời, xa lánh trần tục.
Đáp án a và b đều đúng.
Câu nào sau đây thuộc về đặc tính của nhân quả?
Nhân thế nào thì quả thế ấy.
Một nhân không có thể thành quả.
Trong nhân có quả, trong quả có nhân.
Đáp án a và c đều đúng.
Nói “Một nhân không thể sinh quả” nghĩa là gì?
Một nhân không thể thành quả nếu không có sự tương tác của những nhân khác làm duyên.
Một nhân thì quá ít nên không thành kết quả.
Một nhân thì không thể tồn tại được.
Không có ai là người sinh ra vạn vật.
Nói “Trong nhân có quả, trong quả có nhân” nghĩa là gì?
Trong trái cây có chứa hạt.
Quả hiện tại hàm chứa nhân quá khứ.
Nhân hiện tại hàm chứa quả tương lai.
Đáp án b, c đều đúng.
“Nhân quả đồng thời” nghĩa là gì?
Trong nhân có quả, trong quả có nhân.
Nhân nào quả nấy.
Nhân và quả xuất hiện cùng lúc.
Nhân và quả ngay trong kiếp này.
Theo kinhNhân Quả nói “Nhân nào quả nấy”, sao có người ở hiền lại gặp dữ, kẻ ác lại gặp lành
Luật nhân quả vận hành lâu ngày có lúc cũng phải trục trặc.
Luật pháp tuy có nhiều quy định chặt chẽ, nhưng cũng có sơ hở..
Nhân quả không chỉ xảy ra trong đời hiện tại, mà còn liên hệ đến 3 đời (quá khứ, hiện tại và vị lai).
Đáp án a, b, c đều đúng.
Do không hiểu luật nhân quả, nên dễ sanh ra điều gì?
Mê tín dị đoan, tin tưởng vào thần quyền.
Sợ hãi vô cớ, vô minh phủ che, lạc vào mê tín.
Lệ thuộc thần linh, sống không hạnh phúc.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Vai trò của sáu thức được ví dụ như thế nào?
Một hội đồng giám khảo của cuộc thi về văn nghệ, nữ công và gia chánh.
Một hội đồng giám khảo gồm một ông chủ tịch và năm hội viên chuyên môn về năm ngành: màu sắc và hình ảnh, âm thanh, mùi hương, chất vị, xúc giác.
Đáp án a, b đều đúng.
Đáp án a, b đều sai.
Lý nhân duyên sanh nghĩa là gì?
Tất cả sự vật không một vật nào riêng biệt mà tồn tại được. Chúng phải nương tựa vào nhau mới thành vật này hay vật khác.
Loài hữu tình như kiếp người chẳng hạn, thì do 12 nhân duyên nương nhau mà thành một chuỗi sanh tử dài vô hạn, nối tiếp từ quá khứ đến hiện tại và vị lai.
Tùy theo cái tác dụng của nó mà 12 nhân duyên ấy có thể chia làm ba nhóm là: hoặc (mê mờ), nghiệp (tạo tác) và khổ (kết quả).
Đáp án a, b đều đúng.
Vì sao ta cần có quyết tâm và kiên nhẫn như là hai điều kiện căn bản để thành công trong cuộc chiến đấu, dẹp tan cái ngã?
Vì cái chấp ngã được tạo dựng và củng cố từ muôn ngàn kiếp, mỗi khi một ít, lâu dần trở thành rắn chắc.
Vì lý trí có thể chấp nhận không có thật ngã, nhưng tình cảm đâu có dễ dàng chấp nhận vô ngã.
Vì cái ngã ẩn vào sào huyệt sâu kín nhất, vào "mật khu" nguy hiểm nhất là tiềm thức hay nói theo danh từ Duy thức học là thức thứ bảy.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Theo giáo lý đạo Phật, sau khi chết con người sẽ ra sao?
Chết rồi mất hẳn.
Chết rồi vẫn tái sinh làm người, không thể sinh làm thú vật.
Tùy nghiệp đã tạo mà tái sinh làm người hoặc sinh vào các cõi khác.
Chờ thượng đế phán quyết.
Câu nói “Giang sơn dễ đổi bản tánh khó dời” để chỉ cho cái gì?
Chấp thủ. c. Bảo thủ.
Kiến thủ. d. Giới cấm thủ.
Nghiệp có nghĩa là gì?
Những hành vi, lời nói và suy nghĩ cao thượng tốt đẹp..
Hành động tạo tác, hoặc lành hoặc dữ.
Những hành vi, ngôn ngữ và tư tưởng thấp hèn tội lỗi.
Các hành vi, lời nói và suy nghĩ có chủ ý.
DuyênkhởiPhật nói kinh Thập Thiện cho ai? Ở đâu?
Cho ngài Xá Lợi Phất, ở tịnh xá Trúc Lâm.
Cho Long Vương, ở tại cung rồng Ta Kiệt La.
Cho A Nan, ở tịnh xá Kỳ Viên.
Cho tất cả chúng hội ở núi Linh Thứu.
ThậpThiện là mười điều lành, gồm những gì?
Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không tham dục, không giận tức và không tà kiến.
Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không uống rượu, không buôn gian bán lận và không ăn phi thời.
Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không tham lam, không giận tức và không si mê.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Pháp tu Thập Thiện thuộc về thừa nào?
Nhân thừa.
Thiên thừa.
Phật thừa.
Bồ tát thừa.
Thế nào gọi là thiện?
Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích cho mình và người trong hiện tại cũng như tương lai.
Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích cho gia đình và xã hội.
Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích nhưng không xác định thời gian.
Cả 3 câu trên chưa đủ ý nghĩa.
Tứ nhiếp pháp gồm những gì?
Cúng dường, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
Bố thí, không lời dối, lợi hành, đồng sự.
Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng nghiệp.
Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
Bố thí có ba cách gồm những gì?
Tài thí, pháp thí, bình đẳng bố thí.
Nội tài thí, ngoại tài thí, vô uý thí.
Tài thí, pháp thí, vô uý thí.
Quá khứ thí, hiện tại thí, vị lai thí.
Thế nào là Bố thí ba la mật?
Bố thí để cầu phước báu nhân thiên.
Bố thí để được mọi người biết là mình cũng có tấm lòng nhân hậu.
Bố thí không chấp mình là người cho, kia là người nhận và có vật để bố thí.
Bố thí không kể công, cúng dường không ỷ lại.
Lục hòa gồm những gì?
Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, kiến hòa và lộc hòa.
Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, đức hòa, kiến hòa và lợi hòa.
Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, tri hòa và lợi hòa.
Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, kiến hòa và lợi hòa.
Câu nào sau đây thuộc về luật nhân quả?
Đời cha ăn mặn đời con khát nước.
Bụng làm dạ chịu.
Gieo gió gặt bão.
Đáp án b, c đều đúng.
Câu nào sau đây là đúng?
Đức Phật là người phát minh ra luật nhân quả.
Nhân quả là một chân lý mà đức Phật đã chứng ngộ.
Chứng ngộ về nhân quả thì không còn bị nhân quả nữa.
Đáp án b và c đều đúng.
Phật tử hiểu thế nào về câu “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”?
Bồ tát hiểu về nhân quả nên sợ tạo nhân xấu.
Chúng sanh không hiểu nhân quả nên khi quả đến mới lo sợ.
Câu này không đúng vì ai cũng sợ nhân quả.
Đáp án a và b đều đúng.
Câu nói “Đời cha ăn mặn đời con khát nước” có phải nhân quả không?
Là nhân quả vì như cha mắc nợ thì con phải trả.
Không phải nhân quả vì ai làm nấy chịu, không thể chịu thay.
Câu này chỉ mang tính nhắc nhở chứ không phải nhân quả.
Đáp án b và c đều đúng.
Con người luân hồi trong ba cõi, sáu đường là do gì?
Tham ái.
Chấp thủ.
Chấp ngã.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Luân hồi trong Phật giáo là gì?
Là bánh xe.
Là xoay tròn.
Qua lại, luân chuyển trong lục đạo.
Là xoay chuyển.
Nghiệp thiện của thân là gì?
Không trộm cắp, không nói dối, không sân hận.
Không dâm dục, không nói thêu dệt, không si mê.
Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh.
Không tham lam, không dâm dục, không ác khẩu.
Nghiệp thiện của miệng là gì?
Không dâm dục, không nói lưỡi đôi chiều, không tham lam.
Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác.
Không trộm cắp, không sân hận, không nói lời hung ác.
Không si mê, không sát sanh, không nói dối.
Nghiệp thiện của ý là gì?
Không trộm cắp, không nói dối, không si mê.
Không dâm dục, không nói lời hung ác, không tham lam.
Không tham lam, không sân hận, không si mê.
Không sát sanh, không nói thêu dệt, không si mê.
Không sát sanh tránh được những tội lỗi nào?
Tránh giết hại chư Phật vị lai.
Tránh giết nhầm bà con nhiều kiếp.
Tránh oan gia tương báo.
Đáp án a, b, c, đều đúng.
Lợi ích của việc không gian tham trộm cắp là gì?
Tài sản dư thừa.
Không bị lừa dối, gạt gẫm.
Tâm được an ổn, khi chết sanh lên cõi trời.
Đáp án a, b, c, đều đúng.
Không tà hạnh (tà dâm) được lợi ích gì?
Sáu căn được vẹn toàn.
Xa lìa phiền não.
Gia đình hạnh phúc.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Không nói dối được lợi ích gì?
Miệng thường thơm sạch, được người, trời kính mến.
Lời nói có chuẩn mực.
Mọi người tin cậy.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Không nói thêu dệt được lợi ích gì?
Được người trí yêu mến.
Đáp được những câu hỏi khó.
Được làm người cao quý, đức độ.
Đáp án a, b, c đúng.
Không nói lưỡi hai chiều có lợi ích gì?
Bà con dòng họ sum họp.
Gần gũi thiện tri thức.
Đức tin, pháp hạnh bất hoại.
Đáp án a, b, c đúng.
Không nói lời hung ác có lợi ích gì?
Lời nói khôn khéo đúng lý.
Lời nói ai cũng tin theo.
Lời nói mọi người tôn trọng.
Đáp án a, b, c đúng.
Không tham muốn ngũ dục, lục trần có lợi ích gì?
Ba nghiệp tự tại.
Của cải không bị tổn thất.
Những điều tốt đẹp sẽ đến.
Đáp án a, b, c đúng.
Không sân hận được lợi ích gì?
Xa lìa khổ não, giận hờn, tranh cãi.
Tâm nhu hòa ngay thẳng.
Thân tướng trang nghiêm, chúng sanh đều tôn kính.
Đáp án a, b, c đúng.
Không si mê vọng chấp được lợi ích gì?
Ý được an vui.
Tâm được chánh kiến.
Tâm không chấp ngã, xa lìa ác nghiệp.
Đáp án a, b, c, đều đúng.
Tứ nhiếp pháp gồm những gì?
Bố thí, trì giới, niệm Phật, ăn chay.
Ái ngữ, lợi hành, tụng kinh, nghe giảng pháp.
Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
Trì chú, ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật.
Ái ngữ là lời nói như thế nào?
Thẳng thắn, to tiếng, bộc trực.
Nhẹ nhàng, khôn khéo.
Thu phục lòng người.
Đáp án b, c, đều đúng.
Lợi hành nhiếp là những việc làm nào?
Làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói, hành động.
Làm lợi ích cho mình, hại người khác.
Làm người khác có tiền của, vật chất.
Làm cho người khác được trục lợi hưởng thụ.
Thân hòa là gì?
Sống trong nhà anh em phải hòa thuận.
Sống trong tổ chức tập thể phải đoàn kết hòa hợp.
Sống trong chùa phải hòa kính, đạo vị, đạo tình.
Đáp án a, b, c, đều đúng.
Khẩu hòa là gì?
Nói lời hòa nhã, dịu dàng, có lợi ích cả hai.
Nói lời dua nịnh, đường mật.
Nói lời tâng bốc, khen ngợi.
Nói đùa, cười giỡn.
Ý hòa là gì?
Ý hiền hòa, thân thiện, bao dung.
Ý muốn lợi dụng.
Ý có vụ lợi riêng.
Ý làm vừa lòng người khác, để được khen ngợi.
Kiến hòa đồng giải là gì?
Chia sẻ sự hiểu biết của mình với người khác.
Giải bày, chỉ bảo cho người khác cùng hiểu.
Chia sẻ tài vật.
Đáp án a, b, đều đúng.
Lợi hòa là gì?
Chia sẻ lợi ích một cách bình đẳng.
Chia người mình thương nhiều hơn.
Chia cho người nghèo nhiều hơn.
Chia cho người giỏi nhiều hơn.
Cảnh giới Phật A Di Đà gọi là gì?
Cõi Tây Phương thế giới.
Cõi Cực lạc thế giới.
Cõi Tịnh độ thế giới.
Đáp a, b, c đều đúng.
Danh hiệu Phật A Di Đà, được vị Phật nào giới thiệu?
Phật Dược Sư.
Phật Đa Bảo.
Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phật Nhiên Đăng.
Cõi Tây phương Cực lạc được miêu tả như thế nào?
Có hàng cây, mành lưới, lang can, toàn bằng trân bảo.
Có cát bằng vàng rồng, ao thất bảo, hoa sen báu.
Có chim thuyết pháp, nước bát công đức, thanh tịnh trang nghiêm.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Những điều kiện nào để vãng sanh về cõi Cực lạc?
Nguyện vững vàng, không thối chuyển.
Niệm Phật liên tục, không dừng nghỉ.
Tin sâu, hạnh bền bỉ, nguyện vững vàng.
Tin theo Phật, làm việc thiện.
Trì danh niệm Phật là gì?
Là vâng giữ danh hiệu Phật.
Là niệm Phật liên tục, khi đi, đứng nằm, ngồi.
Là vừa lạy, vừa niệm Phật suốt không nghỉ.
Là vừa niệm Phật, vừa làm việc thiện.
Quán tưởng niệm Phật là gì?
Quán tưởng hình dung Phật A Di Đà ở trước mặt ta.
Quán thân ta ngồi trên hoa sen chắp tay hầu Phật.
Quán Phật thấy ta, ta thấy Phật, lâu ngày thuần thục.
Đáp án a, b, c, đều đúng.
Thật tướng niệm Phật là gì?
Niệm Phật hợp nhất với chân tâm.
Niệm Phật đạt đến lý tánh tuyệt đối.
Niệm Phật đến vô niệm, nhứt tâm bất loạn, thành Phật.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Như thế nào là niệm Phật trừ được niệm chúng sanh?
Pháp Tứ diệu đế là giáo lý căn bản thuộc về loại nào?
Đốn giáo.
Tiệm giáo.
Đáp án a, b đều đúng.
Đáp án a, b đều sai.
CóphảiBát chánh đạo còn được gọi là con đường Trung đạo hay không?
Sai. c. Đáp án a, b đều sai.
Đúng. d. Đáp án a, b đều đúng.
Nền tảng giáo lý của đạo Phật là gì?
Tam vô lậu học.
Nhân quả nghiệp báo.
Tứ diệu đế.
Đáp án a, b, c đều đúng.
“Tâm viên ý mã” có nghĩa là gì?
Tâm hỷ xả. c. Tâm hưởng thụ.
Tâm ham vui. d. Tâm vọng tưởng.
"Không đau làm giàu biết mấy" chỉ cho loại khổ nào sau đây?
Khổ thân.
Khổ tâm.
Đáp án a, b đều đúng.
Đáp án a, b đều sai.
“Xưa sao nay vậy, xưa bày nay làm” chỉ cho loại kiến chấp nào?
Kiến thủ. c. Thân kiến.
Biên kiến. d. Tà kiến.
Quán bất tịnh bằng cách nào ?
Cửu tưởng quán. c) Ngũ tưởng quán.
Bát tưởng quán. d) Thất tưởng quán.
Đối tượng nào sau đây đức Phật dạy không xem thường?
Con rắn nhỏ và đốm lửa nhỏ.
Thái tử nhỏ và chú Sadi nhỏ.
Đáp án a, b đều đúng.
Đáp án a, b đều sai.
Thế nào gọi là tà kiến?
Nói sao tin vậy.
Tin tưởng nhiều người.
Mê tín dị đoan.
Chấp điều không chơn chánh, trái với quy luất nhân quả.
Phật đã dạy: "Hạt giống Bồ đề, không thể gieo trên hư không, chỉ trồng trên đất chúng sinh mà thôi". Điều này có ý nghĩa gì?
Mở rộng lòng thương xót tất cả chúng sanh.
Tâm không phân biệt và nguyện độ khắp tất cả.
Phát nguyện giúp đỡ chúng sinh muôn loài.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Trong Tứ niệm xứ, khi tâm bị vướng mắc vào một đối tượng chúng ta phải dùng pháp nào để đối trị ?
Quán tâm vô thường.
Quán pháp vô ngã.
Quán thọ thị khổ.
Thực tập cả ba điều trên.
Trong Tứ diệu đế, chi phần nào là nguyên nhân của khổ?
Tập đế. c) Đạo đế.
Diệt đế. d) Thánh đế.
Khi quán xét để thấy rõ tất cả sự vật vốn không phải là của ta, được gọi là pháp quán nào trong Tứ niệm xứ?
Quán thọ thì khổ. c) Quán thân vô ngã.
Quán tâm vô thường. d) Quán pháp vô ngã.
PHẬT HỌC KHÓA 4
Ngũ minh gồm những gì?
Công xảo minh, thanh minh, y phương minh, phát minh và nhân minh.
Nội minh, nhân minh, thanh minh, công xảo minh và y phương minh.
Nội minh, công minh, nhân minh, thanh minh và y phương minh.
Công xảo minh, nhân minh, thanh minh, y phương minh và công minh.
Nội minh là gì?
Phải sống nội tâm, không nên hướng ngoại nhiều.
Phải có kiến thức về nội điển (kinh, luật, luận) vững chắc.
Phải hiểu về tâm của mình.
Phải thấy biết những diễn biến xảy ra trong môi trường, đời sống tu tập hiện tại.
Nhân minh là gì?
Thông về giáo điển. c) Thông về văn chương.
Thông về biện luận. d) Thông về kỷ xảo.
Thanh minh có nghĩa là gì?
Liên quan đến vấn đề diễn giải, biện luận, giải thích.
Hướng dẫn nghệ thuật diễn giảng.
Liên quan đến ngôn ngữ văn tự, và văn học.
Đáp án a, b đều đúng.
Thông qua Ngũ minh, Phật giáo thể hiện được tinh thần gì nổi bật?
Bi quan yếm thế.
Tích cực.
Nhập thế.
Đáp án b và c đều đúng.
Ngũuẩn gồm những gì?
Tài, sắc, danh, thực, thùy. c) Cả hai câu trên đều đúng.
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. d) Cả hai câu trên đều sai.
Tứ đại gồm những gì?
Kim, thủy, hỏa, thổ. c) Đất, nước, lửa, gió.
Địa, thủy, hỏa, phong. d) Đáp án b, c đúng.
Phương pháp quán giới phân biệt là gì?
Quán sát sự liên hệ giữa thân và tâm.
Quán sát sự liên hệ giữa căn, trần và thức.
Quán sát sự giả dối của căn, trần và thức.
Quán sát sự liên hệ và sự giả dối không bền, không thật giữa căn, trần và thức.
Quán sát sự giả dối của “Căn”,“Trần” và “Thức” như thế nào?
Căn, Trần, Thức không có ngã.
Căn, Trần, Thức không thật bền, không thật có.
Đáp án a, b đều đúng.
Đáp án a, b đều sai.
Theo Duy thức học, “Thức” trong ngũ uẩn thuộc về tâm nào?
Tâm vương. c) Đáp án a, b đều sai.
Tâm sở. d) Đáp án a, b đều đúng.
Quan điểm của Phật giáo về thân thể vật lý dựa trên cơ sở lý duyên sinh, nghĩa là gì?
Trình bày rõ về mối tương hệ bất khả phân ly giữa yếu tố con người với yếu tố vũ trụ thiên nhiên.
Thân thể muốn tồn tại phải nương vào các yếu tố sắc không phải là thân thể như mặt trời, dòng sông, ruộng lúa, thời tiết, không khí….
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Vì sao trong kinh Phật đã dạy, “Ai cho rằng sắc uẩn là ta, là của ta, là tự ngã của ta thì chắc chắn gặt hái đau khổ, thất vọng, sầu muộn, vấp ngã và tai nạn”?
Vì bản chất của sắc uẩn là vô thường, vô ngã và chuyển biến bất tận theo lý duyên sinh.
Vì chấp thủ, tham ái thân thể (sắc uẩn), hoặc bất cứ một đối tượng vật lý, sinh lý nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ đau khổ.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều sai đúng.
Theo lời Phật dạy, cảm giác nào là thọ uẩn?
Cảm giác quá khứ, vị lai hay hiện tại.
Cảm giác nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Cảm giác khổ trong thọ uẩn như thế nào?
Cảm giác khó chịu khi ta tiếp xúc với một đối tượng không thích ý.
Nó kèm theo một chuỗi tâm lý khó chịu, bất mãn, tránh xa...
Ví dụ khi ta nhìn thấy một con vật dơ bẩn xấu xí, ta nảy sinh cảm giác ghê tởm không muốn nhìn.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Những cảm giác thọ uẩn đến từđâu?
Từ thân thể (sắc uẩn) như ăn uống khoái khẩu hay bị thương tích đau đớn.
Từ tâm lý (tưởng, hành) như thiền định hay tưởng tượng.
Từ tâm lý và vật lý như thưởng thức một bản nhạc hoặc ngắm một bức tranh, hoặc sự đau khổ do hoàn cảnh bất hạnh...
Đáp án a, b và c đều đúng.
Vì sao nói chấp thủ vào cảm thọ bao giờ cũng sai lầm và gặt hái khổ đau?
Vì cảm thọ tâm lý chi phối hệ thống tâm thức, sinh khởi biến hiện thay đổi vô chừng.
Vì cảm thọ tâm lý chi phối hệ thống tâm thức, chuyển biến vô tận, vô thường, vô ngã và hiện hữu có điều kiện.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Tính chất của tưởng uẩn là gì?
Nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng.
Cái thấy, cái biết của mình về con người, hoặc sự việc hay sự kiện.
Đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan.
Đáp án a, b đều đúng.
Sự nhận biết đối tượng trong tưởng uẩn gồm có hai loại nào?
Nhận biết đối tượng bên ngoài và nhận biết đối tượng bên trong.
Như mắt thấy sắc nhận biết đó là đóa hoa hồng, tai nghe âm thanh nhận ra bản nhạc tiền chiến… và các đối tượng tâm lý như những khái niệm, hồi tưởng ký ức...
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Thế nào là tưởng uẩn?
Phàm tri giác gì thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại.
Phàm tri giác gì thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Hành uẩn nghĩa là gì?
Các hiện tượng tâm lý mang tính chất tạo tác nghiệp, có năng lực đưa đến quả báo của nghiệp.
Tạo động lực tái sinh.
Những hiện tượng tâm lý còn được gọi là tâm sở.
Đáp án a, b đều đúng.
Hành uẩn gồm có sáu loại nào do sự tiếp xúc giữa sáu giác quan và sáu đối tượng?
Sắc tư, thinh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư.
Sắc tư, thinh tư, thơm tư, vị tư, xúc tư và pháp tư.
Nhãn tư, nhĩ tư, tỷ tư, thiệt tư, thân tư và ý tư.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Tất cả những hiện tượng tâm lý, sinh lý hiện tại là kết quả của “hành” trong quá khứ, mà trong kinh thường gọi là gì?
"Phiền não tùy miên”.
"Câu sanh phiền não".
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Hình thành một năng lực “hành” mới, dẫn dắt con người đi tới tương lai, vai trò “hành” phải như thế nào?
“Hành” phải làm nền tảng và lực đẩy.
“Hành” phải làm điều kiện do duyên sinh.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Tính chất của thức uẩnlà gì?
Khả năng rõ biết, phản ánh thế giới hiện thực.
Nhận biết sự có mặt của đối tượng.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Thức uẩn theo đạo Phật là nền tảng của tâm lý. Vậy thức uẩn có tồn tại độc lập không? Vì sao?
Có. Vì chúng hiện hữu do duyên sinh, cụ thể là do sắc, thọ, tưởng, hành; mối quan hệ giữa chúng với nhau là bất khả phân ly.
Có. Vì thức tồn tại nhờ sắc làm điều kiện, làm đối tượng, sắc làm nơi nương tựa... Thức phát triển hưng thịnh nhờ sắc. Thức tồn tại nhờ thọ... nhờ tưởng... nhờ hành…
Không. Vì thức tồn tại nhờ sắc làm điều kiện, làm đối tượng, sắc làm nơi nương tựa... Thức phát triển hưng thịnh nhờ sắc. Thức tồn tại nhờ thọ... nhờ tưởng... nhờ hành…
Đáp án a, b đều đúng.
Mục đích chính của tu tập quán chiếu năm uẩn là gì?
Vô minh không còn hiện hữu.
Trí tuệ sẽ sinh.
Chấp thủ và tham ái sẽ diệt.
Đáp án a, b và c đều đúng.
Thế nào là quán chiếu trên cơ sở các pháp ấn?
Tức là quán năm uẩn là là trống rỗng, là vô ngã.
Tức là quán năm uẩn là vô thường, là khổ đau.
Tức là trang bị cho mình một cái nhìn sáng tỏ, chánh kiến về thân thể, về tình cảm, về nhận thức tư tưởng, về những hoạt động sâu kín của tâm lý.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Với sức quán chiếutrên cơ sở các pháp ấn sẽ tạo nên năng lực gì?
Làm rơi rụng tâm tham ái.
Làm rơi rụng tâm chấp thủ.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Ðức Phật thường thức tỉnh các đệ tử quán chiếu về năm uẩn một cách đơn giản như thế nào?
Thông qua hình thức câu hỏi Ðức Phật giúp chư đệ tử hiểu rõ “Thân thể là thường hay vô thường và vô thường thì đưa đến khổ hay vui”.
Thông qua hình thức câu hỏi Ðức Phật giúp chư đệ tử hiểu rõ “cái mà vô thường và khổ thì có hợp lý không khi cho rằng cái này là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi”.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Vì sao Ðức Phật dạy: "Ai không chấp trước, không tham luyến, không suy tưởng, không hoan hỷ về sắc, thọ, tưởng, hành, thức... người ấy giải thoát khỏi ác ma"?
Vì vấn đề chủ yếu không phải là sự hiện hữu của năm uẩn mà chính là sự có mặt của chấp trước và tham luyến năm uẩn.
Vì con người thường bị dính mắc, bị cột chặt vào một cái gì đó như là thân thể hay tình cảm, tư tưởng... nếu cái ấy bị mất mát, bị lấy đi, tâm tư chúng ta sẽ trống rỗng, bị khủng hoảng.
Vì con người có thói quen tư duy về ngã, về cái tồn tại, cái chủ động đằng sau cái biến động, nên mọi sự rối loạn từ đó mà sinh.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Vì sao Phật giáo thường bàn đến quan điểm 6 Đại, 12 Xứ và 18 Giới?
Vì quan điểm này giúp người học đạo một cái nhìn chính xác về bản chất của thân năm uẩn và thế giới sự vật hiện tượng chung quanh con người.
Vì quan điểm này giúp người học đạo có cái nhìn thấy rõ sự thật vô ngã của các pháp.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng. (đúng)
Liên hệ giữa 6 Đại và con người như thế nào?
Con người theo sáu đại là con người hoàn chỉnh, bao gồm cả tâm lý và vật lý.
Con người theo sáu đại là con người toàn diện, bao gồm cả cấu trú và sự vận hành tâm lý.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Mối quan hệ giữa 12 Nhân duyên, 5 Uẩn, 6 Ðại, 12 Xứ và 18 Giới như thế nào?
Thế giới sự vật hiện tượng với muôn ngàn khác biệt mà chúng ta nhận biết thì không gì khác ngoài sự phân biệt của tri giác.
Thế giới quan, hay nhân sinh quan, hay vũ trụ quan đó, thực ra không gì khác hơn là sự sinh khởi ý niệm của Thức trong tiến trình giao tiếp giữa căn và trần.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Vì sao trong mối quan hệ giữa 12 Nhân duyên, 5 Uẩn, 6 Ðại, 12 Xứ và 18 Giới gọi là thế giới sai biệt đa thù của nhận thức?
Vì tùy thuộc vào yếu tố xúc (tiếp xúc) ở mỗi con người khác nhau.
Vì tùy theo điểm nhìn và chủ thể nhìn.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
Theo kinh Lăng Già, đức Phật dạy, cái đa tính của đối tượng sinh khởi từ sự nối kết giữa tập khí và phân biệt. Vậy nó sinh ra từ đâu?
Tâm. c. Trần.
Căn. d. Đáp án a, b, c đều đúng.
489. Pháp ấn vô thường đem lại gì cho con người?
Khổ đau.
Niềm tin cho mọi nỗ lực sáng tạo và phát triển.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b đều đúng.
490. Khi nào dòng tâm thức không còn bị quấy nhiễu bởi bóng hình gì thì khổ đau không có mặt?
Phiền não.
An lạc.
Ngũ uẩn.
Đáp án a, b, c đều đúng.
491. Giải thoát khổ đau chỉ trở thành hiện thực khi nào?
Khi người Phật tử biết ý thức và thực nghiệm về khổ đau trong cuộc sống nội tại.
Khi không nhận chân về chân tướng của cuộc đời và nuôi dưỡng ảo tưởng cuộc đời là hạnh phúc.
Khi bị buộc ràng trong cuộc sống vật chất dễ dãi, chúng ta rất dễ đánh mất đi mục đích tu tập của mình.
Đáp án a, b, c đều đúng.
492. Ngã chấplà gì?
Chấp chặt vào ý niệm cho rằng mọi sinh thể trong đời đều có một bản chất đồng nhất hay một "linh hồn" tồn tại mãi mãi.
Chấp chặt thuộc về sự bảo thủ trong quan niệm, ý kiến và cho rằng chúng luôn luôn đúng trong mọi trường hợp, với mọi con người khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau…
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Lợi ích của sự giữ giới là gì?
Giới luật chính là bậc thang đầu của đạo quả giác ngộ, là nền tảng của thiền định, trí tuệ.
Giới luật chính là ngọc anh lạc để trang nghiêm pháp thân, là thuyền bè để đưa người qua bể khổ sanh tử.
Giới luật chính là kho tàng vô lượng công đức.
Đáp án a, b, c đều đúng.
So sánh trí tuệ và tri thức thế gian?
Tri thứcthế gian là nhờ sự học tập hay kinh nghiệm cuộc sống mà có được. Còn trí tuệ là thành quả có được nhờ vào công năng tu tập và thể nghiệm bản thân.
Tri thứcthế gian chỉ là yếu tố trợ duyên để có thể làm tăng trưởng trí tuệ. Trí tuệ thì soi sáng con đường đưa đến cuộc sống an lạc và giải thoát.
Đáp án a, b đều sai.
Đáp án a và b đều đúng.
Nhận thức đúng giáo lý duyên khởi sẽ giúp điều gì?
Thấy rõ sự thật của con người, cuộc đời và giá trị hạnh phúc.
"Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)".
Thấy sự thật đây là cái thấy độc đáo nhất trong lịch sử tôn giáo và triết học xưa nay...
Đáp án a, b, c đều đúng.
Sự áp dụng duyên khởi vào các lĩnh vực xã hội như thế nào?
Nhận thức quan trọng nhất cho cá nhân để tu tập giải thoát là ghi nhớ mãi công thức: “Cái này không phải là tôi, không phải là của tôi và không phải là tự ngã của tôi.
Thế giới là một ngôi nhà chung: Rối loạn, khổ đau ở chỗ này cũng là rối loạn khổ đau ở chỗ kia...
Cá nhân và tập thể cùng cọng sinh và cọng tồn. Thiên về một hiện hữu nào đều là thiên lệch, dễ đi vào rối loạn, ngưng trệ sự phát triển xã hội.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Phật dạy, thế nào gọi là “Vô minh”?
Không hiểu rõ Tứ đế.
Không hiểu rõ Duyên khởi.
Không hiểu rõ Vô ngã.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Phật dạy, thế nào gọi là “Hữu”?
Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ.
Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.
Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Phật dạy, thế nào gọi là “Sinh”?
Cái gì thuộc loài chúng sinh bị sinh, xuất sinh.
Cái gì thuộc loài chúng sinh giáng sinh, đản sinh.
Cái gì thuộc loài chúng sinh xuất hiện các uẩn, thành tựu các xứ.
Theo Duy thức học, sau khi thành tựu được "Hậu đắc trí", thì tám thức chuyển thành bốn trí là gì?
Thành sở tác trí, diệu quan sát trí, bình đẳng tánh trí, và hậu đắc cảnh trí.
Thành sở tác trí, diệu quan sát trí, căn bản tánh trí, và đại viên cảnh trí.
Thành sở tác trí, diệu quan sát trí, bình đẳng tánh trí, và đại viên cảnh trí.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Công dụng của pháp quán giới phân biệt là gì?
Đối trị bệnh tham dục.
Đối trị bệnh sân hận.
Đối trị bệnh chấp ngã, chấp pháp.
Đáp án a, b, c đều đúng.
Thế nào là quán bất tịnh?
Quán thân này nhơ nhớp.
Quán thân này chịu nhiều đau khổ.
Quán thân này vô thường.
Quán thân này vừa dơ vừa vô thường.
Quántừ bi nhằm mục đích gì?
Để diệt trừ ngã mạn
Để diệt trừ sân hận.
Để diệt trừ hận thù, bạo lực, hiềm khích.
Đáp án b, c đều đúng.
Mục đích quán nhân duyên là gì?
Để đối trị ngã chấp.
Để đối trị pháp chấp.
Để đối trị cố chấp.
Để đối trị ngã chấp và pháp chấp.
Quán thân bất tịnh để đoạn trừ phiền não nào?
Mê danh vọng, quyền thế.
Mê tiền và hưởng thụ.
Mê tiền và sắc đẹp.
Ái nhiễm xác thân.
Pháp quán vô ngã đưa đến lợi ích gì?
Không bị chi phối bởi hoàn cảnh.
Không bị phiền não lay động, dứt sự ích kỷ hại nhân.
Không chấp thân này, tâm này là tôi, là sỡ hữu của tôi và là tự ngã của tôi.
Không chấp mọi thứ trên đời là sở hữu của tôi.
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam là ai?
Thiền sư Trúc Lâm.
Thiền sư Pháp Loa.
Thiền sư Huyền Quang.
Thiền Sư Vạn Hạnh.
Tục danh của quốc sư Khuông Việt là gì?
Đỗ Pháp Thuận. c. Lý Trường.
Ngô Chân Lưu. d. Lý Công Uẩn.
Chùa Khai Quốc là tên cũ của ngôi chùa nổi tiếng nào ở khu vực Hồ Tây, Hà Nội ngày nay?
Chùa Trấn Quốc. c. Chùa Vạn Niên.
Chùa Vạn Quốc. d) Chùa Diên Hựu.
Ai là tác giả của quyển luận quý báu “Lý hoặc luận” của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ thứ II?
Khương Tăng Hội. c. Chi Cương Lương.
Mâu Bác. d. Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Ai là người có sức ảnh hưởng lớn đến tư tưởng thiền của Phật Hoàng Trần Nhân Tông?
Thiền sư Tiêu Diêu. c. Tuệ Trung Thượng Sĩ.
Thiền sư Định Khôn. d. Thiền Sư Pháp Loa.
Ai là tác giả của Khóa Hư Lục?
Trần Thánh Tông. c. Trần Thái Tông.
Trần Nhân Tông. d. Trần Anh Tông.
Vua Lý Công Uẩn là đệ tử của thiền sư nào?
Thiền sư Vạn Hạnh. c.Thiền sư Không Lộ.
Thiền sư Đa Bảo. d. Thiền Sư Khuông Việt.
Trung tâm Phật giáo Luy Lâu thuộc tỉnh nào hiện nay?
Ninh Bình. c. Thái Nguyên.
Bắc Ninh. d. Nam Định.
Vị nào vì pháp thiêu thân, được tôn xưng là Bồ-tát?
Đại Đức Thích Quảng Hương.
Hòa thượng Thích Quảng Đức.
Đại Đức Thích Thiện Mỹ.
Thượng tọa Thích Tiêu Diêu.
Sải Vương là tên của vị chúa nào nhà Nguyễn đã có công hộ trì Phật giáo trong thế kỷ 17?
Nguyễn Phúc Nguyên. c. Nguyễn Phúc Lan.
Nguyễn Hoàng. d. Nguyễn Phúc Chu.
Vị nào giúp vua Lý Thái Tổ xây dựng triều Lý?
a. Thiền sư Ngô Chân Lưu. c. Thiền sư Đa Bảo.
b. Thiền sư Pháp Thuận. d. Thiền sư Vạn Hạnh.
Tên gọi khác của chùa Một Cột là gì? Được xây dựng từ đời vua nào?
Chùa Diên Hựu, được xây từ thời vua Lý Thái Tông.
Chùa Diên Hựu,được xây từ thời vua Lý Anh Tông.
Chùa Diên Hựu, được xây từ thời vua Lý Thánh Tông.
Chùa Diên Hựu,được xây từ thời vua Lý Nhân Tông.
Phật giáo Việt Nam thịnh hành nhất vào những triều đại nào?
Đinh, Lê.
Lý, Trần.
Hậu Lê, Trịnh-Nguyễn.
Đáp án a, b, c đều sai.
Ở Việt Nam, ngôi chùa nào có lưu lại hai nhục thân xá lợi Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường?
Chùa Đậu.
Chùa Dâu.
Chùa Hương.
Chùa Phật Tích.
Tổ Cầu là tôn hiệu của vị thiền sư nào thời Hậu Lê?
Thiền sư Chân Nguyên.
Thiền sư Minh Hải.
Thiền sư Hương Hải.
Thiền Sư Hương Nghiêm.
Tổ Đĩa là tôn hiệu của vị nào thuộc phái thiền Lâm Tế Đàng Trong?
Thiền sư Thiện Hiếu húy Đạo Trung.
Thiền sư Minh Khiêm húy Hoằng Ân.
Thiền sư Từ Phong húy Như Nhãn.
Thiền sư Ngộ Chân.
Vị vua nào của Việt Nam xuất gia và chứng đạo?
Lý Công Uẩn. c. Trần Nhân Tông.
Trần Thái Tông. d. Trần Thánh Tông.
Ở Việt Nam, vị Bồ tát nào đã lưu lại quả tim bất diệt?
Ngài Thích Khánh Hòa.
Ngài Thích Tuệ Tạng.
Ngài Thích Thiện Hoa.
Ngài Thích Quảng Đức.
Người có công cổ xúy phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà, trụ trì chùa Phước Hậu (Trà Ôn) là ai?
Giới luật chính là bậc thang đầu của đạo quả giác ngộ, là nền tảng của thiền định, trí tuệ.
Giới luật chính là ngọc anh lạc để trang nghiêm pháp thân, là thuyền bè để đưa người qua bể khổ sanh tử.
Giới luật chính là kho tàng vô lượng công đức.
Đáp án a, b, c đều đúng.
591. Cây đại thọ phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà, thành lập Hội Lục Hòa, trụ trì chùa Tuyên Linh (Bến Tre) là ai?
Hòa thượng Thích Huệ Quang
Hòa thượng Thích Khánh Anh.
Hòa thượng Thích Khánh Hòa.
Hòa thượng Thích Pháp Hải.
Vị nào sau đây giúp vua Lý Thái Tổ xây dựng triều Lý?
Thiền sư Ngô Chân Lưu.
Thiền sư Pháp Thuận.
Thiền sư Đa Bảo.
Thiền sư Vạn Hạnh.
Tiêu biểu cho tinh thần Phật giáo gắn liền với truyền thống yêu nước phụng đạo “Đất nước có độc lập tự chủ thì Phật pháp mới hóa độ tròn duyên”. Đó là câu nói của ai?
Hòa thượng Thích Huệ Đăng.
Hòa thượng Thích Thiện Hào.
Hòa thượng Thích Khánh Hòa.
Hòa thượng Thích Trí Thiện.
Người được suy cử làm Trưởng Ban trị sự Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ II và III là ai?
Hòa thượng Thích Trí Thủ.
Hòa thượng Thích Thiện Hào.
Hòa thượng Thích Từ Nhơn.
Hòa thượng Thích Trí Quảng.
Vị chúa Nguyễn nào lấy hiệu là “Thiên Túng Đạo Nhân”?
Nguyễn Phúc Thái. c) Nguyễn Phúc Lan.
Nguyễn Phúc Tần. d) Nguyễn Phúc Chu.
HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI
Bốn chúng đệ tử của đức Phật gồm những chúng nào?
Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc và Ưu bà di.
Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Cận sự nam và Cận sự nữ.
Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa di, Sa di ni.
Đáp án a và b đều đúng.
Tuổi đạo của chư Tăng, Ni được tính từ thời điểm nào?
Từ lúc thọ giới Tỳ kheo hoặc Tỳ kheo ni (20 tuổi đời).
Từ lúc thọ giới Sa di, hoặc Sa di ni.
Từ lúc xuống tóc xuất gia.
Từ lúc vào chùa tập sự.
Theo hiến chương GHPGVN hiện nay, để tấn phong hàng giáo phẩm Hòa thượng cần những điều kiện gì?
Có từ 55 tuổi đời và 35 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức.
Có từ 60 tuổi đời và 35 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức.
Có từ 65 tuổi đời và 40 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức.
Có từ 60 tuổi đời và 40 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức.
Theo hiến chương GHPGVN hiện nay, để tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa phải có tuổi đời, tuổi đạo tối thiểu bao nhiêu?
50 tuổi đời và 25 tuổi đạo
45 tuổi đời và 25 tuổi đạo.
40 tuổi đời và 20 tuổi đạo.
50 tuổi đời và 30 tuổi đạo.
Theo hiến chương GHPGVN hiện nay, để được tấn phong hàng giáo phẩm Ni trưởng phải có tuổi đời, tuổi đạo tối thiểu bao nhiêu?
65 tuổi đời và 45 tuổi đạo.
65 tuổi đời và 40 tuổi đạo.
65 tuổi đời và 40 tuổi đạo.
60 tuổi đời và 40 tuổi đạo.
Theo hiến chương GHPGVN hiện nay, để được tấn phong hàng giáo phẩm Ni sư phải có tuổi đời, tuổi đạo tối thiểu bao nhiêu?
40 tuổi đời và 20 tuổi đạo.
45 tuổi đời và 25 tuổi đạo.
50 tuổi đời và 30 tuổi đạo..
55 tuổi đời và 35 tuổi đạo.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?
11/07/1980. c. 07/11/1980
11/07/1981. d. 07/11/1981
Đức Pháp chủ đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là vị nào?
Hòa thượng Thích Tâm Tịch.
Hòa thượng Thích Đức Nhuận.
Hòa thượng Thích Minh Nguyệt.
Hòa thượng Thích Trí Tịnh.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là vị nào?
Hòa thượng Thích Trí Quảng.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn.
Hòa thượng Thích Thiện Pháp.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là vị nào?
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm.
Hòa thượng Thích Tấn Đạt.
Hòa thượng Thích Quang Nhuận.
Hòa thượng Thích Minh Thiện.
Phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là gì?
Đoàn kết – Hòa hợp – Trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.
Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội.
Giới luật còn, Phật pháp còn – Giới luật mất, Phật pháp mất.
Đạo pháp – Dân tộc.
Trụ sở của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Namđặt ở đâu?
Chùa Lý Triều Quốc Sư.
Chùa Vĩnh Nghiêm.
Thiền viện Quảng Đức.
Chùa Quán Sứ.
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Namcó mấy văn phòng? Văn phòng I lập ở đâu?
Có 2 văn phòng, Văn phòng I ở chùa Quán Sứ.
Có 3 văn phòng, Văn phòng I ở chùa Quán Sứ.
Có 2 văn phòng, Văn phòng I ở chùa Bà Đá.
Có 3 văn phòng, Văn phòng I ở chùa Một Cột.
Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Namđặt ở đâu?
Chùa Xá Lợi, Tp.HCM.
Thiền viện Quảng Đức, Tp.HCM.
Chùa Từ Đàm, Tp. Huế.
Chùa Vĩnh Nghiêm, Tp.HCM.
Trụ sở hiện nay của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh đặt ở đâu?
Chùa Ấn Quang. c. Việt Nam Quốc Tự.
Chùa Phổ Quang. d. Chùa Xá Lợi.
Hiện nay, Phật giáo Việt Nam đã có Đại tạng kinh tiếng Việt chưa?
Có.
Chưa có.
Có, nhưng chưa đầy đủ.
Đáp án a, b, c đều ai.
Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam được thành lập tại đâu, năm nào?
Tại Thủ đô Hà Nội, năm 1981.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1980.
Tại Thừa Thiên Huế, năm 1981.
Tại Cần Thơ, năm 1980.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) được thành lập tại đâu, năm nào?
Tại thủ đô Hà Nội, năm 1981.
Tại Tp. Hồ Chí Minh, năm 1981.
Tại Đà Nẳng, năm 1982.
Tại Trà Vinh, năm 1983.
Đức Pháp chủ thứ hai của Hội đồng Chứng minh Trung ương GHPGVN là vị nào?
Đại lão HT. Thích Đức Nhuận.
Đại lão HT. Thích Tâm Tịch.
Đại lão HT. Thích Tịnh Khiết.
Đại lão HT. Thích Trí Tịnh.
Chức danh vị lãnh đạo cao nhất của Hội đồng Trị sự (HĐTS) hiện nay gọi là gì?
Pháp chủ HĐTS.
Trị Sự trưởng HĐTS.
Trưởng ban HĐTS.
Chủ tịch HĐTS.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là vị nào?
Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Hòa thượng Thích Trí Tịnh.
Hòa thượng Thích Trí Thủ.
Hòa thượng Thích Từ Nhơn.
Trưởng Ban Trị sự đầu tiên của GHPGVN TP. HCM là vị nào?
Hòa thượng Thích Trí Tịnh.
Hòa thượng Thích Thiện Hào.
Hòa thượng Thích Minh Nguyệt.
Hòa thượng Thích Từ Nhơn.
Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP. HCM hiện nay là vị nào?
Hòa thượng Thích Minh Thông.
Hòa thượng Thích Trí Quảng.
Hòa thượng Thích Thiện Tâm.
Hòa thượng Thích Thiện Tánh
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc mấy năm tổ chức một lần?
4 năm một lần. c) 6 năm một lần.
5 năm một lần. d) 7 năm một lần.
Đệ nhất Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng Minh GHPGVN nhiệm kỳ VIIIlà vị nào?