450 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Hội Thi Giáo Lý

Chủ nhật - 24/09/2023 22:14 - Đã xem: 2099
Câu hỏi trắc nghiệm và đáp án – Hội thi giáo lý cho Phật tử.

450 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

HỘI THI GIÁO LÝ
Phat thuyet Kinh
Phat thuyet Kinh
  1. Chữ “đạo” trong Phật giáo nghĩa là gì?
  2. Là tôn giáo như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão.
  3. Là bổn phận, là con đường.
  4. Là bản thể, là lý tánh tuyệt đối.
  5. Đáp án b, c đều đúng.

 

  1. Chữ “Phật” nghĩa là gì?
  2. Bậc hoàn toàn giác ngộ.
  3. Người giác ngộ chân chánh.
  4. Bậc tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
  5. Bậc cao hơn thượng đế.

 

  1. Ai khai sáng ra đạo Phật?
  2. Phật Dược Sư.
  3. Phật Di Lặc.
  4. Phật A Di Đà.
  5. Phật Thích Ca Mâu Ni.

 

  1. Theo lịch sử, đạo Phật có từ khi nào?
  2. Từ lúc Phật Đản sanh.
  3. Từ lúc Phật Thành đạo.
  4. Từ lúc Phật Xuất gia.
  5. Trước khi Phật ra đời.

 

  1. Giáo lý đạo Phật gồm những gì?
  2. Kinh Nam truyền, Luật Bắc truyền và Luận tạng tổng hợp.
  3. Kinh, Luật, Luận của Nam truyền thời phát triển.
  4. Kinh, Luật, Luận của Bắc truyền thời nguyên thuỷ.
  5. Gồm ba tạng: Kinh, Luật và Luận.

 

  1. “Tự giác viên mãn” nghĩa là gì?
  2. Giác ngộ hoàn toàn do các đức Phật quá khứ.
  3. Tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu tập.
  4. Giác ngộ hoàn toàn do tích lũy lòng từ đối với chúng sinh.
  5. Giác ngộ do phước huệ đời trước.

 

  1. “Giác tha viên mãn” nghĩa là gì?
  2. Chỉ cách giác ngộ cho người khác
  3. Sau khi tự mình giác ngộ, hướng dẫn và chỉ dạy lại cho người khác giác ngộ.
  4. Nhờ người khác chỉ cho mình phương pháp giác ngộ.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Như thế nào là “Giác hạnh viên mãn”?
  2. Những bậc Bồ tát, vừa giác ngộ cho mình và chỉ cho người giác ngộ rốt ráo.
  3. Giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người.
  4. Tự mình giác ngộ và dạy người giác ngộ như mình.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Trước khi Bồ tát nhập thai, hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy gì?
  2. Bốn vị Thiên Vương khiêng kiệu hoàng hậu đến dãy Hi Mã Lạp sơn.
  3. Chư thiên rải hoa khắp cả đất trời.
  4. Vị Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà từ hư không vào hông phải của hoàng hậu.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Các nhà tiên tri đoán điềm mộng “voi trắng sáu ngà” của hoàng hậu Ma-Da như thế nào?
  2. Hoàng hậu sẽ từ trần sau 7 ngày hạ sinh Thái tử.
  3. Thành Ca-Tỳ-La-Vệ sẽ mất và rơi vào tay của vua Tỳ Lưu Ly.
  4. Hoàng hậu sẽ sinh quý tử tài đức song toàn.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Sự ra đời của đức Phật được gọi là gì?
  2. Đản sanh, thị hiện, giáng thế
  3. Đản sanh, khánh đản, giáng trần
  4. Đản sanh, sinh nhật, giáng sinh
  5. Đản sanh, giáng sinh, thị hiện.

 

  1. Theo Phật học Phổ thông, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia ngày nào?
  2. Mùng 8/4 âm lịch.
  3. Mùng 8/2 âm lịch.
  4. Mùng 8/12 âm lịch.
  5. Mùng 15/4 âm lịch.

 

  1. Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh ở đâu?
  2. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Xá Vệ.
  3. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Vương Xá.
  4. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ca Tỳ La Vệ.
  5. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ba La Nại

 

  1. Vì sao đức Phật thị hiện đản sanh tại thế giới Ta bà?
  2. Vì muốn đem lợi ích rộng lớn cho đời.
  3. Vì muốn độ tất cả chúng sinh.
  4. Vì muốn đem hạnh phúc cho chư thiên và loài người.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật thành đạo ngày nào?
  2. Ngày 8/2 âm lịch.
  3. Ngày 15/4 âm lịch.
  4. Ngày 15/12 âm lịch.
  5. Ngày 8/12 âm lịch.

 

  1. Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật nhập Niết bàn ngày nào?
  2. Ngày 8/2 âm lịch.
  3. Ngày 15/2 âm lịch.
  4. Ngày 15/4 âm lịch.
  5. Ngày 15/10 âm lịch.

 

  1. Mẫu hậu, người hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa là vị nào?
  2. Hoàng hậu Vi Đề Hy.
  3. Hoàng hậu Mạt Lợi.
  4. Hoàng hậu Ma Da.
  5. Hoàng hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

 

  1. Ai là người xem tướng cho Thái tử Tất Đạt Đa?
  2. Tiên nhân A La Lam.
  3. Tiên nhân Tu Đạt Đa.
  4. Tiên nhân A Tư Đà.
  5. Tiên nhân Uất Đầu Lam Phất.

 

  1. Thái tử Tất Đạt Đa xuất thân từ giai cấp nào?
  2. Bà la môn.
  3. Thủ đà la.
  4. Sát đế lợi.
  5. Phệ xá.

 

  1. Thái tử Tất Đạt Đa gặp cảnh người già ở cửa thành nào?
  2. Cửa thành Đông.
  3. Cửa thành Nam.
  4. Cửa thành Tây.
  5. Cửa thành Bắc.

 

  1. Thái tử Tất Đạt Đa thấy người bệnh đau đớn ở cửa thành nào?
  2. Cửa thành Đông.
  3. Cửa thành Nam.
  4. Cửa thành Tây.
  5. Cửa thành Bắc.

 

  1. Thái tử Tất-đạt-đa gặp ai ở cửa Bắc của thành Ca Tỳ La Vệ?
  2. Một người thợ săn.
  3. Một cái thây chết.
  4. Một vị tu sĩ tướng mạo trang nghiêm.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Tài năng và đức hạnh của Thái tử Tất Đạt Đa ra sao?
  2. Văn võ song toàn.
  3. Tài đức, thương người mến vật.
  4. Thông minh, khiêm hạ, lễ độ.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Sau khi sinh Thái tử Tất Đạt Đa, hoàng hậu Ma Da sinh về cõi nào?
  2. Cõi trời Hóa Lạc Thiên.
  3. Cõi trời Đao Lợi.
  4. Cõi trời Phạm thiên.
  5. Cõi trời Đâu Xuất.

 

  1. Nhân lễ hạ điền, theo vua cha ra đồng cày cấy, Thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy gì?
  2. Cảnh vui sướng của người nông dân.
  3. Cảnh tương sát lẫn nhau của côn trùng, cầm thú.
  4. Cảnh hoa lá tốt tươi, chim muôn ca hót.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Danh hiệu Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?
  2. Bậc Năng nhơn Tịch mặc.
  3. Nhà hiền triết của đức Thích Ca.
  4. Bậc thông thái.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Khi vua Tịnh Phạn không đồng ý cho xuất gia, Thái tử Tất Đạt Đa đã yêu cầu vua cha những gì?
  2. Cho con trẻ mãi không già, khỏe mãi không bệnh.
  3. Cho con trẻ mãi không già, khỏe mãi không bệnh, sống hoài không chết.
  4. Cho con không già, không bệnh, không chết và tất cả chúng sanh hết khổ.
  5. Cho con không già, không bệnh, không chết, được xuất gia, và tất cả chúng sanh hết khổ.

 

  1. Nguyên nhân nào Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, tầm chân lý?
  2. Thấy cuộc đời vô thường.
  3. Thấy rõ các khổ của già, bệnh, chết.
  4. Vì muốn giải thoát khổ đau cho chúng sanh.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Phật lịch được tính từ lúc nào?
  2. Từ năm Phật nhập Niết bàn.
  3. Từ năm Phật Đản sanh.
  4. Từ năm Phật Thành đạo.
  5. Từ năm Phật Chuyển pháp luân.

 

  1. Sau 49 ngày đêm thiền định, đức Phật đã Thành đạo ở đâu?
  2. Dưới cây Vô Ưu.
  3. Dưới cội Bồ Đề.
  4. Dưới cây Ta La.
  5. Dưới cây Asoka.

 

  1. Đức Phật đã chứng Tam minh, gồm những gì?
  2. Túc mệnh thông, thiên nhãn minh, lậu tận diệt.
  3. Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh.
  4. Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận thông.
  5. Túc mệnh thông, thiên nhãn thông, lậu tận thông.

 

  1. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại từ, Đại bi do Ngài có đức tính gì?
  2. Có tình thương không phân biệt sang hèn.
  3. Có lòng cứu nhân độ thế.
  4. Có lòng bi mẫn, cứu khổ và ban vui cho tất cả chúng sanh.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại hỷ Đại xả do Ngài có công hạnh gì?
  2. Hoan hỷ từ bỏ ngôi báu với cung vàng điện ngọc.
  3. Hoan hỷ từ bỏ vợ đẹp, con ngoan và các thứ dục lạc ở đời.
  4. Hoan hỷ do sống trong thiền định, không vướng mắc trần cảnh, làm chủ ba nghiệp.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đức Phật thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như ở nơi nào?
  2. Vườn Lâm Tỳ Ni.
  3. Vườn Lộc Uyển.
  4. Vườn Trúc Lâm.
  5. Vườn Xoài.

 

  1. Đức Phật chuyển pháp luân với bài pháp đầu tiên là gì?
  2. Tứ Diệu Đế.
  3. Tứ Chánh Cần.
  4. Tứ Vô Lượng Tâm.
  5. Tứ Như Ý Túc.

 

  1. Vị đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Trí huệ đệ nhất”?
  2. Tôn giả Ca Diếp.
  3. Tôn giả Xá Lợi Phất.
  4. Tôn giả Mục Kiền Liên.
  5. Tôn giả Phú Lâu Na.

 

  1. Vị thị giả nào theo hầu đức Phật được tôn xưng là “Đa văn đệ nhất”?
  2. Tôn giả Phú Lâu Na.
  3. Tôn giả Kiều Trần Như.
  4. Tôn giả A Nan.
  5. Tôn giả Nan đà.

 

  1. Ngôi Tinh xá đầu tiên cúng dường cho đức Phật và Tăng đoàn được đặt tên là gì?
  2. Kỳ Viên Tinh Xá.
  3. Trúc Lâm Tinh Xá.
  4. Trùng Các Giảng Đường.
  5. Đông Các Giảng Đường.

 

  1. Thí chủ nào đã trải vàng mua đất xây cất Tinh xá cúng dường đức Phật và Tăng đoàn?
  2. Thái tử Kỳ Đà.
  3. Ông Thuần Đà.
  4. Trưởng giả Cấp Cô Độc.
  5. Nữ thí chủ Tỳ Xá Khư.

 

  1. Tỳ kheo ni đầu tiên chứng quả A la hán là vị nào?
  2. Bà Da Du Đà La.
  3. Bà Khế Ma.
  4. Bà Mạt Lợi.
  5. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

 

  1. Ai là người cúng dường đức Phật bữa cơm cuối cùng?
  2. Ông Thuần Đà.
  3. Ông Cấp Cô Độc.
  4. Ông Tu Đạt Đa.
  5. Vua Ba Tư Nặc.

 

  1. Đức Phật nhập Niết bàn ở đâu?
  2. Dưới cây Vô ưu.
  3. Rừng cây Tất bát la.
  4. Dưới cội Bồ Đề.
  5. Rừng Sa La.

 

  1. Nhà ẩn sĩ Tất Đạt Đa thả bát vàng trôi ngược dòng sông ở đâu?
  2. Sông Hằng.
  3. Sông Kshipra.
  4. Sông Ni Liên Thiền.
  5. Sông Kaveri.

 

  1. Sau khi thành đạo, đức Phật làm gì để lợi ích chúng sanh?
  2. Thuyết pháp độ hoàng tộc.
  3. Chuyển bánh xe pháp, phá mê khai ngộ, cứu khổ chúng sanh.
  4. Tiếp tục thiền định đến ngày nhập diệt.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Vì sao đức Phật quyết định chuyển bánh xe pháp?
  2. Vì chúng sanh đều có Phật tánh.
  3. Vì bản tính thanh tịnh của chúng sanh như hoa sen.
  4. Vì chúng sanh cõi Ta-bà có thể chứng đạo như Ngài.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Vì sao mọi người muốn quy y Tam bảo?
  2. Vì để được người khen ngợi.
  3. Vì muốn quay về nương tựa.
  4. Vì muốn trở thành Phật tử.
  5. Đáp án a và c.

 

  1. “Tam bảo” gồm những gì?
  2. Giới, định, tuệ.
  3. Vô thường, vô ngã, Niết bàn.
  4. Phật, Pháp, Tăng.
  5. Văn, tư, tu.

 

  1. Phật tử tại gia quy y và thọ trì bao nhiêu giới?
  2. 5 giới.
  3. 8 giới.
  4. 10 giới.              
  5. 48 giới.

 

  1. Vì sao Phật giáo cấm sát sinh?
  2. Tôn trọng Phật tánh bình đẳng.
  3. Nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh nhân quả oán thù.
  4. Tôn trọng mạng sống.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Sau khi Thành đạo, đức Phật hóa độ những vị nào đầu tiên?
  2. Phụ hoàng Tịnh Phạn.
  3. Nhóm anh em Da Xá.
  4. Nhóm anh em Kiều Trần Như.
  5. Vua Tần Bà Sa La.

 

  1. Tam bảo lần đầu tiên xuất hiện tại địa điểm nào?
  2. Vườn Lâm Tỳ Ni.
  3. Vườn Nai.
  4. Vườn Cấp Cô Độc.
  5. Vườn Trúc Lâm.

 

  1. Tâm ham muốn quá độ tạo thành nghiệp nào?
  2. Nghiệp hữu lậu.
  3. Nghiệp ác.
  4. Nghiệp thiện.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Những dục nào sau đây thuộc nhóm “thô dục”?
  2. Sắc, thinh, hương, vị, xúc.
  3. Tài, sắc, danh, thực, thùy.
  4. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Sự hóa độ của đức Phật như thế nào?
  2. Thứ lớp căn cơ.
  3. Tùy phương tiện.
  4. Tinh thần bình đẳng.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đại đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Mật hạnh đệ nhất”?
  2. Tôn giả A Nan.
  3. Tôn giả Ca Diếp.
  4. Tôn giả Ưu Ba Ly.
  5. Tôn giả La Hầu La.

 

  1. Thân đức Phật có bao nhiêu tướng tốt?
  2. 18 tướng tốt.
  3. 36 tướng tốt.             
  4. 32 tướng tốt.
  5. 80 tướng tốt.

 

  1. Mười danh hiệu của Phật là gì?
  2. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Đức Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
  3. Bất Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
  4. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
  5. Như Lai, Cúng Dường, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.

 

  1. Theo lịch sử Phật giáo Bắc tông, đức Phật xuất gia vào năm bao nhiêu tuổi?
  2. 20 tuổi.
  3. 29 tuổi                       
  4. 35 tuổi.
  5. 19 tuổi.

 

  1. Theo lịch sử Phật giáo Bắc tông, khi Thành đạo đức Phật bao nhiêu tuổi?
  2. 35 tuổi.
  3. 30 tuổi.
  4. 29 tuổi.
  5. 36 tuổi.

 

  1. Vua Tịnh Phạn dùng cách nào để ràng buộc Thái tử bỏ chí xuất gia?
  2. Xây dựng 3 cung điện nguy nga tráng lệ, có nhiều kẻ hầu người hạ.
  3. Ép hôn, để thái tử mê đắm dục lạc.
  4. Hứa truyền ngôi vua sớm cho Thái tử.
  5. Đáp áp a, b và c.

 

  1. Sau khi Thành đạo, đức Phật an trú Bồ Đề Đạo Tràng thêm bao lâu?
  2. 21 ngày.
  3. 49 ngày.
  4. 35 ngày.
  5. 50 ngày.

 

  1. Đức Phật thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như bài pháp thứ hai tên gì?
  2. Chuyển Pháp luân.
  3. Vô Ngã tướng.
  4. Tứ Diệu Đế.
  5. Tam Vô Lậu học.

 

  1. Đại đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Thuyết pháp đệ nhất”?
  2. Tôn giả Phú Lâu Na.
  3. Tôn giả Kiều Trần Như.
  4. Tôn giả A Nan.
  5. Tôn giả Nan đà.

 

  1. Vị vua nào cúng dường vườn Ngự Uyển cho đức Phật và Tăng đoàn làm nơi trú ngụ?
  2. Vua Thiện Giác.
  3. Vua Tịnh Phạn.
  4. Vua A Xà Thế.
  5. Vua Tần Bà Sa La.

 

  1. Ai cúng dường cây cho đức Phật và Tăng đoàn ở Tinh xá Kỳ Viên?
  2. Trưởng giả Cấp Cô Độc.
  3. Vua Ba Tư Nặc.
  4. Nữ đại thí chủ Tỳ Xá Khư.
  5. Thái tử Kỳ Đà.

 

  1. Sau khi Phật nhập Niết bàn, ai triệu tập hội nghị kiết tập kinh điển lần thứ I?
  2. Tôn giả A Nan.
  3. Tôn giả Đại Ca Diếp.
  4. Tôn giả Ca Chiên Diên.
  5. Tập thể giáo đoàn lãnh đạo.

 

  1. Khi hành giả học Phật cần phải thực tập như thế nào?
  2. Nên ứng dụng lời dạy của đức Phật vào đời sống hằng ngày.
  3. Học để tăng thêm sự hiểu biết.
  4. Học rồi để đó, có dịp thì đem áp dụng.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Ba danh từ “Đản sanh, Thị hiện, Giáng sanh” chỉ cho điều gì?
  2. Chỉ cho sự tái sinh của một nhà hiền triết.
  3. Chỉ sự ra đời của bậc giác ngộ.
  4. Chỉ sự ra đời của tu sĩ.
  5. Chỉ sự hành đạo của đức Phật.

 

  1. Đức Phật hàng phục người em thứ ba của Bà la môn thờ thần lửa, cùng với 200 đệ tử quy y Phật, đó là ai?
  2. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp.
  3. Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp.
  4. Tôn giả Già Da Ca Diếp.
  5. Tôn giả Na Đề Ca Diếp.

 

  1. Mùa hạ đầu tiên tại vườn Lộc Uyển, đứcPhật độ được bao nhiêu Thánh đệ tử?
  2. 80 đệ tử.                 
  3. 60 đệ tử.
  4. 55 đệ tử.
  5. 1250 đệ tử

 

  1. Đức Phật hàng phục người em thứ hai của Bà la môn thờ thần lửa rất có uy tín, cùng 300 đồ đệ quy y Phật. Đó là vị nào?
  2. Tôn giả Mục Kiền Liên.
  3. Tôn giả Ưu Lâu tần Loa Ca Diếp.
  4. Tôn giả Già Da Ca Diếp.
  5. Tôn giả Na Đề Ca Diếp.

 

  1. Theo Phật học Phổ thông, khi vua Tịnh Phạn sắp băng hà, đức Phật đã thuyết bài pháp gì cho đức vua?
  2. Vô thường, khổ, không, vô ngã.
  3. Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch tịnh.
  4. Khổ, vô thường, vô ngã.
  5. Đáp án a và c.

 

  1. Ai là người hại Phật, đã sám hối và hướng thiện?
  2. Đề Bà Đạt Đa.
  3. Vô Não.
  4. Vua A Xà Thế.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Quy y Tam bảo có nghĩa là gì?
  2. Trở về nương tựa với ba ngôi báu tự tâm.
  3. Đến chùa đăng ký quy y Tam bảo.
  4. Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu ở thế gian.
  5. Trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng.

 

  1. Lợi ích của việc Quy y Tam bảo là gì?
  2. Sống tốt hơn, mạnh khỏe và bình an.
  3. Khỏi đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
  4. Kiếp sau được làm người hay sanh lên cõi trời.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Sau khi được thọ Tam quy, Phật tử nên làm gì?
  2. Niệm Phật tinh tấn, thực hành lời Phật dạy.
  3. Thực tập đạo đức, hành trì tâm linh.
  4. Thường bái sám, tụng kinh để mở mang trí tuệ.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Người thọ trì ngũ giới được lợi ích gì?
  2. Đem lại an vui, hạnh phúc cho gia đình.
  3. Đem lại thanh bình thịnh vượng cho quốc gia.
  4. Ngăn ngừa chúng ta làm điều sai trái.
  5. Lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và xãhội.

 

  1. Trước khi nhập Niết bàn, đức Phật di huấn gì cho các đệ tử?
  2. Phải tôn sư trọng đạo, nghe theo lời thầy chỉ dạy.
  3. Phải tôn kính Phật, Pháp, Tăng như Phật còn tại thế.
  4. Phải tôn trọng giới luật, lấy giới luật làm thầy.
  5. Không có câu nào đúng trọn vẹn.

 

  1. Vì sao Phật tử phải giữ giới không sát sanh?
  2. Vì thương yêu mạng sống muôn loài.
  3. Vì chúng ta và chúng sanh đều là quyến thuộc.
  4. Vì mọi sinh vật đều tham sống sợ chết
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Lợi ích của việc giữ giới không sát sinh là gì?
  2. Tăng trưởng lòng từ bi, tôn trọng quyền bình đẳng sự sống.
  3. Tránh được nhân quả báo ứng, oán thù.
  4. Không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tuổi thọ.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Thế nào gọi là trộm cắp?
  2. Tài vật của người không cho mà cưỡng ép, lừa gạt và chiếm đoạt.
  3. Từ vật quý giá đến cây kim, ngọn cỏ người ta không cho mà lấy.
  4. Trốn thuế, tham nhũng, biến của công thành của riêng.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Hình thức tích cực giữ giới không sát sinh là gì?
  2. Ăn chay.
  3. Phóng sinh.
  4. Giữ gìn môi sinh.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Lợi ích của việc giữ giới không trộm cắp là gì?
  2. Được phước báu giàu sang sung sướng.
  3. Không bị mất tài sản của mình.
  4. Không bị luật pháp truy tố, trừng phạt và các hậu quả xấu khác.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Lợi ích của việc giữ giới không tà dâm là gì?
  2. Bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình và của người.
  3. Tránh được các hình thức thù oán và quả báo xấu.
  4. Tránh được những chứng bệnh lây nhiễm.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Lợi ích của việc giữ giới không nói dối là gì?
  2. Tăng uy tín, tránh được các hậu quả xấu ác.
  3. Miệng thường thơm sạch.
  4. Không bị dư luận đàm tiếu, xã hội cô lập.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Lợi ích của giữ giới không uống rượu là gì?
  2. Bảo toàn hạt giống trí huệ, ngăn ngừa tội lỗi.
  3. Không bị quở trách, chê cười.
  4. Có sức khoẻ, tư cách và sống có trách nhiệm.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Sám hối nghĩa là gì?
  2. Ăn năn lỗi trước và chừa bỏ lỗi sau.
  3. Xưng tội để chư Phật tha thứ.
  4. Hứa không tạo thêm tội nữa.
  5. Hối hận những lỗi lầm được tạo ra.

 

  1. Pháp sám hối có mang lại hạnh phúc, an vui cho con người không?
  2. Có, vì sám hối có thể cải hóa lòng mình, làm cho mình mau chứng quả.
  3. Có, vì sám hối có thể cải hóa lòng mình, làm cho đời sống cá nhân hạnh phúc an vui và xã hội tốt đẹp hơn.
  4. Đáp án a và b.
  5. Không, vì hạnh phúc chỉ có khi có nhiều tiền của.

 

  1. Như thế nào là sám hối chân chính?
  2. Tự mình tạo tội thì tự mình ăn năn, chừa bỏ.
  3. Tội lỗi từ tâm tạo ra thì cũng phải từ tâm mà sám hối.
  4. Đáp án a và b.
  5. Đối trước bậc thanh tịnh để sám hối chuộc tội lỗi.

 

  1. Thế nào là tác pháp sám hối?
  2. Thỉnh chư Tăng chứng minh để bày tỏ lỗi lầm.
  3. Phải lập đàn tràng và thỉnh tăng thanh tịnh để bày tỏ lỗi lầm.
  4. Phải thiết tha, thỉnh chư Tăng thành khẩn bày tỏ lỗi lầm và nguyện về sau không tái phạm.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Lợi ích của việc sám hối như thế nào?
  2. Được Phật tha tội, ban phước.
  3. Tiêu trừ nghiệp chướng và phát triển hạnh lành.
  4. Tâm hồn an vui.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Mục đích của việc thờ Phật là gì?
  2. Thắp hương tụng niệm mỗi ngày sáu thời giống như các tự viện.
  3. Tỏ lòng tôn kính, tri ân và noi theo gương hạnh của đức Phật.
  4. Tôn trí bàn thờ trang nghiêm, đốt hương cầu nguyện mỗi ngày.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Vì sao đức Phật được nhân loại tôn thờ?
  2. Vì Ngài là người có đầy đủ phước đức và trí tuệ.
  3. Vì Ngài hy sinh hạnh phúc cá nhân, từ bỏ hưởng thụ cao sang ở thế gian, xuất gia tầm chân lý.
  4. Vì Ngài đã khéo vận dụng trí tuệ phương tiện để dẫn dắt chúng sanh ra khỏi sanh tử luân hồi và được chứng quả Niết bàn.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Người Phật tử tu pháp môn Tịnh độ, thờ Phật Thích Ca có được không?
  2. Không được, tu Tịnh độ thì phải thờ Phật Di Đà.
  3. Được thờ Phật Thích Ca.
  4. Tịnh độ chỉ là phương pháp tu, không nhất thiết là chỉ thờ Phật Di Đà.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Ý nghĩa của việc lạy Phật là gì?
  2. Thể hiện sự cung kính đối với đức Phật.
  3. Thể hiện đời sống tôn giáo, tâm linh.
  4. Lạy Phật để Phật ban phước sống lâu, giàu có và quyền lực.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Lạy Phật như thế nào mới đúng?
  2. Khi lạy Phật hai bàn tay để ngửa hoặc úp và đặt trán ở khoảng giữa hai bàn tay.
  3. Khi lạy Phật, năm vóc sát đất, tâm nghĩ đến đức hạnh của ngài để học hỏi.
  4. Trước khi lễ Phật phải súc miệng, rửa mặt, thân thể sạch sẽ, y phục trang nghiêm.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia vào thời điểm nào?
  2. Buổi sáng.
  3. Buổi chiều.
  4. Nửa đêm
  5. Buổi tối.

 

  1. Vì sao Phật tử nên thường niệm Phật Di Đà?
  2. Để chuyển hóa vọng tưởng điên đảo, không nghĩ điều xằng bậy.
  3. Để cho tâm luôn được thanh tịnh an lạc.
  4. Cầu sanh Tịnh độ.
  5. Đáp ána, b và c.

 

  1. Hiệu lực “Đại Bi chú” như thế nào?
  2. Nhiếp phục tâm niệm, sống được an lành.
  3. Mau hết tai nạn, cầu gì được đó.
  4. Thoát khỏi bệnh tật, tăng thêm tuổi thọ, mua bán thuận lợi.
  5. Đáp án a, b và c.
  6. Mục đích của việc tụng kinh là gì?
  7. Cầu Tam bảo ban phước lành.
  8. Ôn lại những lời Phật dạy để ghi nhớ, hiểu biết và thực hành.
  9. Để tiêu trừ nghiệp chướng, cuộc sống giàu sang.
  10. Để mở mang tâm trí, tăng trưởng kiến thức.

 

  1. 101. Lợi ích của niệm Phật là gì?
  2. Công đức tăng trưởng.
  3. Thân tâm an tịnh.
  4. Chư Phật hộ niệm.
  5. Đáp án a, b và c.

 

102.Để hiểu rõ lời Phật dạy, ba pháp “Tụng kinh, trì chú và niệm Phật” người Phật tử nên hành trì pháp gì?

  1. Niệm Phật.
  2. Tụng kinh.
  3. Trì chú.
  4. Đáp án b và c.

 

  1. Vì sao đức Phật dạy ăn chay?
  2. Vì tăng cường sức khỏe, tránh nghiệp sát sanh.
  3. Vì ngon miệng, dễ tiêu hóa, tăng sức khoẻ và thêm tuổi thọ.
  4. Vì nuôi lòng từ bi, thương mạng sống, tránh quả báo xấu.
  5. Vì tiết kiệm tiền bạc và thời gian nấu nướng.

 

  1. Theo đạo Phật, ăn chay có lợi ích gì?
  2. Dễ tiêu hóa, tăng sức khoẻ, thêm tuổi thọ.
  3. Phòng ngừa các chứng bệnh nan y, duy trì tuổi thọ.
  4. Tăng trưởng lòng từ bi, bình đẳng, tránh nghiệp sát sanh, phòng ngừa bệnh tật.
  5. Tránh quả báo luân hồi đền mạng.

 

  1. Cổ nhân nói: “Vật dưỡng nhơn”, theo đạo Phật câu này hợp lý không? Vì sao?
  2. Hợp lý, vì nếu không có động vật con người bị suy dinh dưỡng.
  3. Không hợp lý, vì mỗi chúng sanh đều có Phật tánh bình đẳng, không phải do mạnh hiếp yếu.
  4. Hợp lý, vì đó là lời nói được một số tôn giáo bạn thừa nhận.
  5. Cần nghiêncứu thêm.
  6. Tứ trai là ăn chay vào bốn ngày nào trong tháng âm lịch?
  7. Mùng 1, 8, 15, 23.
  8. Mùng 8, 15, 23, 30 (ngày 29 nếu tháng thiếu).
  9. Mùng 1, 14, 15, 30 (ngày 29 nếu tháng thiếu).
  10. Mùng 1, 8, 15, 30 (ngày 29 nếu tháng thiếu).

 

  1. 107. Bát quan trai giới là pháp tu dành cho đối tượng nào?
  2. Người tại gia áp dụng trong 1 ngày 1 đêm.
  3. Người cư sĩ tu hạnh xuất gia trong 24 giờ hoặc tu suốt đời.
  4. Người cư sĩ tu giảm bớt sự dục vọng thế gian.
  5. Người tại gia dõng mãnh tinh tấn.

 

  1. Mục đích của việc tu Bát quan trai giới là gì?
  2. Tu gieo duyên xuất gia.
  3. Lập hạnh giải thoát ngắn hạn.
  4. Để thực hành theo hạnh xuất gia.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Người đệ tử cuối cùng chứng thánh quả A La Hán của đức Phật là ai?
  2. Tôn giả Ca Na Đề Bà.
  3. Tôn giả La Hầu La Đa.
  4. Tôn giả Tu Bạt Đà La.
  5. Tôn giả Di Già Ca.

 

  1. Không tà hạnh nghĩa là gì?
  2. Không quan hệ tình dục với người không phải là vợ hoặc chồng của mình.
  3. Không quan hệ bất chính với người đã lập gia đình.
  4. Không quan hệ bất chính với người chưa lập gia đình.
  5. Không quan hệ tình dục trước hôn nhân, hoặc với người không phải vợ hoặc chồng của mình.

 

  1. 111. Nói dối có nghĩa là gì?
  2. Nói dối là tâm nghĩ miệng nói trái nhau.
  3. Nói dối là nói không đúng sự thật, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
  4. Phát ngôn không đúng sự thật, mang tính thêu dệt.
  5. Đáp án a, b và c.
  6. 112. Vì sao Phật tử phải giữ giới không uống rượu?
  7. Vì rượu làm say mê, tối tăm trí, giảm sức khoẻ, sống tiêu cực, có khả năng phạm pháp.
  8. Vì rượu là nguyên nhân gây nên nhiều tội lỗi, chết đi sanh lại, luân hồi nhiều kiếp trong tối tăm si ám.
  9. Đáp án a và b.
  10. Vì rượu làm cho mất kiểm soát lời nói, hành vi và tư duy.

 

  1. Vì sao Phật tử không nên nằm ngồi giường cao đẹp, rộng lớn trong thời gian tu tập Bát quan trai giới?
  2. Kiệm phước và ngăn ngừa thân xác không cho buông lung.
  3. Để tránh mọi cảm nghĩ khoái lạc của giường cao rộng lớn.
  4. Để tránh cảm giác có thể kích thích lòng ham muốn bất chính của xác thân.
  5. Đáp án a, b, và c.

 

  1. . Lợi ích của việc tu Bát quan trai giới là gì?
  2. Tập sự tu hạnh xuất gia.
  3. Thanh tịnh thân, khẩu, ý.
  4. Phát triển các hạnh lành.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Ai đã cúng dường cỏ Kusa cho nhà ẩn sĩ Tất Đạt Đa trước khi thiền định dưới cội Bồ Đề?
  2. Ông lão nông dân.
  3. Cô gái chăn bò Sujata.
  4. Người hành khất
  5. Chú bé chăn trâu.

 

  1. Dì Mẫu người chăm sóc thời niên thiếu cho Thái tử Tất Đạt Đa là ai?
  2. Bà Vi Đề Hy.
  3. Bà Mạt Lợi.
  4. Bà Ma Da.
  5. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

 

  1. Thái tử Tất Đạt Đa thổ lộ với ai nỗi niềm mong tìm ánh đạo?
  2. Công chúa Da Du Đà La.
  3. Tiên nhân A Tư Đà.
  4. Tiên nhân Uất Đầu Lam Phất.
  5. Tiên nhân A Ka La.

 

  1. Thái tử Tất Đạt Đa cùng ngựa Kiền trắc và Sa Nặc vượt thành xuất gia ở cửa thành nào?
  2. Cửa thành Đông.
  3. Cửa thành Nam.
  4. Cửa thành Tây.
  5. Cửa thành Bắc.

 

  1. Xin phép vua cha Tịnh Phạn đi dạo bốn cửa thành, Thái Tử Tất Đạt Đa đến cửa thành nào đầu tiên?
  2. Cửa thành Đông.
  3. Cửa thành Nam.
  4. Cửa thành Tây.
  5. Cửa thành Bắc.

 

  1. Thái Tử Tất Đạt Đa đổi trang phục quý giá với ai để nhận chiếc y vàng trở thành người xuất gia?
  2. Người thợ săn.
  3. Ngựa Kiền Trắc.
  4. Người hầu Sa Nặc.
  5. Thợ hớt tóc Ưu Ba Ly.

 

  1. Ai cúng dường nhà ẩn sĩ Tất Đạt Đa bát cháo sữa?
  2. Chú bé chăn trâu.
  3. Cô gái chăn bò Sujata.
  4. Ông lão nông dân.
  5. Người hành khất.

 

  1. Thân tướng Phật có bao nhiêu vẻ đẹp?
  2. 80 vẻ đẹp.
  3. 72 vẻ đẹp.
  4. 32 vẻ đẹp.
  5. 108 vẻ đẹp.

 

  1. Theo lịch sử Phật giáo Bắc truyền, Phật Niết Bàn khi bao nhiêu tuổi?
  2. 75 tuổi.
  3. 80 tuổi.
  4. 90 tuổi.
  5. 95 tuổi.

 

  1. Khi trở lại thành Ca tỳ La Vệ, vua Tịnh Phạn yêu cầu điều gì mà Phật chấp thuận?
  2. Giao gia tài cho La Hầu La.
  3. Không được đi khất thực trong thành.
  4. Đáp án a, b đều đúng.
  5. Sau này bất cứ ai muốn trở thành sa môn thì phải được sự chấp thuận của cha mẹ, nếu họ còn sống.

 

  1. Vị đại đệ tử nào của Phật được tôn xưng là “Giới luật đệ nhất”?
  2. Tôn giả A Nan.
  3. Tôn giả La Hầu La.
  4. Tôn giả Ưu Ba Ly.
  5. Tôn giả A Na Luật.

 

  1. Vị đại đệ tử nào được tôn xưng là “Thiên nhãn đệ nhất”?
  2. Tôn giả Phú Lâu Na.
  3. Tôn giả Kiều Trần Như.
  4. Tôn giả A Nan đà.
  5. Tôn giả A Na Luật.

 

  1. Phụ hoàng của Thái Tử Tất Đạt Đa là ai?
  2. Vua Ba Tư Nặc.
  3. Vua Tần Bà Sa La
  4. Vua Tịnh Phạn.
  5. Vua Thiện Giác.

 

  1. Đức Phật cử ai hướng dẫn Cấp Cô Độc xây dựng Tinh xá Kỳ Viên?
  2. Tôn giả A Nan.
  3. Tôn giả Xá Lợi Phất.
  4. Tôn giả Mục Kiền Liên.
  5. Tôn giả Đại Ca Diếp.

 

  1. Theo nhiều học giả công nhận, bữa cơm cuối cùng, đức Phật bị kiết lỵ bởi loại thức ăn gì?
  2. Rau độc.
  3. Thịt độc.
  4. Nấm độc.
  5. Măng độc.

 

  1. Phật tử nào thời Phật gọi là nữ cư sĩ bố thí tối thắng?
  2. Cư sĩ Khujjuttara.
  3. Cư sĩ Suppiyā.
  4. Cư sĩ Visākhā.
  5. Cư sĩ Sāmāvatī.

 

  1. Phật tử nào thời Phật gọi là nam cư sĩ tối thắng về tài nhiếp phục hội chúng?
  2. Gia chủ Sudatta Anāthapindika.
  3. Phó vương Mahanama Sakya.
  4. Gia chủ Citta-gahapati.
  5. Thái tử Hat-tha-ka.

 

  1. Phật tử nào được Phật tán thán là nam cư sĩ có lòng tịnh tín bất động tối thắng?
  2. Cư sĩ Sūra-Ambattha.
  3. Lương y Jīvaka-Komārabhacca.
  4. Gia chủ Uggata.
  5. Gia chủ Nakulapitā.

 

  1. Sau khi Phật nhập Niết bàn, ai kế thừa Phật lãnh đạo giáo đoàn?
  2. Tôn giả A Nan.
  3. Tôn giả Ca Diếp.
  4. Tôn giả Xá Lợi Phất.
  5. Lãnh đạo tập thể.

 

  1. Sau khi Phật nhập Niết Bàn, vị nào gọi là sơ tổ dòng thiền Ấn độ?
  2. Tôn giả Mục Kiền Liên.
  3. Tôn giả Đại Ca Diếp.
  4. Tôn giả A Nan.
  5. Tôn giả Kiều Trần Như.

 

  1. Muốn học cách sống của đức Phật, Phật tử cần phải làm gì?
  2. Nên áp dụng lời dạy của đức Phật vào đời sống hằng ngày.
  3. Học để tăng thêm sự hiểu biết.
  4. Học rồi để đó, có dịp thì đem áp dụng.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Vị Phật tử nào quy y đầu tiên với đức Phật với danh xưng Ưu Bà tắc Nhị bảo?
  2. Cô Sujata.
  3. Ông Tapassu.
  4. Ông Bhallika.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Hoàng mẫu Ma Da thác sanh về cõi trời Đao Lợi, khi Thái tử Tất Đạt Đa chào đời được mấy ngày?
  2. 7 ngày.
  3. 8 ngày.
  4. 9 ngày.
  5. 10 ngày.

 

  1. Phật tử phải làm gì khi gặp hiểm trở và khó khăn?
  2. Tuyệt đối không thối lui quay gót.
  3. Tập đức tính kiên trì như đức Phật.
  4. Phát tâm dũng mãnh vượt qua tất cả.
  5. Đáp án a, b, và c.

 

  1. Sau khi thành đạo, đức Phật đã thực hiện điều gì?
  2. Vận chuyển bánh xe pháp, chuyển mê khai ngộ và cứu khổ chúng sanh.
  3. Định lập tức nhập Niết Bàn.
  4. Không đi đâu hết, tiếp tục ngồi thiền định đến ngày nhập diệt.
  5. Đáp án a, b, và c.

 

  1. Đệ tử nào tác động, khiến Xá Lợi Phất phát tâm xuất gia theo Phật tu học?
  2. Tôn giả Thập Lực Ca Diếp.
  3. Tôn giả Bạc Đề.
  4. Tôn giả Ma Ha Nam.
  5. Tôn giả Ác Bệ.

 

  1. Đại đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng “Giải không đệ nhất”?
  2. Tôn giả Mục Kiền Liên.
  3. Tôn giả Xá Lợi Phất.
  4. Tôn giả Ca Diếp.
  5. Tôn giả Tu Bồ Đề.

 

  1. Người ba lần âm mưu hại đức Phật bị đọa vào địa ngục là ai?
  2. Ông Đề Bà Đạt Đa.
  3. Chàng Vô Não.
  4. Vua A Xà Thế.
  5. Vua Thiện Giác.

 

  1. Quy y nghĩa là gì?
  2. Đi tu.
  3. Ghi nhớ.
  4. Học theo.
  5. Nương tựa.

 

  1. Quy y Phật bảo khỏi đọa vào đâu?
  2. A tu la.
  3. Súc sinh.
  4. Ngạ quỷ.
  5. Địa ngục.

 

  1. Quy y Pháp bảo khỏi đọa vào đâu?
  2. Địa ngục.
  3. Ngạ quỷ.
  4. Súc sinh.
  5. A tu la.

 

  1. Quy y Tăng bảo khỏi đọa vào đâu?
  2. A tu la.
  3. Địa ngục.
  4. Ngạ quỷ.
  5. Súc sinh.

 

  1. Phật tử quy y Phật thì không quy y gì?
  2. Thầy tà.
  3. Bạn dữ.
  4. Thiên thần, quỷ vật.
  5. Ngoại đạo tà giáo.

 

  1. Phật tử quy y Pháp thì không quy y gì?
  2. Thầy tà, bạn dữ.
  3. Thiên thần.
  4. Quỷ vật.
  5. Ngoại đạo tà giáo.

 

  1. Phật tử quy y Tăng thì không quy y gì?
  2. Ngoại đạo.
  3. Tà giáo.
  4. Thiên thần, quỷ vật.
  5. Thầy tà, bạn dữ.

 

  1. Tinh thần tu học của người đệ tử Phật luôn dựa trên nền tảng gì?
  2. Từ, bi, hỷ, xả.
  3. Giới, định, huệ.
  4. Bi, trí, dũng.
  5. Đáp án a, b, và c.

 

 

  1. Năm thứ hương cúng dường đức Phật về lý gồm những gì?
  2. Trầm hương, đàn hương, giáng hương, mộc hương, xạ hương.
  3. Tín hương, tấn hương, niệm hương, định hương, tuệ hương.
  4. Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương.
  5. Đáp án a, b, và c.

 

  1. Tu cả ba phương diện “tụng kinh, trì chú và niệm Phật” có được không?
  2. Không nên, chỉ chọn lựa một phương pháp mà tu cho tinh chuyên.
  3. Rất tốt, bởi vì ba phương diện này tuy không đồng mà kết quả đều thù thắng.
  4. Tùy theo căn cơ và hoàn cảnh mà chọn phương diện nào cho thích hợp.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Bát quan trai giới dành cho Phật tử áp dụng thời gian như thế nào?
  2. Là pháp tu của người tại gia, áp dụng trong 1 ngày 1 đêm.
  3. Là pháp tu tập sự xuất gia dành cho người cư sĩ trong 24 giờ.
  4. Là pháp tu giảm bớt sự dục vọng áp dụng trong 7 ngày.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Bát quan trai giới bao gồm những gì?
  2. Không sát sanh, không trộm cắp. không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không trang điểm và thoa dầu thơm, không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng cố đi xem nghe, không ăn phi thời.
  3. Không sát sanh, không trộm cắp, được chánh dâm, không nói dối, không uống rượu, không trang điểm và thoa dầu thơm, không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng cố đi xem nghe, không ăn phi thời.
  4. Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng và cố đi xem nghe, không ăn phi thời, không lười biếng.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Vì sao tu Bát quan trai giới không ca múa hát xướng và cố đi xem nghe?
  2. Tránh vào ác đạo.
  3. Tránh bệnh tật.
  4. Tránh tâm tham đắm.
  5. Tránh loạn tâm thức.

 

  1. Vì sao không tà dâm là giới cần gìn giữ không cho sai phạm?
  2. Nguyên nhân sanh tử luân hồi.
  3. Nguyên nhân hạnh phúc gia đình tan vỡ.
  4. Đáp án a và b.
  5. Nguyên nhân khiến sự nghiệp không thành.

 

  1. Tu Bát quan trai, hành giả không nên ăn quá giờ (phi thời) vào thời gian nào?
  2. Không ăn sau 13:00.
  3. Không ăn sau 12:00
  4. Không ăn sau 11:30.
  5. Đáp án a, b, và c.

 

  1. Bổn phận của người Phật tử tại gia là gì?
  2. Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, quyến thuộc và xã hội.
  3. Có trách nhiệm đối với cá nhân, gia đình, xã hội và Phật pháp.
  4. Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, quốc gia và Tam bảo.
  5. Đáp án a, b, và c.

 

  1. Người Phật tử thuần thành nên làm gì?
  2. Nên nương tựa Phật, Pháp, Tăng và giữ năm điều đạo đức.
  3. Nên thờ Phật, cúng Phật, tụng kinh, niệm Phật hằng ngày.
  4. Nên giữ giới hạnh, đi chùa, nghe pháp, sống tốt, có thực tập chuyển hoá.
  5. Đáp án a, b, và c.

 

  1. Người Phật tử biết lựa chọn pháp lành để thực tập gọi là gì?
  2. Tham vấn.                        
  3. Hướng thượng.
  4. Cầu đạo.
  5. Trạch pháp.

 

  1. Nghiệp nào dẫn con người đi tái sanh và ảnh hưởng mạnh ở kiếp sau rất khó giải trừ?
  2. Cận tử nghiệp và cực trọng nghiệp.
  3. Tích lũy nghiệp và tập quán nghiệp.
  4. Cận tử nghiệp và tập quán nghiệp.
  5. Đáp án a, b.

 

  1. Sống có trách nhiệm với bản thân nghĩa là gì?
  2. Thực hành lối sống lành mạnh.
  3. Chỉ biết đến bản thân, không quan tâm người khác.
  4. Tu tâm dưỡng tánh, trau dồi đức hạnh.
  5. Đáp án a và c.

 

  1. Bổn phận của cha mẹ đối với con cái theo kinh Thiện Sanh là gì?
  2. Bắt buộc con giỏi hơn những đứa trẻ đồng trang lứa.
  3. Dạy con siêng năng học tập và thân cận người trí.
  4. Luôn chu cấp cho con bất cứ gì mà con muốn.
  5. Không cho con làm việc nhà để có thời gian học hành.

 

  1. Bổn phận của vợ đối với chồng theo kinh Thiện Sanh là gì?
  2. Kính yêu, hòa thuận, chia sẻ công việc với chồng.
  3. Quán xuyến công việc nhà.
  4. Giữ gìn tiết hạnh.
  5. Đáp án a, b, và c.

 

  1. Bổn phận của chồng đối với vợ trong kinh Thiện Sanh là gì?
  2. Chỉ lo kiếm tiền nuôi sống gia đình.
  3. Giao tất cả việc nội trợ cho vợ quán xuyến.
  4. Yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, quan tâm gia đình và thủy chung với vợ.
  5. Gia trưởng, bắt vợ con phải theo ý mình.

 

  1. Bổn phận của mình đối với bà con thân thích trong kinh Thiện Sanh là gì?
  2. Chỉ biết gia đình mình, không xen vào chuyện người khác.
  3. Thăm hỏi khi người thân có bệnh, chia sẻ khi người thân gặp khó khăn.
  4. Khuyên can khi có người làm việc chẳng lành.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Bổn phận của thầy đối với học trò trong kinh Thiện Sanh là gì?
  2. Làm tròn bổn phận giảng dạy, hiểu hay không tùy học trò.
  3. Cần mẫn dạy dỗ, tìm cách làm cho học trò hiểu bài và trở nên giỏi hơn mình.
  4. Bắt học trò phải cung kính và tuân thủ ý kiến của mình.
  5. Giữ quan điểm học trò không bao giờ giỏi hơn thầy.

 

  1. Theo kinh Thiện Sanh, học trò phải có bổn phận với thầy như thế nào?
  2. Phải vâng lời và kính thầy như cha mẹ.
  3. Phải biết nhớ ơn thầy dù là không còn dạy mình nữa.
  4. Thầy là người dạy trên lớp, học xong thì không còn liên quan.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Bổn phận của Phật tử đối với Tăng, Ni là gì?
  2. Chỉ biết thầy mình.
  3. Chỉ cung kính và nghe theo những vị mình ngưỡng mộ.
  4. Hết lòng cung kính, nương theo Tăng, Ni để học tập đạo lý và tu hành.
  5. Có quyền quy y nhiều thầy Bổn sư một lúc, hoặc thay đổi theo ý muốn.

 

  1. Theo âm lịch, lễ Vu Lan nhằm ngày, tháng nào?
  2. Rằm tháng hai.
  3. Rằm tháng tư.
  4. Rằm tháng bảy.
  5. Rằm tháng mười.

 

  1. Vu Lan Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là gì?
  2. Cởi trói cho người bị treo ngược.
  3. Cứu sự đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược.
  4. Xá tội vong nhân.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Ngài Mục Kiền Liên đã chứng lục thông, sao không tự cứu mẹ, mà phải nhờ sức chú nguyện của chư Tăng?
  2. Do thần thông bất lực trước quả xấu quá nặng.
  3. Sức chú nguyện và chuyển hoá nghiệp của chư Tăng mạnh hơn thần thông.
  4. Nhờ sức chuyển hoá của chư Tăng, bà Thanh Đề sanh tâm hối hận nên được giải thoát.
  5. Nhờ sức chuyển hoá của chư Tăng, bà Thanh Đề xả bỏ lòng bỏn xẻn nên được giải thoát.

 

  1. Mục đích đức Phật nói kinh Vu Lan để làm gì?
  2. Để cứu bà Thanh Đề do lời thỉnh cầu của tôn giả Mục Kiền Liên.
  3. Để mọi người báo hiếu công ơn cha mẹ hiện tiền hoặc đã qua đời.
  4. Để tôn vinh ngày cha mẹ trong đạo Phật.
  5. Đáp án a, b, và c.

 

  1. Vì sao trong kinh Phụ Mẫu Báo Ân, Phật lạy đống xương khô?
  2. Vì cứu bà Thanh Đề.
  3. Vì trong đó có ông bà cha mẹ nhiều đời.
  4. Vì tôn vinh ngày cha mẹ.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Duyên khởi lễ Vu Lan bắt nguồn từ vị nào?
  2. Tôn giảXá Lợi Phất.
  3. Tôn giả Mục Kiền Liên.
  4. Tôn giảA Nan.
  5. Tôn giảTu Bồ Đề.

 

  1. Tại sao đức Phật chọn ngày rằm tháng bảy (âm lịch) để thiết lễ Vu Lan?
  2. Vì đó là ngày cô hồn.
  3. Vì đó là ngày chư Tăng Tự tứ.
  4. Vì đó là ngày chư Phật mười phương hoan hỷ.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Phật tử phải báo hiếu cha mẹ như thế nào mới đúng pháp?
  2. Chiều lòng cha mẹ, làm bất kỳ việc gì cha mẹ muốn.
  3. Tổ chức cúng kiếng linh đình theo tục lệ khi cha mẹ qua đời.
  4. Chăm sóc và hướng cha mẹ theo đường lành. Cúng dường, tạo phước khi cha mẹ qua đời.
  5. Cúng tế quỷ thần để khỏi bắt hồn cha mẹ.

 

  1. Phật tử nên báo hiếu cha mẹ lúc nào?
  2. Báo hiếu vào dịp lễ Vu Lan.
  3. Báo hiếu sau khi cha mẹ đã qua đời.
  4. Báo hiếu khi cha mẹ bệnh đau.
  5. Báo hiếu hằng ngày và bất kỳ lúc nào có thể.

 

  1. Tôn giả Mục Kiền Liên thành tựu đệ nhất gì?
  2. Trí tuệ đệ nhất.
  3. Thần thông đệ nhất.
  4. Đa văn đệ nhất.
  5. Thuyết pháp đệ nhất.

 

  1. Mẹ ngài Mục Kiền Liên tên là gì?
  2. Thanh Đề.
  3. Duyệt Đế Lợi.
  4. Am Ba Pa Li.
  5. Vi Đề Hy.

 

  1. Vì sao bà Thanh Đề không ăn được bát cơm do tôn giả Mục Kiền Liên dâng?
  2. Bị quỷ đốt cháy.
  3. Bị quỷ giành ăn.
  4. Bát cơm bốc cháy do nghiệp lực của bà quá nặng.
  5. Do chịu tội nên không được ăn.

 

  1. Vô thường biểu hiện qua những phương diện nào?
  2. Thân vô thường, tâm vô thường, hoàn cảnh vô thường.
  3. Thân vô thường, khẩu vô thường, hoàn cảnh vô thường.
  4. Thân vô thường, khẩu vô thường, ý vô thường.
  5. Núi sông vô thường, nhà cửa vô thường, mạng người cũng vô thường.

 

  1. Vì sao Phật nói pháp vô thường?
  2. Cảnh tỉnh người đời trước những thú vui, giả tạm.
  3. Đối trị tâm mê mờ, tham ái, chấp thủ của chúng sanh.
  4. Đối trị đắm nhiễm dục lạc.
  5. Đáp án a, b, và c.

 

  1. Bốn giai đoạn thay đổi của sự vật, mà Phật đã dạy là gì?
  2. Thành, trụ, hoại, không.
  3. Sanh, trụ, dị, diệt.
  4. Thành, trụ, hoại, tận.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Khi biết thân này là vô thường, Phật tử phải làm gì?
  2. Bỏ mặc không quan tâm.
  3. Sống lành mạnh và bình thản trước bệnh tật.
  4. Thường xuyên chăm sóc thân thể.
  5. Tranh thủ hưởng thụ.

 

  1. Bị luật vô thường chi phối và bị khổ não thuộc về khổ gì?
  2. Khổ thân xác.
  3. Ngũ ấm xí thạnh khổ.
  4. Khổ tinh thần.
  5. Khổ thân và khổ tâm.

 

  1. Người tu chứng đắc có bị vô thường chi phối không?
  2. Vẫn bị vô thường chi phối nhưng không khổ.
  3. Không còn bị vô thường vì đã ra khỏi sinh tử.
  4. Người chứng đắc có thần thông biến hóa nên không bị vô thường.
  5. Đáp án a, b, và c.

 

  1. Tâm vô thường nghĩa là gì?
  2. Là tâm thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh.
  3. Là tâm không ở yên một chỗ.
  4. Chỉ cho sự vận hành liên tục của tâm.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Câu chuyện đức Vua và người Lái buôn có đề cập đến tài sản của năm nhà là gì?
  2. Nước trôi, lửa cháy, giặc cướp, sung công và vợ con phá tán.
  3. Nhà vua, nhà mình, nhà người, nhà bà con và bệnh viện.
  4. Đáp án a và b.
  5. Nước trôi, lửa cháy, đại hồng thủy, sung công và vợ con phá tán.

 

  1. Câu nào sau đây thuộc về vô thường?
  2. Sinh, lão, bệnh, tử.
  3. Tứ đại khổ không.
  4. Vạn pháp đều không.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Lợi ích khi hiểu rõ pháp vô thường là gì?
  2. Hạn chế sự khổ não trước những biến động của cuộc đời.
  3. Bớt đi lòng tham và sự cố chấp.
  4. Biết các tập tính trong mình đều có thể thay đổi để hướng về Chân- Thiện-Mỹ.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đạo Phật nói vô thường, vậy có cái gì thường còn không?
  2. Không có cái gì thường còn.
  3. Phật tính của chúng sanh là thường còn.
  4. Những gì thuộc chân lý là thường còn.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Thiểu dục nghĩa là gì?
  2. Ít ham muốn.
  3. Không ham muốn.
  4. Ham muốn không ngừng.
  5. Chỉ người không có dục vọng.

 

  1. Năm món dục người đời ham muốn là những gì?
  2. Tài, sắc, danh, thực, thùy.
  3. Sắc, thanh, hương, vị, xúc.
  4. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Phật dạy tu hạnh “thiểu dục và tri túc” để làm gì?
  2. Khuyên người an phận thủ thường.
  3. Hạn chế lòng tham lam ích kỷ và tránh nô lệ vật chất.
  4. Khuyên người đừng chạy theo danh lợi.
  5. Giúp người hài lòng với những gì đang có, không khổ đau khi chưa được như ý và tiết chế mọi ham muốn.

 

  1. Tác hại của tham dục trong đời sống hiện tại như thế nào?
  2. Khiến con người mất lý trí.
  3. Khiến con người sống bất an.
  4. Khiến con người sống không thật lòng với nhau.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. “Tri túc” nghĩa là gì?
  2. Chỉ người có vật chất đầy đủ.
  3. Chỉ người sống biết hài lòng với những gì đang có.
  4. Chỉ người không biết phấn đấu.
  5. Chỉ người có đầy đủ tri thức.

 

  1. Hạnh “thiểu dục tri túc” đối trị tâm gì?
  2. Tâm sân hận.
  3. Tâm si mê.
  4. Tâm tham.
  5. Tâm ganh tỵ.

 

  1. Tu hạnh “thiểu dục tri túc” ảnh hưởng đến việc làm kinh tế như thế nào?
  2. Không làm kinh tế được.
  3. Vẫn làm kinh tế nhưng trong phạm vi cho phép của pháp luật.
  4. Vẫn sinh lợi nhưng không gây tác hại cho người khác.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Ai là người nên thực hành hạnh “thiểu dục tri túc”?
  2. Những người làm kinh tế.
  3. Người Phật tử tại gia.
  4. Người xuất gia.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Câu nào sau đây chỉ người biết sống “thiểu dục tri túc”?
  2. Con người muốn tiến bộ phải cạnh tranh trên mọi lĩnh vực.
  3. Người không biết đủ tuy giàu mà nghèo.
  4. Người biết đủ tuy nghèo mà giàu.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Người biết “thiểu dục tri túc” có biểu hiện như thế nào?
  2. Sống tiết kiệm nên dễ giàu.
  3. Sống tằn tiện không quan tâm giúp đỡ người khác.
  4. Sống tự tại trước mọi hoàn cảnh.
  5. Rời xa phố thị, về quê sống an nhàn.

 

  1. Lợi ích của hạnh “thiểu dục và tri túc” là gì?
  2. Làm chủ được lòng tham.
  3. Không còn nô lệ vật chất.
  4. Xã hội được bình an.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Để có được đời sống “thiểu dục tri túc”, Phật tử phải thực hành như thế nào?
  2. Giữ giới không trộm cắp.
  3. Thực hành hạnh bố thí cúng dường.
  4. Bất cần đời, xa lánh trần tục.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Câu nào sau đây thuộc về đặc tính của nhân quả?
  2. Nhân thế nào thì quả thế ấy.
  3. Một nhân không có thể thành quả.
  4. Trong nhân có quả, trong quả có nhân.
  5. Đáp án a và c.

 

  1. Nói “Một nhân không thể sinh quả” nghĩa là gì?
  2. Một nhân không thể thành quả nếu không có sự tương tác của những nhân khác làm duyên.
  3. Một nhân thì quá ít nên không thành kết quả.
  4. Một nhân thì không thể tồn tại được.
  5. Không có ai là người sinh ra vạn vật.

 

  1. Nói “Trong nhân có quả, trong quả có nhân” nghĩa là gì?
  2. Trong trái cây có chứa hạt.
  3. Quả hiện tại hàm chứa nhân quá khứ.
  4. Nhân hiện tại hàm chứa quả tương lai.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. “Nhân quả đồng thời” nghĩa là gì?
  2. Trong nhân có quả, trong quả có nhân.
  3. Nhân nào quả nấy.
  4. Nhân và quả xuất hiện cùng lúc.
  5. Nhân và quả ngay trong kiếp này.

 

  1. Theo kinh Nhân Quả nói “Nhân nào quả nấy”, sao có người ở hiền lại gặp dữ, kẻ ác lại gặp lành?
  2. Luật nhân quả vận hành lâu ngày có lúc cũng phải trục trặc.
  3. Luật pháp tuy có nhiều quy định chặt chẽ, nhưng cũng có sơ hở..
  4. Nhân quả không chỉ xảy ra trong đời hiện tại, mà còn liên hệ đến 3 đời (quá khứ, hiện tại và vị lai).
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Do không hiểu luật nhân quả, nên dễ sanh ra điều gì?
  2. Mê tín dị đoan, tin tưởng vào thần quyền.
  3. Sợ hãi vô cớ, vô minh phủ che, lạc vào mê tín.
  4. Lệ thuộc thần linh, sống không hạnh phúc.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Vai trò của sáu thức được ví dụ như thế nào?
  2. Một hội đồng giám khảo của cuộc thi về văn nghệ, nữ công và gia chánh.
  3. Một hội đồng giám khảo gồm một ông chủ tịch và năm hội viên chuyên môn về năm ngành: màu sắc và hình ảnh, âm thanh, mùi hương, chất vị, xúc giác.
  4. Đáp án a và b.
  5. Một bông hoa năm nhánh.

 

  1. Lý nhân duyên sanh nghĩa là gì?
  2. Tất cả sự vật không một vật nào riêng biệt mà tồn tại được. Chúng phải nương tựa vào nhau mới thành vật này hay vật khác.
  3. Loài hữu tình như kiếp người chẳng hạn, thì do 12 nhân duyên nương nhau mà thành một chuỗi sanh tử dài vô hạn, nối tiếp từ quá khứ đến hiện tại và vị lai.
  4. Tùy theo cái tác dụng của nó mà 12 nhân duyên ấy có thể chia làm ba nhóm là: hoặc (mê mờ), nghiệp (tạo tác) và khổ (kết quả).
  5. Đáp án a, b.

 

  1. Vì sao ta cần có quyết tâm và kiên nhẫn như là hai điều kiện căn bản để thành công trong cuộc chiến đấu, dẹp tan cái ngã?
  2. Vì cái chấp ngã được tạo dựng và củng cố từ muôn ngàn kiếp, mỗi khi một ít, lâu dần trở thành rắn chắc.
  3. Vì lý trí có thể chấp nhận không có thật ngã, nhưng tình cảm đâu có dễ dàng chấp nhận vô ngã.
  4. Vì cái ngã ẩn vào sào huyệt sâu kín nhất, vào “mật khu” nguy hiểm nhất là tiềm thức hay nói theo danh từ Duy thức học là thức thứ bảy.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Theo giáo lý đạo Phật, sau khi chết con người sẽ ra sao?
  2. Chết rồi mất hẳn.
  3. Chết rồi vẫn tái sinh làm người, không thể sinh làm thú vật.
  4. Tùy nghiệp đã tạo mà tái sinh làm người hoặc sinh vào các cõi khác.
  5. Chờ thượng đế phán quyết.

 

  1. Câu nói “Giang sơn dễ đổi bản tánh khó dời” để chỉ cho cái gì?
  2. Chấp thủ.
  3. Kiến thủ.
  4. Bảo thủ.           
  5. Giới cấm thủ.

 

  1. Nghiệp có nghĩa là gì?
  2. Những hành vi, lời nói và suy nghĩ cao thượng tốt đẹp..
  3. Hành động tạo tác, hoặc lành hoặc dữ.
  4. Những hành vi, ngôn ngữ và tư tưởng thấp hèn tội lỗi.
  5. Các hành vi, lời nói và suy nghĩ có chủ ý.

 

  1. Duyên khởi Phật nói kinh Thập Thiện cho ai? Ở đâu?
  2. Cho ngài Xá Lợi Phất, ở tịnh xá Trúc Lâm.
  3. Cho Long Vương, ở tại cung rồng Ta Kiệt La.
  4. Cho A Nan, ở tịnh xá Kỳ Viên.
  5. Cho tất cả chúng hội ở núi Linh Thứu.

 

  1. Thập Thiện là mười điều lành, gồm những gì?
  2. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không tham dục, không giận tức và không tà kiến.
  3. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không uống rượu, không buôn gian bán lận và không ăn phi thời.
  4. Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không tham lam, không giận tức và không si mê.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Pháp tu Thập Thiện thuộc về thừa nào?
  2. Nhân thừa.
  3. Thiên thừa.
  4. Phật thừa.
  5. Bồ tát thừa.

 

  1. Thế nào gọi là thiện?
  2. Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích cho mình và người trong hiện tại cũng như tương lai.
  3. Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích cho gia đình và xã hội.
  4. Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích nhưng không xác định thời gian.
  5. Cả 3 câu trên chưa đủ ý nghĩa.

 

  1. Tứ nhiếp pháp gồm những gì?
  2. Cúng dường, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
  3. Bố thí, không lời dối, lợi hành, đồng sự.
  4. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng nghiệp.
  5. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

 

  1. Bố thí có ba cách gồm những gì?
  2. Tài thí, pháp thí, bình đẳng bố thí.
  3. Nội tài thí, ngoại tài thí, vô uý thí.
  4. Tài thí, pháp thí, vô uý thí.
  5. Quá khứ thí, hiện tại thí, vị lai thí.

 

  1. Thế nào là Bố thí ba la mật?
  2. Bố thí để cầu phước báu nhân thiên.
  3. Bố thí để được mọi người biết là mình cũng có tấm lòng nhân hậu.
  4. Bố thí không chấp mình là người cho, kia là người nhận và có vật để bố thí.
  5. Bố thí không kể công, cúng dường không ỷ lại.

 

  1. Lục hòa gồm những gì?
  2. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, kiến hòa và lộc hòa.
  3. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, đức hòa, kiến hòa và lợi hòa.
  4. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, tri hòa và lợi hòa.
  5. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, kiến hòa và lợi hòa.

 

  1. Câu nào sau đây thuộc về luật nhân quả?
  2. “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”.
  3. “Bụng làm dạ chịu”.
  4. “Gieo gió gặt bão”.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Câu nào sau đây là đúng?
  2. Đức Phật là người phát minh ra luật nhân quả.
  3. Nhân quả là một chân lý mà đức Phật đã chứng ngộ.
  4. Chứng ngộ về nhân quả thì không còn bị nhân quả nữa.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Phật tử hiểu thế nào về câu “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”?
  2. Bồ tát hiểu về nhân quả nên sợ tạo nhân xấu.
  3. Chúng sanh không hiểu nhân quả nên khi quả đến mới lo sợ.
  4. Câu này không đúng vì ai cũng sợ nhân quả.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Câu nói “Đời cha ăn mặn đời con khát nước” có phải nhân quả không?
  2. Là nhân quả vì như cha mắc nợ thì con phải trả.
  3. Không phải nhân quả vì ai làm nấy chịu, không thể chịu thay.
  4. Câu này chỉ mang tính nhắc nhở chứ không phải nhân quả.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Con người luân hồi trong ba cõi, sáu đường là do gì?
  2. Tham ái.
  3. Chấp thủ.
  4. Chấp ngã.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Luân hồi trong Phật giáo là gì?
  2. Là bánh xe.
  3. Là xoay tròn.
  4. Qua lại, luân chuyển trong lục đạo.
  5. Là xoay chuyển.

 

  1. Nghiệp thiện của thân là gì?
  2. Không trộm cắp, không nói dối, không sân hận.
  3. Không dâm dục, không nói thêu dệt, không si mê.
  4. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh.
  5. Không tham lam, không dâm dục, không ác khẩu.

 

  1. Nghiệp thiện của miệng là gì?
  2. Không dâm dục, không nói lưỡi đôi chiều, không tham lam.
  3. Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác.
  4. Không trộm cắp, không sân hận, không nói lời hung ác.
  5. Không si mê, không sát sanh, không nói dối.

 

  1. Nghiệp thiện của ý là gì?
  2. Không trộm cắp, không nói dối, không si mê.
  3. Không dâm dục, không nói lời hung ác, không tham lam.
  4. Không tham lam, không sân hận, không si mê.
  5. Không sát sanh, không nói thêu dệt, không si mê.

 

  1. Không sát sanh tránh được những tội lỗi nào?
  2. Tránh giết hại chư Phật vị lai.
  3. Tránh giết nhầm bà con nhiều kiếp.
  4. Tránh oan gia tương báo.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Tại sao phải thực hành không gian tham trộm cắp?
  2. Vì không đành lòng nhìn người đau khổ, có thể dẫn đến quyên sinh.
  3. Vì của phi nghĩa thường vào cửa trước, ra cửa sau, còn bị người đời khinh khi, phỉ nhổ.
  4. Vì giữ tâm được an ổn, hiện đời giàu có, khi chết sanh lên cõi trời.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Không tà hạnh (tà dâm) được lợi ích gì?
  2. Sáu căn được vẹn toàn.
  3. Xa lìa phiền não.
  4. Gia đình hạnh phúc.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. CâuChớ đợi đến già mới niệm Phật, mồ hoang nghĩa địa lắm kẻ thiếu niên” muốn khuyên Phật tử nên làm gì?
  2. Nên học theo sách Thánh hiền.
  3. Nên hành trì một cách nghiêm mật.
  4. Nên kiên tâm chớ chối bỏ trách nhiệm.
  5. Nên biết vô thường chuyên cần niệm Phật.

 

  1. Không nói thêu dệt được lợi ích gì?
  2. Được người trí yêu mến.
  3. Đáp được những câu hỏi khó.
  4. Được làm người cao quý, đức độ.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Không nói lưỡi hai chiều có lợi ích gì?
  2. Bà con dòng họ sum họp.
  3. Gần gũi thiện tri thức.
  4. Đức tin, pháp hạnh bất hoại.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Không nói lời hung ác có lợi ích gì?
  2. Lời nói khôn khéo đúng lý.
  3. Lời nói ai cũng tin theo.
  4. Lời nói mọi người tôn trọng.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Không tham muốn ngũ dục, lục trần có lợi ích gì?
  2. Ba nghiệp tự tại.
  3. Của cải không bị tổn thất.
  4. Những điều tốt đẹp sẽ đến.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Không sân hận được lợi ích gì?
  2. Xa lìa khổ não, giận hờn, tranh cãi.
  3. Tâm nhu hòa ngay thẳng.
  4. Thân tướng trang nghiêm, chúng sanh đều tôn kính.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Không si mê vọng chấp được lợi ích gì?
  2. Ý được an vui.
  3. Tâm được chánh kiến.
  4. Tâm không chấp ngã, xa lìa ác nghiệp.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Tứ nhiếp pháp gồm những gì?
  2. Bố thí, trì giới, niệm Phật, ăn chay.
  3. Ái ngữ, lợi hành, tụng kinh, nghe giảng pháp.
  4. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
  5. Trì chú, ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật.

 

  1. Ái ngữ là lời nói như thế nào?
  2. Thẳng thắn, to tiếng, bộc trực.
  3. Nhẹ nhàng, khôn khéo.
  4. Thu phục lòng người.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Lợi hành nhiếp là những việc làm nào?
  2. Làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói, hành động.
  3. Làm lợi ích cho mình, hại người khác.
  4. Làm người khác có tiền của, vật chất.
  5. Làm cho người khác được trục lợi hưởng thụ.

 

  1. Thân hòa là gì?
  2. Sống trong nhà anh em phải hòa thuận.
  3. Sống trong tổ chức tập thể phải đoàn kết hòa hợp.
  4. Sống trong chùa phải hòa kính, đạo vị, đạo tình.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Khẩu hòa là gì?
  2. Nói lời hòa nhã, dịu dàng, có lợi ích cả hai.
  3. Nói lời dua nịnh, đường mật.
  4. Nói lời tâng bốc, khen ngợi.
  5. Nói đùa, cười giỡn.

 

  1. Ý hòa là gì?
  2. Ý hiền hòa, thân thiện, bao dung.
  3. Ý muốn lợi dụng.
  4. Ý có vụ lợi riêng.
  5. Ý làm vừa lòng người khác, để được khen ngợi.

 

  1. Kiến hòa đồng giải là gì?
  2. Chia sẻ sự hiểu biết của mình với người khác.
  3. Giải bày, chỉ bảo cho người khác cùng hiểu.
  4. Chia sẻ tài vật.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Lợi hòa là gì?
  2. Chia sẻ lợi ích một cách bình đẳng.
  3. Chia người mình thương nhiều hơn.
  4. Chia cho người nghèo nhiều hơn.
  5. Chia cho người giỏi nhiều hơn.

 

  1. Cảnh giới Phật A Di Đà gọi là gì?
  2. Cõi Tây Phương thế giới.
  3. Cõi Cực lạc thế giới.
  4. Cõi Tịnh độ thế giới.
  5. Đáp a, b và c.

 

  1. Danh hiệu Phật A Di Đà, được vị Phật nào giới thiệu?
  2. Phật Dược Sư.
  3. Phật Đa Bảo.
  4. Phật Thích Ca Mâu Ni.
  5. Phật Nhiên Đăng.

 

  1. Cõi Tây phương Cực lạc được miêu tả như thế nào?
  2. Có hàng cây, mành lưới, lang can, toàn bằng trân bảo.
  3. Có cát bằng vàng rồng, ao thất bảo, hoa sen báu.
  4. Có chim thuyết pháp, nước bát công đức, thanh tịnh trang nghiêm.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Những điều kiện nào để vãng sanh về cõi Cực lạc?
  2. Nguyện vững vàng, không thối chuyển.
  3. Niệm Phật liên tục, không dừng nghỉ.
  4. Tin sâu, hạnh bền bỉ, nguyện vững vàng.
  5. Tin theo Phật, làm việc thiện.

 

  1. Trì danh niệm Phật là gì?
  2. Là vâng giữ danh hiệu Phật.
  3. Là niệm Phật liên tục, khi đi, đứng nằm, ngồi.
  4. Là vừa lạy, vừa niệm Phật suốt không nghỉ.
  5. Là vừa niệm Phật, vừa làm việc thiện.

 

  1. Quán tưởng niệm Phật là gì?
  2. Quán tưởng hình dung Phật A Di Đà ở trước mặt ta.
  3. Quán thân ta ngồi trên hoa sen chắp tay hầu Phật.
  4. Quán Phật thấy ta, ta thấy Phật, lâu ngày thuần thục.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Thật tướng niệm Phật là gì?
  2. Niệm Phật hợp nhất với chân tâm.
  3. Niệm Phật đạt đến lý tánh tuyệt đối.
  4. Niệm Phật đến vô niệm, nhứt tâm bất loạn, thành Phật.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Như thế nào là niệm Phật trừ được niệm chúng sanh?
  2. Niệm Phật diệt được tâm tham, sân, si.
  3. Niệm Phật không còn phiền não, hỷ, nộ, ái, ố.
  4. Niệm Phật diệt trừ ngũ dục: Tài, sắc, danh, thực, thuỳ.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Danh hiệu A Di Đà có ý nghĩa là gì?
  2. Vô Lượng Thọ.
  3. Vô Lượng Quang.
  4. Vô Lượng Công Đức.
  5. Đáp án a, b và c.

 

 

  1. Theo kinh Vô Lượng Thọ, tiền thân của đức Phật A Di Đà, khi xuất gia pháp danh là gì?
  2. Pháp Minh.
  3. Bảo Hải.
  4. Pháp Đạt.
  5. Pháp Tạng.

 

  1. Khi đang tu hành, tỳ kheo Pháp Tạng phát ra bao nhiêu lời nguyện?
  2. 49 lời nguyện.
  3. 21 lời nguyện.
  4. 48 lời nguyện.
  5. 12 lời nguyện.

 

  1. Khi Tỳ kheo Pháp Tạng tu hành thành Phật với danh hiệu là gì?
  2. Phật Dược Sư Lưu Ly.
  3. Phật Thích Ca Mâu Ni.
  4. Phật Di Lặc.
  5. Phật A Di Đà.

 

  1. Tây phương Tam thánh là những vị nào?
  2. Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai.
  3. Phật Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Thế Chí.
  4. Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Di Lặc.
  5. Phật Thích Ca, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Thế Chí.

 

  1. Đối tượng nào, Phật dạy không nên xem thường?
  2. Con rắn nhỏ, đốm lửa nhỏ.
  3. Thái tử nhỏ, chú tiểu nhỏ.
  4. Con chuột nhỏ, đốm lửa nhỏ.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Hai giai cấp thống trị ở Ấn Độ thời Phật tại thế là gì?
  2. Bà La Môn và Sát Đế Lỵ.
  3. Bà La Môn và Thủ Đà La.
  4. Thủ Đà La và Phệ Xá.
  5. Sát Đế Lỵ và Phệ Xá.

 

  1. Nguyện khi tôi lâm chung, dứt trừ các điều ngăn ngại, thấy đức A Di Đà trước mắt, liền được vãng sanh về cõi an lạc” trích bài kệ phát nguyện của Bồ tát nào?
  2. Bồ tát Quan Thế Âm.
  3. Bồ tát Đại Thế Chí.
  4. Bồ tát Phổ Hiền.
  5. Bồ tát Văn Thù.

 

  1. Lợi ích của việc niệm Phật là gì?
  2. Công đức tăng trưởng, như Phật dạy: “Niệm Phật một câu phước sanh vô lượng”.
  3. Niệm tinh tấn có thể đưa chúng sanh sang bờ giác ngộ.
  4. Chư Phật gia hộ được an bình, giàu có và sống thọ.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. “Tin là mẹ sinh ra công đức, tin có thể thành tựu quả Bồ Đề” được nói trong kinh nào?
  2. Kinh Pháp Hoa.
  3. Kinh Niết Bàn.
  4. Kinh Di Giáo.
  5. Kinh Hoa Nghiêm.

 

  1. Thuật ngữ “Tâm viên ý mã” chỉ cho gì?
  2. Tâm vô thường.
  3. Tâm ham muốn.
  4. Tâm hưởng thụ.
  5. Tâm vọng tưởng.

 

  1. Luật Nhân Quả do ai tạo nên?
  2. do Thần linh.
  3. do Ngẫu nhiên.
  4. do Đấng tạo hóa.
  5. do Định luật tự nhiên.

 

  1. Lợi ích của việc tin nhân quả là gì?
  2. Mê tín dị đoan, tin tưởng vào thần quyền.
  3. Niềm tin chân chánh, không lạc vào mê tín dị đoan.
  4. Sợ hãi vô cớ, vô minh phủ che, lạc vào mê tín, lệ thuộc thần linh, sống không hạnh phúc.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Pháp tu nào điều phục được hôn trầm thùy miên?
  2. Lạy sám hối.
  3. Đi kinh hành.
  4. Đáp án a và b.
  5. Ngồi thiền định.

 

  1. Vị nào cứu chúng sinh trong Địa Ngục?
  2. Bồ tát Quan Thế Âm.
  3. Bồ tát Địa Tạng.
  4. Bồ tát Phổ Hiền.
  5. Bồ tát Văn Thù.

 

  1. Ái ngữ nhiếp liên quan giới thứ mấy trong năm giới?
  2. Giới thứ nhất.
  3. Giới thứ hai.
  4. Giới thứ ba.
  5. Giới thứ tư.

 

  1. Trong Lục độ, muốn trừ sân hận phải hành pháp gì?
  2. Nhẫn nhục Ba La Mật.
  3. Thiền định Ba La Mật.
  4. Trí tuệ Ba La Mật.
  5. Trì giới Ba La Mật.

 

  1. Sau khi mạng chung, nghiệp còn tồn tại hay không tồn tại?
  2. Không xác định.
  3. Vừa tồn tại vừa không tồn tại.
  4. Không tồn tại.
  5. Còn tồn tại.

 

  1. Quả vị pháp môn tu Thập thiện là gì?
  2. Phước báu và tuổi thọ.
  3. Giàu sang và phú quý.
  4. Phước báu cõi trời.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Ba đức tin vãng sanh về Tịnh độ gồm những gì?
  2. Tin Phật, tin Pháp, tin Tăng.
  3. Tin Phật, tin Pháp, tin Người.
  4. Tin Phật, tin Pháp, tin Mình.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Kinh điển đọc tụng hằng ngày gọi là gì?
  2. Xuất thế gian pháp bảo.
  3. Thế gian trụ trì pháp bảo.
  4. Đồng thể pháp bảo.
  5. Đáp án a và c.

 

  1. Đời quá khứ được thọ ký Phật A Di Đà, nhờ chăm lòng kính lễ quán tưởng tướng lông mày trắng của đức Phật Không Vương” trích từ kinh nào?
  2. Kinh Vô Lượng Thọ.
  3. Kinh A Di Đà.
  4. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
  5. Kinh Quán Phật Tam Muội Hải.

 

  1. Tứ đế hay gọi Tứ diệu đế gồm những gì?
  2. Từ, bi, hỷ, xả.
  3. Thường, lạc, ngã, tịnh.
  4. Khổ, tập, diệt, đạo.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Trong Tứ diệu đế chi phần nào là Niết bàn?
  2. Tập đế.
  3. Diệt đế.
  4. Đạo đế.
  5. Khổ đế.

 

  1. Khổ đế là gì?
  2. Là những điều làm khó chịu, đau khổ.
  3. Là chân thật đúng đắn vững chắc, rõ ràng.
  4. Đáp án a và b.
  5. Là con đường diệt khổ.

 

  1. Tam khổ trong Khổ đế gồm những gì?
  2. Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ.
  3. Ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ.
  4. Già khổ, bệnh khổ, chết khổ.
  5. Thân khổ, tâm khổ, cảm xúc khổ.

 

  1. Chánh nghiệp là gì?
  2. Nghề nghiệp chân chánh.
  3. Quyền lợi chân chánh.
  4. Đạo nghiệp chân chánh.
  5. Việc làm chơn chánh.

 

  1. Sống một cách lương thiện thuộc về gì?
  2. Chánh kiến.
  3. Chánh nghiệp.
  4. Chánh tinh tấn.
  5. Chánh mạng.

 

  1. Bát khổ trong khổ đế gồm những gì?
  2. Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, đau khổ, sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ và tử khổ.
  3. Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ và ngũ ấm xí thạnh khổ.
  4. Đáp án a và b.
  5. Sanh khổ, lão khổ, già khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ và ngũ ấm xí thạnh khổ.

 

  1. Sanh khổ là gì?
  2. Khổ trong đời sống.
  3. Khổ lúc sinh.
  4. Khổ lúc sinh và khổ trong mong cầu không được.
  5. Khổ lúc sinh và khổ trong đời sống.

 

  1. Lão khổ là gì?
  2. Khổ do bệnh tật.
  3. Khổ do mắt mờ.
  4. Khổ do già nua và tai điếc.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Mong muốn không được” sinh ra khổ não, còn gọi là khổ gì?
  2. Khổ thân.
  3. Cầu bất đắc khổ.
  4. Khổ tâm.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Già nua là cảnh điêu tàn/Cây già cây cỗi, người già người suy” dùng để ví cho loại khổ nào?
  2. Sanh khổ.
  3. Lão khổ.
  4. Bệnh khổ.
  5. Tử khổ.

 

  1. Thảo nào lúc mới chôn nhau/ Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra.” dùng để ví cho loại khổ nào?
  2. Sinh khổ.
  3. Khổ khổ.
  4. Hành khổ.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Tử biệt thuộc loại khổ nào?
  2. Cái khổ chia lìa khi già.
  3. Cái khổ chia lìa khi chết.
  4. Cái khổ chia lìa khi bệnh.
  5. Cái khổ chia lìa khi còn sống

 

  1. Ái biệt ly khổ có nghĩa là gì?
  2. Khổ do thương yêu nhau mà phải chia lìa.
  3. Khổ do tai nạn, bệnh tật mà thiếu người chăm sóc.
  4. Khổ do bị ruồng bỏ, bị thiếu lòng chung thủy.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Thấy mặt kẻ thù như kim đâm vào mắt, ở chung với người nghịch như nếm mật nằm gai” câu thơ trên ví cho loại khổ nào?
  2. Khổ do tình duyên ngang trái.
  3. Khổ do thù ghét nhau mà vẫn gặp nhau.
  4. Khổ về tình cảm.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Khổ đế thuộc về nhân hay quả?
  2. Nhân. .
  3. Quả.
  4. Đáp án a và b.
  5. Không thể xác định.

 

  1. Biết được sự thật “Khổ” có ích lợi gì?
  2. Gặp cảnh khổ, không khiếp sợ.
  3. Không tham cầu, ít bị hoàn cảnh chi phối .
  4. Gắng sức tu hành để thoát khổ.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Tập đế nghĩa là gì?
  2. Là nguyên nhân của những nỗi khổ đã chứa nhóm, tích trữ lâu đời, lâu kiếp.
  3. Là nguyên nhân sanh tử, luân hồi.
  4. Là nguyên nhân khổ đau của chúng sinh.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Tập đế thuộc về nhân hay quả?
  2. Nhân.
  3. Quả.
  4. Đáp án a và b.
  5. Vừa nhân vừa là quả.

 

  1. Căn bản phiền não là gì?
  2. Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
  3. Sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tắng hội, ngũ ấm xí thạnh.
  4. Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.
  5. Đáp án a và c.

 

  1. Biểu hiện của Tham là gì?
  2. Dòm ngó, theo dõi những gì ưa thích.
  3. Lập mưu này, chước nọ để chiếm đoạt.
  4. Được bao nhiêu cũng không cảm thấy đủ.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Biểu hiện của Sân là gì?
  2. Mặt mày tái xanh, tay chân run rẩy.
  3. Mặt mày đỏ tía, bộ dạng thô bỉ, nói năng hung dữ.
  4. Đáp án a, b.
  5. Gặp cảnh trái ý nghịch lòng, tỏ vẻ sợ hãi.

 

  1. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”. Câu này hàm ý điều gì?
  2. Một niệm sân hận nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở.
  3. Một niệm sân hận là nguyên nhân tạo ra muôn vàn tội ác.
  4. Đáp án a, b.
  5. Một niệm sân gia đình ly biệt, anh em trở thành kẻ thù.

 

  1. Nhất tinh chi hỏa, năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn”. Câu này hàm ý điều gì?
  2. Một đốm lửa giận có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức.
  3. Cơn giận là nguyên nhân làm tiêu tan cả núi công đức.
  4. Một ngọn lửa giận tan nhà nát cửa.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Biểu hiện của Si là gì?
  2. Không phân biệt được đâu là sự thật, đâu là dối trá.
  3. Không phân biệt được chánh và tà, phải và quấy, đúng và sai…
  4. Đáp án a và b.
  5. Không phân biệt được tình cảm, lý trí và tình yêu thương.

 

  1. Tác hại của Si là gì?
  2. Khiến lòng tham trở thành không đáy.
  3. Khiến lửa sân tự do bùng cháy.
  4. Khiến con người gây ra tội lỗi hại mình, hại người mà không hay.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Bất úy tham sân khởi, duy khủng tự giác trì” có nghĩa là gì?
  2. Tham sân có khởi lên thì sẽ tự mất đi.
  3. Không sợ tham và sân nổi lên, mà chỉ sợ giác ngộ chậm.
  4. Không sợ tham và sân, mà chỉ sợ si mê.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Biểu hiện của kiêu mạn là gì?
  2. Tự nâng mình lên và hạ người khác xuống.
  3. Tự thấy mình là quan trọng mà khinh rẻ mọi người.
  4. Ỷ mình có tiền của, tài trí, quyền thế nên dương dương tự đắc, khinh khi, lấn áp người khác.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Ngã mạn có nghĩa là gì?
  2. Tự cho mình là giỏi hơn người.
  3. Hơn người ít mà nghĩ mình hơn nhiều.
  4. Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt người.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Biểu hiện của nghi ngờ là gì?
  2. Không tin cậy giao phó công việc cho bất cứ ai.
  3. Không tin tưởng thiện chí của mọi người.
  4. Thường nghi ngờ nhân quả, nghiệp báo.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Ba phương diện của nghi ngờ là gì?
  2. Tự nghi, nghi pháp và nghi nhơn.
  3. Nghi mình, nghi pháp tu và nghi người truyền đạt.
  4. Nghi Phật, nghi pháp và nghi Tăng.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Biểu hiện của thân kiến là gì?
  2. Chấp thân ngũ ấm tứ đại giả hợp.
  3. Thấy cái “ta” riêng biệt, chắc thật, không biến đổi.
  4. Lo thâu tóm góp nhặt của cải, món ngon vật lạ, công danh địa vị cho cái “ta”, chà đạp lên bao nhiêu cái ta khác.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Biểu hiện của biên kiến là gì?
  2. Chấp cái “ta” vẫn tồn tại mãi.
  3. Chấp chết rồi là mất hẳn nên không tin nhân quả.
  4. Đáp án a và b.
  5. Chấp chặt quan điểm của chính mình.

 

  1. Các phương diện của kiến thủ là gì?
  2. Không ý thức được sự sai lầm của mình, luôn làm theo ý mình.
  3. Bảo thủ quan điểm của mình là đúng đắn.
  4. Đáp án a, b.
  5. Chấp sai lầm, trái với sự thật và luật nhân quả.

 

  1. Giới cấm thủ nghĩa là gì?
  2. Là vi phạm hoặc không vi phạm các điều cấm của giới luật.
  3. Bảo thủ các qui định, các hình thức lễ nghi quái lạ cho là đúng.
  4. Là làm theo lời răn cấm của ngoại đạo tà giáo.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Tà kiến nghĩa là gì?
  2. Là chấp sai lầm, trái với sự thật và luật nhân quả
  3. Là mê tín dị đoan.
  4. Đáp án a và b.
  5. Là chấp chặt luôn làm theo ý mình.

 

  1. Tứ quả Thanh văn gồm những gì?
  2. Tứ gia hạnh, Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm.
  3. Tứ gia hạnh, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.
  4. Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Trong Tứ gia hạnh, gồm có các hạnh nào?
  2. Noãn vị, đảnh vị, nhẫn vị, thiền đệ nhất.
  3. Noãn vị, đảnh vị, nhẫn vị, thế đệ nhất vị.
  4. Đáp án a và b.
  5. Noãn vị, đảnh vị, tâm vị, thế đệ nhất vị.

 

  1. Quả vị cao nhất trong Thanh văn thừa là quả vị nào?
  2. Tu đà hoàn.
  3. Tư đà hàm.
  4. A la hán.
  5. A na hàm.

 

  1. Thần túc thông nghĩa là gì?
  2. Là được thần thông tự tại như ý muốn.
  3. Là không bị sự vật hữu hình làm chướng ngại khi di chuyển.
  4. Đáp án a và b.
  5. Là đọc được tư duy của người khác.

 

  1. Bốn đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh có đặc tánh là gì?
  2. Là không bị chi phối với tánh vô thường.
  3. Là điều thường hằng của thế gian.
  4. Là bản chất của Niết Bàn.
  5. Đáp án a và c.

 

  1. Tứ Diệu đế còn có tên gì khác?
    1. Tứ Thánh đế.
    2. Tứ Chân đế.
    3. Đáp án a, b.
    4. Tứ Chánh đế.

 

  1. Hãy tìm bố cục đúng nhất của Tứ diệu đế?
    1. Khổ đế, diệt đế, đạo đế, tập đế.
    2. Khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
    3. Khổ đế, tập đế, đạo đế, diệt đế.
    4. Đáp án a và c.

 

  1. Hãy cho biết khổ đế gồm những loại khổ nào?
    1. Tam khổ.
    2. Bát khổ.
    3. Tam khổ và bát khổ.
    4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đạo đế là pháp hành bao gồm những pháp gì?
    1. 37 phẩm trợ đạo.
    2. 10 điều thiện.
    3. 6 pháp Ba la mật.
    4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Tứ niệm xứ là bốn pháp quán nào?
    1. Quán thân, thọ, tâm, pháp.
    2. Quán dục, tinh tấn, hỷ, nhất tâm.
    3. Quán từ, bi, hỷ và xả.
    4. Đáp án a, b và c.

 

  1. “Kiết sử” trong Phật giáo gồm những gì?
    1. Năm độn sử.
    2. Năm triền cái.
    3. Năm độn sử và năm lợi sử.
    4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Hãy cho biết “Tham, sân, si, mạn, nghi” thuộc về nhóm phiền não nào?
    1. Ngũ độn sử.
    2. Ngũ lợi sử.
    3. Ngũ dục sử.
    4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Kiến hoặc trong Tam giới có bao nhiêu kiết sử?
    1. 51 sử.
    2. 81 sử.
    3. 88 sử.
    4. 108 sử.

 

  1. Tư hoặc trong Tam giới có bao nhiêu kiết sử?
    1. 51 sử.
    2. 81 sử.
    3. 88 sử.
    4. 108 sử.

 

  1. Thiên nhãn thông nghĩa là gì?
    1. Thấy xa ngàn dặm.
    2. Thấy Phật tính trong mỗi chúng sinh.
    3. Thấy được sanh tử luân hồi của chúng sanh.
    4. Đáp án a, b và c.

 

  1. “Ly sanh hỷ lạc địa” thuộc giới nào trong ba cõi?
    1. Dục giới.
    2. Sắc giới.
    3. Vô sắc giới.
    4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Mục đích quán thân bất tịnh để làm gì?
  2. Diệt trừ tham, sân, si.
  3. Diệt trừ bản ngã.
  4. Diệt trừ tham sắc.
  5. Diệt trừ tham ái, nhiễm đắm khoái lạc.

 

  1. Phật dạy được thân người là khó, Phật tử nên giữ thân như thế nào ?
  2. Giữ gìn thân này đừng cho tổn hại.
  3. Cung cấp món ngon vật lạ cho thân.
  4. Không hành hạ thân thể, xem thân là chức năng lợi mình và lợi người.
  5. Sử dụng thân này cho mục đích tu học, lợi mình, lợi người.

 

  1. Chánh mạng trong Bát chánh đạo có nghĩa là gì?
  2. Hành động, việc làm lợi ích cho mình và người thân.
  3. Sinh sống một cách chân chính, đúng chánh pháp, lợi ích cho người và vật.
  4. Đáp án a và b.
  5. Hành động đúng pháp luật.

 

  1. Trong Tứ niệm xứ, pháp quán nào có khả năng chuyển hoá ái dục?
  2. Quán thọ thì khổ.
  3. Quán tâm vô thường.
  4. Quán pháp vô ngã.
  5. Quán thân bất tịnh.

 

  1. Để quán triệt sự thống khổ do quá trình tiếp xúc giữa căn, trần và thức Phật tử phải áp dụng pháp quán nào?
  2. Quán thân bất tịnh.
  3. Quán thọ thì khổ.
  4. Quán tâm vô thường.
  5. Quán pháp vô ngã.

 

  1. Tứ niệm xứ nằm trong chi phần nào của Tứ đế?
  2. Khổ đế.
  3. Tập đế.
  4. Diệt đế.
  5. Đạo đế.

 

  1. Trong Tứ niệm xứ, dùng pháp nào để đối trị khi tâm bị vướng mắc vào đối tượng của sắc?
  2. Quán tâm vô thường.
  3. Quán pháp vô ngã.
  4. Quán thọ thị khổ.
  5. Quán thân bất tịnh.

 

  1. Trong Tứ diệu đế, chi phần nào là Niết bàn tịnh lạc?
  2. Tập đế.
  3. Diệt đế.
  4. Đạo đế.
  5. Khổ đế.

 

  1. Quán xét thấy rõ tất cả sự vật không phải là của ta, được gọi là phương pháp nào trong Tứ niệm xứ?
  2. Quán thọ thì khổ.
  3. Quán tâm vô thường.
  4. Quán thân bất tịnh.
  5. Quán pháp vô ngã.

 

  1. Tứ niệm xứ được tông phái nào sử dụng nhiều nhất?
  2. Tịnh độ tông.
  3. Mật tông.
  4. Pháp Hoa tông.
  5. Thiền tông.

 

  1. Tứ niệm xứ phá đổ những kiến chấp sai lầm nào?
  2. Chấp thân này là thật, sự vật trường cửu.
  3. Tâm mình vĩnh viễn thường còn, linh hồn bất diệt.
  4. Chấp ngã và chấp pháp.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Theo Phật giáo, thọ lãnh món nào làm khổ bản thân?
  2. Hưởng thụ quá nhiều ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thuỳ.
  3. Hưởng thụ quá nhiều ngũ dục: sắc, thanh, hương, vị, xúc.
  4. Hưởng thụ tham ái và các khoái lạc giác quan.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Pháp quán nào nhàm chán thân tứ đại, xa lìa sự luyến ái, tình yêu nam nữ?
  2. Quán về sự khổ.
  3. Quán về sự vô thường.
  4. Quán cuộc đời giả tạm.
  5. Quán thân không sạch.

 

  1. Ngũ căn thuộc phần nào trong chi phần của Tứ đế?
  2. Khổ đế.
  3. Tập đế.
  4. Diệt đế.
  5. Đạo đế.

 

  1. Tinh thần siêng năng không mệt mỏi được gọi là gì trong Ngũ căn?
  2. Tín căn.
  3. Tấn căn.
  4. Định căn.
  5. Niệm căn.

 

  1. Sự nhớ nghĩ một đề mục trong chân lý, được gọi là gì trong Ngũ căn?
  2. Tín căn.
  3. Định căn.
  4. Tuệ căn.
  5. Niệm căn.

 

  1. Thấy rõ các vấn đề của pháp một cách chân chánh được gọi là gì trong Ngũ căn?
  2. Tuệ căn.
  3. Tấn căn.
  4. Niệm căn.
  5. Định căn.

 

  1. An trú tâm được gọi là gì trong Ngũ căn?
  2. Tấn căn.
  3. Tín căn.
  4. Niệm căn.
  5. Định căn.

 

  1. Ngũ căn được sắp xếp theo thứ tự nào?
  2. Tín, niệm, huệ, định, tấn.
  3. Tín, tấn, niệm, định, huệ.
  4. Huệ, tín, tấn, niệm, định.
  5. Tín, tấn, huệ, định, niệm.

 

  1. Tầng định hữu sắc và vô sắc do tuệ chiếu soi gọi là gì trong Ngũ căn?
  2. Tín căn.
  3. Tuệ căn.
  4. Niệm căn.
  5. Định căn.

 

  1. Tín căn nên hiểu như thế nào mới đúng?
  2. Hiểu rõ sau đó phát khởi niềm tin
  3. Sau khi nghe xong là tin liền.
  4. Tín sâu Tam bảo, nhân quả ba đời.
  5. Tin rằng Phật sẽ gia hộ mình.

 

  1. Ngũ căn đồng hành cùng pháp nào tạo ra sức mạnh?
  2. Tứ diệu đế.
  3. Ngũ lực.
  4. Tứ như ý túc.
  5. Tứ chánh cần.

 

  1. Thực hành Bát chánh đạo có lợi ích gì?
  2. Sống an vui hạnh phúc.
  3. Thoát khỏi sanh tử luân hồi.
  4. Dứt được một phần phiền não.
  5. Thành tựu đạo nghiệp và giải thoát.

 

  1. Hành trì Bát chánh đạo, pháp nào tu đầu tiên?
  2. Chánh tư duy.
  3. Chánh tinh tấn.
  4. Chánh tín.
  5. Chánh kiến.

 

  1. Muốn đạt được sự nghiệp giác ngộ giải thoát an lạc, phải vun trồng sự nghiệp gì?
  2. Có lý tưởng.
  3. Chánh tư duy.
  4. Chánh kiến.
  5. Trí tuệ.

 

  1. Lời nói chơn thật, hữu ích thuộc chi phần nào?
  2. Chánh ngữ.
  3. Chánh nghiệp.
  4. Chánh mạng.
  5. Chánh tinh tấn.

 

  1. Người luôn luôn làm việc lợi mình lợi người thuộc chi phần nào?
  2. Chánh ngữ.
  3. Chánh mạng.
  4. Chánh nghiệp.
  5. Chánh tuệ.

 

  1. Sống bằng nghề nghiệp lương thiện thuộc chi phần nào?
  2. Chánh kiến.
  3. Chánh nghiệp.
  4. Chính tinh tấn.
  5. Chánh mạng.

 

  1. Sự không xao lãng, ghi nhớ pháp môn, tâm an tịnh thuộc chi phần nào?
  2. Chánh niệm.
  3. Chánh kiến.
  4. Chánh tư duy.
  5. Chánh tinh tấn.

 

  1. Mục đích việc tu tập của Tứ chánh cần là gì?
    1. Tinh tấn ngăn ngừa điều ác, phát triển điều lành
    2. Tinh tấn ngăn ngừa và đoạn trừ điều ác, thực thi và phát triển những điều lành
    3. Tinh tấn đoạn trừ tham sân si, tu tập tín hạnh nguyện.
    4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đối tượng thiện của Phật giáo là gì?
  2. Làm lợi mình, lợi người hợp với trí huệ.
  3. Siêng năng làm công tác từ thiện xã hội
  4. Làm lành với mọi khả năng và điều kiện.
  5. Làm những việc lợi mình, lợi gia đình, lợi xã hội và lợi chúng sanh.

 

  1. Trước làm việc bất thiện, nay quyết tâm từ bỏ gọi là gì trong Tứ chánh cần?
  2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã sanh.
  3. Tinh tấn dứt trừ những điều ác chưa phát sanh.
  4. Tinh tấn phát triển điều thiện chưa sanh, làm cho sanh thiện.
  5. Tinh tấn phát triển điều thiện đã sanh.

 

  1. Thất bồ đề phần có nghĩa là gì?
  2. Là bảy phương pháp giúp người niệm Phật vãng sanh.
  3. Là bảy phương pháp giúp con người sống an lành trong hiện đời.
  4. Là bảy phương pháp có khả năng dẫn đến sự giàu sang, phú quý.
  5. Là bảy phương pháp tu tập tuần tự hướng đến sự giải thoát.

 

  1. Thất bồ đề phần còn có tên gọi là gì?
  2. Thất thánh tài.
  3. Thất bảo.
  4. Thất phần chuyển luân.
  5. Thất giác chi.

 

  1. Thứ tự nào sau đây của Thất bồ đề phần là đúng?
  2. Trạch pháp, tinh tấn, khinh an, niệm, định, hỷ, xả.
  3. Trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, xả, niệm, định.
  4. Tinh tấn, trạch pháp, khinh an, hỷ, xả, niệm, định.
  5. Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả.

 

  1. Người biết lựa chọn pháp lành để tu tập thuộc về phần nào trong Thất bồ đề phần?
  2. Tinh Tấn.
  3. Khinh an.
  4. Trạch pháp.
  5. Niệm.

 

  1. Tinh tấn là gì?
  2. Siêng năng đi chùa lễ Phật, nghe giảng pháp.
  3. Siêng năng làm công quả cho chùa.
  4. Siêng năng bỏ ác, làm lành, hướng đạo đức, không bỏ cuộc.
  5. Siêng năng tu tập, dù gặp nghịch cảnh cũng không thối lui.

 

  1. Do đoạn trừ được phiền não, tâm trở nên an lạc nhẹ nhàng, thuộc về phần nào trong Thất bồ đề phần?
  2. Hỷ.
  3. Xả.
  4. Khinh an.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Trạch pháp được hiểu như thế nào là đúng?
  2. Là phương pháp tu hành.
  3. Là phương pháp chọn pháp môn thích hợp để phát sanh trí tuệ.
  4. Là phương pháp thực hành để đạt trí tuệ.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Trạng thái tâm ổn định vững chắc, không vọng động là thuộc về phần nào trong Thất bồ đề phần?
  2. Định.
  3. Hỷ.
  4. Xả.
  5. Niệm.

 

  1. Thất vọng về tình duyên thuộc về phần nào trong tám khổ?
  2. Cầu bất đắc khổ.
  3. Ái biệt ly khổ.
  4. Oán tắng hội khổ.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Tứ như ý túc còn có tên gọi nào khác?
  2. Tứ thần túc.
  3. Tứ niệm xứ.
  4. Tứ diệu đế.
  5. Tứ tất đàn.

 

  1. Câu nào sau đây giải nghĩa được Dục như ý túc?
  2. Khi phát nguyện thọ trì, bất cứ giá nào cũng phải đạt cho được như ý.
  3. Mong muốn một cách thiết tha, mong muốn cho kỳ được mới thôi.
  4. Sự mong muốn về điều thiện tích cực thuần nhất, định lực phát sanh dẫn đến sự thành tựu như ý.
  5. Mong muốn và tư duy quán chiếu các pháp môn một cách thông suốt.

 

  1. Câu nào sau đây giải nghĩa được Nhất tâm như ý túc?
    1. Nhất tâm tu tập vào cảnh định của tứ thiền.
    2. Nhất tâm chuyên vào một cảnh (đề mục) không tán loạn mà định lực phát khởi như ý.
    3. Đáp án a và b.
    4. Nhất tâm tu tập vào cảnh định của thiền tứ không.

 

  1. Tứ thần túc là bốn phép thần thông gồm những gì?
  2. Dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, nhất tâm như ý túc, quán như ý túc.
  3. Nhãn như ý túc, nhĩ như ý túc, tâm như ý túc, thần như ý túc.
  4. Đáp án a và b.
  5. Tín như ý túc, tấn như ý túc, niệm như ý túc, định như ý túc.

 

  1. Thế nào là Diệt đế?
  2. Là diệt trừ mọi dục vọng mê mờ, phiền não.
  3. Là Niết bàn, vắng mặt mọi khổ đau.
  4. Là trạng thái an vui không còn khổ đau.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Hữu dư Niết bàn là gì?
  2. Là Niết bàn hoàn toàn giải thoát, còn lưu lại thân tướng độ sanh.
  3. Là Niết bàn dứt mọi khổ đau.
  4. Là Niết bàn chưa hoàn toàn giải thoát, vì còn phiền não còn sót lại.
  5. Là Niết bàn của người chứng quả còn hiện hữu.

 

  1. Vô dư y Niết bàn là gì?
  2. Là Niết bàn của A la hán, không còn lưu lại thân tướng.
  3. Là Niết bàn hoàn toàn giải thoát, không còn lưu lại thân tướng.
  4. Đáp án a và b.
  5. Là Niết bàn của người chứng được khi qua đời.

 

  1. Niết Bàn gồm có mấy loại?
  2. Một loại: Vô thượng Niết bàn.
  3. Hai loại: Vô trụ xứ Niết bàn và Tánh tịnh Niết bàn.
  4. Ba loại: Hữu dư Niết bàn, Vô dư Niết bàn và Vô trụ xứ Niết bàn.
  5. Bốn loại: Hữu dư y Niết bàn, Vô dư y Niết bàn, Vô trụ xứ Niết bàn, Tánh tịnh Niết bàn.

 

  1. Quả Tu Đà Hoàn còn bao nhiêu lần trở lại cõi Dục để tái sanh?
  2. Một lần.
  3. Ba lần.
  4. Năm lần.
  5. Bảy lần.

 

  1. Quả Tư Đà Hàm là quả vị còn bao nhiêu lần tái sanh trở lại cõi Dục?
  2. Một lần.
  3. Hai lần
  4. Ba lần.
  5. Bốn lần

 

  1. Quả A Na Hàm còn bao nhiêu lần tái sanh trở lại cõi Dục?
  2. Còn trở lại tùy tâm nguyện độ chúng sanh.
  3. Không còn trở lại cảnh Dục nữa.
  4. Hai lần trở lại.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Nghĩa nào sau đây là quan trọng của Niết Bàn?
  2. Phá ác.
  3. Vô sanh.
  4. Ứng cúng.
  5. Bất tử.

 

  1. Ái biệt ly khổ có nghĩa là gì?
  2. Khổ do thương yêu nhau mà phải chia lìa.
  3. Khổ do tai nạn, bệnh tật mà thiếu người chăm sóc.
  4. Khổ do bị ruồng bỏ, bị thiếu lòng chung thủy.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Câu thơ “Gót danh lợi bùn pha sắc xám/ Mặt phong trần nắng rám mùi dâu” đang chỉ cho loại khổ gì?
  2. Khổ khổ.
  3. Hoại khổ.
  4. Hành khổ.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Tam độc gồm những gì?
  2. Tham lam, ganh tỵ, si mê.
  3. Tham lam, sân hận, si mê.
  4. Ganh ghét, bỏn sẻn, sân hận.
  5. Tham ái, tham dục, tham lam.

 

  1. Trước khi nhập Niết Bàn, thiết tha khuyên các đệ tử phải trao dồi trí huệ, đức Phật đã dùng hình ảnh gì để ví về trí tuệ?
  2. Như chiếc thuyền kiên cố.
  3. Như ngọn đèn lớn chói sáng, liều thuốc hay.
  4. Như chiếc búa sắt.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Thế nào gọi là khổ bao trùm cả không gian?
  2. Cái khổ không có phương sở và quốc độ; ở đâu có vô minh thì ở đó có khổ.
  3. Vô minh thì như một tấm màn vô tận, bao trùm không chỉ một thế giới.
  4. Khoảng không gian mênh mông vô tận như thế nào, thì nỗi khổ đau cũng mênh mông vô tận như thế ấy.
  5. Đáp án a và c.

 

  1. Kiến thủ là gì?
  2. Quan điểm cho rằng mình là số một.
  3. Chấp cho vị thế của mình là hơn hết.
  4. Bảo thủ ý kiến của mình bất luận đúng hay sai.
  5. Chấp cho sự hiểu biết của người là đúng, nên chẳng sửa đổi.

 

  1. Năm món lợi sử gồm những gì?
  2. Thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.
  3. Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
  4. Đáp án a và b.
  5. Tham, sân, thùy miên, trạo cử, nghi.

 

  1. Năm món độn sử là gì?
  2. Tham, sân, si, mạn, nghi.
  3. Thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.
  4. Sắc, thanh, hương, vị, xúc.
  5. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân.

 

  1. Noãn vị là quả vị đầu tiên trong bốn gia hạnh, có đốt cháy được phiền não không?
  2. Có thể đốt cháy phiền não.
  3. Chưa thể đốt cháy phiền não.
  4. Đốt được một phần phiền não .
  5. Chưa thể định được.

 

  1. Quả vị A La Hán trong Thanh Văn thừa có mấy nghĩa?
  2. Có 2 nghĩa: Bất hồi tâm độn A la hán, Hồi tâm đại A la hán.
  3. Có 3 nghĩa: Ứng cúng, phá ác, vô sanh.
  4. Có 4 nghĩa: Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.
  5. Đáp án a và c.

 

  1. Tại sao đức Phật nói Tứ đế theo trình tự Khổ đế trước, Tập đếsau?
  2. Giải quyết vấn đề từ quả đến nhân.
  3. Giúp ta đối diện khổ đau để giải quyết vấn đề.
  4. Thừa nhận bế tắc thì mới tìm ra giải pháp tốt
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Ỷ mình giỏi mà lấn lướt người, thuộc về loại kiêu mạn nào?
  2. Tăng thượng mạn.
  3. Ngã mạn.
  4. Mạn quá mạn
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Ngũ căn gồm những gì?
  2. Nhãn căn, nhỉ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
  3. Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn.
  4. Tín căn, nhẫn căn, niệm căn, định căn, huệ căn.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Lòng tin là mẹ sinh ra vô lượng công đức, chỉ cho phần nào trong ngũ căn?
  2. Tín căn.
  3. Niệm căn.
  4. Tấn căn.
  5. Định căn.

 

  1. Niệm căn gồm những gì?
  2. Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới và niệm Thiên.
  3. Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới.
  4. Niệm Phật, nệm Pháp, niệm Tăng, niệm Nhân quả, niệm Đạo.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Định căn có mấy bậc?
  2. An trụ định, dẫn phát định, thành sở tác sự định.
  3. Hạ căn, trung căn, thượng căn.
  4. Định giới, định huệ, định giải thoát tri kiến
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Chưa chứng Thánh quả mà cho là chứng thuộc về loại kiêu mạn nào?
  2. Ngã mạn.
  3. Tăng thượng mạn.
  4. Tà mạn.
  5. Mạn quá mạn.

 

  1. Không tin vào tiềm năng của mình thuộc về loại kiêu mạn nào?
  2. Quá mạn.
  3. Ty liệt mạn.
  4. Kiêu mạn.
  5. Ngã mạn.

 

  1. Ba công năng lớn của Bát Chánh đạo là gì?
  2. Nhận thức chính xác, tư duy hợp lý, hành trì thiện xảo.
  3. Nói năng đúng đắn, ba nghiệp thanh tịnh, hành nghề chơn chánh.
  4. Cải thiện tự thân, cải thiện hoàn cảnh, chứng quả Bồ đề.
  5. Siêng năng làm lành, ghi nhớ pháp tu, thiền định kiên cố.

 

  1. Đạo đế có 37 phẩm trợ đạo, chia thành mấy nhóm?
  2. 4 nhóm: Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát chánh đạo.
  3. 5 nhóm: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ lực, Bát chánh đạo.
  4. 6 nhóm: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát chánh đạo.
  5. 7 nhóm: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát chánh đạo.

 

  1. Pháp Tứ Diệu đế là giáo lý căn bản thuộc về loại nào?
  2. Đốn giáo.
  3. Tiệm giáo.
  4. Đáp án a và b.
  5. Trung giáo.

 

  1. Có phải Bát Chánh đạo còn được gọi là con đường Trung đạo hay không?
  2.  
  3. Đúng.
  4. Vừa đúng vừa sai.
  5. Vừa không đúng vừa không sai.

 

  1. Nền tảng giáo lý của đạo Phật là gì?
  2. Tam vô lậu học.
  3. Nhân quả nghiệp báo.
  4. Tứ diệu đế.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đối trị “Tâm viên ý mã” Phật tử nên dứt trừ tâm gì?
  2. Tâm hỷ xả.
  3. Tâm ham vui.
  4. Tâm hưởng thụ.
  5. Tâm vọng tưởng.

 

  1. Không đau làm giàu biết mấy” chỉ cho loại khổ nào sau đây?
  2. Khổ thân.
  3. Khổ tâm.
  4. Đáp án a và b.
  5. Khổ trí.

 

  1. Xưa sao nay vậy, xưa bày nay làm” chỉ cho loại kiến chấp nào?
  2. Kiến thủ.
  3. Biên kiến.
  4. Thân kiến.
  5. Tà kiến.

 

  1. Quán bất tịnh bằng phương cách nào ?
  2. Cửu tưởng quán.
  3. Bát tưởng quán.
  4. Ngũ tưởng quán.
  5. Thất tưởng quán.

 

  1. Người muốn thành tựu pháp quán bất tịnh cần phải làm gì?
  2. Đối trị lòng tham dục, chớ chẳng phải chán đời, tự hủy diệt mình.
  3. Dứt trừ vọng niệm tham dục, giác ngộ Phật tánh.
  4. Đáp án a và b.
  5. Thường xuyên tắm rửa thật sạch sẽ.

 

  1. Thế nào gọi là tà kiến?
  2. Nói sao tin vậy.
  3. Tin tưởng nhiều người.
  4. Mê tín dị đoan, không tin bất cứ ai.
  5. Chấp điều không chơn chánh, trái với quy luật nhân quả.

 

  1. Phật đã dạy: “Hạt giống Bồ đề, không thể gieo trên hư không, chỉ trồng trên đất chúng sinh mà thôi“. Điều này có ý nghĩa gì?
  2. Mở rộng lòng thương xót tất cả chúng sanh.
  3. Tâm không phân biệt và nguyện độ khắp tất cả.
  4. Phát nguyện giúp đỡ chúng sinh muôn loài.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Trong Tứ Niệm xứ, khi tâm bị vướng mắc vào một đối tượng Phật tử phải dùng pháp nào để đối trị ?
  2. Quán tâm vô thường.
  3. Quán pháp vô ngã.
  4. Quán thọ thị khổ.
  5. Thực tập cả ba điều trên.

 

  1. Trong Tứ diệu đế, chi phần nào là nguyên nhân của khổ?
  2. Tập đế.
  3. Diệt đế.
  4. Đạo đế.
  5. Thánh đế.

 

  1. Khi quán xét để thấy rõ tất cả sự vật vốn không phải là của ta, được gọi là pháp quán nào trong Tứ niệm xứ?
  2. Quán thọ thì khổ.
  3. Quán tâm vô thường.
  4. Quán thân bất tịnh.
  5. Quán pháp vô ngã.

 

 

  1. Ngũ minh gồm những gì?
  2. Công xảo minh, thanh minh, y phương minh, phát minh và nhân minh.
  3. Nội minh, nhân minh, thanh minh, công xảo minh và y phương minh.
  4. Nội minh, công minh, nhân minh, thanh minh và y phương minh.
  5. Công xảo minh, nhân minh, thanh minh, y phương minh và công minh.

 

  1. Nội minh là gì?
  2. Phải sống nội tâm, không nên hướng ngoại nhiều.
  3. Phải có kiến thức về nội điển (kinh, luật, luận) vững chắc.
  4. Phải hiểu về tâm của mình.
  5. Phải thấy biết những diễn biến xảy ra trong môi trường, đời sống tu tập hiện tại.

 

  1. Nhân minh là gì?
  2. Thông về giáo điển.
  3. Thông về biện luận.
  4. Thông về văn chương.
  5. Thông về kỷ xảo.

 

  1. Thanh minh có nghĩa là gì?
  2. Liên quan đến vấn đề diễn giải, biện luận, giải thích.
  3. Hướng dẫn nghệ thuật diễn giảng.
  4. Liên quan đến ngôn ngữ văn tự, và văn học.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Thông qua ngũ minh, Phật giáo thể hiện được tinh thần gì nổi bật?
  2. Bi quan yếm thế.
  3. Tích cực.
  4. Nhập thế.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Ngũ uẩn gồm những gì?
  2. Tài, sắc, danh, thực, thùy.
  3. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
  4. Đáp án a và b.
  5. Sắc, thanh, hương, vị, xúc.

 

  1. Tứ đại gồm những gì?
  2. Kim, thủy, hỏa, thổ.
  3. Địa, thủy, hỏa, phong.
  4. Đất, nước, lửa, gió.
  5. Đáp án b và c.

 

  1. Phương pháp Quán giới phân biệt là gì?
  2. Quán sát sự liên hệ giữa thân và tâm.
  3. Quán sát sự liên hệ giữa căn, trần và thức.
  4. Quán sát sự giả dối của căn, trần và thức.
  5. Quán sát sự liên hệ và sự giả dối không bền, không thật giữa căn, trần và thức.

 

  1. Quán sát sự giả dối của “Căn – trần – thức” như thế nào?
  2. “Căn – trần – thức” không có ngã.
  3. “Căn – trần – thức” không thật bền, không thật có.
  4. Đáp án a và b.
  5. “Căn – trần – thức”có thực ngã.

 

  1. Theo Duy thức học, “Thức” trong ngũ uẩn thuộc về tâm nào?
  2. Tâm vương.
  3. Tâm sở.
  4. Tâm bất tương hành.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Quan điểm của Phật giáo về thân thể vật lý dựa trên cơ sở lý duyên sinh, nghĩa là gì?
  2. Trình bày rõ về mối tương hệ bất khả phân ly giữa yếu tố con người với yếu tố vũ trụ thiên nhiên.
  3. Thân thể muốn tồn tại phải nương vào các yếu tố sắc không phải là thân thể như mặt trời, dòng sông, ruộng lúa, thời tiết, không khí….
  4. Mối tương hệ phân ly giữa yếu tố con người với vũ trụ thiên nhiên.
  5. Đáp án a và b.
  6. Vì sao Phật thường dạy, “Ai cho rằng sắc uẩn là ta, là của ta, là tự ngã của ta thì chắc chắn gặt hái đau khổ, thất vọng, sầu muộn, vấp ngã và tai nạn”?
  7. Vì bản chất của sắc uẩn là vô thường, vô ngã và chuyển biến bất tận theo lý duyên sinh.
  8. Vì chấp thủ, tham ái thân thể (sắc uẩn), hoặc bất cứ một đối tượng vật lý, sinh lý nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ đau khổ.
  9. Vì đó là dòng chuyển biến của thời gian và không gian.
  10. Đáp án a và b.

 

  1. Theo lời Phật dạy, cảm giác nào là thọ uẩn?
  2. Cảm giác quá khứ, vị lai hay hiện tại.
  3. Cảm giác nội hay ngoại, thô hay tế,.
  4. Cảm giác liệt hay thắng, xa hay gần.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Cảm giác khổ trong thọ uẩn như thế nào?
  2. Cảm giác khó chịu khi ta tiếp xúc với một đối tượng không thích ý.
  3. Nó kèm theo một chuỗi tâm lý khó chịu, bất mãn, tránh xa…
  4. Ví dụ khi ta nhìn thấy một con vật dơ bẩn xấu xí, ta nảy sinh cảm giác ghê tởm không muốn nhìn.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Những cảm giác thọ uẩn đến từđâu?
  2. Từ thân thể (sắc uẩn) như ăn uống khoái khẩu hay bị thương tích đau đớn.
  3. Từ tâm lý (tưởng, hành) như thiền định hay tưởng tượng.
  4. Từ tâm lý và vật lý như thưởng thức một bản nhạc hoặc ngắm một bức tranh, hoặc sự đau khổ do hoàn cảnh bất hạnh…
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Vì sao nói chấp thủ vào cảm thọ bao giờ cũng sai lầm và gặt hái khổ đau?
  2. Vì cảm thọ tâm lý chi phối hệ thống tâm thức, sinh khởi biến hiện thay đổi vô chừng.
  3. Vì cảm thọ tâm lý chi phối hệ thống tâm thức, chuyển biến vô tận, vô thường, vô ngã và hiện hữu có điều kiện.
  4. Vì Phật dạy cảm thọ là khổ.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Tính chất của tưởng uẩn là gì?
  2. Nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng.
  3. Cái thấy, cái biết của mình về con người, hoặc sự việc hay sự kiện.
  4. Đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Sự nhận biết đối tượng trong tưởng uẩn gồm có hai loại nào?
  2. Nhận biết đối tượng bên ngoài và bên trong.
  3. Như mắt thấy sắc nhận biết đó là đóa hoa hồng, tai nghe âm thanh nhận ra bản nhạc tiền chiến… và các đối tượng tâm lý như những khái niệm, hồi tưởng ký ức…
  4. Nhận biết đối tượng bên trong.
  5. Đáp án a và b.
  6. Thế nào là tưởng uẩn?
  7. Phàm tri giác gì thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại.
  8. Phàm tri giác gì thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần.
  9. Phàm tri giác thuộc hiện tại.
  10. Đáp án a và b.

 

  1. Hành uẩn gồm có sáu loại nào do sự tiếp xúc giữa sáu giác quan và sáu đối tượng?
  2. Sắc tư, thinh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư.
  3. Sắc tư, thinh tư, thơm tư, vị tư, xúc tư và pháp tư.
  4. Nhãn tư, nhĩ tư, tỷ tư, thiệt tư, thân tư và ý tư.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Tất cả những hiện tượng tâm lý, sinh lý hiện tại là kết quả của “hành” trong quá khứ, mà trong kinh thường gọi là gì?
  2. “Phiền não tùy miên”.
  3. “Câu sanh phiền não”.
  4. “Câu hữu phiền não”.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Hình thành một năng lực “hành” mới, dẫn dắt con người đi tới tương lai, vai trò “hành” phải như thế nào?
  2. “Hành” phải làm nền tảng và lực đẩy.
  3. “Hành” phải làm điều kiện do duyên sinh.
  4. “Hành” phải làm thước đo giá trị.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Tính chất của “thức uẩn”là gì?
  2. Khả năng rõ biết, phản ánh thế giới hiện thực.
  3. Nhận biết sự có mặt của đối tượng.
  4. Đánh giá vị trí và vai trò.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Thức uẩn theo đạo Phật là nền tảng của tâm lý. Vậy thức uẩn có tồn tại độc lập không? Vì sao?
  2. Có, vì chúng hiện hữu do duyên sinh, cụ thể là do sắc, thọ, tưởng, hành; mối quan hệ giữa chúng với nhau là bất khả phân ly.
  3. Có, vì thức tồn tại nhờ sắc làm điều kiện, làm đối tượng, sắc làm nơi nương tựa… Thức phát triển hưng thịnh nhờ sắc. Thức tồn tại nhờ thọ… nhờ tưởng… nhờ hành…
  4. Không, vì thức tồn tại nhờ sắc làm điều kiện, làm đối tượng, sắc làm nơi nương tựa… Thức phát triển hưng thịnh nhờ sắc. Thức tồn tại nhờ thọ… nhờ tưởng… nhờ hành…
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Mục đích chính của tu tập quán chiếu năm uẩn là gì?
  2. Vô minh không còn hiện hữu.
  3. Trí tuệ sẽ sinh.
  4. Chấp thủ và tham ái sẽ diệt.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Thế nào là quán chiếu trên cơ sở các pháp ấn?
  2. Tức là quán năm uẩn là là trống rỗng, là vô ngã.
  3. Tức là quán năm uẩn là vô thường, là khổ đau.
  4. Tức là trang bị cho mình một cái nhìn sáng tỏ, chánh kiến về thân thể, về tình cảm, về nhận thức tư tưởng, về những hoạt động sâu kín của tâm lý.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Với sức quán chiếutrên cơ sở các pháp ấn sẽ tạo nên năng lực gì?
  2. Làm rơi rụng tâm tham ái.
  3. Làm rơi rụng tâm chấp thủ.
  4. Làm rơi rụng tâm vô ngã.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Ðức Phật thường thức tỉnh các đệ tử quán chiếu về năm uẩn một cách đơn giản như thế nào?
  2. Thông qua hình thức câu hỏi, đức Phật giúp chư đệ tử hiểu rõ “Thân thể là thường hay vô thường và vô thường thì đưa đến khổ hay vui”.
  3. Thông qua hình thức câu hỏi, đức Phật giúp chư đệ tử hiểu rõ “cái mà vô thường và khổ thì có hợp lý không khi cho rằng cái này là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi”.
  4. Đức Phật dạy quán chiếu năm uẩn tức là không, không tức là năm uẩn.
  5. Đáp án a và b.

 

  1. Vì sao Ðức Phật dạy: “Ai không chấp trước, không tham luyến, không suy tưởng, không hoan hỷ về sắc, thọ, tưởng, hành, thức… người ấy giải thoát khỏi ác ma“?
  2. Vì vấn đề chủ yếu không phải là sự hiện hữu của năm uẩn mà chính là sự có mặt của chấp trước và tham luyến năm uẩn.
  3. Vì con người thường bị dính mắc, bị cột chặt vào một cái gì đó như là thân thể hay tình cảm, tư tưởng… nếu cái ấy bị mất mát, bị lấy đi, tâm tư chúng ta sẽ trống rỗng, bị khủng hoảng.
  4. Vì con người có thói quen tư duy về ngã, về cái tồn tại, cái chủ động đằng sau cái biến động, nên mọi sự rối loạn từ đó mà sinh.
  5. Đáp án a, b và c.

 

  1. Theo kinh Lăng Già, đức Phật dạy, cái đa tính của đối tượng sinh khởi từ sự nối kết giữa tập khí và phân biệt. Vậy nó sinh ra từ đâu?
  2. Tâm.
  3. Căn.
  4. Trần.
  5. Đáp án a, b và c.
  6. Pháp ấn vô thường đem lại gì cho con người?
  7. Khổ đau.
  8. Niềm tin cho mọi nỗ lực sáng tạo và phát triển.
  9. Hạnh phúc.
  10. Đáp án a và b.

 

449.Ngã chấplà gì?

  1. Chấp chặt vào ý niệm cho rằng mọi sinh thể trong đời đều có một bản chất đồng nhất hay một “linh hồn” tồn tại mãi mãi.
  2. Chấp chặt thuộc về sự bảo thủ trong quan niệm và ý kiến luôn luôn đúng trong mọi trường hợp.
  3. Chấp chặt ý kiến với mọi con người khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau…
  4. Đáp án a và b.

 

  1. Lợi ích của sự giữ giới là gì?
  2. Giới luật chính là bậc thang đầu của đạo quả giác ngộ, là nền tảng của thiền định, trí tuệ.
  3. Giới luật chính là ngọc anh lạc để trang nghiêm pháp thân, là thuyền bè để đưa người qua bể khổ sanh tử.
  4. Giới luật chính là kho tàng vô lượng công đức.
  5. Đáp án a, b và c.450 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

    HỘI THI GIÁO LÝ

     

    1. Chữ “đạo” trong Phật giáo nghĩa là gì?
    2. Là tôn giáo như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão.
    3. Là bổn phận, là con đường.
    4. Là bản thể, là lý tánh tuyệt đối.
    5. Đáp án b, c đều đúng.

     

    1. Chữ “Phật” nghĩa là gì?
    2. Bậc hoàn toàn giác ngộ.
    3. Người giác ngộ chân chánh.
    4. Bậc tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
    5. Bậc cao hơn thượng đế.

     

    1. Ai khai sáng ra đạo Phật?
    2. Phật Dược Sư.
    3. Phật Di Lặc.
    4. Phật A Di Đà.
    5. Phật Thích Ca Mâu Ni.

     

    1. Theo lịch sử, đạo Phật có từ khi nào?
    2. Từ lúc Phật Đản sanh.
    3. Từ lúc Phật Thành đạo.
    4. Từ lúc Phật Xuất gia.
    5. Trước khi Phật ra đời.

     

    1. Giáo lý đạo Phật gồm những gì?
    2. Kinh Nam truyền, Luật Bắc truyền và Luận tạng tổng hợp.
    3. Kinh, Luật, Luận của Nam truyền thời phát triển.
    4. Kinh, Luật, Luận của Bắc truyền thời nguyên thuỷ.
    5. Gồm ba tạng: Kinh, Luật và Luận.

     

    1. “Tự giác viên mãn” nghĩa là gì?
    2. Giác ngộ hoàn toàn do các đức Phật quá khứ.
    3. Tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu tập.
    4. Giác ngộ hoàn toàn do tích lũy lòng từ đối với chúng sinh.
    5. Giác ngộ do phước huệ đời trước.

     

    1. “Giác tha viên mãn” nghĩa là gì?
    2. Chỉ cách giác ngộ cho người khác
    3. Sau khi tự mình giác ngộ, hướng dẫn và chỉ dạy lại cho người khác giác ngộ.
    4. Nhờ người khác chỉ cho mình phương pháp giác ngộ.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Như thế nào là “Giác hạnh viên mãn”?
    2. Những bậc Bồ tát, vừa giác ngộ cho mình và chỉ cho người giác ngộ rốt ráo.
    3. Giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người.
    4. Tự mình giác ngộ và dạy người giác ngộ như mình.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Trước khi Bồ tát nhập thai, hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy gì?
    2. Bốn vị Thiên Vương khiêng kiệu hoàng hậu đến dãy Hi Mã Lạp sơn.
    3. Chư thiên rải hoa khắp cả đất trời.
    4. Vị Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà từ hư không vào hông phải của hoàng hậu.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Các nhà tiên tri đoán điềm mộng “voi trắng sáu ngà” của hoàng hậu Ma-Da như thế nào?
    2. Hoàng hậu sẽ từ trần sau 7 ngày hạ sinh Thái tử.
    3. Thành Ca-Tỳ-La-Vệ sẽ mất và rơi vào tay của vua Tỳ Lưu Ly.
    4. Hoàng hậu sẽ sinh quý tử tài đức song toàn.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Sự ra đời của đức Phật được gọi là gì?
    2. Đản sanh, thị hiện, giáng thế
    3. Đản sanh, khánh đản, giáng trần
    4. Đản sanh, sinh nhật, giáng sinh
    5. Đản sanh, giáng sinh, thị hiện.

     

    1. Theo Phật học Phổ thông, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia ngày nào?
    2. Mùng 8/4 âm lịch.
    3. Mùng 8/2 âm lịch.
    4. Mùng 8/12 âm lịch.
    5. Mùng 15/4 âm lịch.

     

    1. Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh ở đâu?
    2. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Xá Vệ.
    3. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Vương Xá.
    4. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ca Tỳ La Vệ.
    5. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ba La Nại

     

    1. Vì sao đức Phật thị hiện đản sanh tại thế giới Ta bà?
    2. Vì muốn đem lợi ích rộng lớn cho đời.
    3. Vì muốn độ tất cả chúng sinh.
    4. Vì muốn đem hạnh phúc cho chư thiên và loài người.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật thành đạo ngày nào?
    2. Ngày 8/2 âm lịch.
    3. Ngày 15/4 âm lịch.
    4. Ngày 15/12 âm lịch.
    5. Ngày 8/12 âm lịch.

     

    1. Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật nhập Niết bàn ngày nào?
    2. Ngày 8/2 âm lịch.
    3. Ngày 15/2 âm lịch.
    4. Ngày 15/4 âm lịch.
    5. Ngày 15/10 âm lịch.

     

    1. Mẫu hậu, người hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa là vị nào?
    2. Hoàng hậu Vi Đề Hy.
    3. Hoàng hậu Mạt Lợi.
    4. Hoàng hậu Ma Da.
    5. Hoàng hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

     

    1. Ai là người xem tướng cho Thái tử Tất Đạt Đa?
    2. Tiên nhân A La Lam.
    3. Tiên nhân Tu Đạt Đa.
    4. Tiên nhân A Tư Đà.
    5. Tiên nhân Uất Đầu Lam Phất.

     

    1. Thái tử Tất Đạt Đa xuất thân từ giai cấp nào?
    2. Bà la môn.
    3. Thủ đà la.
    4. Sát đế lợi.
    5. Phệ xá.

     

    1. Thái tử Tất Đạt Đa gặp cảnh người già ở cửa thành nào?
    2. Cửa thành Đông.
    3. Cửa thành Nam.
    4. Cửa thành Tây.
    5. Cửa thành Bắc.

     

    1. Thái tử Tất Đạt Đa thấy người bệnh đau đớn ở cửa thành nào?
    2. Cửa thành Đông.
    3. Cửa thành Nam.
    4. Cửa thành Tây.
    5. Cửa thành Bắc.

     

    1. Thái tử Tất-đạt-đa gặp ai ở cửa Bắc của thành Ca Tỳ La Vệ?
    2. Một người thợ săn.
    3. Một cái thây chết.
    4. Một vị tu sĩ tướng mạo trang nghiêm.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Tài năng và đức hạnh của Thái tử Tất Đạt Đa ra sao?
    2. Văn võ song toàn.
    3. Tài đức, thương người mến vật.
    4. Thông minh, khiêm hạ, lễ độ.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Sau khi sinh Thái tử Tất Đạt Đa, hoàng hậu Ma Da sinh về cõi nào?
    2. Cõi trời Hóa Lạc Thiên.
    3. Cõi trời Đao Lợi.
    4. Cõi trời Phạm thiên.
    5. Cõi trời Đâu Xuất.

     

    1. Nhân lễ hạ điền, theo vua cha ra đồng cày cấy, Thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy gì?
    2. Cảnh vui sướng của người nông dân.
    3. Cảnh tương sát lẫn nhau của côn trùng, cầm thú.
    4. Cảnh hoa lá tốt tươi, chim muôn ca hót.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Danh hiệu Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?
    2. Bậc Năng nhơn Tịch mặc.
    3. Nhà hiền triết của đức Thích Ca.
    4. Bậc thông thái.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Khi vua Tịnh Phạn không đồng ý cho xuất gia, Thái tử Tất Đạt Đa đã yêu cầu vua cha những gì?
    2. Cho con trẻ mãi không già, khỏe mãi không bệnh.
    3. Cho con trẻ mãi không già, khỏe mãi không bệnh, sống hoài không chết.
    4. Cho con không già, không bệnh, không chết và tất cả chúng sanh hết khổ.
    5. Cho con không già, không bệnh, không chết, được xuất gia, và tất cả chúng sanh hết khổ.

     

    1. Nguyên nhân nào Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, tầm chân lý?
    2. Thấy cuộc đời vô thường.
    3. Thấy rõ các khổ của già, bệnh, chết.
    4. Vì muốn giải thoát khổ đau cho chúng sanh.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Phật lịch được tính từ lúc nào?
    2. Từ năm Phật nhập Niết bàn.
    3. Từ năm Phật Đản sanh.
    4. Từ năm Phật Thành đạo.
    5. Từ năm Phật Chuyển pháp luân.

     

    1. Sau 49 ngày đêm thiền định, đức Phật đã Thành đạo ở đâu?
    2. Dưới cây Vô Ưu.
    3. Dưới cội Bồ Đề.
    4. Dưới cây Ta La.
    5. Dưới cây Asoka.

     

    1. Đức Phật đã chứng Tam minh, gồm những gì?
    2. Túc mệnh thông, thiên nhãn minh, lậu tận diệt.
    3. Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh.
    4. Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận thông.
    5. Túc mệnh thông, thiên nhãn thông, lậu tận thông.

     

    1. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại từ, Đại bi do Ngài có đức tính gì?
    2. Có tình thương không phân biệt sang hèn.
    3. Có lòng cứu nhân độ thế.
    4. Có lòng bi mẫn, cứu khổ và ban vui cho tất cả chúng sanh.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại hỷ Đại xả do Ngài có công hạnh gì?
    2. Hoan hỷ từ bỏ ngôi báu với cung vàng điện ngọc.
    3. Hoan hỷ từ bỏ vợ đẹp, con ngoan và các thứ dục lạc ở đời.
    4. Hoan hỷ do sống trong thiền định, không vướng mắc trần cảnh, làm chủ ba nghiệp.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Đức Phật thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như ở nơi nào?
    2. Vườn Lâm Tỳ Ni.
    3. Vườn Lộc Uyển.
    4. Vườn Trúc Lâm.
    5. Vườn Xoài.

     

    1. Đức Phật chuyển pháp luân với bài pháp đầu tiên là gì?
    2. Tứ Diệu Đế.
    3. Tứ Chánh Cần.
    4. Tứ Vô Lượng Tâm.
    5. Tứ Như Ý Túc.

     

    1. Vị đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Trí huệ đệ nhất”?
    2. Tôn giả Ca Diếp.
    3. Tôn giả Xá Lợi Phất.
    4. Tôn giả Mục Kiền Liên.
    5. Tôn giả Phú Lâu Na.

     

    1. Vị thị giả nào theo hầu đức Phật được tôn xưng là “Đa văn đệ nhất”?
    2. Tôn giả Phú Lâu Na.
    3. Tôn giả Kiều Trần Như.
    4. Tôn giả A Nan.
    5. Tôn giả Nan đà.

     

    1. Ngôi Tinh xá đầu tiên cúng dường cho đức Phật và Tăng đoàn được đặt tên là gì?
    2. Kỳ Viên Tinh Xá.
    3. Trúc Lâm Tinh Xá.
    4. Trùng Các Giảng Đường.
    5. Đông Các Giảng Đường.

     

    1. Thí chủ nào đã trải vàng mua đất xây cất Tinh xá cúng dường đức Phật và Tăng đoàn?
    2. Thái tử Kỳ Đà.
    3. Ông Thuần Đà.
    4. Trưởng giả Cấp Cô Độc.
    5. Nữ thí chủ Tỳ Xá Khư.

     

    1. Tỳ kheo ni đầu tiên chứng quả A la hán là vị nào?
    2. Bà Da Du Đà La.
    3. Bà Khế Ma.
    4. Bà Mạt Lợi.
    5. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

     

    1. Ai là người cúng dường đức Phật bữa cơm cuối cùng?
    2. Ông Thuần Đà.
    3. Ông Cấp Cô Độc.
    4. Ông Tu Đạt Đa.
    5. Vua Ba Tư Nặc.

     

    1. Đức Phật nhập Niết bàn ở đâu?
    2. Dưới cây Vô ưu.
    3. Rừng cây Tất bát la.
    4. Dưới cội Bồ Đề.
    5. Rừng Sa La.

     

    1. Nhà ẩn sĩ Tất Đạt Đa thả bát vàng trôi ngược dòng sông ở đâu?
    2. Sông Hằng.
    3. Sông Kshipra.
    4. Sông Ni Liên Thiền.
    5. Sông Kaveri.

     

    1. Sau khi thành đạo, đức Phật làm gì để lợi ích chúng sanh?
    2. Thuyết pháp độ hoàng tộc.
    3. Chuyển bánh xe pháp, phá mê khai ngộ, cứu khổ chúng sanh.
    4. Tiếp tục thiền định đến ngày nhập diệt.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Vì sao đức Phật quyết định chuyển bánh xe pháp?
    2. Vì chúng sanh đều có Phật tánh.
    3. Vì bản tính thanh tịnh của chúng sanh như hoa sen.
    4. Vì chúng sanh cõi Ta-bà có thể chứng đạo như Ngài.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Vì sao mọi người muốn quy y Tam bảo?
    2. Vì để được người khen ngợi.
    3. Vì muốn quay về nương tựa.
    4. Vì muốn trở thành Phật tử.
    5. Đáp án a và c.

     

    1. “Tam bảo” gồm những gì?
    2. Giới, định, tuệ.
    3. Vô thường, vô ngã, Niết bàn.
    4. Phật, Pháp, Tăng.
    5. Văn, tư, tu.

     

    1. Phật tử tại gia quy y và thọ trì bao nhiêu giới?
    2. 5 giới.
    3. 8 giới.
    4. 10 giới.              
    5. 48 giới.

     

    1. Vì sao Phật giáo cấm sát sinh?
    2. Tôn trọng Phật tánh bình đẳng.
    3. Nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh nhân quả oán thù.
    4. Tôn trọng mạng sống.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Sau khi Thành đạo, đức Phật hóa độ những vị nào đầu tiên?
    2. Phụ hoàng Tịnh Phạn.
    3. Nhóm anh em Da Xá.
    4. Nhóm anh em Kiều Trần Như.
    5. Vua Tần Bà Sa La.

     

    1. Tam bảo lần đầu tiên xuất hiện tại địa điểm nào?
    2. Vườn Lâm Tỳ Ni.
    3. Vườn Nai.
    4. Vườn Cấp Cô Độc.
    5. Vườn Trúc Lâm.

     

    1. Tâm ham muốn quá độ tạo thành nghiệp nào?
    2. Nghiệp hữu lậu.
    3. Nghiệp ác.
    4. Nghiệp thiện.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Những dục nào sau đây thuộc nhóm “thô dục”?
    2. Sắc, thinh, hương, vị, xúc.
    3. Tài, sắc, danh, thực, thùy.
    4. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Sự hóa độ của đức Phật như thế nào?
    2. Thứ lớp căn cơ.
    3. Tùy phương tiện.
    4. Tinh thần bình đẳng.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Đại đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Mật hạnh đệ nhất”?
    2. Tôn giả A Nan.
    3. Tôn giả Ca Diếp.
    4. Tôn giả Ưu Ba Ly.
    5. Tôn giả La Hầu La.

     

    1. Thân đức Phật có bao nhiêu tướng tốt?
    2. 18 tướng tốt.
    3. 36 tướng tốt.             
    4. 32 tướng tốt.
    5. 80 tướng tốt.

     

    1. Mười danh hiệu của Phật là gì?
    2. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Đức Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
    3. Bất Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
    4. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
    5. Như Lai, Cúng Dường, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.

     

    1. Theo lịch sử Phật giáo Bắc tông, đức Phật xuất gia vào năm bao nhiêu tuổi?
    2. 20 tuổi.
    3. 29 tuổi                       
    4. 35 tuổi.
    5. 19 tuổi.

     

    1. Theo lịch sử Phật giáo Bắc tông, khi Thành đạo đức Phật bao nhiêu tuổi?
    2. 35 tuổi.
    3. 30 tuổi.
    4. 29 tuổi.
    5. 36 tuổi.

     

    1. Vua Tịnh Phạn dùng cách nào để ràng buộc Thái tử bỏ chí xuất gia?
    2. Xây dựng 3 cung điện nguy nga tráng lệ, có nhiều kẻ hầu người hạ.
    3. Ép hôn, để thái tử mê đắm dục lạc.
    4. Hứa truyền ngôi vua sớm cho Thái tử.
    5. Đáp áp a, b và c.

     

    1. Sau khi Thành đạo, đức Phật an trú Bồ Đề Đạo Tràng thêm bao lâu?
    2. 21 ngày.
    3. 49 ngày.
    4. 35 ngày.
    5. 50 ngày.

     

    1. Đức Phật thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như bài pháp thứ hai tên gì?
    2. Chuyển Pháp luân.
    3. Vô Ngã tướng.
    4. Tứ Diệu Đế.
    5. Tam Vô Lậu học.

     

    1. Đại đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Thuyết pháp đệ nhất”?
    2. Tôn giả Phú Lâu Na.
    3. Tôn giả Kiều Trần Như.
    4. Tôn giả A Nan.
    5. Tôn giả Nan đà.

     

    1. Vị vua nào cúng dường vườn Ngự Uyển cho đức Phật và Tăng đoàn làm nơi trú ngụ?
    2. Vua Thiện Giác.
    3. Vua Tịnh Phạn.
    4. Vua A Xà Thế.
    5. Vua Tần Bà Sa La.

     

    1. Ai cúng dường cây cho đức Phật và Tăng đoàn ở Tinh xá Kỳ Viên?
    2. Trưởng giả Cấp Cô Độc.
    3. Vua Ba Tư Nặc.
    4. Nữ đại thí chủ Tỳ Xá Khư.
    5. Thái tử Kỳ Đà.

     

    1. Sau khi Phật nhập Niết bàn, ai triệu tập hội nghị kiết tập kinh điển lần thứ I?
    2. Tôn giả A Nan.
    3. Tôn giả Đại Ca Diếp.
    4. Tôn giả Ca Chiên Diên.
    5. Tập thể giáo đoàn lãnh đạo.

     

    1. Khi hành giả học Phật cần phải thực tập như thế nào?
    2. Nên ứng dụng lời dạy của đức Phật vào đời sống hằng ngày.
    3. Học để tăng thêm sự hiểu biết.
    4. Học rồi để đó, có dịp thì đem áp dụng.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Ba danh từ “Đản sanh, Thị hiện, Giáng sanh” chỉ cho điều gì?
    2. Chỉ cho sự tái sinh của một nhà hiền triết.
    3. Chỉ sự ra đời của bậc giác ngộ.
    4. Chỉ sự ra đời của tu sĩ.
    5. Chỉ sự hành đạo của đức Phật.

     

    1. Đức Phật hàng phục người em thứ ba của Bà la môn thờ thần lửa, cùng với 200 đệ tử quy y Phật, đó là ai?
    2. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp.
    3. Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp.
    4. Tôn giả Già Da Ca Diếp.
    5. Tôn giả Na Đề Ca Diếp.

     

    1. Mùa hạ đầu tiên tại vườn Lộc Uyển, đứcPhật độ được bao nhiêu Thánh đệ tử?
    2. 80 đệ tử.                 
    3. 60 đệ tử.
    4. 55 đệ tử.
    5. 1250 đệ tử

     

    1. Đức Phật hàng phục người em thứ hai của Bà la môn thờ thần lửa rất có uy tín, cùng 300 đồ đệ quy y Phật. Đó là vị nào?
    2. Tôn giả Mục Kiền Liên.
    3. Tôn giả Ưu Lâu tần Loa Ca Diếp.
    4. Tôn giả Già Da Ca Diếp.
    5. Tôn giả Na Đề Ca Diếp.

     

    1. Theo Phật học Phổ thông, khi vua Tịnh Phạn sắp băng hà, đức Phật đã thuyết bài pháp gì cho đức vua?
    2. Vô thường, khổ, không, vô ngã.
    3. Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch tịnh.
    4. Khổ, vô thường, vô ngã.
    5. Đáp án a và c.

     

    1. Ai là người hại Phật, đã sám hối và hướng thiện?
    2. Đề Bà Đạt Đa.
    3. Vô Não.
    4. Vua A Xà Thế.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Quy y Tam bảo có nghĩa là gì?
    2. Trở về nương tựa với ba ngôi báu tự tâm.
    3. Đến chùa đăng ký quy y Tam bảo.
    4. Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu ở thế gian.
    5. Trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng.

     

    1. Lợi ích của việc Quy y Tam bảo là gì?
    2. Sống tốt hơn, mạnh khỏe và bình an.
    3. Khỏi đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
    4. Kiếp sau được làm người hay sanh lên cõi trời.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Sau khi được thọ Tam quy, Phật tử nên làm gì?
    2. Niệm Phật tinh tấn, thực hành lời Phật dạy.
    3. Thực tập đạo đức, hành trì tâm linh.
    4. Thường bái sám, tụng kinh để mở mang trí tuệ.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Người thọ trì ngũ giới được lợi ích gì?
    2. Đem lại an vui, hạnh phúc cho gia đình.
    3. Đem lại thanh bình thịnh vượng cho quốc gia.
    4. Ngăn ngừa chúng ta làm điều sai trái.
    5. Lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và xãhội.

     

    1. Trước khi nhập Niết bàn, đức Phật di huấn gì cho các đệ tử?
    2. Phải tôn sư trọng đạo, nghe theo lời thầy chỉ dạy.
    3. Phải tôn kính Phật, Pháp, Tăng như Phật còn tại thế.
    4. Phải tôn trọng giới luật, lấy giới luật làm thầy.
    5. Không có câu nào đúng trọn vẹn.

     

    1. Vì sao Phật tử phải giữ giới không sát sanh?
    2. Vì thương yêu mạng sống muôn loài.
    3. Vì chúng ta và chúng sanh đều là quyến thuộc.
    4. Vì mọi sinh vật đều tham sống sợ chết
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Lợi ích của việc giữ giới không sát sinh là gì?
    2. Tăng trưởng lòng từ bi, tôn trọng quyền bình đẳng sự sống.
    3. Tránh được nhân quả báo ứng, oán thù.
    4. Không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tuổi thọ.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Thế nào gọi là trộm cắp?
    2. Tài vật của người không cho mà cưỡng ép, lừa gạt và chiếm đoạt.
    3. Từ vật quý giá đến cây kim, ngọn cỏ người ta không cho mà lấy.
    4. Trốn thuế, tham nhũng, biến của công thành của riêng.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Hình thức tích cực giữ giới không sát sinh là gì?
    2. Ăn chay.
    3. Phóng sinh.
    4. Giữ gìn môi sinh.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Lợi ích của việc giữ giới không trộm cắp là gì?
    2. Được phước báu giàu sang sung sướng.
    3. Không bị mất tài sản của mình.
    4. Không bị luật pháp truy tố, trừng phạt và các hậu quả xấu khác.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Lợi ích của việc giữ giới không tà dâm là gì?
    2. Bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình và của người.
    3. Tránh được các hình thức thù oán và quả báo xấu.
    4. Tránh được những chứng bệnh lây nhiễm.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Lợi ích của việc giữ giới không nói dối là gì?
    2. Tăng uy tín, tránh được các hậu quả xấu ác.
    3. Miệng thường thơm sạch.
    4. Không bị dư luận đàm tiếu, xã hội cô lập.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Lợi ích của giữ giới không uống rượu là gì?
    2. Bảo toàn hạt giống trí huệ, ngăn ngừa tội lỗi.
    3. Không bị quở trách, chê cười.
    4. Có sức khoẻ, tư cách và sống có trách nhiệm.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Sám hối nghĩa là gì?
    2. Ăn năn lỗi trước và chừa bỏ lỗi sau.
    3. Xưng tội để chư Phật tha thứ.
    4. Hứa không tạo thêm tội nữa.
    5. Hối hận những lỗi lầm được tạo ra.

     

    1. Pháp sám hối có mang lại hạnh phúc, an vui cho con người không?
    2. Có, vì sám hối có thể cải hóa lòng mình, làm cho mình mau chứng quả.
    3. Có, vì sám hối có thể cải hóa lòng mình, làm cho đời sống cá nhân hạnh phúc an vui và xã hội tốt đẹp hơn.
    4. Đáp án a và b.
    5. Không, vì hạnh phúc chỉ có khi có nhiều tiền của.

     

    1. Như thế nào là sám hối chân chính?
    2. Tự mình tạo tội thì tự mình ăn năn, chừa bỏ.
    3. Tội lỗi từ tâm tạo ra thì cũng phải từ tâm mà sám hối.
    4. Đáp án a và b.
    5. Đối trước bậc thanh tịnh để sám hối chuộc tội lỗi.

     

    1. Thế nào là tác pháp sám hối?
    2. Thỉnh chư Tăng chứng minh để bày tỏ lỗi lầm.
    3. Phải lập đàn tràng và thỉnh tăng thanh tịnh để bày tỏ lỗi lầm.
    4. Phải thiết tha, thỉnh chư Tăng thành khẩn bày tỏ lỗi lầm và nguyện về sau không tái phạm.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Lợi ích của việc sám hối như thế nào?
    2. Được Phật tha tội, ban phước.
    3. Tiêu trừ nghiệp chướng và phát triển hạnh lành.
    4. Tâm hồn an vui.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Mục đích của việc thờ Phật là gì?
    2. Thắp hương tụng niệm mỗi ngày sáu thời giống như các tự viện.
    3. Tỏ lòng tôn kính, tri ân và noi theo gương hạnh của đức Phật.
    4. Tôn trí bàn thờ trang nghiêm, đốt hương cầu nguyện mỗi ngày.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Vì sao đức Phật được nhân loại tôn thờ?
    2. Vì Ngài là người có đầy đủ phước đức và trí tuệ.
    3. Vì Ngài hy sinh hạnh phúc cá nhân, từ bỏ hưởng thụ cao sang ở thế gian, xuất gia tầm chân lý.
    4. Vì Ngài đã khéo vận dụng trí tuệ phương tiện để dẫn dắt chúng sanh ra khỏi sanh tử luân hồi và được chứng quả Niết bàn.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Người Phật tử tu pháp môn Tịnh độ, thờ Phật Thích Ca có được không?
    2. Không được, tu Tịnh độ thì phải thờ Phật Di Đà.
    3. Được thờ Phật Thích Ca.
    4. Tịnh độ chỉ là phương pháp tu, không nhất thiết là chỉ thờ Phật Di Đà.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Ý nghĩa của việc lạy Phật là gì?
    2. Thể hiện sự cung kính đối với đức Phật.
    3. Thể hiện đời sống tôn giáo, tâm linh.
    4. Lạy Phật để Phật ban phước sống lâu, giàu có và quyền lực.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Lạy Phật như thế nào mới đúng?
    2. Khi lạy Phật hai bàn tay để ngửa hoặc úp và đặt trán ở khoảng giữa hai bàn tay.
    3. Khi lạy Phật, năm vóc sát đất, tâm nghĩ đến đức hạnh của ngài để học hỏi.
    4. Trước khi lễ Phật phải súc miệng, rửa mặt, thân thể sạch sẽ, y phục trang nghiêm.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia vào thời điểm nào?
    2. Buổi sáng.
    3. Buổi chiều.
    4. Nửa đêm
    5. Buổi tối.

     

    1. Vì sao Phật tử nên thường niệm Phật Di Đà?
    2. Để chuyển hóa vọng tưởng điên đảo, không nghĩ điều xằng bậy.
    3. Để cho tâm luôn được thanh tịnh an lạc.
    4. Cầu sanh Tịnh độ.
    5. Đáp ána, b và c.

     

    1. Hiệu lực “Đại Bi chú” như thế nào?
    2. Nhiếp phục tâm niệm, sống được an lành.
    3. Mau hết tai nạn, cầu gì được đó.
    4. Thoát khỏi bệnh tật, tăng thêm tuổi thọ, mua bán thuận lợi.
    5. Đáp án a, b và c.
    6. Mục đích của việc tụng kinh là gì?
    7. Cầu Tam bảo ban phước lành.
    8. Ôn lại những lời Phật dạy để ghi nhớ, hiểu biết và thực hành.
    9. Để tiêu trừ nghiệp chướng, cuộc sống giàu sang.
    10. Để mở mang tâm trí, tăng trưởng kiến thức.

     

    1. 101. Lợi ích của niệm Phật là gì?
    2. Công đức tăng trưởng.
    3. Thân tâm an tịnh.
    4. Chư Phật hộ niệm.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    102.Để hiểu rõ lời Phật dạy, ba pháp “Tụng kinh, trì chú và niệm Phật” người Phật tử nên hành trì pháp gì?

    1. Niệm Phật.
    2. Tụng kinh.
    3. Trì chú.
    4. Đáp án b và c.

     

    1. Vì sao đức Phật dạy ăn chay?
    2. Vì tăng cường sức khỏe, tránh nghiệp sát sanh.
    3. Vì ngon miệng, dễ tiêu hóa, tăng sức khoẻ và thêm tuổi thọ.
    4. Vì nuôi lòng từ bi, thương mạng sống, tránh quả báo xấu.
    5. Vì tiết kiệm tiền bạc và thời gian nấu nướng.

     

    1. Theo đạo Phật, ăn chay có lợi ích gì?
    2. Dễ tiêu hóa, tăng sức khoẻ, thêm tuổi thọ.
    3. Phòng ngừa các chứng bệnh nan y, duy trì tuổi thọ.
    4. Tăng trưởng lòng từ bi, bình đẳng, tránh nghiệp sát sanh, phòng ngừa bệnh tật.
    5. Tránh quả báo luân hồi đền mạng.

     

    1. Cổ nhân nói: “Vật dưỡng nhơn”, theo đạo Phật câu này hợp lý không? Vì sao?
    2. Hợp lý, vì nếu không có động vật con người bị suy dinh dưỡng.
    3. Không hợp lý, vì mỗi chúng sanh đều có Phật tánh bình đẳng, không phải do mạnh hiếp yếu.
    4. Hợp lý, vì đó là lời nói được một số tôn giáo bạn thừa nhận.
    5. Cần nghiêncứu thêm.
    6. Tứ trai là ăn chay vào bốn ngày nào trong tháng âm lịch?
    7. Mùng 1, 8, 15, 23.
    8. Mùng 8, 15, 23, 30 (ngày 29 nếu tháng thiếu).
    9. Mùng 1, 14, 15, 30 (ngày 29 nếu tháng thiếu).
    10. Mùng 1, 8, 15, 30 (ngày 29 nếu tháng thiếu).

     

    1. 107. Bát quan trai giới là pháp tu dành cho đối tượng nào?
    2. Người tại gia áp dụng trong 1 ngày 1 đêm.
    3. Người cư sĩ tu hạnh xuất gia trong 24 giờ hoặc tu suốt đời.
    4. Người cư sĩ tu giảm bớt sự dục vọng thế gian.
    5. Người tại gia dõng mãnh tinh tấn.

     

    1. Mục đích của việc tu Bát quan trai giới là gì?
    2. Tu gieo duyên xuất gia.
    3. Lập hạnh giải thoát ngắn hạn.
    4. Để thực hành theo hạnh xuất gia.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Người đệ tử cuối cùng chứng thánh quả A La Hán của đức Phật là ai?
    2. Tôn giả Ca Na Đề Bà.
    3. Tôn giả La Hầu La Đa.
    4. Tôn giả Tu Bạt Đà La.
    5. Tôn giả Di Già Ca.

     

    1. Không tà hạnh nghĩa là gì?
    2. Không quan hệ tình dục với người không phải là vợ hoặc chồng của mình.
    3. Không quan hệ bất chính với người đã lập gia đình.
    4. Không quan hệ bất chính với người chưa lập gia đình.
    5. Không quan hệ tình dục trước hôn nhân, hoặc với người không phải vợ hoặc chồng của mình.

     

    1. 111. Nói dối có nghĩa là gì?
    2. Nói dối là tâm nghĩ miệng nói trái nhau.
    3. Nói dối là nói không đúng sự thật, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
    4. Phát ngôn không đúng sự thật, mang tính thêu dệt.
    5. Đáp án a, b và c.
    6. 112. Vì sao Phật tử phải giữ giới không uống rượu?
    7. Vì rượu làm say mê, tối tăm trí, giảm sức khoẻ, sống tiêu cực, có khả năng phạm pháp.
    8. Vì rượu là nguyên nhân gây nên nhiều tội lỗi, chết đi sanh lại, luân hồi nhiều kiếp trong tối tăm si ám.
    9. Đáp án a và b.
    10. Vì rượu làm cho mất kiểm soát lời nói, hành vi và tư duy.

     

    1. Vì sao Phật tử không nên nằm ngồi giường cao đẹp, rộng lớn trong thời gian tu tập Bát quan trai giới?
    2. Kiệm phước và ngăn ngừa thân xác không cho buông lung.
    3. Để tránh mọi cảm nghĩ khoái lạc của giường cao rộng lớn.
    4. Để tránh cảm giác có thể kích thích lòng ham muốn bất chính của xác thân.
    5. Đáp án a, b, và c.

     

    1. . Lợi ích của việc tu Bát quan trai giới là gì?
    2. Tập sự tu hạnh xuất gia.
    3. Thanh tịnh thân, khẩu, ý.
    4. Phát triển các hạnh lành.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Ai đã cúng dường cỏ Kusa cho nhà ẩn sĩ Tất Đạt Đa trước khi thiền định dưới cội Bồ Đề?
    2. Ông lão nông dân.
    3. Cô gái chăn bò Sujata.
    4. Người hành khất
    5. Chú bé chăn trâu.

     

    1. Dì Mẫu người chăm sóc thời niên thiếu cho Thái tử Tất Đạt Đa là ai?
    2. Bà Vi Đề Hy.
    3. Bà Mạt Lợi.
    4. Bà Ma Da.
    5. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

     

    1. Thái tử Tất Đạt Đa thổ lộ với ai nỗi niềm mong tìm ánh đạo?
    2. Công chúa Da Du Đà La.
    3. Tiên nhân A Tư Đà.
    4. Tiên nhân Uất Đầu Lam Phất.
    5. Tiên nhân A Ka La.

     

    1. Thái tử Tất Đạt Đa cùng ngựa Kiền trắc và Sa Nặc vượt thành xuất gia ở cửa thành nào?
    2. Cửa thành Đông.
    3. Cửa thành Nam.
    4. Cửa thành Tây.
    5. Cửa thành Bắc.

     

    1. Xin phép vua cha Tịnh Phạn đi dạo bốn cửa thành, Thái Tử Tất Đạt Đa đến cửa thành nào đầu tiên?
    2. Cửa thành Đông.
    3. Cửa thành Nam.
    4. Cửa thành Tây.
    5. Cửa thành Bắc.

     

    1. Thái Tử Tất Đạt Đa đổi trang phục quý giá với ai để nhận chiếc y vàng trở thành người xuất gia?
    2. Người thợ săn.
    3. Ngựa Kiền Trắc.
    4. Người hầu Sa Nặc.
    5. Thợ hớt tóc Ưu Ba Ly.

     

    1. Ai cúng dường nhà ẩn sĩ Tất Đạt Đa bát cháo sữa?
    2. Chú bé chăn trâu.
    3. Cô gái chăn bò Sujata.
    4. Ông lão nông dân.
    5. Người hành khất.

     

    1. Thân tướng Phật có bao nhiêu vẻ đẹp?
    2. 80 vẻ đẹp.
    3. 72 vẻ đẹp.
    4. 32 vẻ đẹp.
    5. 108 vẻ đẹp.

     

    1. Theo lịch sử Phật giáo Bắc truyền, Phật Niết Bàn khi bao nhiêu tuổi?
    2. 75 tuổi.
    3. 80 tuổi.
    4. 90 tuổi.
    5. 95 tuổi.

     

    1. Khi trở lại thành Ca tỳ La Vệ, vua Tịnh Phạn yêu cầu điều gì mà Phật chấp thuận?
    2. Giao gia tài cho La Hầu La.
    3. Không được đi khất thực trong thành.
    4. Đáp án a, b đều đúng.
    5. Sau này bất cứ ai muốn trở thành sa môn thì phải được sự chấp thuận của cha mẹ, nếu họ còn sống.

     

    1. Vị đại đệ tử nào của Phật được tôn xưng là “Giới luật đệ nhất”?
    2. Tôn giả A Nan.
    3. Tôn giả La Hầu La.
    4. Tôn giả Ưu Ba Ly.
    5. Tôn giả A Na Luật.

     

    1. Vị đại đệ tử nào được tôn xưng là “Thiên nhãn đệ nhất”?
    2. Tôn giả Phú Lâu Na.
    3. Tôn giả Kiều Trần Như.
    4. Tôn giả A Nan đà.
    5. Tôn giả A Na Luật.

     

    1. Phụ hoàng của Thái Tử Tất Đạt Đa là ai?
    2. Vua Ba Tư Nặc.
    3. Vua Tần Bà Sa La
    4. Vua Tịnh Phạn.
    5. Vua Thiện Giác.

     

    1. Đức Phật cử ai hướng dẫn Cấp Cô Độc xây dựng Tinh xá Kỳ Viên?
    2. Tôn giả A Nan.
    3. Tôn giả Xá Lợi Phất.
    4. Tôn giả Mục Kiền Liên.
    5. Tôn giả Đại Ca Diếp.

     

    1. Theo nhiều học giả công nhận, bữa cơm cuối cùng, đức Phật bị kiết lỵ bởi loại thức ăn gì?
    2. Rau độc.
    3. Thịt độc.
    4. Nấm độc.
    5. Măng độc.

     

    1. Phật tử nào thời Phật gọi là nữ cư sĩ bố thí tối thắng?
    2. Cư sĩ Khujjuttara.
    3. Cư sĩ Suppiyā.
    4. Cư sĩ Visākhā.
    5. Cư sĩ Sāmāvatī.

     

    1. Phật tử nào thời Phật gọi là nam cư sĩ tối thắng về tài nhiếp phục hội chúng?
    2. Gia chủ Sudatta Anāthapindika.
    3. Phó vương Mahanama Sakya.
    4. Gia chủ Citta-gahapati.
    5. Thái tử Hat-tha-ka.

     

    1. Phật tử nào được Phật tán thán là nam cư sĩ có lòng tịnh tín bất động tối thắng?
    2. Cư sĩ Sūra-Ambattha.
    3. Lương y Jīvaka-Komārabhacca.
    4. Gia chủ Uggata.
    5. Gia chủ Nakulapitā.

     

    1. Sau khi Phật nhập Niết bàn, ai kế thừa Phật lãnh đạo giáo đoàn?
    2. Tôn giả A Nan.
    3. Tôn giả Ca Diếp.
    4. Tôn giả Xá Lợi Phất.
    5. Lãnh đạo tập thể.

     

    1. Sau khi Phật nhập Niết Bàn, vị nào gọi là sơ tổ dòng thiền Ấn độ?
    2. Tôn giả Mục Kiền Liên.
    3. Tôn giả Đại Ca Diếp.
    4. Tôn giả A Nan.
    5. Tôn giả Kiều Trần Như.

     

    1. Muốn học cách sống của đức Phật, Phật tử cần phải làm gì?
    2. Nên áp dụng lời dạy của đức Phật vào đời sống hằng ngày.
    3. Học để tăng thêm sự hiểu biết.
    4. Học rồi để đó, có dịp thì đem áp dụng.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Vị Phật tử nào quy y đầu tiên với đức Phật với danh xưng Ưu Bà tắc Nhị bảo?
    2. Cô Sujata.
    3. Ông Tapassu.
    4. Ông Bhallika.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Hoàng mẫu Ma Da thác sanh về cõi trời Đao Lợi, khi Thái tử Tất Đạt Đa chào đời được mấy ngày?
    2. 7 ngày.
    3. 8 ngày.
    4. 9 ngày.
    5. 10 ngày.

     

    1. Phật tử phải làm gì khi gặp hiểm trở và khó khăn?
    2. Tuyệt đối không thối lui quay gót.
    3. Tập đức tính kiên trì như đức Phật.
    4. Phát tâm dũng mãnh vượt qua tất cả.
    5. Đáp án a, b, và c.

     

    1. Sau khi thành đạo, đức Phật đã thực hiện điều gì?
    2. Vận chuyển bánh xe pháp, chuyển mê khai ngộ và cứu khổ chúng sanh.
    3. Định lập tức nhập Niết Bàn.
    4. Không đi đâu hết, tiếp tục ngồi thiền định đến ngày nhập diệt.
    5. Đáp án a, b, và c.

     

    1. Đệ tử nào tác động, khiến Xá Lợi Phất phát tâm xuất gia theo Phật tu học?
    2. Tôn giả Thập Lực Ca Diếp.
    3. Tôn giả Bạc Đề.
    4. Tôn giả Ma Ha Nam.
    5. Tôn giả Ác Bệ.

     

    1. Đại đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng “Giải không đệ nhất”?
    2. Tôn giả Mục Kiền Liên.
    3. Tôn giả Xá Lợi Phất.
    4. Tôn giả Ca Diếp.
    5. Tôn giả Tu Bồ Đề.

     

    1. Người ba lần âm mưu hại đức Phật bị đọa vào địa ngục là ai?
    2. Ông Đề Bà Đạt Đa.
    3. Chàng Vô Não.
    4. Vua A Xà Thế.
    5. Vua Thiện Giác.

     

    1. Quy y nghĩa là gì?
    2. Đi tu.
    3. Ghi nhớ.
    4. Học theo.
    5. Nương tựa.

     

    1. Quy y Phật bảo khỏi đọa vào đâu?
    2. A tu la.
    3. Súc sinh.
    4. Ngạ quỷ.
    5. Địa ngục.

     

    1. Quy y Pháp bảo khỏi đọa vào đâu?
    2. Địa ngục.
    3. Ngạ quỷ.
    4. Súc sinh.
    5. A tu la.

     

    1. Quy y Tăng bảo khỏi đọa vào đâu?
    2. A tu la.
    3. Địa ngục.
    4. Ngạ quỷ.
    5. Súc sinh.

     

    1. Phật tử quy y Phật thì không quy y gì?
    2. Thầy tà.
    3. Bạn dữ.
    4. Thiên thần, quỷ vật.
    5. Ngoại đạo tà giáo.

     

    1. Phật tử quy y Pháp thì không quy y gì?
    2. Thầy tà, bạn dữ.
    3. Thiên thần.
    4. Quỷ vật.
    5. Ngoại đạo tà giáo.

     

    1. Phật tử quy y Tăng thì không quy y gì?
    2. Ngoại đạo.
    3. Tà giáo.
    4. Thiên thần, quỷ vật.
    5. Thầy tà, bạn dữ.

     

    1. Tinh thần tu học của người đệ tử Phật luôn dựa trên nền tảng gì?
    2. Từ, bi, hỷ, xả.
    3. Giới, định, huệ.
    4. Bi, trí, dũng.
    5. Đáp án a, b, và c.

     

     

    1. Năm thứ hương cúng dường đức Phật về lý gồm những gì?
    2. Trầm hương, đàn hương, giáng hương, mộc hương, xạ hương.
    3. Tín hương, tấn hương, niệm hương, định hương, tuệ hương.
    4. Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương.
    5. Đáp án a, b, và c.

     

    1. Tu cả ba phương diện “tụng kinh, trì chú và niệm Phật” có được không?
    2. Không nên, chỉ chọn lựa một phương pháp mà tu cho tinh chuyên.
    3. Rất tốt, bởi vì ba phương diện này tuy không đồng mà kết quả đều thù thắng.
    4. Tùy theo căn cơ và hoàn cảnh mà chọn phương diện nào cho thích hợp.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Bát quan trai giới dành cho Phật tử áp dụng thời gian như thế nào?
    2. Là pháp tu của người tại gia, áp dụng trong 1 ngày 1 đêm.
    3. Là pháp tu tập sự xuất gia dành cho người cư sĩ trong 24 giờ.
    4. Là pháp tu giảm bớt sự dục vọng áp dụng trong 7 ngày.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Bát quan trai giới bao gồm những gì?
    2. Không sát sanh, không trộm cắp. không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không trang điểm và thoa dầu thơm, không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng cố đi xem nghe, không ăn phi thời.
    3. Không sát sanh, không trộm cắp, được chánh dâm, không nói dối, không uống rượu, không trang điểm và thoa dầu thơm, không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng cố đi xem nghe, không ăn phi thời.
    4. Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng và cố đi xem nghe, không ăn phi thời, không lười biếng.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Vì sao tu Bát quan trai giới không ca múa hát xướng và cố đi xem nghe?
    2. Tránh vào ác đạo.
    3. Tránh bệnh tật.
    4. Tránh tâm tham đắm.
    5. Tránh loạn tâm thức.

     

    1. Vì sao không tà dâm là giới cần gìn giữ không cho sai phạm?
    2. Nguyên nhân sanh tử luân hồi.
    3. Nguyên nhân hạnh phúc gia đình tan vỡ.
    4. Đáp án a và b.
    5. Nguyên nhân khiến sự nghiệp không thành.

     

    1. Tu Bát quan trai, hành giả không nên ăn quá giờ (phi thời) vào thời gian nào?
    2. Không ăn sau 13:00.
    3. Không ăn sau 12:00
    4. Không ăn sau 11:30.
    5. Đáp án a, b, và c.

     

    1. Bổn phận của người Phật tử tại gia là gì?
    2. Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, quyến thuộc và xã hội.
    3. Có trách nhiệm đối với cá nhân, gia đình, xã hội và Phật pháp.
    4. Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, quốc gia và Tam bảo.
    5. Đáp án a, b, và c.

     

    1. Người Phật tử thuần thành nên làm gì?
    2. Nên nương tựa Phật, Pháp, Tăng và giữ năm điều đạo đức.
    3. Nên thờ Phật, cúng Phật, tụng kinh, niệm Phật hằng ngày.
    4. Nên giữ giới hạnh, đi chùa, nghe pháp, sống tốt, có thực tập chuyển hoá.
    5. Đáp án a, b, và c.

     

    1. Người Phật tử biết lựa chọn pháp lành để thực tập gọi là gì?
    2. Tham vấn.                        
    3. Hướng thượng.
    4. Cầu đạo.
    5. Trạch pháp.

     

    1. Nghiệp nào dẫn con người đi tái sanh và ảnh hưởng mạnh ở kiếp sau rất khó giải trừ?
    2. Cận tử nghiệp và cực trọng nghiệp.
    3. Tích lũy nghiệp và tập quán nghiệp.
    4. Cận tử nghiệp và tập quán nghiệp.
    5. Đáp án a, b.

     

    1. Sống có trách nhiệm với bản thân nghĩa là gì?
    2. Thực hành lối sống lành mạnh.
    3. Chỉ biết đến bản thân, không quan tâm người khác.
    4. Tu tâm dưỡng tánh, trau dồi đức hạnh.
    5. Đáp án a và c.

     

    1. Bổn phận của cha mẹ đối với con cái theo kinh Thiện Sanh là gì?
    2. Bắt buộc con giỏi hơn những đứa trẻ đồng trang lứa.
    3. Dạy con siêng năng học tập và thân cận người trí.
    4. Luôn chu cấp cho con bất cứ gì mà con muốn.
    5. Không cho con làm việc nhà để có thời gian học hành.

     

    1. Bổn phận của vợ đối với chồng theo kinh Thiện Sanh là gì?
    2. Kính yêu, hòa thuận, chia sẻ công việc với chồng.
    3. Quán xuyến công việc nhà.
    4. Giữ gìn tiết hạnh.
    5. Đáp án a, b, và c.

     

    1. Bổn phận của chồng đối với vợ trong kinh Thiện Sanh là gì?
    2. Chỉ lo kiếm tiền nuôi sống gia đình.
    3. Giao tất cả việc nội trợ cho vợ quán xuyến.
    4. Yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, quan tâm gia đình và thủy chung với vợ.
    5. Gia trưởng, bắt vợ con phải theo ý mình.

     

    1. Bổn phận của mình đối với bà con thân thích trong kinh Thiện Sanh là gì?
    2. Chỉ biết gia đình mình, không xen vào chuyện người khác.
    3. Thăm hỏi khi người thân có bệnh, chia sẻ khi người thân gặp khó khăn.
    4. Khuyên can khi có người làm việc chẳng lành.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Bổn phận của thầy đối với học trò trong kinh Thiện Sanh là gì?
    2. Làm tròn bổn phận giảng dạy, hiểu hay không tùy học trò.
    3. Cần mẫn dạy dỗ, tìm cách làm cho học trò hiểu bài và trở nên giỏi hơn mình.
    4. Bắt học trò phải cung kính và tuân thủ ý kiến của mình.
    5. Giữ quan điểm học trò không bao giờ giỏi hơn thầy.

     

    1. Theo kinh Thiện Sanh, học trò phải có bổn phận với thầy như thế nào?
    2. Phải vâng lời và kính thầy như cha mẹ.
    3. Phải biết nhớ ơn thầy dù là không còn dạy mình nữa.
    4. Thầy là người dạy trên lớp, học xong thì không còn liên quan.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Bổn phận của Phật tử đối với Tăng, Ni là gì?
    2. Chỉ biết thầy mình.
    3. Chỉ cung kính và nghe theo những vị mình ngưỡng mộ.
    4. Hết lòng cung kính, nương theo Tăng, Ni để học tập đạo lý và tu hành.
    5. Có quyền quy y nhiều thầy Bổn sư một lúc, hoặc thay đổi theo ý muốn.

     

    1. Theo âm lịch, lễ Vu Lan nhằm ngày, tháng nào?
    2. Rằm tháng hai.
    3. Rằm tháng tư.
    4. Rằm tháng bảy.
    5. Rằm tháng mười.

     

    1. Vu Lan Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là gì?
    2. Cởi trói cho người bị treo ngược.
    3. Cứu sự đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược.
    4. Xá tội vong nhân.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Ngài Mục Kiền Liên đã chứng lục thông, sao không tự cứu mẹ, mà phải nhờ sức chú nguyện của chư Tăng?
    2. Do thần thông bất lực trước quả xấu quá nặng.
    3. Sức chú nguyện và chuyển hoá nghiệp của chư Tăng mạnh hơn thần thông.
    4. Nhờ sức chuyển hoá của chư Tăng, bà Thanh Đề sanh tâm hối hận nên được giải thoát.
    5. Nhờ sức chuyển hoá của chư Tăng, bà Thanh Đề xả bỏ lòng bỏn xẻn nên được giải thoát.

     

    1. Mục đích đức Phật nói kinh Vu Lan để làm gì?
    2. Để cứu bà Thanh Đề do lời thỉnh cầu của tôn giả Mục Kiền Liên.
    3. Để mọi người báo hiếu công ơn cha mẹ hiện tiền hoặc đã qua đời.
    4. Để tôn vinh ngày cha mẹ trong đạo Phật.
    5. Đáp án a, b, và c.

     

    1. Vì sao trong kinh Phụ Mẫu Báo Ân, Phật lạy đống xương khô?
    2. Vì cứu bà Thanh Đề.
    3. Vì trong đó có ông bà cha mẹ nhiều đời.
    4. Vì tôn vinh ngày cha mẹ.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Duyên khởi lễ Vu Lan bắt nguồn từ vị nào?
    2. Tôn giảXá Lợi Phất.
    3. Tôn giả Mục Kiền Liên.
    4. Tôn giảA Nan.
    5. Tôn giảTu Bồ Đề.

     

    1. Tại sao đức Phật chọn ngày rằm tháng bảy (âm lịch) để thiết lễ Vu Lan?
    2. Vì đó là ngày cô hồn.
    3. Vì đó là ngày chư Tăng Tự tứ.
    4. Vì đó là ngày chư Phật mười phương hoan hỷ.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Phật tử phải báo hiếu cha mẹ như thế nào mới đúng pháp?
    2. Chiều lòng cha mẹ, làm bất kỳ việc gì cha mẹ muốn.
    3. Tổ chức cúng kiếng linh đình theo tục lệ khi cha mẹ qua đời.
    4. Chăm sóc và hướng cha mẹ theo đường lành. Cúng dường, tạo phước khi cha mẹ qua đời.
    5. Cúng tế quỷ thần để khỏi bắt hồn cha mẹ.

     

    1. Phật tử nên báo hiếu cha mẹ lúc nào?
    2. Báo hiếu vào dịp lễ Vu Lan.
    3. Báo hiếu sau khi cha mẹ đã qua đời.
    4. Báo hiếu khi cha mẹ bệnh đau.
    5. Báo hiếu hằng ngày và bất kỳ lúc nào có thể.

     

    1. Tôn giả Mục Kiền Liên thành tựu đệ nhất gì?
    2. Trí tuệ đệ nhất.
    3. Thần thông đệ nhất.
    4. Đa văn đệ nhất.
    5. Thuyết pháp đệ nhất.

     

    1. Mẹ ngài Mục Kiền Liên tên là gì?
    2. Thanh Đề.
    3. Duyệt Đế Lợi.
    4. Am Ba Pa Li.
    5. Vi Đề Hy.

     

    1. Vì sao bà Thanh Đề không ăn được bát cơm do tôn giả Mục Kiền Liên dâng?
    2. Bị quỷ đốt cháy.
    3. Bị quỷ giành ăn.
    4. Bát cơm bốc cháy do nghiệp lực của bà quá nặng.
    5. Do chịu tội nên không được ăn.

     

    1. Vô thường biểu hiện qua những phương diện nào?
    2. Thân vô thường, tâm vô thường, hoàn cảnh vô thường.
    3. Thân vô thường, khẩu vô thường, hoàn cảnh vô thường.
    4. Thân vô thường, khẩu vô thường, ý vô thường.
    5. Núi sông vô thường, nhà cửa vô thường, mạng người cũng vô thường.

     

    1. Vì sao Phật nói pháp vô thường?
    2. Cảnh tỉnh người đời trước những thú vui, giả tạm.
    3. Đối trị tâm mê mờ, tham ái, chấp thủ của chúng sanh.
    4. Đối trị đắm nhiễm dục lạc.
    5. Đáp án a, b, và c.

     

    1. Bốn giai đoạn thay đổi của sự vật, mà Phật đã dạy là gì?
    2. Thành, trụ, hoại, không.
    3. Sanh, trụ, dị, diệt.
    4. Thành, trụ, hoại, tận.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Khi biết thân này là vô thường, Phật tử phải làm gì?
    2. Bỏ mặc không quan tâm.
    3. Sống lành mạnh và bình thản trước bệnh tật.
    4. Thường xuyên chăm sóc thân thể.
    5. Tranh thủ hưởng thụ.

     

    1. Bị luật vô thường chi phối và bị khổ não thuộc về khổ gì?
    2. Khổ thân xác.
    3. Ngũ ấm xí thạnh khổ.
    4. Khổ tinh thần.
    5. Khổ thân và khổ tâm.

     

    1. Người tu chứng đắc có bị vô thường chi phối không?
    2. Vẫn bị vô thường chi phối nhưng không khổ.
    3. Không còn bị vô thường vì đã ra khỏi sinh tử.
    4. Người chứng đắc có thần thông biến hóa nên không bị vô thường.
    5. Đáp án a, b, và c.

     

    1. Tâm vô thường nghĩa là gì?
    2. Là tâm thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh.
    3. Là tâm không ở yên một chỗ.
    4. Chỉ cho sự vận hành liên tục của tâm.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Câu chuyện đức Vua và người Lái buôn có đề cập đến tài sản của năm nhà là gì?
    2. Nước trôi, lửa cháy, giặc cướp, sung công và vợ con phá tán.
    3. Nhà vua, nhà mình, nhà người, nhà bà con và bệnh viện.
    4. Đáp án a và b.
    5. Nước trôi, lửa cháy, đại hồng thủy, sung công và vợ con phá tán.

     

    1. Câu nào sau đây thuộc về vô thường?
    2. Sinh, lão, bệnh, tử.
    3. Tứ đại khổ không.
    4. Vạn pháp đều không.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Lợi ích khi hiểu rõ pháp vô thường là gì?
    2. Hạn chế sự khổ não trước những biến động của cuộc đời.
    3. Bớt đi lòng tham và sự cố chấp.
    4. Biết các tập tính trong mình đều có thể thay đổi để hướng về Chân- Thiện-Mỹ.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Đạo Phật nói vô thường, vậy có cái gì thường còn không?
    2. Không có cái gì thường còn.
    3. Phật tính của chúng sanh là thường còn.
    4. Những gì thuộc chân lý là thường còn.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Thiểu dục nghĩa là gì?
    2. Ít ham muốn.
    3. Không ham muốn.
    4. Ham muốn không ngừng.
    5. Chỉ người không có dục vọng.

     

    1. Năm món dục người đời ham muốn là những gì?
    2. Tài, sắc, danh, thực, thùy.
    3. Sắc, thanh, hương, vị, xúc.
    4. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Phật dạy tu hạnh “thiểu dục và tri túc” để làm gì?
    2. Khuyên người an phận thủ thường.
    3. Hạn chế lòng tham lam ích kỷ và tránh nô lệ vật chất.
    4. Khuyên người đừng chạy theo danh lợi.
    5. Giúp người hài lòng với những gì đang có, không khổ đau khi chưa được như ý và tiết chế mọi ham muốn.

     

    1. Tác hại của tham dục trong đời sống hiện tại như thế nào?
    2. Khiến con người mất lý trí.
    3. Khiến con người sống bất an.
    4. Khiến con người sống không thật lòng với nhau.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. “Tri túc” nghĩa là gì?
    2. Chỉ người có vật chất đầy đủ.
    3. Chỉ người sống biết hài lòng với những gì đang có.
    4. Chỉ người không biết phấn đấu.
    5. Chỉ người có đầy đủ tri thức.

     

    1. Hạnh “thiểu dục tri túc” đối trị tâm gì?
    2. Tâm sân hận.
    3. Tâm si mê.
    4. Tâm tham.
    5. Tâm ganh tỵ.

     

    1. Tu hạnh “thiểu dục tri túc” ảnh hưởng đến việc làm kinh tế như thế nào?
    2. Không làm kinh tế được.
    3. Vẫn làm kinh tế nhưng trong phạm vi cho phép của pháp luật.
    4. Vẫn sinh lợi nhưng không gây tác hại cho người khác.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Ai là người nên thực hành hạnh “thiểu dục tri túc”?
    2. Những người làm kinh tế.
    3. Người Phật tử tại gia.
    4. Người xuất gia.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Câu nào sau đây chỉ người biết sống “thiểu dục tri túc”?
    2. Con người muốn tiến bộ phải cạnh tranh trên mọi lĩnh vực.
    3. Người không biết đủ tuy giàu mà nghèo.
    4. Người biết đủ tuy nghèo mà giàu.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Người biết “thiểu dục tri túc” có biểu hiện như thế nào?
    2. Sống tiết kiệm nên dễ giàu.
    3. Sống tằn tiện không quan tâm giúp đỡ người khác.
    4. Sống tự tại trước mọi hoàn cảnh.
    5. Rời xa phố thị, về quê sống an nhàn.

     

    1. Lợi ích của hạnh “thiểu dục và tri túc” là gì?
    2. Làm chủ được lòng tham.
    3. Không còn nô lệ vật chất.
    4. Xã hội được bình an.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Để có được đời sống “thiểu dục tri túc”, Phật tử phải thực hành như thế nào?
    2. Giữ giới không trộm cắp.
    3. Thực hành hạnh bố thí cúng dường.
    4. Bất cần đời, xa lánh trần tục.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Câu nào sau đây thuộc về đặc tính của nhân quả?
    2. Nhân thế nào thì quả thế ấy.
    3. Một nhân không có thể thành quả.
    4. Trong nhân có quả, trong quả có nhân.
    5. Đáp án a và c.

     

    1. Nói “Một nhân không thể sinh quả” nghĩa là gì?
    2. Một nhân không thể thành quả nếu không có sự tương tác của những nhân khác làm duyên.
    3. Một nhân thì quá ít nên không thành kết quả.
    4. Một nhân thì không thể tồn tại được.
    5. Không có ai là người sinh ra vạn vật.

     

    1. Nói “Trong nhân có quả, trong quả có nhân” nghĩa là gì?
    2. Trong trái cây có chứa hạt.
    3. Quả hiện tại hàm chứa nhân quá khứ.
    4. Nhân hiện tại hàm chứa quả tương lai.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. “Nhân quả đồng thời” nghĩa là gì?
    2. Trong nhân có quả, trong quả có nhân.
    3. Nhân nào quả nấy.
    4. Nhân và quả xuất hiện cùng lúc.
    5. Nhân và quả ngay trong kiếp này.

     

    1. Theo kinh Nhân Quả nói “Nhân nào quả nấy”, sao có người ở hiền lại gặp dữ, kẻ ác lại gặp lành?
    2. Luật nhân quả vận hành lâu ngày có lúc cũng phải trục trặc.
    3. Luật pháp tuy có nhiều quy định chặt chẽ, nhưng cũng có sơ hở..
    4. Nhân quả không chỉ xảy ra trong đời hiện tại, mà còn liên hệ đến 3 đời (quá khứ, hiện tại và vị lai).
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Do không hiểu luật nhân quả, nên dễ sanh ra điều gì?
    2. Mê tín dị đoan, tin tưởng vào thần quyền.
    3. Sợ hãi vô cớ, vô minh phủ che, lạc vào mê tín.
    4. Lệ thuộc thần linh, sống không hạnh phúc.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Vai trò của sáu thức được ví dụ như thế nào?
    2. Một hội đồng giám khảo của cuộc thi về văn nghệ, nữ công và gia chánh.
    3. Một hội đồng giám khảo gồm một ông chủ tịch và năm hội viên chuyên môn về năm ngành: màu sắc và hình ảnh, âm thanh, mùi hương, chất vị, xúc giác.
    4. Đáp án a và b.
    5. Một bông hoa năm nhánh.

     

    1. Lý nhân duyên sanh nghĩa là gì?
    2. Tất cả sự vật không một vật nào riêng biệt mà tồn tại được. Chúng phải nương tựa vào nhau mới thành vật này hay vật khác.
    3. Loài hữu tình như kiếp người chẳng hạn, thì do 12 nhân duyên nương nhau mà thành một chuỗi sanh tử dài vô hạn, nối tiếp từ quá khứ đến hiện tại và vị lai.
    4. Tùy theo cái tác dụng của nó mà 12 nhân duyên ấy có thể chia làm ba nhóm là: hoặc (mê mờ), nghiệp (tạo tác) và khổ (kết quả).
    5. Đáp án a, b.

     

    1. Vì sao ta cần có quyết tâm và kiên nhẫn như là hai điều kiện căn bản để thành công trong cuộc chiến đấu, dẹp tan cái ngã?
    2. Vì cái chấp ngã được tạo dựng và củng cố từ muôn ngàn kiếp, mỗi khi một ít, lâu dần trở thành rắn chắc.
    3. Vì lý trí có thể chấp nhận không có thật ngã, nhưng tình cảm đâu có dễ dàng chấp nhận vô ngã.
    4. Vì cái ngã ẩn vào sào huyệt sâu kín nhất, vào “mật khu” nguy hiểm nhất là tiềm thức hay nói theo danh từ Duy thức học là thức thứ bảy.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Theo giáo lý đạo Phật, sau khi chết con người sẽ ra sao?
    2. Chết rồi mất hẳn.
    3. Chết rồi vẫn tái sinh làm người, không thể sinh làm thú vật.
    4. Tùy nghiệp đã tạo mà tái sinh làm người hoặc sinh vào các cõi khác.
    5. Chờ thượng đế phán quyết.

     

    1. Câu nói “Giang sơn dễ đổi bản tánh khó dời” để chỉ cho cái gì?
    2. Chấp thủ.
    3. Kiến thủ.
    4. Bảo thủ.           
    5. Giới cấm thủ.

     

    1. Nghiệp có nghĩa là gì?
    2. Những hành vi, lời nói và suy nghĩ cao thượng tốt đẹp..
    3. Hành động tạo tác, hoặc lành hoặc dữ.
    4. Những hành vi, ngôn ngữ và tư tưởng thấp hèn tội lỗi.
    5. Các hành vi, lời nói và suy nghĩ có chủ ý.

     

    1. Duyên khởi Phật nói kinh Thập Thiện cho ai? Ở đâu?
    2. Cho ngài Xá Lợi Phất, ở tịnh xá Trúc Lâm.
    3. Cho Long Vương, ở tại cung rồng Ta Kiệt La.
    4. Cho A Nan, ở tịnh xá Kỳ Viên.
    5. Cho tất cả chúng hội ở núi Linh Thứu.

     

    1. Thập Thiện là mười điều lành, gồm những gì?
    2. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không tham dục, không giận tức và không tà kiến.
    3. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không uống rượu, không buôn gian bán lận và không ăn phi thời.
    4. Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không tham lam, không giận tức và không si mê.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Pháp tu Thập Thiện thuộc về thừa nào?
    2. Nhân thừa.
    3. Thiên thừa.
    4. Phật thừa.
    5. Bồ tát thừa.

     

    1. Thế nào gọi là thiện?
    2. Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích cho mình và người trong hiện tại cũng như tương lai.
    3. Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích cho gia đình và xã hội.
    4. Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích nhưng không xác định thời gian.
    5. Cả 3 câu trên chưa đủ ý nghĩa.

     

    1. Tứ nhiếp pháp gồm những gì?
    2. Cúng dường, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
    3. Bố thí, không lời dối, lợi hành, đồng sự.
    4. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng nghiệp.
    5. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

     

    1. Bố thí có ba cách gồm những gì?
    2. Tài thí, pháp thí, bình đẳng bố thí.
    3. Nội tài thí, ngoại tài thí, vô uý thí.
    4. Tài thí, pháp thí, vô uý thí.
    5. Quá khứ thí, hiện tại thí, vị lai thí.

     

    1. Thế nào là Bố thí ba la mật?
    2. Bố thí để cầu phước báu nhân thiên.
    3. Bố thí để được mọi người biết là mình cũng có tấm lòng nhân hậu.
    4. Bố thí không chấp mình là người cho, kia là người nhận và có vật để bố thí.
    5. Bố thí không kể công, cúng dường không ỷ lại.

     

    1. Lục hòa gồm những gì?
    2. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, kiến hòa và lộc hòa.
    3. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, đức hòa, kiến hòa và lợi hòa.
    4. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, tri hòa và lợi hòa.
    5. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, kiến hòa và lợi hòa.

     

    1. Câu nào sau đây thuộc về luật nhân quả?
    2. “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”.
    3. “Bụng làm dạ chịu”.
    4. “Gieo gió gặt bão”.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Câu nào sau đây là đúng?
    2. Đức Phật là người phát minh ra luật nhân quả.
    3. Nhân quả là một chân lý mà đức Phật đã chứng ngộ.
    4. Chứng ngộ về nhân quả thì không còn bị nhân quả nữa.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Phật tử hiểu thế nào về câu “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”?
    2. Bồ tát hiểu về nhân quả nên sợ tạo nhân xấu.
    3. Chúng sanh không hiểu nhân quả nên khi quả đến mới lo sợ.
    4. Câu này không đúng vì ai cũng sợ nhân quả.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Câu nói “Đời cha ăn mặn đời con khát nước” có phải nhân quả không?
    2. Là nhân quả vì như cha mắc nợ thì con phải trả.
    3. Không phải nhân quả vì ai làm nấy chịu, không thể chịu thay.
    4. Câu này chỉ mang tính nhắc nhở chứ không phải nhân quả.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Con người luân hồi trong ba cõi, sáu đường là do gì?
    2. Tham ái.
    3. Chấp thủ.
    4. Chấp ngã.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Luân hồi trong Phật giáo là gì?
    2. Là bánh xe.
    3. Là xoay tròn.
    4. Qua lại, luân chuyển trong lục đạo.
    5. Là xoay chuyển.

     

    1. Nghiệp thiện của thân là gì?
    2. Không trộm cắp, không nói dối, không sân hận.
    3. Không dâm dục, không nói thêu dệt, không si mê.
    4. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh.
    5. Không tham lam, không dâm dục, không ác khẩu.

     

    1. Nghiệp thiện của miệng là gì?
    2. Không dâm dục, không nói lưỡi đôi chiều, không tham lam.
    3. Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác.
    4. Không trộm cắp, không sân hận, không nói lời hung ác.
    5. Không si mê, không sát sanh, không nói dối.

     

    1. Nghiệp thiện của ý là gì?
    2. Không trộm cắp, không nói dối, không si mê.
    3. Không dâm dục, không nói lời hung ác, không tham lam.
    4. Không tham lam, không sân hận, không si mê.
    5. Không sát sanh, không nói thêu dệt, không si mê.

     

    1. Không sát sanh tránh được những tội lỗi nào?
    2. Tránh giết hại chư Phật vị lai.
    3. Tránh giết nhầm bà con nhiều kiếp.
    4. Tránh oan gia tương báo.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Tại sao phải thực hành không gian tham trộm cắp?
    2. Vì không đành lòng nhìn người đau khổ, có thể dẫn đến quyên sinh.
    3. Vì của phi nghĩa thường vào cửa trước, ra cửa sau, còn bị người đời khinh khi, phỉ nhổ.
    4. Vì giữ tâm được an ổn, hiện đời giàu có, khi chết sanh lên cõi trời.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Không tà hạnh (tà dâm) được lợi ích gì?
    2. Sáu căn được vẹn toàn.
    3. Xa lìa phiền não.
    4. Gia đình hạnh phúc.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. CâuChớ đợi đến già mới niệm Phật, mồ hoang nghĩa địa lắm kẻ thiếu niên” muốn khuyên Phật tử nên làm gì?
    2. Nên học theo sách Thánh hiền.
    3. Nên hành trì một cách nghiêm mật.
    4. Nên kiên tâm chớ chối bỏ trách nhiệm.
    5. Nên biết vô thường chuyên cần niệm Phật.

     

    1. Không nói thêu dệt được lợi ích gì?
    2. Được người trí yêu mến.
    3. Đáp được những câu hỏi khó.
    4. Được làm người cao quý, đức độ.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Không nói lưỡi hai chiều có lợi ích gì?
    2. Bà con dòng họ sum họp.
    3. Gần gũi thiện tri thức.
    4. Đức tin, pháp hạnh bất hoại.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Không nói lời hung ác có lợi ích gì?
    2. Lời nói khôn khéo đúng lý.
    3. Lời nói ai cũng tin theo.
    4. Lời nói mọi người tôn trọng.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Không tham muốn ngũ dục, lục trần có lợi ích gì?
    2. Ba nghiệp tự tại.
    3. Của cải không bị tổn thất.
    4. Những điều tốt đẹp sẽ đến.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Không sân hận được lợi ích gì?
    2. Xa lìa khổ não, giận hờn, tranh cãi.
    3. Tâm nhu hòa ngay thẳng.
    4. Thân tướng trang nghiêm, chúng sanh đều tôn kính.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Không si mê vọng chấp được lợi ích gì?
    2. Ý được an vui.
    3. Tâm được chánh kiến.
    4. Tâm không chấp ngã, xa lìa ác nghiệp.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Tứ nhiếp pháp gồm những gì?
    2. Bố thí, trì giới, niệm Phật, ăn chay.
    3. Ái ngữ, lợi hành, tụng kinh, nghe giảng pháp.
    4. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
    5. Trì chú, ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật.

     

    1. Ái ngữ là lời nói như thế nào?
    2. Thẳng thắn, to tiếng, bộc trực.
    3. Nhẹ nhàng, khôn khéo.
    4. Thu phục lòng người.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Lợi hành nhiếp là những việc làm nào?
    2. Làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói, hành động.
    3. Làm lợi ích cho mình, hại người khác.
    4. Làm người khác có tiền của, vật chất.
    5. Làm cho người khác được trục lợi hưởng thụ.

     

    1. Thân hòa là gì?
    2. Sống trong nhà anh em phải hòa thuận.
    3. Sống trong tổ chức tập thể phải đoàn kết hòa hợp.
    4. Sống trong chùa phải hòa kính, đạo vị, đạo tình.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Khẩu hòa là gì?
    2. Nói lời hòa nhã, dịu dàng, có lợi ích cả hai.
    3. Nói lời dua nịnh, đường mật.
    4. Nói lời tâng bốc, khen ngợi.
    5. Nói đùa, cười giỡn.

     

    1. Ý hòa là gì?
    2. Ý hiền hòa, thân thiện, bao dung.
    3. Ý muốn lợi dụng.
    4. Ý có vụ lợi riêng.
    5. Ý làm vừa lòng người khác, để được khen ngợi.

     

    1. Kiến hòa đồng giải là gì?
    2. Chia sẻ sự hiểu biết của mình với người khác.
    3. Giải bày, chỉ bảo cho người khác cùng hiểu.
    4. Chia sẻ tài vật.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Lợi hòa là gì?
    2. Chia sẻ lợi ích một cách bình đẳng.
    3. Chia người mình thương nhiều hơn.
    4. Chia cho người nghèo nhiều hơn.
    5. Chia cho người giỏi nhiều hơn.

     

    1. Cảnh giới Phật A Di Đà gọi là gì?
    2. Cõi Tây Phương thế giới.
    3. Cõi Cực lạc thế giới.
    4. Cõi Tịnh độ thế giới.
    5. Đáp a, b và c.

     

    1. Danh hiệu Phật A Di Đà, được vị Phật nào giới thiệu?
    2. Phật Dược Sư.
    3. Phật Đa Bảo.
    4. Phật Thích Ca Mâu Ni.
    5. Phật Nhiên Đăng.

     

    1. Cõi Tây phương Cực lạc được miêu tả như thế nào?
    2. Có hàng cây, mành lưới, lang can, toàn bằng trân bảo.
    3. Có cát bằng vàng rồng, ao thất bảo, hoa sen báu.
    4. Có chim thuyết pháp, nước bát công đức, thanh tịnh trang nghiêm.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Những điều kiện nào để vãng sanh về cõi Cực lạc?
    2. Nguyện vững vàng, không thối chuyển.
    3. Niệm Phật liên tục, không dừng nghỉ.
    4. Tin sâu, hạnh bền bỉ, nguyện vững vàng.
    5. Tin theo Phật, làm việc thiện.

     

    1. Trì danh niệm Phật là gì?
    2. Là vâng giữ danh hiệu Phật.
    3. Là niệm Phật liên tục, khi đi, đứng nằm, ngồi.
    4. Là vừa lạy, vừa niệm Phật suốt không nghỉ.
    5. Là vừa niệm Phật, vừa làm việc thiện.

     

    1. Quán tưởng niệm Phật là gì?
    2. Quán tưởng hình dung Phật A Di Đà ở trước mặt ta.
    3. Quán thân ta ngồi trên hoa sen chắp tay hầu Phật.
    4. Quán Phật thấy ta, ta thấy Phật, lâu ngày thuần thục.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Thật tướng niệm Phật là gì?
    2. Niệm Phật hợp nhất với chân tâm.
    3. Niệm Phật đạt đến lý tánh tuyệt đối.
    4. Niệm Phật đến vô niệm, nhứt tâm bất loạn, thành Phật.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Như thế nào là niệm Phật trừ được niệm chúng sanh?
    2. Niệm Phật diệt được tâm tham, sân, si.
    3. Niệm Phật không còn phiền não, hỷ, nộ, ái, ố.
    4. Niệm Phật diệt trừ ngũ dục: Tài, sắc, danh, thực, thuỳ.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Danh hiệu A Di Đà có ý nghĩa là gì?
    2. Vô Lượng Thọ.
    3. Vô Lượng Quang.
    4. Vô Lượng Công Đức.
    5. Đáp án a, b và c.

     

     

    1. Theo kinh Vô Lượng Thọ, tiền thân của đức Phật A Di Đà, khi xuất gia pháp danh là gì?
    2. Pháp Minh.
    3. Bảo Hải.
    4. Pháp Đạt.
    5. Pháp Tạng.

     

    1. Khi đang tu hành, tỳ kheo Pháp Tạng phát ra bao nhiêu lời nguyện?
    2. 49 lời nguyện.
    3. 21 lời nguyện.
    4. 48 lời nguyện.
    5. 12 lời nguyện.

     

    1. Khi Tỳ kheo Pháp Tạng tu hành thành Phật với danh hiệu là gì?
    2. Phật Dược Sư Lưu Ly.
    3. Phật Thích Ca Mâu Ni.
    4. Phật Di Lặc.
    5. Phật A Di Đà.

     

    1. Tây phương Tam thánh là những vị nào?
    2. Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai.
    3. Phật Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Thế Chí.
    4. Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Di Lặc.
    5. Phật Thích Ca, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Thế Chí.

     

    1. Đối tượng nào, Phật dạy không nên xem thường?
    2. Con rắn nhỏ, đốm lửa nhỏ.
    3. Thái tử nhỏ, chú tiểu nhỏ.
    4. Con chuột nhỏ, đốm lửa nhỏ.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Hai giai cấp thống trị ở Ấn Độ thời Phật tại thế là gì?
    2. Bà La Môn và Sát Đế Lỵ.
    3. Bà La Môn và Thủ Đà La.
    4. Thủ Đà La và Phệ Xá.
    5. Sát Đế Lỵ và Phệ Xá.

     

    1. Nguyện khi tôi lâm chung, dứt trừ các điều ngăn ngại, thấy đức A Di Đà trước mắt, liền được vãng sanh về cõi an lạc” trích bài kệ phát nguyện của Bồ tát nào?
    2. Bồ tát Quan Thế Âm.
    3. Bồ tát Đại Thế Chí.
    4. Bồ tát Phổ Hiền.
    5. Bồ tát Văn Thù.

     

    1. Lợi ích của việc niệm Phật là gì?
    2. Công đức tăng trưởng, như Phật dạy: “Niệm Phật một câu phước sanh vô lượng”.
    3. Niệm tinh tấn có thể đưa chúng sanh sang bờ giác ngộ.
    4. Chư Phật gia hộ được an bình, giàu có và sống thọ.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. “Tin là mẹ sinh ra công đức, tin có thể thành tựu quả Bồ Đề” được nói trong kinh nào?
    2. Kinh Pháp Hoa.
    3. Kinh Niết Bàn.
    4. Kinh Di Giáo.
    5. Kinh Hoa Nghiêm.

     

    1. Thuật ngữ “Tâm viên ý mã” chỉ cho gì?
    2. Tâm vô thường.
    3. Tâm ham muốn.
    4. Tâm hưởng thụ.
    5. Tâm vọng tưởng.

     

    1. Luật Nhân Quả do ai tạo nên?
    2. do Thần linh.
    3. do Ngẫu nhiên.
    4. do Đấng tạo hóa.
    5. do Định luật tự nhiên.

     

    1. Lợi ích của việc tin nhân quả là gì?
    2. Mê tín dị đoan, tin tưởng vào thần quyền.
    3. Niềm tin chân chánh, không lạc vào mê tín dị đoan.
    4. Sợ hãi vô cớ, vô minh phủ che, lạc vào mê tín, lệ thuộc thần linh, sống không hạnh phúc.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Pháp tu nào điều phục được hôn trầm thùy miên?
    2. Lạy sám hối.
    3. Đi kinh hành.
    4. Đáp án a và b.
    5. Ngồi thiền định.

     

    1. Vị nào cứu chúng sinh trong Địa Ngục?
    2. Bồ tát Quan Thế Âm.
    3. Bồ tát Địa Tạng.
    4. Bồ tát Phổ Hiền.
    5. Bồ tát Văn Thù.

     

    1. Ái ngữ nhiếp liên quan giới thứ mấy trong năm giới?
    2. Giới thứ nhất.
    3. Giới thứ hai.
    4. Giới thứ ba.
    5. Giới thứ tư.

     

    1. Trong Lục độ, muốn trừ sân hận phải hành pháp gì?
    2. Nhẫn nhục Ba La Mật.
    3. Thiền định Ba La Mật.
    4. Trí tuệ Ba La Mật.
    5. Trì giới Ba La Mật.

     

    1. Sau khi mạng chung, nghiệp còn tồn tại hay không tồn tại?
    2. Không xác định.
    3. Vừa tồn tại vừa không tồn tại.
    4. Không tồn tại.
    5. Còn tồn tại.

     

    1. Quả vị pháp môn tu Thập thiện là gì?
    2. Phước báu và tuổi thọ.
    3. Giàu sang và phú quý.
    4. Phước báu cõi trời.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Ba đức tin vãng sanh về Tịnh độ gồm những gì?
    2. Tin Phật, tin Pháp, tin Tăng.
    3. Tin Phật, tin Pháp, tin Người.
    4. Tin Phật, tin Pháp, tin Mình.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Kinh điển đọc tụng hằng ngày gọi là gì?
    2. Xuất thế gian pháp bảo.
    3. Thế gian trụ trì pháp bảo.
    4. Đồng thể pháp bảo.
    5. Đáp án a và c.

     

    1. Đời quá khứ được thọ ký Phật A Di Đà, nhờ chăm lòng kính lễ quán tưởng tướng lông mày trắng của đức Phật Không Vương” trích từ kinh nào?
    2. Kinh Vô Lượng Thọ.
    3. Kinh A Di Đà.
    4. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
    5. Kinh Quán Phật Tam Muội Hải.

     

    1. Tứ đế hay gọi Tứ diệu đế gồm những gì?
    2. Từ, bi, hỷ, xả.
    3. Thường, lạc, ngã, tịnh.
    4. Khổ, tập, diệt, đạo.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Trong Tứ diệu đế chi phần nào là Niết bàn?
    2. Tập đế.
    3. Diệt đế.
    4. Đạo đế.
    5. Khổ đế.

     

    1. Khổ đế là gì?
    2. Là những điều làm khó chịu, đau khổ.
    3. Là chân thật đúng đắn vững chắc, rõ ràng.
    4. Đáp án a và b.
    5. Là con đường diệt khổ.

     

    1. Tam khổ trong Khổ đế gồm những gì?
    2. Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ.
    3. Ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ.
    4. Già khổ, bệnh khổ, chết khổ.
    5. Thân khổ, tâm khổ, cảm xúc khổ.

     

    1. Chánh nghiệp là gì?
    2. Nghề nghiệp chân chánh.
    3. Quyền lợi chân chánh.
    4. Đạo nghiệp chân chánh.
    5. Việc làm chơn chánh.

     

    1. Sống một cách lương thiện thuộc về gì?
    2. Chánh kiến.
    3. Chánh nghiệp.
    4. Chánh tinh tấn.
    5. Chánh mạng.

     

    1. Bát khổ trong khổ đế gồm những gì?
    2. Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, đau khổ, sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ và tử khổ.
    3. Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ và ngũ ấm xí thạnh khổ.
    4. Đáp án a và b.
    5. Sanh khổ, lão khổ, già khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ và ngũ ấm xí thạnh khổ.

     

    1. Sanh khổ là gì?
    2. Khổ trong đời sống.
    3. Khổ lúc sinh.
    4. Khổ lúc sinh và khổ trong mong cầu không được.
    5. Khổ lúc sinh và khổ trong đời sống.

     

    1. Lão khổ là gì?
    2. Khổ do bệnh tật.
    3. Khổ do mắt mờ.
    4. Khổ do già nua và tai điếc.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Mong muốn không được” sinh ra khổ não, còn gọi là khổ gì?
    2. Khổ thân.
    3. Cầu bất đắc khổ.
    4. Khổ tâm.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Già nua là cảnh điêu tàn/Cây già cây cỗi, người già người suy” dùng để ví cho loại khổ nào?
    2. Sanh khổ.
    3. Lão khổ.
    4. Bệnh khổ.
    5. Tử khổ.

     

    1. Thảo nào lúc mới chôn nhau/ Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra.” dùng để ví cho loại khổ nào?
    2. Sinh khổ.
    3. Khổ khổ.
    4. Hành khổ.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Tử biệt thuộc loại khổ nào?
    2. Cái khổ chia lìa khi già.
    3. Cái khổ chia lìa khi chết.
    4. Cái khổ chia lìa khi bệnh.
    5. Cái khổ chia lìa khi còn sống

     

    1. Ái biệt ly khổ có nghĩa là gì?
    2. Khổ do thương yêu nhau mà phải chia lìa.
    3. Khổ do tai nạn, bệnh tật mà thiếu người chăm sóc.
    4. Khổ do bị ruồng bỏ, bị thiếu lòng chung thủy.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Thấy mặt kẻ thù như kim đâm vào mắt, ở chung với người nghịch như nếm mật nằm gai” câu thơ trên ví cho loại khổ nào?
    2. Khổ do tình duyên ngang trái.
    3. Khổ do thù ghét nhau mà vẫn gặp nhau.
    4. Khổ về tình cảm.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Khổ đế thuộc về nhân hay quả?
    2. Nhân. .
    3. Quả.
    4. Đáp án a và b.
    5. Không thể xác định.

     

    1. Biết được sự thật “Khổ” có ích lợi gì?
    2. Gặp cảnh khổ, không khiếp sợ.
    3. Không tham cầu, ít bị hoàn cảnh chi phối .
    4. Gắng sức tu hành để thoát khổ.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Tập đế nghĩa là gì?
    2. Là nguyên nhân của những nỗi khổ đã chứa nhóm, tích trữ lâu đời, lâu kiếp.
    3. Là nguyên nhân sanh tử, luân hồi.
    4. Là nguyên nhân khổ đau của chúng sinh.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Tập đế thuộc về nhân hay quả?
    2. Nhân.
    3. Quả.
    4. Đáp án a và b.
    5. Vừa nhân vừa là quả.

     

    1. Căn bản phiền não là gì?
    2. Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
    3. Sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tắng hội, ngũ ấm xí thạnh.
    4. Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.
    5. Đáp án a và c.

     

    1. Biểu hiện của Tham là gì?
    2. Dòm ngó, theo dõi những gì ưa thích.
    3. Lập mưu này, chước nọ để chiếm đoạt.
    4. Được bao nhiêu cũng không cảm thấy đủ.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Biểu hiện của Sân là gì?
    2. Mặt mày tái xanh, tay chân run rẩy.
    3. Mặt mày đỏ tía, bộ dạng thô bỉ, nói năng hung dữ.
    4. Đáp án a, b.
    5. Gặp cảnh trái ý nghịch lòng, tỏ vẻ sợ hãi.

     

    1. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”. Câu này hàm ý điều gì?
    2. Một niệm sân hận nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở.
    3. Một niệm sân hận là nguyên nhân tạo ra muôn vàn tội ác.
    4. Đáp án a, b.
    5. Một niệm sân gia đình ly biệt, anh em trở thành kẻ thù.

     

    1. Nhất tinh chi hỏa, năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn”. Câu này hàm ý điều gì?
    2. Một đốm lửa giận có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức.
    3. Cơn giận là nguyên nhân làm tiêu tan cả núi công đức.
    4. Một ngọn lửa giận tan nhà nát cửa.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Biểu hiện của Si là gì?
    2. Không phân biệt được đâu là sự thật, đâu là dối trá.
    3. Không phân biệt được chánh và tà, phải và quấy, đúng và sai…
    4. Đáp án a và b.
    5. Không phân biệt được tình cảm, lý trí và tình yêu thương.

     

    1. Tác hại của Si là gì?
    2. Khiến lòng tham trở thành không đáy.
    3. Khiến lửa sân tự do bùng cháy.
    4. Khiến con người gây ra tội lỗi hại mình, hại người mà không hay.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Bất úy tham sân khởi, duy khủng tự giác trì” có nghĩa là gì?
    2. Tham sân có khởi lên thì sẽ tự mất đi.
    3. Không sợ tham và sân nổi lên, mà chỉ sợ giác ngộ chậm.
    4. Không sợ tham và sân, mà chỉ sợ si mê.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Biểu hiện của kiêu mạn là gì?
    2. Tự nâng mình lên và hạ người khác xuống.
    3. Tự thấy mình là quan trọng mà khinh rẻ mọi người.
    4. Ỷ mình có tiền của, tài trí, quyền thế nên dương dương tự đắc, khinh khi, lấn áp người khác.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Ngã mạn có nghĩa là gì?
    2. Tự cho mình là giỏi hơn người.
    3. Hơn người ít mà nghĩ mình hơn nhiều.
    4. Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt người.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Biểu hiện của nghi ngờ là gì?
    2. Không tin cậy giao phó công việc cho bất cứ ai.
    3. Không tin tưởng thiện chí của mọi người.
    4. Thường nghi ngờ nhân quả, nghiệp báo.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Ba phương diện của nghi ngờ là gì?
    2. Tự nghi, nghi pháp và nghi nhơn.
    3. Nghi mình, nghi pháp tu và nghi người truyền đạt.
    4. Nghi Phật, nghi pháp và nghi Tăng.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Biểu hiện của thân kiến là gì?
    2. Chấp thân ngũ ấm tứ đại giả hợp.
    3. Thấy cái “ta” riêng biệt, chắc thật, không biến đổi.
    4. Lo thâu tóm góp nhặt của cải, món ngon vật lạ, công danh địa vị cho cái “ta”, chà đạp lên bao nhiêu cái ta khác.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Biểu hiện của biên kiến là gì?
    2. Chấp cái “ta” vẫn tồn tại mãi.
    3. Chấp chết rồi là mất hẳn nên không tin nhân quả.
    4. Đáp án a và b.
    5. Chấp chặt quan điểm của chính mình.

     

    1. Các phương diện của kiến thủ là gì?
    2. Không ý thức được sự sai lầm của mình, luôn làm theo ý mình.
    3. Bảo thủ quan điểm của mình là đúng đắn.
    4. Đáp án a, b.
    5. Chấp sai lầm, trái với sự thật và luật nhân quả.

     

    1. Giới cấm thủ nghĩa là gì?
    2. Là vi phạm hoặc không vi phạm các điều cấm của giới luật.
    3. Bảo thủ các qui định, các hình thức lễ nghi quái lạ cho là đúng.
    4. Là làm theo lời răn cấm của ngoại đạo tà giáo.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Tà kiến nghĩa là gì?
    2. Là chấp sai lầm, trái với sự thật và luật nhân quả
    3. Là mê tín dị đoan.
    4. Đáp án a và b.
    5. Là chấp chặt luôn làm theo ý mình.

     

    1. Tứ quả Thanh văn gồm những gì?
    2. Tứ gia hạnh, Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm.
    3. Tứ gia hạnh, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.
    4. Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Trong Tứ gia hạnh, gồm có các hạnh nào?
    2. Noãn vị, đảnh vị, nhẫn vị, thiền đệ nhất.
    3. Noãn vị, đảnh vị, nhẫn vị, thế đệ nhất vị.
    4. Đáp án a và b.
    5. Noãn vị, đảnh vị, tâm vị, thế đệ nhất vị.

     

    1. Quả vị cao nhất trong Thanh văn thừa là quả vị nào?
    2. Tu đà hoàn.
    3. Tư đà hàm.
    4. A la hán.
    5. A na hàm.

     

    1. Thần túc thông nghĩa là gì?
    2. Là được thần thông tự tại như ý muốn.
    3. Là không bị sự vật hữu hình làm chướng ngại khi di chuyển.
    4. Đáp án a và b.
    5. Là đọc được tư duy của người khác.

     

    1. Bốn đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh có đặc tánh là gì?
    2. Là không bị chi phối với tánh vô thường.
    3. Là điều thường hằng của thế gian.
    4. Là bản chất của Niết Bàn.
    5. Đáp án a và c.

     

    1. Tứ Diệu đế còn có tên gì khác?
      1. Tứ Thánh đế.
      2. Tứ Chân đế.
      3. Đáp án a, b.
      4. Tứ Chánh đế.

     

    1. Hãy tìm bố cục đúng nhất của Tứ diệu đế?
      1. Khổ đế, diệt đế, đạo đế, tập đế.
      2. Khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
      3. Khổ đế, tập đế, đạo đế, diệt đế.
      4. Đáp án a và c.

     

    1. Hãy cho biết khổ đế gồm những loại khổ nào?
      1. Tam khổ.
      2. Bát khổ.
      3. Tam khổ và bát khổ.
      4. Đáp án a, b và c.

     

    1. Đạo đế là pháp hành bao gồm những pháp gì?
      1. 37 phẩm trợ đạo.
      2. 10 điều thiện.
      3. 6 pháp Ba la mật.
      4. Đáp án a, b và c.

     

    1. Tứ niệm xứ là bốn pháp quán nào?
      1. Quán thân, thọ, tâm, pháp.
      2. Quán dục, tinh tấn, hỷ, nhất tâm.
      3. Quán từ, bi, hỷ và xả.
      4. Đáp án a, b và c.

     

    1. “Kiết sử” trong Phật giáo gồm những gì?
      1. Năm độn sử.
      2. Năm triền cái.
      3. Năm độn sử và năm lợi sử.
      4. Đáp án a, b và c.

     

    1. Hãy cho biết “Tham, sân, si, mạn, nghi” thuộc về nhóm phiền não nào?
      1. Ngũ độn sử.
      2. Ngũ lợi sử.
      3. Ngũ dục sử.
      4. Đáp án a, b và c.

     

    1. Kiến hoặc trong Tam giới có bao nhiêu kiết sử?
      1. 51 sử.
      2. 81 sử.
      3. 88 sử.
      4. 108 sử.

     

    1. Tư hoặc trong Tam giới có bao nhiêu kiết sử?
      1. 51 sử.
      2. 81 sử.
      3. 88 sử.
      4. 108 sử.

     

    1. Thiên nhãn thông nghĩa là gì?
      1. Thấy xa ngàn dặm.
      2. Thấy Phật tính trong mỗi chúng sinh.
      3. Thấy được sanh tử luân hồi của chúng sanh.
      4. Đáp án a, b và c.

     

    1. “Ly sanh hỷ lạc địa” thuộc giới nào trong ba cõi?
      1. Dục giới.
      2. Sắc giới.
      3. Vô sắc giới.
      4. Đáp án a, b và c.

     

    1. Mục đích quán thân bất tịnh để làm gì?
    2. Diệt trừ tham, sân, si.
    3. Diệt trừ bản ngã.
    4. Diệt trừ tham sắc.
    5. Diệt trừ tham ái, nhiễm đắm khoái lạc.

     

    1. Phật dạy được thân người là khó, Phật tử nên giữ thân như thế nào ?
    2. Giữ gìn thân này đừng cho tổn hại.
    3. Cung cấp món ngon vật lạ cho thân.
    4. Không hành hạ thân thể, xem thân là chức năng lợi mình và lợi người.
    5. Sử dụng thân này cho mục đích tu học, lợi mình, lợi người.

     

    1. Chánh mạng trong Bát chánh đạo có nghĩa là gì?
    2. Hành động, việc làm lợi ích cho mình và người thân.
    3. Sinh sống một cách chân chính, đúng chánh pháp, lợi ích cho người và vật.
    4. Đáp án a và b.
    5. Hành động đúng pháp luật.

     

    1. Trong Tứ niệm xứ, pháp quán nào có khả năng chuyển hoá ái dục?
    2. Quán thọ thì khổ.
    3. Quán tâm vô thường.
    4. Quán pháp vô ngã.
    5. Quán thân bất tịnh.

     

    1. Để quán triệt sự thống khổ do quá trình tiếp xúc giữa căn, trần và thức Phật tử phải áp dụng pháp quán nào?
    2. Quán thân bất tịnh.
    3. Quán thọ thì khổ.
    4. Quán tâm vô thường.
    5. Quán pháp vô ngã.

     

    1. Tứ niệm xứ nằm trong chi phần nào của Tứ đế?
    2. Khổ đế.
    3. Tập đế.
    4. Diệt đế.
    5. Đạo đế.

     

    1. Trong Tứ niệm xứ, dùng pháp nào để đối trị khi tâm bị vướng mắc vào đối tượng của sắc?
    2. Quán tâm vô thường.
    3. Quán pháp vô ngã.
    4. Quán thọ thị khổ.
    5. Quán thân bất tịnh.

     

    1. Trong Tứ diệu đế, chi phần nào là Niết bàn tịnh lạc?
    2. Tập đế.
    3. Diệt đế.
    4. Đạo đế.
    5. Khổ đế.

     

    1. Quán xét thấy rõ tất cả sự vật không phải là của ta, được gọi là phương pháp nào trong Tứ niệm xứ?
    2. Quán thọ thì khổ.
    3. Quán tâm vô thường.
    4. Quán thân bất tịnh.
    5. Quán pháp vô ngã.

     

    1. Tứ niệm xứ được tông phái nào sử dụng nhiều nhất?
    2. Tịnh độ tông.
    3. Mật tông.
    4. Pháp Hoa tông.
    5. Thiền tông.

     

    1. Tứ niệm xứ phá đổ những kiến chấp sai lầm nào?
    2. Chấp thân này là thật, sự vật trường cửu.
    3. Tâm mình vĩnh viễn thường còn, linh hồn bất diệt.
    4. Chấp ngã và chấp pháp.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Theo Phật giáo, thọ lãnh món nào làm khổ bản thân?
    2. Hưởng thụ quá nhiều ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thuỳ.
    3. Hưởng thụ quá nhiều ngũ dục: sắc, thanh, hương, vị, xúc.
    4. Hưởng thụ tham ái và các khoái lạc giác quan.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Pháp quán nào nhàm chán thân tứ đại, xa lìa sự luyến ái, tình yêu nam nữ?
    2. Quán về sự khổ.
    3. Quán về sự vô thường.
    4. Quán cuộc đời giả tạm.
    5. Quán thân không sạch.

     

    1. Ngũ căn thuộc phần nào trong chi phần của Tứ đế?
    2. Khổ đế.
    3. Tập đế.
    4. Diệt đế.
    5. Đạo đế.

     

    1. Tinh thần siêng năng không mệt mỏi được gọi là gì trong Ngũ căn?
    2. Tín căn.
    3. Tấn căn.
    4. Định căn.
    5. Niệm căn.

     

    1. Sự nhớ nghĩ một đề mục trong chân lý, được gọi là gì trong Ngũ căn?
    2. Tín căn.
    3. Định căn.
    4. Tuệ căn.
    5. Niệm căn.

     

    1. Thấy rõ các vấn đề của pháp một cách chân chánh được gọi là gì trong Ngũ căn?
    2. Tuệ căn.
    3. Tấn căn.
    4. Niệm căn.
    5. Định căn.

     

    1. An trú tâm được gọi là gì trong Ngũ căn?
    2. Tấn căn.
    3. Tín căn.
    4. Niệm căn.
    5. Định căn.

     

    1. Ngũ căn được sắp xếp theo thứ tự nào?
    2. Tín, niệm, huệ, định, tấn.
    3. Tín, tấn, niệm, định, huệ.
    4. Huệ, tín, tấn, niệm, định.
    5. Tín, tấn, huệ, định, niệm.

     

    1. Tầng định hữu sắc và vô sắc do tuệ chiếu soi gọi là gì trong Ngũ căn?
    2. Tín căn.
    3. Tuệ căn.
    4. Niệm căn.
    5. Định căn.

     

    1. Tín căn nên hiểu như thế nào mới đúng?
    2. Hiểu rõ sau đó phát khởi niềm tin
    3. Sau khi nghe xong là tin liền.
    4. Tín sâu Tam bảo, nhân quả ba đời.
    5. Tin rằng Phật sẽ gia hộ mình.

     

    1. Ngũ căn đồng hành cùng pháp nào tạo ra sức mạnh?
    2. Tứ diệu đế.
    3. Ngũ lực.
    4. Tứ như ý túc.
    5. Tứ chánh cần.

     

    1. Thực hành Bát chánh đạo có lợi ích gì?
    2. Sống an vui hạnh phúc.
    3. Thoát khỏi sanh tử luân hồi.
    4. Dứt được một phần phiền não.
    5. Thành tựu đạo nghiệp và giải thoát.

     

    1. Hành trì Bát chánh đạo, pháp nào tu đầu tiên?
    2. Chánh tư duy.
    3. Chánh tinh tấn.
    4. Chánh tín.
    5. Chánh kiến.

     

    1. Muốn đạt được sự nghiệp giác ngộ giải thoát an lạc, phải vun trồng sự nghiệp gì?
    2. Có lý tưởng.
    3. Chánh tư duy.
    4. Chánh kiến.
    5. Trí tuệ.

     

    1. Lời nói chơn thật, hữu ích thuộc chi phần nào?
    2. Chánh ngữ.
    3. Chánh nghiệp.
    4. Chánh mạng.
    5. Chánh tinh tấn.

     

    1. Người luôn luôn làm việc lợi mình lợi người thuộc chi phần nào?
    2. Chánh ngữ.
    3. Chánh mạng.
    4. Chánh nghiệp.
    5. Chánh tuệ.

     

    1. Sống bằng nghề nghiệp lương thiện thuộc chi phần nào?
    2. Chánh kiến.
    3. Chánh nghiệp.
    4. Chính tinh tấn.
    5. Chánh mạng.

     

    1. Sự không xao lãng, ghi nhớ pháp môn, tâm an tịnh thuộc chi phần nào?
    2. Chánh niệm.
    3. Chánh kiến.
    4. Chánh tư duy.
    5. Chánh tinh tấn.

     

    1. Mục đích việc tu tập của Tứ chánh cần là gì?
      1. Tinh tấn ngăn ngừa điều ác, phát triển điều lành
      2. Tinh tấn ngăn ngừa và đoạn trừ điều ác, thực thi và phát triển những điều lành
      3. Tinh tấn đoạn trừ tham sân si, tu tập tín hạnh nguyện.
      4. Đáp án a, b và c.

     

    1. Đối tượng thiện của Phật giáo là gì?
    2. Làm lợi mình, lợi người hợp với trí huệ.
    3. Siêng năng làm công tác từ thiện xã hội
    4. Làm lành với mọi khả năng và điều kiện.
    5. Làm những việc lợi mình, lợi gia đình, lợi xã hội và lợi chúng sanh.

     

    1. Trước làm việc bất thiện, nay quyết tâm từ bỏ gọi là gì trong Tứ chánh cần?
    2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã sanh.
    3. Tinh tấn dứt trừ những điều ác chưa phát sanh.
    4. Tinh tấn phát triển điều thiện chưa sanh, làm cho sanh thiện.
    5. Tinh tấn phát triển điều thiện đã sanh.

     

    1. Thất bồ đề phần có nghĩa là gì?
    2. Là bảy phương pháp giúp người niệm Phật vãng sanh.
    3. Là bảy phương pháp giúp con người sống an lành trong hiện đời.
    4. Là bảy phương pháp có khả năng dẫn đến sự giàu sang, phú quý.
    5. Là bảy phương pháp tu tập tuần tự hướng đến sự giải thoát.

     

    1. Thất bồ đề phần còn có tên gọi là gì?
    2. Thất thánh tài.
    3. Thất bảo.
    4. Thất phần chuyển luân.
    5. Thất giác chi.

     

    1. Thứ tự nào sau đây của Thất bồ đề phần là đúng?
    2. Trạch pháp, tinh tấn, khinh an, niệm, định, hỷ, xả.
    3. Trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, xả, niệm, định.
    4. Tinh tấn, trạch pháp, khinh an, hỷ, xả, niệm, định.
    5. Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả.

     

    1. Người biết lựa chọn pháp lành để tu tập thuộc về phần nào trong Thất bồ đề phần?
    2. Tinh Tấn.
    3. Khinh an.
    4. Trạch pháp.
    5. Niệm.

     

    1. Tinh tấn là gì?
    2. Siêng năng đi chùa lễ Phật, nghe giảng pháp.
    3. Siêng năng làm công quả cho chùa.
    4. Siêng năng bỏ ác, làm lành, hướng đạo đức, không bỏ cuộc.
    5. Siêng năng tu tập, dù gặp nghịch cảnh cũng không thối lui.

     

    1. Do đoạn trừ được phiền não, tâm trở nên an lạc nhẹ nhàng, thuộc về phần nào trong Thất bồ đề phần?
    2. Hỷ.
    3. Xả.
    4. Khinh an.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Trạch pháp được hiểu như thế nào là đúng?
    2. Là phương pháp tu hành.
    3. Là phương pháp chọn pháp môn thích hợp để phát sanh trí tuệ.
    4. Là phương pháp thực hành để đạt trí tuệ.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Trạng thái tâm ổn định vững chắc, không vọng động là thuộc về phần nào trong Thất bồ đề phần?
    2. Định.
    3. Hỷ.
    4. Xả.
    5. Niệm.

     

    1. Thất vọng về tình duyên thuộc về phần nào trong tám khổ?
    2. Cầu bất đắc khổ.
    3. Ái biệt ly khổ.
    4. Oán tắng hội khổ.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Tứ như ý túc còn có tên gọi nào khác?
    2. Tứ thần túc.
    3. Tứ niệm xứ.
    4. Tứ diệu đế.
    5. Tứ tất đàn.

     

    1. Câu nào sau đây giải nghĩa được Dục như ý túc?
    2. Khi phát nguyện thọ trì, bất cứ giá nào cũng phải đạt cho được như ý.
    3. Mong muốn một cách thiết tha, mong muốn cho kỳ được mới thôi.
    4. Sự mong muốn về điều thiện tích cực thuần nhất, định lực phát sanh dẫn đến sự thành tựu như ý.
    5. Mong muốn và tư duy quán chiếu các pháp môn một cách thông suốt.

     

    1. Câu nào sau đây giải nghĩa được Nhất tâm như ý túc?
      1. Nhất tâm tu tập vào cảnh định của tứ thiền.
      2. Nhất tâm chuyên vào một cảnh (đề mục) không tán loạn mà định lực phát khởi như ý.
      3. Đáp án a và b.
      4. Nhất tâm tu tập vào cảnh định của thiền tứ không.

     

    1. Tứ thần túc là bốn phép thần thông gồm những gì?
    2. Dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, nhất tâm như ý túc, quán như ý túc.
    3. Nhãn như ý túc, nhĩ như ý túc, tâm như ý túc, thần như ý túc.
    4. Đáp án a và b.
    5. Tín như ý túc, tấn như ý túc, niệm như ý túc, định như ý túc.

     

    1. Thế nào là Diệt đế?
    2. Là diệt trừ mọi dục vọng mê mờ, phiền não.
    3. Là Niết bàn, vắng mặt mọi khổ đau.
    4. Là trạng thái an vui không còn khổ đau.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Hữu dư Niết bàn là gì?
    2. Là Niết bàn hoàn toàn giải thoát, còn lưu lại thân tướng độ sanh.
    3. Là Niết bàn dứt mọi khổ đau.
    4. Là Niết bàn chưa hoàn toàn giải thoát, vì còn phiền não còn sót lại.
    5. Là Niết bàn của người chứng quả còn hiện hữu.

     

    1. Vô dư y Niết bàn là gì?
    2. Là Niết bàn của A la hán, không còn lưu lại thân tướng.
    3. Là Niết bàn hoàn toàn giải thoát, không còn lưu lại thân tướng.
    4. Đáp án a và b.
    5. Là Niết bàn của người chứng được khi qua đời.

     

    1. Niết Bàn gồm có mấy loại?
    2. Một loại: Vô thượng Niết bàn.
    3. Hai loại: Vô trụ xứ Niết bàn và Tánh tịnh Niết bàn.
    4. Ba loại: Hữu dư Niết bàn, Vô dư Niết bàn và Vô trụ xứ Niết bàn.
    5. Bốn loại: Hữu dư y Niết bàn, Vô dư y Niết bàn, Vô trụ xứ Niết bàn, Tánh tịnh Niết bàn.

     

    1. Quả Tu Đà Hoàn còn bao nhiêu lần trở lại cõi Dục để tái sanh?
    2. Một lần.
    3. Ba lần.
    4. Năm lần.
    5. Bảy lần.

     

    1. Quả Tư Đà Hàm là quả vị còn bao nhiêu lần tái sanh trở lại cõi Dục?
    2. Một lần.
    3. Hai lần
    4. Ba lần.
    5. Bốn lần

     

    1. Quả A Na Hàm còn bao nhiêu lần tái sanh trở lại cõi Dục?
    2. Còn trở lại tùy tâm nguyện độ chúng sanh.
    3. Không còn trở lại cảnh Dục nữa.
    4. Hai lần trở lại.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Nghĩa nào sau đây là quan trọng của Niết Bàn?
    2. Phá ác.
    3. Vô sanh.
    4. Ứng cúng.
    5. Bất tử.

     

    1. Ái biệt ly khổ có nghĩa là gì?
    2. Khổ do thương yêu nhau mà phải chia lìa.
    3. Khổ do tai nạn, bệnh tật mà thiếu người chăm sóc.
    4. Khổ do bị ruồng bỏ, bị thiếu lòng chung thủy.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Câu thơ “Gót danh lợi bùn pha sắc xám/ Mặt phong trần nắng rám mùi dâu” đang chỉ cho loại khổ gì?
    2. Khổ khổ.
    3. Hoại khổ.
    4. Hành khổ.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Tam độc gồm những gì?
    2. Tham lam, ganh tỵ, si mê.
    3. Tham lam, sân hận, si mê.
    4. Ganh ghét, bỏn sẻn, sân hận.
    5. Tham ái, tham dục, tham lam.

     

    1. Trước khi nhập Niết Bàn, thiết tha khuyên các đệ tử phải trao dồi trí huệ, đức Phật đã dùng hình ảnh gì để ví về trí tuệ?
    2. Như chiếc thuyền kiên cố.
    3. Như ngọn đèn lớn chói sáng, liều thuốc hay.
    4. Như chiếc búa sắt.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Thế nào gọi là khổ bao trùm cả không gian?
    2. Cái khổ không có phương sở và quốc độ; ở đâu có vô minh thì ở đó có khổ.
    3. Vô minh thì như một tấm màn vô tận, bao trùm không chỉ một thế giới.
    4. Khoảng không gian mênh mông vô tận như thế nào, thì nỗi khổ đau cũng mênh mông vô tận như thế ấy.
    5. Đáp án a và c.

     

    1. Kiến thủ là gì?
    2. Quan điểm cho rằng mình là số một.
    3. Chấp cho vị thế của mình là hơn hết.
    4. Bảo thủ ý kiến của mình bất luận đúng hay sai.
    5. Chấp cho sự hiểu biết của người là đúng, nên chẳng sửa đổi.

     

    1. Năm món lợi sử gồm những gì?
    2. Thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.
    3. Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
    4. Đáp án a và b.
    5. Tham, sân, thùy miên, trạo cử, nghi.

     

    1. Năm món độn sử là gì?
    2. Tham, sân, si, mạn, nghi.
    3. Thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.
    4. Sắc, thanh, hương, vị, xúc.
    5. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân.

     

    1. Noãn vị là quả vị đầu tiên trong bốn gia hạnh, có đốt cháy được phiền não không?
    2. Có thể đốt cháy phiền não.
    3. Chưa thể đốt cháy phiền não.
    4. Đốt được một phần phiền não .
    5. Chưa thể định được.

     

    1. Quả vị A La Hán trong Thanh Văn thừa có mấy nghĩa?
    2. Có 2 nghĩa: Bất hồi tâm độn A la hán, Hồi tâm đại A la hán.
    3. Có 3 nghĩa: Ứng cúng, phá ác, vô sanh.
    4. Có 4 nghĩa: Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.
    5. Đáp án a và c.

     

    1. Tại sao đức Phật nói Tứ đế theo trình tự Khổ đế trước, Tập đếsau?
    2. Giải quyết vấn đề từ quả đến nhân.
    3. Giúp ta đối diện khổ đau để giải quyết vấn đề.
    4. Thừa nhận bế tắc thì mới tìm ra giải pháp tốt
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Ỷ mình giỏi mà lấn lướt người, thuộc về loại kiêu mạn nào?
    2. Tăng thượng mạn.
    3. Ngã mạn.
    4. Mạn quá mạn
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Ngũ căn gồm những gì?
    2. Nhãn căn, nhỉ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
    3. Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn.
    4. Tín căn, nhẫn căn, niệm căn, định căn, huệ căn.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Lòng tin là mẹ sinh ra vô lượng công đức, chỉ cho phần nào trong ngũ căn?
    2. Tín căn.
    3. Niệm căn.
    4. Tấn căn.
    5. Định căn.

     

    1. Niệm căn gồm những gì?
    2. Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới và niệm Thiên.
    3. Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới.
    4. Niệm Phật, nệm Pháp, niệm Tăng, niệm Nhân quả, niệm Đạo.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Định căn có mấy bậc?
    2. An trụ định, dẫn phát định, thành sở tác sự định.
    3. Hạ căn, trung căn, thượng căn.
    4. Định giới, định huệ, định giải thoát tri kiến
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Chưa chứng Thánh quả mà cho là chứng thuộc về loại kiêu mạn nào?
    2. Ngã mạn.
    3. Tăng thượng mạn.
    4. Tà mạn.
    5. Mạn quá mạn.

     

    1. Không tin vào tiềm năng của mình thuộc về loại kiêu mạn nào?
    2. Quá mạn.
    3. Ty liệt mạn.
    4. Kiêu mạn.
    5. Ngã mạn.

     

    1. Ba công năng lớn của Bát Chánh đạo là gì?
    2. Nhận thức chính xác, tư duy hợp lý, hành trì thiện xảo.
    3. Nói năng đúng đắn, ba nghiệp thanh tịnh, hành nghề chơn chánh.
    4. Cải thiện tự thân, cải thiện hoàn cảnh, chứng quả Bồ đề.
    5. Siêng năng làm lành, ghi nhớ pháp tu, thiền định kiên cố.

     

    1. Đạo đế có 37 phẩm trợ đạo, chia thành mấy nhóm?
    2. 4 nhóm: Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát chánh đạo.
    3. 5 nhóm: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ lực, Bát chánh đạo.
    4. 6 nhóm: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát chánh đạo.
    5. 7 nhóm: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát chánh đạo.

     

    1. Pháp Tứ Diệu đế là giáo lý căn bản thuộc về loại nào?
    2. Đốn giáo.
    3. Tiệm giáo.
    4. Đáp án a và b.
    5. Trung giáo.

     

    1. Có phải Bát Chánh đạo còn được gọi là con đường Trung đạo hay không?
    2.  
    3. Đúng.
    4. Vừa đúng vừa sai.
    5. Vừa không đúng vừa không sai.

     

    1. Nền tảng giáo lý của đạo Phật là gì?
    2. Tam vô lậu học.
    3. Nhân quả nghiệp báo.
    4. Tứ diệu đế.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Đối trị “Tâm viên ý mã” Phật tử nên dứt trừ tâm gì?
    2. Tâm hỷ xả.
    3. Tâm ham vui.
    4. Tâm hưởng thụ.
    5. Tâm vọng tưởng.

     

    1. Không đau làm giàu biết mấy” chỉ cho loại khổ nào sau đây?
    2. Khổ thân.
    3. Khổ tâm.
    4. Đáp án a và b.
    5. Khổ trí.

     

    1. Xưa sao nay vậy, xưa bày nay làm” chỉ cho loại kiến chấp nào?
    2. Kiến thủ.
    3. Biên kiến.
    4. Thân kiến.
    5. Tà kiến.

     

    1. Quán bất tịnh bằng phương cách nào ?
    2. Cửu tưởng quán.
    3. Bát tưởng quán.
    4. Ngũ tưởng quán.
    5. Thất tưởng quán.

     

    1. Người muốn thành tựu pháp quán bất tịnh cần phải làm gì?
    2. Đối trị lòng tham dục, chớ chẳng phải chán đời, tự hủy diệt mình.
    3. Dứt trừ vọng niệm tham dục, giác ngộ Phật tánh.
    4. Đáp án a và b.
    5. Thường xuyên tắm rửa thật sạch sẽ.

     

    1. Thế nào gọi là tà kiến?
    2. Nói sao tin vậy.
    3. Tin tưởng nhiều người.
    4. Mê tín dị đoan, không tin bất cứ ai.
    5. Chấp điều không chơn chánh, trái với quy luật nhân quả.

     

    1. Phật đã dạy: “Hạt giống Bồ đề, không thể gieo trên hư không, chỉ trồng trên đất chúng sinh mà thôi“. Điều này có ý nghĩa gì?
    2. Mở rộng lòng thương xót tất cả chúng sanh.
    3. Tâm không phân biệt và nguyện độ khắp tất cả.
    4. Phát nguyện giúp đỡ chúng sinh muôn loài.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Trong Tứ Niệm xứ, khi tâm bị vướng mắc vào một đối tượng Phật tử phải dùng pháp nào để đối trị ?
    2. Quán tâm vô thường.
    3. Quán pháp vô ngã.
    4. Quán thọ thị khổ.
    5. Thực tập cả ba điều trên.

     

    1. Trong Tứ diệu đế, chi phần nào là nguyên nhân của khổ?
    2. Tập đế.
    3. Diệt đế.
    4. Đạo đế.
    5. Thánh đế.

     

    1. Khi quán xét để thấy rõ tất cả sự vật vốn không phải là của ta, được gọi là pháp quán nào trong Tứ niệm xứ?
    2. Quán thọ thì khổ.
    3. Quán tâm vô thường.
    4. Quán thân bất tịnh.
    5. Quán pháp vô ngã.

     

     

    1. Ngũ minh gồm những gì?
    2. Công xảo minh, thanh minh, y phương minh, phát minh và nhân minh.
    3. Nội minh, nhân minh, thanh minh, công xảo minh và y phương minh.
    4. Nội minh, công minh, nhân minh, thanh minh và y phương minh.
    5. Công xảo minh, nhân minh, thanh minh, y phương minh và công minh.

     

    1. Nội minh là gì?
    2. Phải sống nội tâm, không nên hướng ngoại nhiều.
    3. Phải có kiến thức về nội điển (kinh, luật, luận) vững chắc.
    4. Phải hiểu về tâm của mình.
    5. Phải thấy biết những diễn biến xảy ra trong môi trường, đời sống tu tập hiện tại.

     

    1. Nhân minh là gì?
    2. Thông về giáo điển.
    3. Thông về biện luận.
    4. Thông về văn chương.
    5. Thông về kỷ xảo.

     

    1. Thanh minh có nghĩa là gì?
    2. Liên quan đến vấn đề diễn giải, biện luận, giải thích.
    3. Hướng dẫn nghệ thuật diễn giảng.
    4. Liên quan đến ngôn ngữ văn tự, và văn học.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Thông qua ngũ minh, Phật giáo thể hiện được tinh thần gì nổi bật?
    2. Bi quan yếm thế.
    3. Tích cực.
    4. Nhập thế.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Ngũ uẩn gồm những gì?
    2. Tài, sắc, danh, thực, thùy.
    3. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
    4. Đáp án a và b.
    5. Sắc, thanh, hương, vị, xúc.

     

    1. Tứ đại gồm những gì?
    2. Kim, thủy, hỏa, thổ.
    3. Địa, thủy, hỏa, phong.
    4. Đất, nước, lửa, gió.
    5. Đáp án b và c.

     

    1. Phương pháp Quán giới phân biệt là gì?
    2. Quán sát sự liên hệ giữa thân và tâm.
    3. Quán sát sự liên hệ giữa căn, trần và thức.
    4. Quán sát sự giả dối của căn, trần và thức.
    5. Quán sát sự liên hệ và sự giả dối không bền, không thật giữa căn, trần và thức.

     

    1. Quán sát sự giả dối của “Căn – trần – thức” như thế nào?
    2. “Căn – trần – thức” không có ngã.
    3. “Căn – trần – thức” không thật bền, không thật có.
    4. Đáp án a và b.
    5. “Căn – trần – thức”có thực ngã.

     

    1. Theo Duy thức học, “Thức” trong ngũ uẩn thuộc về tâm nào?
    2. Tâm vương.
    3. Tâm sở.
    4. Tâm bất tương hành.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Quan điểm của Phật giáo về thân thể vật lý dựa trên cơ sở lý duyên sinh, nghĩa là gì?
    2. Trình bày rõ về mối tương hệ bất khả phân ly giữa yếu tố con người với yếu tố vũ trụ thiên nhiên.
    3. Thân thể muốn tồn tại phải nương vào các yếu tố sắc không phải là thân thể như mặt trời, dòng sông, ruộng lúa, thời tiết, không khí….
    4. Mối tương hệ phân ly giữa yếu tố con người với vũ trụ thiên nhiên.
    5. Đáp án a và b.
    6. Vì sao Phật thường dạy, “Ai cho rằng sắc uẩn là ta, là của ta, là tự ngã của ta thì chắc chắn gặt hái đau khổ, thất vọng, sầu muộn, vấp ngã và tai nạn”?
    7. Vì bản chất của sắc uẩn là vô thường, vô ngã và chuyển biến bất tận theo lý duyên sinh.
    8. Vì chấp thủ, tham ái thân thể (sắc uẩn), hoặc bất cứ một đối tượng vật lý, sinh lý nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ đau khổ.
    9. Vì đó là dòng chuyển biến của thời gian và không gian.
    10. Đáp án a và b.

     

    1. Theo lời Phật dạy, cảm giác nào là thọ uẩn?
    2. Cảm giác quá khứ, vị lai hay hiện tại.
    3. Cảm giác nội hay ngoại, thô hay tế,.
    4. Cảm giác liệt hay thắng, xa hay gần.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Cảm giác khổ trong thọ uẩn như thế nào?
    2. Cảm giác khó chịu khi ta tiếp xúc với một đối tượng không thích ý.
    3. Nó kèm theo một chuỗi tâm lý khó chịu, bất mãn, tránh xa…
    4. Ví dụ khi ta nhìn thấy một con vật dơ bẩn xấu xí, ta nảy sinh cảm giác ghê tởm không muốn nhìn.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Những cảm giác thọ uẩn đến từđâu?
    2. Từ thân thể (sắc uẩn) như ăn uống khoái khẩu hay bị thương tích đau đớn.
    3. Từ tâm lý (tưởng, hành) như thiền định hay tưởng tượng.
    4. Từ tâm lý và vật lý như thưởng thức một bản nhạc hoặc ngắm một bức tranh, hoặc sự đau khổ do hoàn cảnh bất hạnh…
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Vì sao nói chấp thủ vào cảm thọ bao giờ cũng sai lầm và gặt hái khổ đau?
    2. Vì cảm thọ tâm lý chi phối hệ thống tâm thức, sinh khởi biến hiện thay đổi vô chừng.
    3. Vì cảm thọ tâm lý chi phối hệ thống tâm thức, chuyển biến vô tận, vô thường, vô ngã và hiện hữu có điều kiện.
    4. Vì Phật dạy cảm thọ là khổ.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Tính chất của tưởng uẩn là gì?
    2. Nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng.
    3. Cái thấy, cái biết của mình về con người, hoặc sự việc hay sự kiện.
    4. Đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Sự nhận biết đối tượng trong tưởng uẩn gồm có hai loại nào?
    2. Nhận biết đối tượng bên ngoài và bên trong.
    3. Như mắt thấy sắc nhận biết đó là đóa hoa hồng, tai nghe âm thanh nhận ra bản nhạc tiền chiến… và các đối tượng tâm lý như những khái niệm, hồi tưởng ký ức…
    4. Nhận biết đối tượng bên trong.
    5. Đáp án a và b.
    6. Thế nào là tưởng uẩn?
    7. Phàm tri giác gì thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại.
    8. Phàm tri giác gì thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần.
    9. Phàm tri giác thuộc hiện tại.
    10. Đáp án a và b.

     

    1. Hành uẩn gồm có sáu loại nào do sự tiếp xúc giữa sáu giác quan và sáu đối tượng?
    2. Sắc tư, thinh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư.
    3. Sắc tư, thinh tư, thơm tư, vị tư, xúc tư và pháp tư.
    4. Nhãn tư, nhĩ tư, tỷ tư, thiệt tư, thân tư và ý tư.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Tất cả những hiện tượng tâm lý, sinh lý hiện tại là kết quả của “hành” trong quá khứ, mà trong kinh thường gọi là gì?
    2. “Phiền não tùy miên”.
    3. “Câu sanh phiền não”.
    4. “Câu hữu phiền não”.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Hình thành một năng lực “hành” mới, dẫn dắt con người đi tới tương lai, vai trò “hành” phải như thế nào?
    2. “Hành” phải làm nền tảng và lực đẩy.
    3. “Hành” phải làm điều kiện do duyên sinh.
    4. “Hành” phải làm thước đo giá trị.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Tính chất của “thức uẩn”là gì?
    2. Khả năng rõ biết, phản ánh thế giới hiện thực.
    3. Nhận biết sự có mặt của đối tượng.
    4. Đánh giá vị trí và vai trò.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Thức uẩn theo đạo Phật là nền tảng của tâm lý. Vậy thức uẩn có tồn tại độc lập không? Vì sao?
    2. Có, vì chúng hiện hữu do duyên sinh, cụ thể là do sắc, thọ, tưởng, hành; mối quan hệ giữa chúng với nhau là bất khả phân ly.
    3. Có, vì thức tồn tại nhờ sắc làm điều kiện, làm đối tượng, sắc làm nơi nương tựa… Thức phát triển hưng thịnh nhờ sắc. Thức tồn tại nhờ thọ… nhờ tưởng… nhờ hành…
    4. Không, vì thức tồn tại nhờ sắc làm điều kiện, làm đối tượng, sắc làm nơi nương tựa… Thức phát triển hưng thịnh nhờ sắc. Thức tồn tại nhờ thọ… nhờ tưởng… nhờ hành…
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Mục đích chính của tu tập quán chiếu năm uẩn là gì?
    2. Vô minh không còn hiện hữu.
    3. Trí tuệ sẽ sinh.
    4. Chấp thủ và tham ái sẽ diệt.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Thế nào là quán chiếu trên cơ sở các pháp ấn?
    2. Tức là quán năm uẩn là là trống rỗng, là vô ngã.
    3. Tức là quán năm uẩn là vô thường, là khổ đau.
    4. Tức là trang bị cho mình một cái nhìn sáng tỏ, chánh kiến về thân thể, về tình cảm, về nhận thức tư tưởng, về những hoạt động sâu kín của tâm lý.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Với sức quán chiếutrên cơ sở các pháp ấn sẽ tạo nên năng lực gì?
    2. Làm rơi rụng tâm tham ái.
    3. Làm rơi rụng tâm chấp thủ.
    4. Làm rơi rụng tâm vô ngã.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Ðức Phật thường thức tỉnh các đệ tử quán chiếu về năm uẩn một cách đơn giản như thế nào?
    2. Thông qua hình thức câu hỏi, đức Phật giúp chư đệ tử hiểu rõ “Thân thể là thường hay vô thường và vô thường thì đưa đến khổ hay vui”.
    3. Thông qua hình thức câu hỏi, đức Phật giúp chư đệ tử hiểu rõ “cái mà vô thường và khổ thì có hợp lý không khi cho rằng cái này là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi”.
    4. Đức Phật dạy quán chiếu năm uẩn tức là không, không tức là năm uẩn.
    5. Đáp án a và b.

     

    1. Vì sao Ðức Phật dạy: “Ai không chấp trước, không tham luyến, không suy tưởng, không hoan hỷ về sắc, thọ, tưởng, hành, thức… người ấy giải thoát khỏi ác ma“?
    2. Vì vấn đề chủ yếu không phải là sự hiện hữu của năm uẩn mà chính là sự có mặt của chấp trước và tham luyến năm uẩn.
    3. Vì con người thường bị dính mắc, bị cột chặt vào một cái gì đó như là thân thể hay tình cảm, tư tưởng… nếu cái ấy bị mất mát, bị lấy đi, tâm tư chúng ta sẽ trống rỗng, bị khủng hoảng.
    4. Vì con người có thói quen tư duy về ngã, về cái tồn tại, cái chủ động đằng sau cái biến động, nên mọi sự rối loạn từ đó mà sinh.
    5. Đáp án a, b và c.

     

    1. Theo kinh Lăng Già, đức Phật dạy, cái đa tính của đối tượng sinh khởi từ sự nối kết giữa tập khí và phân biệt. Vậy nó sinh ra từ đâu?
    2. Tâm.
    3. Căn.
    4. Trần.
    5. Đáp án a, b và c.
    6. Pháp ấn vô thường đem lại gì cho con người?
    7. Khổ đau.
    8. Niềm tin cho mọi nỗ lực sáng tạo và phát triển.
    9. Hạnh phúc.
    10. Đáp án a và b.

     

    449.Ngã chấplà gì?

    1. Chấp chặt vào ý niệm cho rằng mọi sinh thể trong đời đều có một bản chất đồng nhất hay một “linh hồn” tồn tại mãi mãi.
    2. Chấp chặt thuộc về sự bảo thủ trong quan niệm và ý kiến luôn luôn đúng trong mọi trường hợp.
    3. Chấp chặt ý kiến với mọi con người khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau…
    4. Đáp án a và b.

     

    1. Lợi ích của sự giữ giới là gì?
    2. Giới luật chính là bậc thang đầu của đạo quả giác ngộ, là nền tảng của thiền định, trí tuệ.
    3. Giới luật chính là ngọc anh lạc để trang nghiêm pháp thân, là thuyền bè để đưa người qua bể khổ sanh tử.
    4. Giới luật chính là kho tàng vô lượng công đức.
    5. Đáp án a, b và c.

CÂU HỎI THI VIẾT (250-300 TỪ)

  1. Sau khi thực hành pháp môn niệm Phật, Phật tử đã chuyển hóa được bản thân và người thân như thế nào?
  2. Từ khi trở thành Phật tử, quý vị đã thay đổi bản thân và gia đình như thế nào thông qua lời Phật dạy?
  3. Vì sao quý vị muốn trở thành Phật tử?
  4. Quy y Tam bảo là gì? Định nghĩa và giải thích? Trách nhiệm của Phật tử sau khi quy y Tam bảo là gì?
  5. Ngũ giới là gì? Phật tử đã ứng dụng ngũ giới vào trong đời sống để mang lại lợi ích cho bản thân và những người xung quanh như thế nào?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây