Cư Sĩ Tịnh Hải Vãng Sanh Lưu Lại 13.000 Viên Xá Lợi

Thứ năm - 09/01/2014 09:41 - Đã xem: 7374

Cư Sĩ Tịnh Hải Vãng Sanh Lưu Lại 13.000 Viên Xá Lợi

Cư sĩ Tịnh Hải người viết sách khuyến tấn mọi người tu Tịnh độ đã được vãng sanh Cực Lạc quốc ngày 10 tháng 2 năm Canh Dần để lại ấn chứng 13.000 viên ngọc Xá lợi và nhiều xá lợi ngọc khác

Cư Sĩ Tịnh Hải Vãng Sanh Lưu Lại 13.000 Viên Xá Lợi

      Cái chết của ngài Tịnh Hải Cư sỉ phải chăng là tấm gương để hàng Phật tử chúng ta noi gương tu tập? Ngài thọ mạng 82 tuổi, hiểu biết đạo Phật rất muộn trên dưới khoảng hơn 20 năm và rốt ráo tu hành khoảng một thập niên Nhưng nhờ công đức viết sách dẫn chứng vấn đề vãng sanh và thu hút nhiều người bao gồm Tăng và Tục phấn tấn tu hành pháp môn Tịnh độ. Ngài là một trong số ít người hoằng hoá pháp môn Niệm Phật. Ngài quan niệm muốn vãng sanh phải chuyêm tâm niệm Phật thành một khối và gần cuối đời ngài đã đóng cửa thất tịnh tu. Niệm Phật thành một khối có nghĩa là không cần nhất tâm mà chỉ niệm nhiều. Càng nhiều càng tốt và khởi tâm tưởng Phật buông xả muôn duyên. Đó là bí quyết của ngài giúp đưa đến kết quả vãng sanh Cực Lạc quốc.

      Phần đông người Việt Nam không quan tâm đến việc vãng sanh. Đối với họ, sống một cuộc đời lao nhọc khi buông xuôi họ muốn an lành sanh về một cảnh giới nào đó để gặp lại người thân đã quá vãng. Nhưng thực tế theo giáo lý của Đức Phật thì sau khi chết tuỳ theo nghiệp đã tạo tác sẽ dẫn ta luân hồi qua sáu cõi sanh tử . Quan niệm gặp lại người thân ở cảnh giới u minh chỉ là vọng tưởng, ảo giác trừ phi sanh vào ngạ quỷ (ma). Đức Phật ra đời là giúp chúng ta tu tập giáo lý để giải thoát sanh tử hoặc ít nhất tránh xa đọa trong ba đường ác là Ngạ quỷ, Địa ngục, và Súc sanh. Tiếc thay vì không am tường Phật giáo người ta đã chấp nhận sự tái sanh trong lục đạo chịu nhiều đau khổ oan uổng. Phần lớn chúng ta đọa vào cảnh giới ngạ quỷ (ma) thì nhiều. Hơn một thập niên trước đây phong trào niệm Phật được phổ biến và sau đó là phong trào hộ niệm tức giúp người vãng sanh cũng được đề ra giúp cho vô số người được vãng sanh tức là được tiếp dẫn sanh về nơi cảnh giới Phật. Điều mà trước đó người ta không bao giờ ngờ, cứ nghĩ rằng việc ra đi sanh về cõi Phật là chuyện của chư Tăng, những người xuất gia chân chánh và cao cả. Tuy nhiên ngày nay nhờ phong trào niệm Phật mà số cư sĩ vãng sanh nhiều vô số kể. Nhiều bậc cao minh cho biết số cư sĩ niệm Phật vãng sanh rất nhiều là nhờ vào đức tin Có Cõi Phật A Di Đà và sự tiếp dẫn vãng sanh. Thật sự sở dĩ người tại gia vãng sanh là do nương nơi nguyện lực của Đức Phật A Di Đà. Chứ sức phàm phu không dễ gì sanh về cõi Phật. Chuyện vãng sanh lưu Xá Lợi không còn là chuyện hy hữu trong giới tín đồ Phật giáo nữa . Nó đã trở thành một sự thật hiển nhiên nếu anh tin vào pháp môn tịnh độ chuyên tâm niệm Phật rốt ráo và nguyện sanh về đó tức thì sẽ vãng sanh. Đã có hàng ngàn người ở VN được vãng sanh với ấn chứng phi thường, nhiều người trong số này đã để lại phần di cốt ấn chứng là những viên Xá Lợi màu sắc kỳ diệu. Hàng trăm tín đồ Tăng và Tục ở hải ngoại cũng được vãng sanh do niềm tin vào cõi Tịnh Độ. Chúng ta muốn chấm dứt vòng luân hồi sanh tử trong lục đạo hãy nên phát tâm niệm Phật. Lao xao một đời rồi trầm luân trong khổ cảnh, ta có thể chịu được sao? Khi đến với cuộc đời này ta chẳng mang gì theo, khi ra đi khỏi cuộc đời này ta cũng chẳng mang theo cái gì trừ một nghiệp thức tội lỗi. Đạo lý này ai ai cũng biết nhưng không làm sao tu tập nổi bởi sức hút của hồng trần quá mạnh được trợ duyên bởi tham vọng và lòng ham muốn sự nghiệp thế gian gọi chung là nghiệp chướng u mê. Than ôi! Chỉ có cái khổ đau trần thế vô cùng nghiệt ngã mới đánh thức ta nổi còn kỳ dư sống trong nhung lụa xa hoa một đời chỉ là trầm mê thôi. Danh, sắc, lợi, thực, thuỳ quả là cái bẫy của Ma vương trói buộc con người trong sanh tử. Chỉ có tiếng niệm Phật A Di Đà là đánh bạt được chúng thôi. Mê trong cái ảo mộng của cuộc đời để chuốc lấy bao nhiêu điều bi thiết của sanh ly tử biệt. Có người chết tức tưởi trong cô lạnh nơi rừng hoang núi thẳm, có kẻ thất lạc người thân đến khi nhận được nhau đầu đã bạc hai thứ tóc. Lòng ta đã từng quặn lại đau đớn khi chứng kiến biết bao nhiêu tình cảnh đau thương trong cuộc sống. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Đaọ Phật có mặt ở thế gian này là vì sự khổ đau mê mờ của chúng sanh chớ không phải vì một nguyên nhân nào khác.

      Xin nghiêng mình bái phục cư sĩ Tịnh Hải, và thành khẩn khuyến tấn mọi người hãy từ bỏ mọi vọng tưởng chấp trước và nhất là hãy từ bỏ ÁI DỤC, nguyên nhân chính của sanh tử luân hồi.

 

cu-si-tinh-hai_01

      Vào sáng ngày thứ Hai, 1 tháng 3 năm 2010 tại nhà quàn Peek Family Home phòng số 2 – địa chỉ 7800 Bolsa Ave, Westminster (714)893-3525 – đã có một lễ cung nghinh Xá Lợi của cư sĩ Tịnh Hải dưới sự chủ trì của thượng tọa Thích Thiện Long, chùa Phật Tổ ở Long Beach. Cư sĩ Tịnh Hải (1929 – 2010) tạ thế vào ngày 10 tháng 2 năm 2010 tại tư gia ở miền Nam California. Thọ 82 tuổi. Ông nguyên là chủ nhiệm kiêm chủ bút nhật báo Trắng Đen tại Việt Nam trước năm 1975 với bút hiệu là Việt Định Phương. Ông tuyên bố rời bỏ làng báo từ năm 1985. Sau đó ông dốc tâm nghiên cứu về Phật Học. Ông đã viết nhiều cuốn sách như “Niệm Phật để được Vãng Sanh”, “Sám Nguyện Vãng Sanh”, “Vãng Sanh Lưu Xá Lợi”, “Những Chuyện Niệm Phật Thấy Phật Vãng Sanh” .v.v. Lễ hỏa táng được thực hiện vào ngày 13 tháng 2 năm 2010. Sau 24 tiếng, một số cư sĩ cùng gia đình kiểm nghiệm tại nhà quàn Peek Family đã tìm ra vô số viên Xá Lợi. Cư sĩ Tịnh Hải đã để lại 13,000 viên Xá Lợi và nhiều viên Ngọc Cẩm Thạch đủ màu.

cu-si-tinh-hai_02

       Theo tài liệu thu thập được trên internet, Xá Lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu) nhục cốt.

cu-si-tinh-hai_03

      Danh từ Xá Lợi do âm tiếng Phạn là Sàrìrikadhàtu.

cu-si-tinh-hai_04

      Ngọc Xá Lợi là phần tủy kết tinh trở lại thành những viên có hình thể hơi tròn và cứng, lớn nhỏ khác nhau. Viên lớn như hạt đậu hạt bắp; viên nhỏ như hạt gạo hạt mè. Xá Lợi có nhiều màu sắc và sáng đục khác nhau. Thông thường Xá Lợi có màu trắng, đỏ, hồng, xanh và vàng, có thứ trong như thủy tinh, có thứ trắng ngà như hạt gạo, có thứ phát ra ánh sáng nhẹ nhàng như pha lê, cũng có thứ màu sáng nhuận như san hô.

cu-si-tinh-hai_05

     Tuy rằng Xá Lợi có hay không cũng chưa phải là thước để đo sự tu hành. Nhưng nếu người tu mà thanh tịnh vô vi thì xá lợi có nhiều hơn những vị bôn ba trong việc Phật sự.

cu-si-tinh-hai_06

Ngọc Xá Lợi là thành quả của công phu tu hành giữ gìn giới luật và công năng tu tập cao thâm.

cu-si-tinh-hai_07

Ý nghĩa là tu chứng đạt đạo. Khoa học cho đó là sự kết tinh huyền bí.

cu-si-tinh-hai_08

      Xá lợi (sarira/śarīrāḥ/舍利) là một từ vay mượn từ tiếng Phạn (शरीर). Nghĩa gốc của xá lợi (शरीर) có nghĩa là “cơ thể”, nhưng khi được dùng trong kinh sách được viết bằng tiếng Phạn (Sanskrit) của Phật Giáo thì luôn luôn được dùng theo hình thức số nhiều là śarīrāḥ và để chỉ các di thể của Đức Phật.

cu-si-tinh-hai_09

      Xá lợi có thể được dùng để nói đến một trong ba thân (Trikāya) của Đức Phật:
1- Pháp Thân (Dharmakaya).
2. Báo Thân (Sambhogakaya).
3. Ứng Thân (Nirmanakaya).

cu-si-tinh-hai_10

      Nhưng để giải thích về ba thân này cần phải có nhiều thời gian, nên để dễ hiểu hơn, có thể giải thích rằng xá lợi là phần cơ thể còn lại sau khi hỏa táng.

cu-si-tinh-hai_11

      Xá Lợi là sự đông kết huyền bí của những vị đã tu hành chứng quả. Xá Lợi nằm trong khắp cơ thể hình tròn đến bầu dục có màu khác nhau trong cơ thể từng vị. (Xá lợi tim, xá lợi xương (thường màu trắng), xá lợi máu ……)

cu-si-tinh-hai_12

      Theo nhiều tài liệu của phương tây thì Sarira là khối kết tinh còn lại có dạng viên giống như ngọc trai hoặc pha lê tìm thấy trong tro hỏa táng của những bậc tu hành đắc đạo.

cu-si-tinh-hai_13

      Những tinh thể trong con người được kết hợp với công phu tu hành mà hình thành nên những hạt xá lợi. Và chỉ cho sự tu hành thanh tịnh mà thôi. Còn việc đắc Đạo là phạm trù khác. Nên: Người có xá lợi chưa hẳn là người đắc đạo. Nhưng người đắc đạo thì không thể không có xá lợi.

cu-si-tinh-hai_14

      Xá Lợi (sarira) là tiếng cổ Ấn Độ. Người Hoa dịch là linh cốt (xương linh). Là thành phần còn lại của xác thân sau khi đã thiêu cháy hết tất cả thịt xương. Sở dĩ gọi là linh cốt là vì những hạt xá lợi sau khi thiêu xong không bị tiêu hủy mà còn óng ánh như những hạt ngọc trai hoặc cẩm thạch vỡ nhỏ. Xá lợi rất nhiều màu sắc sặc sỡ. Nghe nói nó rất cứng nhưng không biết cứng đến độ nào.

cu-si-tinh-hai_15

Người anh cả, luật sư Phạm Thu Cảnh vui mừng em mình đắc đạo.

cu-si-tinh-hai_16

cu-si-tinh-hai_17

cu-si-tinh-hai_18

cu-si-tinh-hai_19

cu-si-tinh-hai_20

 Tags: tịnh độ

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây