Duyên Khởi Thành Lập Tịnh Tông Học Hội

Thứ ba - 11/06/2013 03:35 - Đã xem: 5602

Duyên Khởi Thành Lập Tịnh Tông Học Hội

Đức Đại Giác Thế Tôn, thương sót hữu tình chúng sanh, thị hiện thành Chánh Giác, tuỳ căn cơ giảng kinh thuyết pháp, tuy có đại thừa và tiểu thừa, khai quyền hiển thật khác biệt, mục đích chủ yếu là khiến cho tất cả chúng sanh, khai ngộ chứng nhập tri kiến của Phật, đạt đến cứu cánh thành Phật.

Duyên Khởi Thành Lập Tịnh Tông Học Hội
(bài văn này là do Lão Pháp sư Tịnh Không viết)

 
Đức Đại Giác Thế Tôn, thương sót hữu tình chúng sanh, thị hiện thành Chánh Giác, tuỳ căn cơ giảng kinh thuyết pháp, tuy có đại thừa và tiểu thừa, khai quyền hiển thật khác biệt, mục đích chủ yếu là khiến cho tất cả chúng sanh, khai ngộ chứng nhập tri kiến của Phật, đạt đến cứu cánh thành Phật. Thế nhưng đời mạt pháp chúng sanh, nghiệp chướng sâu nặng, trí cạn, phước mỏng, khó gặp thiện tri thức, chưa có cơ duyên gặp Phật độ sanh bổn hoài, vì vậy đặc biệt khai thị phổ độ tất cả chúng sanh, giới thiệu pháp môn tịnh độ một đời viên mãn thành tựu. Năm xưa Nam Xương Mai Đại Sĩ nói: Quả nhiên có thể thọ trì, như thuyết tu hành, chẳng những nhổ trừ được quả khổ của tương lai, mà hiện tại cũng được sự lợi ích của phước báo, nếu không phải là người chân chánh tu tịnh nghiệp, thì không cảm thấy vi diệu, như kẻ chưa từng lội qua biển, thì làm sao biết được độ sâu của nó. Lại nói: Ngày nay muốn hoằng dương Phật pháp, nhất định phải đề xướng pháp môn tịnh độ.
 
Thành lập Tịnh Tông Học Hội, là sau thế chiến thứ hai do Ngài Hạ Liên Cư Đại Sĩ đề xướng tổ chức chuyên tu tịnh độ, chuyên hoằng tịnh độ. Pháp sư Tịnh Không hoằng dương Phật pháp đại thừa hơn 40 năm, biết rõ kinh điển y cứ của Tịnh Tông, đích thật là mười phương ba đời tất cả chư Phật, đều dùng pháp môn niệm Phật độ chúng sanh thành Phật. Cho nên gần 10 năm nay ở các nước như:
 
Đài Loan, Hồng Kông, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, cực lực tuyên dương; lại cho in đại kinh và chú giải có hơn triệu cuốn, lưu hành trên khắp mười phương, hy vọng Tịnh Tông Học Hội có thể phổ biến đẩy mạnh khắp trên toàn cầu, nguyện chư đại thiện tri thức, đều có thể hoằng dương bổn kinh diễn giảng chánh pháp, thuyết minh ba đời nhân quả, nói rõ lục đạo luân hồi, biểu dương Phật tánh chân thường, tán thán Tịnh độ thù thắng; đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành, niệm phật cầu vãng sanh, viên mãn thành Phật đạo, cương quyết thệ nguyện phổ độ chúng sanh, đồng sanh cõi tịnh độ.  Đây là mục đích của bổn hội thành lập duy nhất lý tưởng.
 
Trong bổn hội các liên hữu đồng tu, đều tuân theo tu học Tịnh Độ Ngũ Kinh và Tịnh Độ Thập Yếu, đặc biệt là Kinh Vô Lương Thọ, bản hội tập của Hạ Liên Cư Đại Sĩ, Di Đà Yếu Giải, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, nhất định phải y cứ ba bộ kinh này tu học, dốc hết toàn lực, nghiên cứu học tập kinh luận đại thừa mới có thể tương ứng với Tịnh tông. Bổn hội đặc biệt chú trọng hành giải tương ứng, tâm khẩu nhất như, cho nên hành môn là mọi người phải phát nguyện, cho đến mức cùng đời vị lai. Tuân theo Quán kinh tu Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Đại Nguyện Vương.
 
Tam Phước:
 
Một. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, lòng từ bi không giết hại, tu thập thiện nghiệp.
Hai. Thọ trì tam quy, giữ vẹn các giới, chẳng phạm oai nghi.
Ba. Phát bồ đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành.
 
Lục Hòa:
 
1. Kiến hòa đồng giải.
2. Giới hòa đồng tu.
3. Thân hòa đồng trụ.
4. Khẩu hòa vô tranh.
5. Ý hòa đồng duyệt.
6. Lợi hòa đồng quân.
 
Tam Học: Giới học, Định học, Huệ học.
 
Lục Độ: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát nhã.

Thập Nguyện: Một là lễ kính chư Phật.  Hai là khen ngợi Như Lai.  Ba là rộng tu cúng dường.  Bốn là sám hối nghiệp chướng.  Năm là tuỳ hỷ công đức.  Sáu là thỉnh chuyển pháp luân.  Bảy là thỉnh Phật trụ thế.  Tám là thường tuỳ Phật học.  Chín là hằng thuận chúng sanh. Mười là hồi hướng tất cả.  Công khóa hằng ngày, y theo Tịnh Tu Tiệp Yếu, Bảo Vương Tam Muội Sám, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, cầu sanh tịnh độ, quảng độ hữu tình chúng sanh.  Lời bạt của Hoàng Niệm Công tại trong Kinh Vô Lượng Thọ nói :
 
Cái khổ vui của chúng sanh là do nghiệp sở cảm, cái vui của Phật là từ tự tánh lưu lộ ra, nói tóm lại, nghĩa lý của Hiển giáo và Mật giáo,  tánh và tướng, sự lý và nhân quả, bao gồm tất cả không thiếu. Cho nên người có chí hướng đại thừa nhất định đọc bộ kinh này, người có lòng cứu thế nhất định phải hoằng dương bộ kinh này.
 
Tự cảm giác thời đại hiện nay, lòng người yếu đuối, cộng nghiệp sở cảm, kiếp số chưa từng thấy, chúng sanh cảm thấy như dao cắt, đều mong muốn được cứu thoát. Nhưng vì kiếp số do nghiệp tạo thành, nghiệp do tâm tạo, muốn cứu vãng kiếp số, lòng người nhất định phải cải chính, phong hóa xã hội chưa chuyển, khó mà cứu vãng kiếp số, nếu không nhổ trừ nhân khổ, thì không có cách nào thoát khỏi cái quả khổ.
 
Trong bổn kinh từ phẩm 30 Bồ Tát Tu Trì cho đến phẩm 37 Như Bần Đắc Bảo, nói rõ thiết thực nguyên nhân của đời ác ngũ trược và dạy phương pháp lìa khổ, lòng từ bi của Phật đã đến cực điểm, nhiều lần khuyên nhủ. Trong bổn kinh chỉ rõ nghiệp nhân tam độc ngũ ác của chúng sanh, chiêu cảm lấy quả báo thống khổ, như ngày nay chịu lấy quả báo tai kiếp này, vì muốn cho tất cả chúng sanh thấy quả biết nhân, dể dàng gột sạch thân tâm, ăn năn sữa lỗi, lìa khổ được vui. Nếu chỉ biết trì danh, không hiểu rõ cương lĩnh của Tịnh Tông, lại không hiểu chánh nhân vãng sanh, thì hiệu quả khó được cảm ứng. Cho nên trong bổn kinh trước phẩm 38 Lễ Phật Hiện Quang, có một đoạn nói rõ: Chổ hành của Phật (nơi đẩy mạnh nền giáo dục của Phật Đà), thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt trong sáng, mưa gió thuận thời, thiên tai chẳng khởi, nước giàu dân an, không dấy binh đao, tôn sùng đạo đức nhân nghĩa, biết tu lễ kính, trong nước không có giặt cướp, không có người bị hàm oan, mạnh không hiếp yếu, mọi người đều được đắc ý.
 
Như phần kinh văn này, đã bao trùm tất cả pháp, pháp tức là Phật, Phật tức là pháp, chổ tụng trì của kinh này, tức là chổ Phật quang phổ chiếu, nhiếp độ chúng sanh. Quả nhiên có thể thọ trì đọc tụng, tín giải hành chứng, thì nhất định được khai huệ tiêu diệt nghiệp chướng, có hiệu quả tăng trưởng phước đức, khoẻ mạnh sống lâu. Phổ biến lưu hành, thật sự có thể thay đổi phong tục tập quán, có công hiệu cải chính nhân tâm, cho nên vào đời tiền Thanh dựng nước, đặc biệt coi trọng kinh này, quy định dùng kinh này làm khóa tụng hằng ngày trong cung đình, khiến cho mọi người tự biết kèm chế mình, thì trên hòa dưới thuận. Hội sớ có nói: Kinh này là Thất Nạn Tiêu Diệt Chân Ngôn, là bí quyết thiên hạ thái bình, là chân thật không hư dối.
 
Những vị liên hữu đồng tu hoa tạng cảm nhận sâu xa lời khai thị của Liên Đại Sĩ và Hoàng Niệm Công, quyết chí y giáo phụng hành, bèn thành lập Hoa Tạng Tịnh Tông Học Hội, và lễ thỉnh Pháp sư Tịnh Không hướng dẫn mọi người tu học, suốt năm cộng tu tịnh nghiệp, cùng nhau học tập đại kinh, đề xướng hoằng dương kinh này, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, đây là nhân duyên đại sự từ vô lượng kiếp hiếm có khó gặp, không dễ thấy nghe được thọ trì.
Tôi nguyện cho tất cả chư vị đồng tu tịnh nghiệp cùng nhau khích lệ.
 
Tết Nguyên Đán năm Kỷ Mùi (1979) tịnh nghiệp học nhân Hàn Anh Hòa Nam tại thư viện Phật Giáo Hoa Tạng.

Tác giả bài viết: Pháp sư Minh Nhẫn dịch thuật

Nguồn tin: www.chuakhainguye.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây