[1] Ấy là vì trong các kinh Tịnh Độ, chỉ có kinh này gồm trọn các điều mầu nhiệm viên mãn.
[2] Lấy phát Bồ Đề tâm, một lòng chuyên niệm làm Tông
[3] Lấy đại nguyện Di Đà “mười niệm ắt sanh” của Phật Di Đà làm gốc
[4] Nêu tỏ sâu xa cái nhân vãng sanh của ba bậc, rộng nhiếp các bậc thánh phàm trong chín pháp giới.
[5] Chỉ rõ ràng phương pháp Trì Danh Niệm Phật, chỉ thẳng con đường vãng sanh để trở về nguồn. Vì thế, kinh này được gọi là kinh bậc nhất của Tịnh Tông.
[6] Nhưng kinh điển quý báu bậc nhất của Tịnh Tông này bị bụi phủ trong Đại Tạng Kinh nước ta đã hơn một ngàn năm.
[7] xét đến nguyên nhân là do năm bản dịch gốc của kinh này, có bản chi tiết, có bản đại lược, sai biệt quá lớn
[8] Khiến cho người mới học chuyên trì một bản dịch sẽ khó thấu hiểu tông chỉ sâu xa; nếu đọc trọn năm bản dịch, sẽ cảm thấy khó khăn.
[9] Do vậy, đa số bỏ kinh này để dốc sức nơi kinh A Di Đà. Vào đầu nhà Thanh cư sĩ Bành tế thanh có viết “Kinh này ít người xiển dương, thật ra là vì chưa có bản hoàn thiện”.
[10] Lời ấy đúng thay! Do vậy, các vị đại cư sĩ như ông Vương Nhật Hưu đời Tống, Bành Thiệu Thăng và Ngụy Thừa Quán đời Thanh, vì hoằng dương kinh này mà trước sau đã có các bản hội tập và bản trích lục, phân chia chương đoạn.
[11] Đời Tống, đại cư sĩ Vương Nhật Hưu từng viết Long Thư Tịnh Độ Văn, được bốn biển khen ngợi, truyền tụng đến nay, họ Vương lúc lâm chung, đứng thẳng vãng sanh.
[12] Đủ chứng tỏ Vương cư sĩ là bậc tại gia đại đức thù thắng hiếm có, hạnh lẫn giải đều tốt đẹp trong Tịnh Tông nước ta.
[13] Họ Vương tiếc nuối sâu xa bảo điển bị phủ bụi, bèn hội tập bốn bản dịch gốc các đời Hán, Ngụy, Ngô, Tống, tạo thành một bản riêng, đặt tên là Đại A Di Đà Kinh, bản của ông Vương ra đời được trong nước khen là tiện lợi, chốn tùng lâm dùng làm kinh nhật tụng.
[14] Long Tạng nước ta và Đại Chánh Tạng của Nhật Bản cũng đều chọn bản của ông Vương để nhập tạng. Bổn hội tập của Vương Long Thư có để vào Tạng, trong “Đại Chánh Tạng”, “Long Tạng” (chính là Đại Tạng kinh được biên tập dưới thời vua Càn Long) đều có.
[15] Liên Trì đại sư viết: bản hội tập của họ Vương, so với năm bản dịch gốc, đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, được lưu thông trong đời hiện tại, lợi ích rất lớn; Lại nói: Do bản của ông Vương được lưu hành rộng rãi trong cõi đời, người ta quen thấy, vì thế, đối với tác phẩm Di Đà Sớ Sao của tôi, hễ chỗ nào dẫn chứng kinh Vô Lượng Thọ, phần lớn trích theo bản của ông Vương, chỉ đôi khi dẫn theo bản dịch gốc.
[16]Gần đây, trong bài Tựa Tái Bản Bộ Viên Trung Sao do Ấn Quang đại sư viết, Ngài cũng khen ngợi bản của ông Vương văn lẫn nghĩa tường tận, đầy đủ, lưu thông rộng rãi trên cõi đời. Ông Vương hội tập kinh, tuy có công lớn đối với Tịnh Tông, nhưng trong bản hội tập có khá nhiều sai lầm.
[17] Liên Trì đại sư nói: “Trích dẫn kinh văn trong phần trước, ghép lời văn do mình sáng tác vào phần sau, lấy bỏ chẳng trọn hết”.
[18] Cư sĩ Bành Thiệu Thăng chê trách: “Rối ren, sai sót, chẳng hợp ý chỉ viên dung”.
[19] nay người viết, (nói về người cầm bút viết bản chú giải này, tức là lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ) kính vâng theo các nhận định của cổ đức, trộm kể ra những khuyết điểm của họ Vương có ba điểm.
[20] Thứ nhất: Bản hội tập của họ Vương chỉ dựa trên bốn bản dịch, chưa có bản dịch đời Đường. Bản dịch đời Đường có tên là Vô Lượng Thọ Như Lai Hội trích từ Kinh Đại Bảo Tích do Bồ Đề Lưu Chí đại sư dịch, kinh văn có nhiều chỗ uyên áo, huyền diệu, tinh tường, trọng yếu mà những bản dịch khác không có.
[21] Thứ hai: lấy, bỏ chưa trọn hết, lấy chỗ rườm rà, bỏ chỗ quan trọng, sửa chỗ sâu thành cạn.
[22] Thứ ba: tùy tiện tăng thêm văn tự, nghiễm nhiên tự soạn thêm,
[23] Sao chép kinh văn trong phần trước, ghép thêm lời văn của chính mình sáng tác vào sau đó, chưa tuân thủ cách dịch, ấy là chê trách [ông Vương] đã sao lục kinh văn trong phần trước; lại đem những câu chữ do mình đặt ra, ghép vào phía sau; Đã là hội tập, cần phải dựa theo nguyên văn của bản dịch, muôn vàn chẳng thể tự tiện thêm câu văn [do chính mình đặt ra]
. [24] tiếc nuối trước những khuyết điểm trong bản hội tập của họ Vương, bèn lấy bản Ngụy dịch mà gạn lọc, trích lược là phiên bản thứ bảy của kinh Vô Lượng Thọ
, chỉ là một bản trích lược của bản Ngụy dịch, chưa phải là bản hội tập của các bản dịch.
[25] Do vậy, vào cuối đời Thanh, cư sĩ Ngụy Thừa Quán, tên tự là Mặc Thâm, nhằm cứu chữa khuyết điểm của ông Long Thư, bèn lấy năm bản dịch gốc, tiến hành hội tập lần nữa, soạn thành một bản khác, thoạt đầu vẫn gọi là Vô Lượng Thọ Kinh; về sau, được ông Chánh Định Vương Canh Tâm đổi tên thành Ma Ha A Di Đà Kinh.
[26] Khuyết điểm tự tiện thêm lời văn vào vẫn chưa thể hoàn toàn tránh khỏi, cho nên bản của ông Ngụy cũng chưa phải là hoàn thiện.
[27] vì hoằng dương Tịnh Tông, nên nguyện khiến cho bộ kinh đệ nhất trong Tịnh Tông này được tan bụi, tỏa sáng;
[28] mong cho cuốn kinh vô thượng này lợi lạc mai sau, bèn kế tục tiền hiền, hội tập lần nữa
[29]Ngăn bỏ muôn duyên, nghĩa là bế quan trong thời gian ba năm
, chân thành thực hiện công tác hội tập
, lặng lẽ tiến hành một mình
, trải qua mười lần sửa chữa, mới mừng kinh đã được hội tập xong,
[30] Trước hết, được lão pháp sư Huệ Minh là một vị thông triệt Tông lẫn Giáo, cầm bản hội tập chụp ảnh trước Phật đài để chứng minh.
[31] Tiếp đó, bậc đại đức trong Luật Tông là lão pháp sư Từ Châu chuyên giảng kinh này ở Tế Nam, lại còn đích thân viết khoa phán. Người cậu đã khuất của tôi là Mai lão cư sĩ truyền giảng kinh này trên đài phát thanh Trung Ương, gọi bản này là bản hoàn thiện nhất, sau đấy, trong phần lời tựa của kinh này, cụ lại ca ngợi rằng,
“tinh yếu, thỏa đáng, rõ ràng, xác thực, rành rành là có căn cứ, không nghĩa nào chẳng có trong bản dịch gốc, không một câu nào vượt ngoài nguyên văn”.
[32] khó khăn, trúc trắc, nặng nề, tối nghĩa, khiến cho trôi chảy, rõ ràng; rườm rà, trùng lặp, lan man, [biến đổi những chỗ nặng nề ấy] trở nên đơn giản, rõ ràng,
[33]điều chỉnh, rút gọn [những chỗ luộm thuộm, rườm rà]
, khiến cho những chỗ thiếu sót được viên mãn
, Ắt mong cho mọi điều đẹp đẽ đều được hoàn bị, không điều chân thật nào chẳng bao gồm... Dù chẳng muốn bảo là bản văn chẳng hoàn thiện cũng không thể được.
[34] do vậy, từ khi bản hội tập của tiên sư ra đời, không chân mà đi khắp chốn, các bậc tôn túc trong giới Phật giáo đa số công nhận bản hội tập văn từ giản dị, nghĩa lý phong phú
, từ ngữ lưu loát, lý viên mãn
, giảng, nói, tán dương, lưu truyền trong ngoài nước
, Người thấy, kẻ nghe, ưa thích, tin nhận, trì tụng, ấn hành liên tục chẳng dứt
. [35] Gần đây, lại còn được giới Phật học ở hải ngoại đưa bản này vào bản in mới của Tục Tạng Kinh
, khiến cho quang minh của Đại Kinh thường chiếu trong thế gian
, Ý nguyện hội tập thù thắng của bậc hiền nhân thuở xưa may sao đã được thành tựu viên mãn
. [36] [tức là] bản hoàn mỹ nhất nay mừng được xuất hiện, đây thật sự là một đại sự nhân duyên hiếm có, khó gặp vậy
, thật khó được.
[37] Niệm Tổ là phàm phu hạ căn đầy dẫy triền phược
, được tiên sư lầm lẫn giao phó đại sự chú giải, hoằng dương kinh này.
[38]Tôi thoạt đầu tuy phát đại tâm, nhưng vì chướng sâu, huệ cạn, vâng lãnh sứ mạng nặng nề này, thật sợ hãi sâu xa
, may là đã từng được nghe tiên sư giảng giải, đích thân nghe giảng toàn bộ kinh này
, lại còn theo hầu thầy suốt hai mươi năm
, được nghe những điều huyền diệu, sâu xa trong các tông Thiền, Tịnh, Mật, hiểu sơ lược thâm tâm hội tập Đại Kinh của tiên sư.
[39] đầu thập niên sáu mươi, từng thử viết một bản đề cương cho kinh này, trình lên thầy giám định, may mắn được thầy ấn khả
, nhưng trải qua cơn kiếp nạn Cách Mạng Văn Hóa to lớn, bản thảo ấy đã mất sạch chẳng còn
, nay tuổi đã ngoài bảy mươi, lại lắm bệnh cũ, thẹn ơn sâu chưa báo, sợ vô thường xảy tới
. [40] Do vậy, gắng gượng tấm thân tàn già bệnh, kế tục hoằng thệ truyền đăng
, đem thân tâm này cúng dường Tam Bảo, đóng cửa, không tiếp khách, dốc toàn lực chú giải kinh
, mong báo một phần trong muôn phần ơn sâu của tiên sư, mười phương ba đời thượng sư, Tam Bảo và pháp giới chúng sanh.
[41] lại nữa, kinh này vốn thù thắng ở chỗ khế Lý, khế cơ
. [42] Lý là Thật Tế Lý Thể, cũng tức là Chân Như Thật Tướng, là gốc rễ chân thật
, phù hợp với “lý”, bổn kinh này
, trụ trong chân thật huệ, khai hóa, hiển thị Chân Thật Tế, ban cho lợi ích chân thật, thuần nhất chân thật,
[43] kinh này còn được gọi là kinh Hoa Nghiêm bản trung, những điều được trình bày trong kinh này, hết thảy Sự Lý chính là Nhất Chân pháp giới Sự Lý vô ngại, Sự Sự vô ngại trong kinh Hoa Nghiêm
[44] Lý Thể ẩn kín, nhiệm mầu của kinh Hoa Nghiêm ở ngay trong kinh này, nên nói là Khế Lý
[45] còn về phần khế hợp căn cơ, bản kinh này lại càng thù thắng độc đáo
[46] Pháp môn trì danh trong kinh này thích hợp khắp ba căn, thâu trọn lợi căn lẫn độn căn
[47]Người thượng thượng căn rất thích hợp để gánh vác toàn thể, kẻ hạ hạ căn cũng có thể noi theo mà đắc độ, trên thì Văn Thù, Phổ Hiền, Pháp Thân đại sĩ cũng đều phát nguyện cầu sanh
[48] chính mình không giết nhưng ra lệnh cho người khác giết, bảo người khác sát sanh,
[49] vượt khỏi tam giới theo chiều ngang, lên trọn vẹn bốn cõi, nhanh chóng cùng Quán Âm, Thế Chí sánh vai
[50] đủ thấy pháp môn này là phương tiện rốt ráo đến tột cùng, khéo thích ứng mọi căn cơ