Ý nghĩa ngày vía Đức Phật A Di Đà

Thứ sáu - 09/12/2022 06:50 - Đã xem: 2407
Ngày Vía Phật, Bồ Tát chính là những ngày kỷ niệm nhân sự kiện đặc biệt của vị Phật, Bồ Tát đó. Cụ thể đó là các ngày sinh, ngày mất, ngày thành đạo,… Vào những ngày này, Chư Tăng và Phật tử thập phương đều nhớ đến công hạnh và lời dạy của các ngài, tích cực làm việc thiện, tu tập, gieo duyên lành đến đông đảo người dân.
 
Ý nghĩa ngày vía Đức Phật A Di Đà


        Trong Kinh sách vốn không nhắc đến các ngày vía của chư Phật, Bồ Tát. Vĩnh Minh Diên Thọ Thiền Sư được xem như là hoá thân của Phật A Di Đà. Do vậy, các hành giả tu theo pháp môn Tịnh Độ chọn ngày sinh của Ngài là ngày 17 tháng 11 Âm lịch hàng năm cử hành lễ vía.
 
Ý nghĩa ngày vía Đức Phật A Di Đà

Ý nghĩa ngày vía Đức Phật A Di Đà

​​​​​​
        Theo sách “Đường về cực Lạc”, Ngài sinh vào đời Tống, người Tiền Đường, họ Vương tự Xung Huyền. Thuở thiếu niên thường trì tụng Kinh Pháp Hoa, cảm bầy dê quỳ mọp nghe Kinh.
        Đến lúc trưởng thành, Ngài làm quan coi về thuế vụ, nhiều lần lấy tiền công đến Tây Hồ mua cá chạch phóng sinh. Một vị quan khác biết được bèn tâu lại với vua. Nghe chuyện này vua rất ngạc nhiên vì ông cứ cho rằng Ngài là người thuần lương, thành thật. Để răn chúng dân, vua ra lệnh xử trảm nhưng lại căn dặn vị quan là nếu Ngài nhận lệnh mà an vui trầm tĩnh thì tha tội và đến trình vua. Quả thật như nhà vua tiên đoán, Ngài không tỏ vẻ sợ hãi khi nghe tin này. Được vua hỏi vì sao, Ngài trả lời: Thần muốn từ quan, cống hiến cuộc đời cho tất cả chúng sinh, muốn xuất gia tu học Phật pháp với trọn tấm lòng. Nghe như vậy, Ngài được vua cho phép từ quan chức để xuất gia.
        Sau đó, Ngài đến Tứ Minh thọ pháp với Tuý Nham Thiền Sư, tụng Pháp Hoa Sám, thấy Bồ Tát Quán Thế Âm tưới nước cam lồ vào miệng, được biện tài vô ngại. Ngài tu Thiền nhưng rất mến mộ Tịnh, một hôm đến thiền viện của Trí Giả đại sư làm hai lá thăm: Một đề “Nhất tâm thiền định”, một đề “Trang nghiêm Tịnh độ”. Sau 7 lần rút thăm đều rút nhằm lá “Trang Nghiêm Tịnh độ”. Từ đó Ngài tận lực tu niệm hoằng hoá pháp môn Tịnh độ.
        Về sau Ngài trụ trì chùa Vĩnh Minh, tôn hiệu Trí giác Thiền Sư, ngài trụ ở đây 15 năm, độ được 1700 vị tăng và cư sĩ quy hướng Tịnh độ rất nhiều. Ngài soạn ra tập “Vạn Thiện đồng quy”, chủ ý khuyến tu các pháp lành về Tịnh độ.
 

Nguồn tin: Chùa Khai Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây