MỘT MÔN THÂM NHẬP CHO ĐẾN KHI KHAI NGỘ
Giáo viên: Xin kính chào thầy!
Thầy Trần: Xin chào mọi người! Tiết mục đặc biệt “học vấn dạy con” này của chúng ta, “đọc sách ngàn lần” đến nay là tập thứ ba rồi. Các cô hãy đem cương lĩnh ra nói với mọi người một lần, bởi vì các cô đã đích thân thực tiễn.
Giáo viên: Khi các em vừa bước vào lớp học để đọc sách, lúc này tâm của chúng không thể nhanh chóng an định lại được, cho nên trước tiên phải để cho chúng được an định cái tâm lại. Do đó, trước tiên cứ đứng nghiêm một lúc như vậy, đến khi tâm bình, khí hòa rồi mới bắt đầu đọc.
Thầy Trần: Thường thì mất bao lâu?
Giáo viên: Thông thường chỉ mất vài phút là được, năm phút là đủ rồi.
ĐỌC SÁCH VÌ TU GIỚI - ĐỊNH - KHAI HUỆ
Giáo viên: Kính chào thầy!
Thầy Trần: Xin chào mọi người!
Tiết mục trước chúng ta bàn đến “đọc sách nghìn lần”, dáng vẻ khi đọc sách. Tiếp theo mời hai cô hãy nói về điều quan trọng hơn, đó là chỉ tay đọc chữ.
Giáo viên: Chỉ tay đọc chữ là điều then chốt nhất. Trước tiên, đó là vị trí đặt tay của bạn khi thực hiện việc chỉ tay đọc chữ. Việc này phải chú ý. Bạn không thể để tay che lên trên chữ, vì che chữ thì mắt sẽ nhìn không thấy. Cho nên tay phải đặt ở bên cạnh chữ và chỉ vào chữ đang đọc. Hơn nữa, tốc độ khi chỉ vào chữ không được phép quá nhanh, nhất định phải là trong miệng đọc đến chữ nào thì tay đồng thời cũng phải chỉ đến chữ đó.
CÔNG PHU CỦA TRẺ NHỎ TỪ TƯ THẾ ĐỌC SÁCH MÀ BẮT ĐẦU
Giáo viên: Xin kính chào thầy!
Thầy Trần: Xin chào mọi người!
Gần đây sư phụ ngài đã có một bài khai thị rất quan trọng liên quan đến vấn đề tu học văn hóa truyền thống có đề mục là “Học Tập Văn Hóa Truyền Thống Như Thế Nào?”. Sư phụ Ngài giảng trong sáu tiếng đồng hồ, chia thành ba tập. Chúng ta xem xong mà thọ giáo được rất nhiều. Ở trong tiết mục này, sư phụ đã có một sự chỉ dạy vô cùng quan trọng, đầu tiên là nêu ra vấn đề: “Vì sao phải học tập văn hóa truyền thống?”. Các cô xem, các cô đều là giáo viên chủ nhiệm, học trò trong trường văn hóa truyền thống rất nhiều, từ mọi miền đất nước, các cô là những người hứng mũi chịu sào, [thế nên] có một vấn đề được nêu lên là vì sao các cô phải học, vì sao phải dạy?
Các vị thầy cô giáo tôn kính! Xin chào mọi người!
Hôm nay, tôi xin tiếp tục chia sẻ tâm đắc khi học tập chương thứ tư “Phụ hạnh” trong “Nữ Giới”. “Phụ hạnh”trên thực tế chính là bốn đức hạnh của phụ nữ: Phụ đức, phụ dung, phụ ngôn, phụ công. trong “Nữ Giới”, bốn đức hạnh “đức, ngôn, dung, công” là phần mà tôi có cảm xúc lớn nhất trong quá trình học tập bảy chương này. Bởi vì tầm tuổi này (tôi sinh năm 1972, năm nay tôi ba mươi tám tuổi), nhưng đối với tam tòng tứ đức tôi lại không có bất cứ khái niệm gì. Hơn nữa, nếu như nghe những lời này thì tôi sẽ cảm thấy rất khó chịu, rất phản cảm, vì một chút tôi cũng chưa từng tiếp xúc qua. “Nữ Giới” là do tình cờ năm ngoái khi học tập văn hóa truyền thống, tôi nhìn thấy một quyển sách nhỏ hay, chính là “Quyển sách mà phụ nữ đời nay không thể không đọc”. Sau đó tôi thuận tay lật vài trang đặc biệt, nhìn thấy phần “phụ hạnh” tôi rất chấn động, bởi vì tôi cảm thấy nó hoàn toàn khác so với tưởng tượng của tôi. Sau đó, tôi liền đem cuốn sách này về công ty. Lúc đó tôi đã in khoảng 1.000 quyển. Trước tiên tôi phát cho nhân viên nữ trong công ty, sau đó thì phát cho các hội viên. Kỳ thực tôi cũng không nghiêm túc học tập, chỉ cảm thấy nó rất hay. Đương nhiên sau đó tôi cũng in mấy vạn cuốn phát ra bên ngoài để cho các nhân viên nữ học tập, nhưng họ lại không hiểu lắm. Lúc đó các nhân viên nữ còn nói với tôi: “Giám đốc Trần à! Cô giảng cho chúng tôi đi!”. Tôi nói: “Kỳ thực, tôi làm cũng không tốt, nên không giảng nổi. Mọi người hãy đọc nhiều lần. Chẳng phải nói, đọc sách ngàn lần nghĩa kia tự hiểu hay sao?”.
BÁO CÁO TÂM ĐẮC HỌC TẬP NỮ ĐỨC
Tập 3
Các vị thầy cô giáo tôn kính, xin chào mọi người!
Hôm nay, tôi xin tiếp tục chia sẻ với mọi người về những thể hội trong quá trình học tập “Nữ Đức”. Năm nay tôi bắt đầu căn cứ vào quyển “Nữ Giới” của Ban Chiêu thời Đông Hán để học tập đức hạnh của phụ nữ. Phụ nữ tốt là do dạy, do học mà ra. Kỳ thực bản thân tôi rất khó có thể ngộ ra được điều này.