1. Hãy nên tìm một nơi chân thật tu đạo, giữ tâm khiêm hạ, chết sạch những vọng động, tu trì Tịnh Nghiệp.
2. Nghĩ không còn sống lâu trong thế gian, cái chết có thể đến trong sớm tối, nào còn dám xem vô chuyện người khác.
3. Sanh lòng chân thật, phát nguyện thiết tha, chí thành, cung kính trì danh hiệu Phật, nhiếp tai lắng nghe từng câu từng chữ nối với nhau đừng sót câu nào. Thường nghe cả ngày, tiếng niệm Phật của mình thì tâm sẽ thanh tịnh, tâm sẽ quy nhất.
4. Dẫu cho tâm đã tịnh, vọng bị khuất phục rồi, chớ nên sanh tâm hoan hỷ, tự khoe khoang với người khác.
5. Gặp bất cứ ai đều khuyên họ niệm Phật, cầu sanh Tây Phương.
Người học đạo, niệm niệm không quên chữ “TỬ” này, thì đạo nghiệp tự nhiên thành tựu.
Hãy đem ngay một chữ “Tử” dán vào trán. Hễ những cảnh chẳng nên tham luyến hiện ra liền biết đấy chính là vạc sôi, lò than của chính mình, quyết sẽ chẳng như con thiêu thân đâm đầu vào lửa, cam chịu đốt mình! Với những sự mình phải nên làm sẽ biết đấy là thuyền từ để thoát khổ, quyết sẽ chẳng đến nỗi gặp việc nhân bèn thoái thác, thấy việc nghĩa chẳng làm! Như thế thì trần cảnh sẽ là duyên để nhập đạo, há cần phải dứt sạch trần duyên mới kham tu đạo chăng? Bởi đã làm chủ được tâm, chẳng bị cảnh chuyển, thì trần lao chính là giải thoát.
Niệm Phật mới hòng tiêu túc nghiệp.
Kiệt thành sẽ tự chuyển phàm tâm.
Đạo nghiệp chưa thành, há để tâm này tán loạn.
Kỳ chết sắp đến, tận lực từ tạ mọi thù tạc.
Nếu sanh về tây Phương, thì đồng với Phật quang thọ vô lượng vô biên
Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử, phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật.
Tổ Ấn Quang khai thị năm 80 tuổi
Tác giả bài viết: sưu tầm
Nguồn tin: (Nguồn: Tinh Vân (2008), Phật giáo và thế tục, Nxb. Từ Thư Thượng Hải, tr.181-184)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn