Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Đời Người Cần Có Vị Thầy Tốt | Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 1. Ân Sư Ngàn Năm Khó Gặp

Các vị khán giả! Xin chào mọi người. Hoan ngênh quý vị đã đón xem tiết mục mới này. Từ hôm nay trở đi, chúng tôi sẽ đem tiết mục mới này cúng dường cho đại chúng trong toàn thiên hạ. Cho dù là người học Phật, học văn hóa truyền thống hay là không học gì cả, chúng tôi hi vọng mọi người đều xem thử. Tên của tiết mục này là: “Đời người cần có vị thầy tốt”. Tôi tin rằng không ai là không cần tiết mục giống như vậy, không ai không thể không xem. Chúng tôi đặt thêm một tiêu đề khác là “Ân Sư Thánh Đức Kiến Văn Lục”. Sư phụ được mọi người trong và ngoài nước đều đề cử, khán giả trong nước đã có 300 triệu, hải ngoại thì càng nhiều hơn, là vị cao tăng đại đức được ức vạn người sùng bái, tông sư của Tịnh Độ Tông, lãnh tụ của các tôn giáo trên thế giới, là người thầy hướng dẫn của những ai học tập văn hóa truyền thống trên toàn thế giới. Có một địa vị tôn quý như vậy, chúng tôi là những người học sinh đi theo người học tập kinh giáo trên kênh truyền hình.

Chương 1: Tập 1 - Đời Người Cần Có Vị Thầy Tốt - Ân Sư Ngàn Năm Khó Gặp - Phần 1


Tập 1. Ân Sư Ngàn Năm Khó Gặp

Các vị khán giả! Xin chào mọi người. Hoan ngênh quý vị đã đón xem tiết mục mới này. Từ hôm nay trở đi, chúng tôi sẽ đem tiết mục mới này cúng dường cho đại chúng trong toàn thiên hạ. Cho dù là người học Phật, học văn hóa truyền thống hay là không học gì cả, chúng tôi hi vọng mọi người đều xem thử. Tên của tiết mục này là: “Đời người cần có vị thầy tốt”. Tôi tin rằng không ai là không cần tiết mục giống như vậy, không ai không thể không xem. Chúng tôi đặt thêm một tiêu đề khác là “Ân Sư Thánh Đức Kiến Văn Lục”. Sư phụ được mọi người trong và ngoài nước đều đề cử, khán giả trong nước đã có 300 triệu, hải ngoại thì càng nhiều hơn, là vị cao tăng đại đức được ức vạn người sùng bái, tông sư của Tịnh Độ Tông, lãnh tụ của các tôn giáo trên thế giới, là người thầy hướng dẫn của những ai học tập văn hóa truyền thống trên toàn thế giới. Có một địa vị tôn quý như vậy, chúng tôi là những người học sinh đi theo người học tập kinh giáo trên kênh truyền hình.

Chúng tôi học tập nhiều năm như vậy, lấy bản thân tôi làm ví dụ, từ năm 2005 đã bắt đầu nghe người giảng kinh, từ trong cuộc sống từ từ mà trải nghiệm, mà thực hành, đến bây giờ đã tròn 10 năm rồi. Khi đó tôi mới hơn 30 tuổi, mười năm trôi qua rồi. Có rất nhiều người hỏi chúng tôi một vấn đề, những người học Phật các anh học theo ai? Phật Pháp chia làm nhiều môn phái như vậy, có Mật tông, có Thiền tông, các anh tu pháp môn nào? Chúng tôi là niệm “A Di Đà Phật”, gọi là Tịnh Độ tông, Tịnh Tông pháp môn. Thích Ca Mâu Ni Phật trong kinh giáo có nói với người đời: “Vào thời kỳ mạt pháp, Tịnh Độ thành tựu”. Đổi cách nói khác, vào thời đại hiện tại chỉ có chuyên niệm “A Di Đà Phật” thì học Phật mới có thể thành tựu. Mật tông, Thiền tông cao quá, căn tánh của người hiện nay cộng với mức độ ô nhiễm của thế đạo này đều không còn thích hợp nữa. Thời mạt pháp chín ngàn năm, Tịnh Độ thành tựu. Cho nên, chúng ta phải tìm đúng thầy.

Có rất nhiều người hỏi, học Phật, các anh rốt cuộc là muốn làm gì? Tóm lại một câu nói: Muốn liễu thoát sanh tử. Trong một đời này, chúng ta có thể vào lúc lâm chung, con người rốt cuộc đều phải cáo biệt trần thế này, bạn muốn đi về đâu? Chân tướng vũ trụ nhân sanh chính là lục đạo luân hồi. Tam thiện đạo là Thiên đạo, Tu la đạo, Nhân đạo; Tam ác đạo là Địa ngục đạo, Ngạ quỷ đạo, Súc sinh đạo. Thần thức con người rời khỏi thân thể thì sẽ luân chuyển trong lục đạo này, đời này tôi mang cái thân như vậy, nhưng đời sau, sau khi chết đi thì chưa chắc, đời trước cũng chưa chắc. Tôi có đồng nghiệp trong đài truyền hình, mấy cô dẫn chương trình đó tự mình cảm thấy bản thân rất đẹp, mấy cô hỏi tôi học Phật có gì tốt. Tôi bèn nói với các cô, các cô phải tìm hiểu chân tướng thì các cô sẽ biết cái tốt của học Phật. Bây giờ các cô cảm thấy mình rất đẹp, lại làm ở vị trí người dẫn chương trình cho đài trung ương, đời sau các cô có bảo đảm được không? Vậy nếu các cô đầu thai vào một nơi chiến tranh liên miên, hoặc là đầu thai làm con trai con gái của một kẻ trộm; rơi vào Súc sanh đạo, làm một chú chuột con trong một ổ chuột, các cô phải làm sao? Mấy cô ấy nghe rồi rất sợ hãi. Mấy cô ấy nói sao tôi lại có sự tỉnh giác như vậy? Đời người cần có vị thầy tốt.

Tôi làm ở đài truyền hình hơn mười năm, đài phát thanh, cũng là loại quan niệm của người hiện đại, ăn uống chơi bời, đem mấy thứ này trở thành nhân sinh quan của bản thân, truy tìm sự cạnh tranh, thống khổ. Cho nên học Phật mười năm này trôi qua, những người quen hay không quen tôi đều hỏi chúng tôi vấn đề này: Mười năm rồi, anh có thu hoạch gì không? Bọn họ có rất nhiều người còn nói tôi giống như là biến thành một người khác. Tôi nói vẫn chưa biến thành tốt hơn, vẫn còn rất kém, lại thêm 10 năm nữa nhất định tốt hơn 10 năm đầu tiên này. Làm sao mà đạt được? Đời người cần có vị thầy tốt.

Chúng ta đến thế giới này, cha mẹ cho chúng ta thân thể này, chúng ta cảm ân vô hạn. Dùng bất kỳ ngôn ngữ nào cũng không thể báo đáp ân đức của cha mẹ. Ngược lại, bây giờ chúng ta xem những người trẻ tuổi bây giờ, tướng mạo đều rất tốt đẹp, nhưng lại không có trí huệ, toàn làm chuyện ngu ngốc: Tự sát, đánh lộn, thống khổ vô cùng, không có trí huệ. Học vị rất cao, không có trí huệ, chúng ta nhìn thấy quá nhiều rồi, cả trong và ngoài nước. Chúng tôi đều đang suy nghĩ một vấn đề, chính là cũng giống như trước đây khi chúng tôi đi làm ở đài truyền hình đã nhìn thấy, cho nên chúng tôi vô cùng may mắn vì không làm ở đó nữa, mà làm nghĩa công, học Phật hơn mười năm nay. Chúng tôi vẫn luôn suy ngẫm, tại sao xung quanh vẫn còn nhiều người đau khổ như vậy? Đau khổ của chúng tôi ít hơn họ quá nhiều, phiền não cũng vậy, căn nguyên là ở đâu? Uống nước nhớ nguồn. Chúng tôi đã nhớ tới câu nói này, chính là đời người cần có vị thầy tốt. Chúng tôi đạt được những gì, học Phật rốt cuộc có chỗ nào tốt? Chúng tôi muốn mượn cơ hội này, tiết mục này mà chia sẻ với mọi người, nếu không thì có rất nhiều người nói thần kinh chúng tôi có vấn đề. Họ xem rồi, họ hiểu được, họ biết được, tôi tin rằng không có ai không muốn học.

Học Phật là cao nhất, thấp hơn một chút là học Nho. Nho gia là nhập môn, sau đó là Đạo gia, rồi mới tới học Phật. Cho nên chúng tôi đặc biệt nhân cơ hội này báo cáo chia sẻ tâm đắc của chúng tôi với toàn thể mọi người trong thiên hạ. Tôi học được 10 năm, học được cái gì? Thầy của tôi danh vọng cao như vậy, Ngài ấy làm cái gì? Ngài ấy mang lại điều gì tốt cho tôi? Có điểm gì đáng để học tập tôi có thể kể ra không? Cho nên rất nhiều người tới hỏi chúng tôi, chúng tôi suy nghĩ cần phải làm một tiết mục “Đời người cần có vị thầy tốt”. Mọi người nghe xem học Phật, học văn hóa truyền thống có phải là mê tín hay không? Rốt cuộc có thể mang lại lợi ích thực tế gì? Những lợi ích thực tế này có tác dụng gì với xã hội hiện thực ngày nay? Chúng tôi vừa nghe thì thấy thật quá tốt rồi! Thế nên tôi thường giao lưu với họ ở bên dưới, họ nói, liệu có thể đem chúng công khai với mọi người, để mọi người cùng tới nghe? Thật tốt quá! Văn hóa truyền thống, Phật Pháp tốt như vậy, sư phụ Ngài giỏi như vậy. Cho nên tiết mục hôm nay của chúng tôi là tập đầu tiên.

Năm nay mọi người cũng đều nhìn thấy một tập ảnh, gọi là “Nhận Thức Lão Pháp Sư”, trong tập ảnh đó giảng vô cùng chi tiết, nhưng rốt cuộc cũng chỉ là một cuốn sách, một cuốn tranh ảnh, người xem rất nhiều, lưu thông rất rộng, giới thiệu vô cùng đầy đủ. Vậy thì chúng tôi làm tiết mục này từ một góc độ khác, giống như báo cáo với mọi người bằng cách kể câu chuyện vậy, bạn tự mình nghe. Đây đều là những gì chúng tôi nghe thấy, cho nên gọi Ân Sư. Ân đức của sư phụ đối với loài người trên thế giới này thật quá lớn, cho nên chúng tôi mới đem chữ “ân’ này để ở phía trước, gọi là Ân Sư. “Thánh Đức”,  đức hạnh của lão nhân gia, lãnh hội của chúng tôi thấy rằng chỉ có dùng chữ “Thánh” mới có thể biểu đạt được. Đức hạnh này không phải là đức hạnh của người bình thường, không phải quân tử, hiền nhân mà là Thánh nhân. Đây là lời thật. Mọi người từ từ nghe, bạn không nên gấp gáp phủ định. Ân Sư Thánh Đức, đức hạnh của Ngài. Chúng ta lại xem thử sách lịch sử, đối chiếu kinh điển, người đầy đủ đức hạnh Thánh Hiền trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Trung Hoa có thể đạt tới trình độ này, mọi người nghe thử xem, bạn đối chiếu lịch sử, bạn tự mình xem. Chúng ta một đời này gặp được một người thầy như vậy, người sắp 90 tuổi rồi, sang năm là 90 tuổi. Chúng ta phúc báo lớn biết bao! Vị trí của người trong Thích Nho Đạo, trong giáo dục Thánh Hiền trên toàn thế giới, tôi nghĩ mọi người đều có thể đưa ra phán đoán. Tiền đề là trước tiên chúng ta phải hiểu được, không những phải hiểu được Thánh Đức của Ngài, mà còn dùng kiến văn, những gì chúng ta nghe thấy nhìn thấy đều đem nguyên bản nói cho người khác. Bạn lại đối chiếu sách sử, bạn sẽ biết được Ngài là nhân vật như thế nào. Chúng ta có phước báo lớn biết bao, bạn có muốn theo Ngài học không? Đời người cần có vị thầy tốt.

Cha mẹ cho chúng ta thân mạng này, thân thể này là cha mẹ cho. Những người trẻ tuổi thân thể rất tốt, nhưng càng ngày càng ngu ngốc, càng ngày càng hồ đồ, toàn làm những chuyện ngu xuẩn, tai nạn không ngừng. Điều này cho thấy cái gì? Cho thấy cha mẹ không giải quyết được vấn đề. Ai có thể giải quyết? Chỉ có người thầy mới có thể giải quyết. Cho nên cha mẹ cho chúng ta thân mạng này, đây chỉ là mới bắt đầu, nếu như đời người không có vị thầy tốt thì có tác dụng gì chứ? Nếu như tôi không gặp được sự giảng dạy của sư phụ, tôi vẫn ở đài truyền hình tạo nghiệp, vẫn còn tham sân si mạn nghi, cạnh tranh, đấu tranh, cuối cùng đau khổ vô cùng. Cho nên, ân đức của sư phụ vượt qua cha mẹ. Người thầy tốt bạn đi đâu mà tìm? Bây giờ chúng ta gặp phải rồi, không biết là kiếp nào tu được phước báo lớn như vậy. Tổ tiên tích đức, chúng ta gặp được sư phụ người rồi. Thời cổ đại, mọi người đều biết, muốn có một cuộc đời hạnh phúc thì nhất định phải có vị thầy tốt. Vị thầy tốt có thể mang lại cho bạn cái gì? Gặp may mắn tránh tai họa, phía trước có hầm lửa, không để cho bạn rơi xuống đó. Trí tuệ này từ đâu tới? Thầy dạy cho bạn, chỉ điểm cho bạn, đây là cuộc đời. Cho tới lúc lâm chung chúng ta cũng không biết, sự việc sau khi qua đời đều không biết nữa. Cho nên nói Phật - Bồ Tát dạy bạn đều ở trong kinh Phật, “Đại Tạng Kinh”. Lão sư như vậy bạn có cần không? Con người không phải chỉ sống một đời, điều này trong cuộc đời chúng ta đang sống đều có thể chứng minh. Phật pháp không thể chứng minh thì không phải trở thành mê tín sao? Cho nên từ cổ chí kim, không ai mà không tán thán người thầy tốt.

Bạn xem, Khổng Lão Phu Tử vạn thế sư biểu, nhiều đời Đế Vương tôn kính Ngài là “Khổng Thánh Nhân”. Đệ tử của Ngài có ba ngàn, có bảy mươi hai hiền nhân đi theo Ngài. Trong đó môn sinh mà Ngài đắc ý nhất, là truyền nhân thực sự của Ngài là Nhan Hồi. Nhan Hồi đã tán thán thầy của mình như thế nào? Bạn xem trong “Luận Ngữ” có giảng: “Nhan Uyên vị nhiên thán viết”. Cảm khái thật, Khổng Lão Phu Tử - thầy của bản thân là người như thế nào? “Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên”. Là nghĩa gì vậy? Càng nhìn lên trên thì thấy Ngài càng cao, hình như không nhìn thấy đỉnh. Bạn càng nghiên cứu học vấn này của Ngài, học vấn mà thầy dạy cho bạn thì càng vững chắc, không có chỗ tận cùng. “Chiêm chi tại tiền, hồ yên tại hậu”. Hình như khắp nơi đều là sự dạy bảo của thầy, khắp nơi đều có hình bóng của thầy, không nơi nào không có, Ngài ấy giống như sống vậy. “Phu tử tuân tuân nhiên, thiện dụ nhân, bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ, dục bãi bất năng, ký kiệt ngô tài, như hữu sở lập trác nhĩ”. Đối với ta dạy bảo dẫn dắt từng bước một, khiến cho ta từ văn đến lễ, từ học vấn đến tu thân đều muốn ngừng lại cũng không thể, cho dù là khiến cho toàn bộ tài năng của ta đều dùng hết rồi. “Như hữu sở lập trác nhĩ”, thầy của ta hình như đang ở phía trước đợi ta, căn bản không thể theo kịp. “Tuy dục tòng chi”, ta vô cùng muốn đi theo Ngài ấy. “Mạc do dã dĩ”, cảm giác hình như không có lối nào, không biết làm thế nào mới có thể đuổi theo thầy. Thật sự, lời này cũng chỉ có Nhan Hồi mới có thể nói ra được, Nhan Hồi có thể giảng ra được, đây chính là Khổng Tử thật sự. Học sinh của Ngài ấy nhiều như vậy, có thể lãnh hội được điều này quá ít rồi.

Chúng ta lại xem sư phụ Ngài, dưới thiên hạ này người đi theo Ngài học tập kinh giáo, học Nho Thích Đạo trong thời gian dài, cảm nhận của mọi người không hề kém Nhan Hồi, mỗi một người đều cảm nhận rất nhiều. Cảm nhận của mỗi người không giống nhau. Bản thân tôi học cũng không ra làm sao, thật hổ thẹn, nhưng mà tôi nguyện mượn cơ hội này chia sẻ với đại chúng, tôi cũng đặc biệt kêu gọi những đệ tử Phật trong thiên hạ này, đặc biệt là các đệ tử Phật đang theo sư phụ người học tập, mọi người đều tới giảng và chia sẻ thử, chúng ta theo thầy học được cái gì, thầy từ bi ở chỗ nào, vĩ đại ở chỗ nào? Bạn đều nói ra đi, để người trên thế gian này được lợi ích. “Thầy giáo của bạn tốt như vậy, tôi cũng muốn học, bởi vì tôi cũng muốn có được lợi ích này”. Tất cả chúng ta đều nói, Thánh giáo, Thánh nhân thật sự có thể trở nên hưng thịnh. Đây cũng là ước nguyện ban đầu mà chúng tôi làm tiết mục này, luôn hi vọng có thể khiến càng nhiều người được lợi ích, bởi vì chúng tôi được lợi ích rồi, thật quá tốt!

Bạn có người thầy tốt chưa? Chúng tôi trịnh trọng giới thiệu với bạn, chúng tôi tin rằng mọi người bắt đầu xem từ tiết mục tiếp theo, bạn có thể lãnh hội được đời người thật sự cần có vị thầy tốt, gặp được một người thầy tốt là bạn thật sự tu tám kiếp, là đại phước báo tu được trong nhiều đời, bạn thật sự có phước báo đó. Từ buổi sau chúng tôi từ từ chia sẻ với mọi người, tập đầu tiên này chỉ có mười mấy phút, cũng giống như từng câu chuyện nhỏ, có hình ảnh, có thuyết minh. Chúng tôi luôn hi vọng có thể khiến càng nhiều người được lợi ích, như vậy thì nhà nhà thái bình, người người hạnh phúc, đó chính là tâm nguyện của chúng tôi. Chúng tôi cảm ân sự dạy bảo của Phật Đà, cảm ân sự dạy dỗ của sư phụ Ngài. Được rồi, cảm ơn mọi người.

 

Tập 2. Mặt thứ nhất: Không Thể Nghĩ Bàn

Các vị khán giả!

Xin chào mọi người. Hoan nghênh mọi người tiếp tục đón xem. Đây là tập đầu tiên “Đời người cần có vị thầy tốt”. Tiêu đề phụ gọi là gì? Ân sư chính là sư phụ, chúng ta tôn kính gọi Ngài là Ân sư, ân đức của Ngài đối với chúng ta quá lớn, không cách nào dùng ngôn ngữ biểu đạt. Ân sư thánh đức, đức hạnh của Ngài, chúng ta xem sách lịch sử, xem kinh điển, thật sự là đức hạnh mà Thánh nhân mới có, “Ân Sư Thánh Đức Kiến Văn Lục”. Chúng tôi không ngại sự nông cạn của bản thân, chúng tôi học không tốt, rất hổ thẹn, nhưng mà luôn nghĩ đem những điều lợi ích có được nhân cơ hội này chia sẻ với mọi người. Mọi người đều hỏi, anh học thời gian dài như vậy rồi có gì tốt chứ? Ân sư có gì đáng để học tập? Có lợi ích thực sự gì không? Nói nghe thử xem, mọi người trong lúc trà dư tửu hậu cùng nhau chia sẻ thôi. Hôm nay là tập đầu tiên, học Phật được mười năm cũng có chút lãnh hội.

Đầu tiên, tôi nhớ tới cuối năm 2005, khi đó chúng tôi đang làm “Tiểu viện Sơn Tây”. Tôi là người từ đài truyền hình ra, biết biên kịch đạo diễn, biết quay phim. Tôi nói đồ tốt như vậy nhất định phải làm. Khi đó tôi chưa từng gặp qua sư phụ, chỉ xem đĩa. Tiết mục đó làm ra tới Tết Tây năm 2006, khi đó ở Bắc Kinh có rất nhiều người xem đĩa này. Khi đó có hai người, một người là con gái của nguyên soái Diệp Kiếm Anh, chúng tôi gọi là Hội trưởng Lăng Tử; còn có một vị là Trần Hiểu Húc, chính là người diễn vai Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng. Hai vị này đều đem đĩa “Tiểu viện Sơn Tây” đưa cho sư phụ xem. Khi đó hình như sư phụ ở nước ngoài, cứ thế mà kết nên duyên phận này. Tôi không ngờ được là đời này có thể gặp được sư phụ, không có ước mong xa vời này. Sau đó vào tháng 4 năm 2006 tổ chức diễn đàn Phật giáo thế giới, tôi nhớ rất rõ khi đó chủ tịch Tập còn là Bí thư tỉnh Triết Giang, rất giỏi giang, lên bục còn đọc diễn văn. Hội Phật giáo Trung Quốc, cục tôn giáo quốc gia mời các vị cao tăng đại đức trong ngoài nước về tham dự, trong đó cũng có sư phụ, cùng nhau tới Hàng Châu tổ chức. Chúng tôi cùng với Hiểu Húc và chồng cô ấy, còn có rất nhiều người nữa, cùng nhau đến nơi đó để gặp sư phụ. Đó là lần đầu tiên tôi gặp sư phụ. Trước đây có hơn một năm luôn nghe sư phụ giảng kinh, chưa gặp qua ngoài đời, đó là lần đầu tiên. Khi đó ở trong một căn phòng lớn của một vị cư sĩ, có rất nhiều người tới. Lần đầu tiên tôi gặp sư phụ, cảm giác của tôi đích thực là không giống người khác. Bởi vì gặp sư phụ tôi cũng phải chọn một món quà, chọn cái gì đây? Khi đó ở Hàng Châu, tôi đến xưởng in Tây Linh, xưởng nổi tiếng nhất ở bên cạnh Tây Hồ, tôi chọn một cuốn chữ mẫu “Đa Cảnh Lâu Thi Sách” của Mễ Phất. Hôm nay tôi đặc biệt tìm cuốn chữ mẫu này ra, năm đó chính là cuốn này. Tôi rất thích chữ của ông ấy, tôi muốn đem cái này làm quà cúng dường cho sư phụ. Mọi người nhìn chữ của ông ấy đi, đích thực là rất đẹp, tôi rất thích nên đã đem cái này cúng dường cho sư phụ. Lúc đó khi bước vào phòng ấn tượng của tôi rất sâu sắc, cuốn chữ mẫu này được đặt ở trên bàn, khi đó sư phụ đi tới, chúng tôi ở bên này cứ đợi như vậy, đứng thẳng, đứng rất cung kính. Cái này thì để trên bàn, sư phụ còn cách tôi khoảng bốn năm bước chân. Cuốn chữ mẫu này thì đặt ở đó, sư phụ sau khi nhìn thấy thì nói một câu: “Mễ Nam Cung”. Mễ Nam Cung? Khi đó tôi chưa đưa cho sư phụ xem sư phụ đã nhìn thấy rồi. Trong lòng tôi cảm thấy rất kỳ lạ, tôi nói, Mễ Nam Cung này là ai? Sau đó tôi lại mua một cuốn chữ mẫu bên trên có giới thiệu, Mễ Phất là người thời Tống, ông ấy có rất nhiều danh hiệu, thực sự là có một danh hiệu là Mễ Nam Cung. Việc này chúng tôi đều không biết. Sư phụ chỉ nhìn bằng mắt, Mễ Nam Cung, nói thực là nhìn từ xa bạn không thể nào nhìn ra đó là chữ mẫu, bạn không biết được đó là cái gì, vậy mà Ngài nhìn một cái là nói Mễ Nam Cung. Chúng tôi vẫn chưa nói chuyện, vẫn chưa nói lời nào với sư phụ.

Điều này đối với tôi lúc đó rung động không nhỏ, Ngài làm sao mà biết được?

Phát cảnh lần đầu tiên Thầy Trần bái kiến sư phụ

Sư phụ: Mễ Nam Cung à, Mễ Nam Cung à. Xá chào là được rồi, mời ngồi, mời ngồi.

Sau đó mọi người có thể xem băng ghi hình, tôi cung kính trước mặt sư phụ nói đây là quà tôi cúng dường Ngài, một cuốn chữ mẫu.

Phát cảnh lần đầu tiên Thầy Trần bái kiến sư phụ

Thầy giáo Trần: tôi dập đầu trước sư phụ.

Sư phụ: không cần lễ bái, xá chào là được.

Thầy giáo Trần: Một lạy thôi.

Sư phụ: Một lạy, được rồi, mời ngồi mời ngồi.

Thầy giáo Trần: Đây là món quà con tặng người, trong đó còn có một bức thư.

Sư phụ: Hiếu Húc, tụi con, Đại Huệ, lần đầu tiên, ngồi bên này đi.

Cư sĩ Trần Hiếu Húc: Sư phụ nói anh ngồi đó.

Sư phụ làm sao mà biết được? Trước đó thật sự là chỉ nhìn một cái từ xa, nhưng khi Ngài nói thì chúng tôi đều không biết, cái này làm cho tôi động tâm. Đợi đến khi sư phụ ngồi đó, bởi vì khách đến rất nhiều, tôi bèn quan sát sư phụ. Khi đó máy quay vẫn chưa phải là rõ nét lắm, nhưng mà cũng có thể đại khái nhìn thấy. Hôm nay mọi người xem xem, đây là băng ghi hình của mười năm trước, năm đó sư phụ Ngài đã bước vào tuổi tám mươi rồi. Một người tám mươi tuổi ngồi trước mặt chúng tôi, bạn xem làn da trắng hồng hào, vừa mới ăn cơm xong, trắng hồng hào, rất mỏng, thật là giống như không cách nào dùng ngôn từ để hình dung, cũng không có nếp nhăn, tinh thần vô cùng tốt, đôi mắt rất đen, tròng mắt đen, chuyện trò vui vẻ. Nói thực lòng, một người lớn tuổi như vậy, chúng ta không quan tâm xuất gia hay tại gia, ngồi ở trước mặt người bình thường đều ngây ra. Tại sao lại ngây người ra chứ? Tôi gặp phải một người lớn tuổi như thế nào vậy, cao nhân nào vậy? Sao lại nói Ngài ấy cao? Tinh thần không giống người bình thường. Bạn nên nói siêu phàm thoát tục đi, Ngài ấy lại hòa ái dễ gần, nói chuyện rất vui vẻ với bạn. Lại nhìn vào khí sắc của Ngài, da dẻ trên người giống như da em bé, tôi chưa từng gặp qua ai như vậy. Chúng tôi rất nhiều năm về sau có cơ hội tiếp xúc với sư phụ, ở bên cạnh quan sát sư phụ, luôn không có gì thay đổi. Chính điểm này mà tiết mục của chúng tôi gọi là “đời người cần có vị thầy tốt”, chúng tôi bèn có lãnh hội. Lãnh hội gì? Chúng tôi sẽ tìm thầy chứ? Lúc đầu tôi hoàn toàn bị nhiếp phục bởi những cảnh tượng này, Phật giáo gọi là năng lực nhiếp người, lực nhiếp thọ, bạn không phục không được. Tôi ở đài truyền hình trên thì lãnh đạo quốc gia, dưới thì tội phạm tử hình, hạng người nào tôi cũng đều phỏng vấn qua, đều gặp mặt qua, khắp trời nam đất bắc tôi chưa từng gặp qua người nào giống Ngài. Đây là lời thật. Tôi không phải là mê tín, người bình thường không thể nào khiến tôi tâm phục khẩu phục, bởi vì tôi gặp qua quá nhiều rồi. Đây là lời thật. Mọi người xem ở trong băng ghi hình, khi đó tôi mặc một bộ đồ trắng ngồi đối diện sư phụ, mọi người xem, khi đó tôi vẫn còn là bộ dáng của một thanh niên xã hội, khoảng ba mươi tuổi. Nhưng đích thực là tướng mạo của sư phụ, lực chấn nhiếp, lực nhiếp thọ đó khiến tôi tâm phục khẩu phục.

Vậy thì vấn đề thứ hai xuất hiện rồi, vấn đề gì vậy? Tại sao sư phụ lại có tướng mạo tốt như vậy, trên thế gian này rất hiếm gặp. Thế nên nói đời người cần có vị thầy tốt, bạn muốn tìm được một người thầy tốt thực sự thì trước tiên bạn phải bội phục người đó. Bội phục cái gì? Nói văn ông ấy viết rất cao, viết cao siêu cũng vô dụng, bởi vì chúng ta nhìn thấy quá nhiều rồi, bao gồm cả những người không còn trên đời này, bản thân họ nên làm sao sanh làm sao tử, nên làm sao đau khổ, nên làm sao hồ đồ, cũng vậy thôi, viết hay như vậy cũng vô dụng. Sự việc như vậy bây giờ quá nhiều, học văn hóa truyền thống, bao gồm cả những vị Nho gia thời hiện đại, bây giờ quá nhiều rồi. Quá nhiều thì chúng ta làm sao phân biệt được thầy tốt? Phải nhìn trước, đây là lời khuyên mà chúng tôi đưa ra cho mọi người. Chúng tôi đi theo sư phụ bao nhiêu năm như vậy, đầu tiên chính là chúng tôi quan sát, mở to hai mắt ra chúng tôi quan sát. Thế nên nói mọi người không có cơ hội tự mình qua sát sư phụ thì có thể xem qua ti vi, bạn xem người như Ngài trên thế gian này có mấy người, dù sao chúng tôi chỉ gặp được một vị như Ngài. Bạn nói xem trong này có gì hiếm lạ chứ? Bạn có thể tìm được một vị như vậy không? Đây chẳng qua là chúng ta chỉ mới nói tới tướng mạo da dẻ thôi, một người già tám mươi tuổi, khó ở chỗ nào? Khó ở chỗ Ngài làm được. Phật pháp tốt, có thể mang lại sự khỏe mạnh cho con người. Bạn khỏe mạnh không? Khí sắc của bạn ra sao? Da dẻ bạn thế nào? Máu huyết của bạn thế nào?

Sư phụ hình như đã đi kiểm tra sức khỏe ở Úc châu. Bác sỹ khám cho Ngài là người Ấn Độ, là một bác sỹ lớn tuổi, chẩn đoán cho sư phụ khoảng năm phút thì không khám nữa mà ngồi nói chuyện. Tại sao vậy? Nói máu huyết của Ngài giống với máu huyết của người ba mươi tuổi, rất mát mẻ, trong sạch, tốt như vậy đó, còn trẻ hơn là máu huyết của chúng tôi. Chúng tôi là hơn bốn mươi tuổi. Máu huyết của một người hơn tám mươi tuổi lại có được chất lượng như vậy, Ngài ấy làm sao làm được vậy? Cái này khi đó cho tôi tín tâm rất lớn, bởi vì tôi nhìn thấy rồi, sư phụ của tôi là như vậy, tôi nhìn thấy rồi. Ngài ấy không viết trong sách, không giảng trong buổi học, hay là giảng trong phòng thu, không phải giảng thao thao bất tuyệt nhưng khi ra khỏi cửa thì uống một đống thuốc. Cái này là tôi nhìn thấy, Ngài ấy tốt ở điểm nào? Nhìn thầy của bạn đi. Bởi vì chúng tôi nhiều năm làm ký giả luôn lưu tâm quan sát người khác, dụng tâm của chúng tôi đều khá tỉ mỉ. Ngày hôm đó tôi nhớ là buổi chiều ăn cơm, tới tối khi đến được chỗ sư phụ đã là khoảng tám giờ hơn rồi, thực ra đều rất đói, chúng tôi đều chưa ăn cơm. Sư phụ hỏi chúng tôi, hỏi Hiểu Húc nói tụi con ăn chưa. Hiểu Húc nói tụi con ăn rồi, tụi con đều không đói, thực tế là chúng tôi đều rất đói.

Phát cảnh lần đầu tiên Thầy Trần bái kiến sư phụ

Cư sĩ: Đây là một người nổi tiếng

Sư phụ: Mời ngồi, mời ngồi. Đã ăn cơm chưa?

Cư sĩ Trần Hiểu Húc: Dạ ăn rồi.

Cư sĩ: Đây đều là diễn viên nổi tiếng, mọi người cùng nhau tới.

/2
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây