21:52 26/07/2020
01:04 01/04/2014
NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần cuối) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Phật tự chính là một bộ phận giáo dục của Phật giáo. Sau đời hậu Hán thì Trung Quốc có hai loại giáo dục then chốt. Giáo dục của nhà Nho là quốc gia chọn lấy Khổng Tử làm chủ đạo, trong sáu bộ dưới Thủ Tướng có một bộ gọi là Lễ Bộ. Lễ Bộ là Bộ Giáo dục của quốc gia, còn Tự là do Hoàng Đế trực tiếp quản lý. Dưới Hoàng Đế có 9 Tự, Tự quan lớn gọi là Khanh, cửu Khanh. Sau khi Phật giáo đến Trung Quốc, lúc đó có Hồng Lô Tự tiếp đãi khách đến từ nước ngoài (Hồng Lô Tự tương đương với Bộ Ngoại giao ngày nay), về sau Trung Quốc chúng ta muốn để họ thường lưu lại Trung Quốc, không để cho họ đi, vậy thì phải là thế nào? Hồng Lô Tự không thể tiếp đãi dài lâu, nên liền xây dựng một Tự khác, thế là dưới Hoàng Đế liền biến thành mười Tự. Vậy thì Tự này tên gọi là gì? Lúc đó Ngựa trắng kéo kinh Phật tượng Phật từ Tây vực đến Trung Quốc, bạn từ nơi đây có thể thấy được hậu đạo của lòng người Trung Quốc. Công lao của Ngựa trắng chúng ta không thể nào quên ân nó, nên Tự này liền được đặt tên là Bạch Mã Tự. Đây là Phật Tự thứ nhất của Trung Quốc.
01:01 01/04/2014
NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 5) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Điều sau cùng là lợi hòa đồng huân. Lợi, ngày nay chúng ta gọi là đời sống vật chất, ở trong tăng đoàn các vị phải biết. Tăng đoàn cũng có nghĩa rộng, tuyệt đối không hoàn toàn chỉ người xuất gia, những người xuất gia đương nhiên là Tăng đoàn, thế nhưng ý nghĩa của nó không hạn cuộc ở người xuất gia; các đồng tu tại gia, nếu như người một nhà bạn đều học Phật, người cả nhà đều quy y thì cả nhà bạn chính là một tăng đoàn. Có thể thấy được danh từ tăng đoàn này dùng được rất rộng rãi. Vậy thì trong một công ty, từ ông chủ cho đến công nhân đều tu học Phật pháp thì công ty của bạn chính là tăng đoàn. Cho nên tăng đoàn là đoàn thể, nghĩa rất rộng lớn, không phải là nghĩa hẹp, chỉ cần tuân thủ sáu điều giới luật này thì đó chính là một tăng đoàn. Trong tăng đoàn chú trọng có lợi phải chia đều, cách chia đều này cũng không phải nói là mọi người đều một mực bình đẳng. Người xuất gia có thể nói là đời sống nhất mực bình đẳng. Ở trong một tự viện, từ trụ trì đến từng người trong chúng, đãi ngộ đời sống vật chất nhất định là bình đẳng, không có đặc quyền giai cấp. Nhưng trong công ty, từ ông chủ đến công nhân, chức vụ đương nhiên là không như nhau, vậy thì bình đẳng phải nói thế nào vậy? Bạn có thể có được đãi ngộ công bằng thì đó chính là bình đẳng. Do đây mà biết, trong Phật pháp mỗi câu mỗi chữ là sinh động, không phải là khô cứng. Tóm lại mà nói, thật sự phù hợp, hợp tình hợp lý, hợp pháp thì gọi là bình đẳng, đó là sáu phép hòa kính.
00:59 01/04/2014
NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 4) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu (iii) Vị thứ ba là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đại biểu cho trí tuệ, cũng chính là nói chúng ta tu học, cùng ở chung với tất cả đại chúng thì chúng ta phải tận hiếu. Tu trì của chúng ta nhất định phải căn cứ vào lý trí, không được làm việc theo cảm tình. Bồ Tát Văn Thù đại biểu lý tánh, Ngài là trí tuệ, là lý luận, không phải là cảm tình. Cảm tình thì là phiền não, có mê hoặc; lý tánh là giác, sau cùng đạt đến cứu cánh, đó là hiếu từ lý trí.
00:57 01/04/2014
NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 3) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Giáo dục của thời xưa đều là dạy căn bản trí trước. Căn bản trí gọi là Vô tri. Không như trường học hiện tại, giáo học của hiện tại chỉ có thể đào tạo nhân tài, không thể đào tạora thánh hiền, giáo dục của thời xưa có thể đào tạo nhân tài, cũng có thể đào tạo ra thánh hiền, vì trên phương thức giáo dục, trên tư tưởng, trên giáo dục không giống nhau.Bạn xem, Trung Quốc thời xưa, nếu như các vị đọc qua Lễ ký, thì bạn sẽ thấy tiểu học của Trung Quốc, trẻ em 7 tuổi đi học, khi đi học thì liền theo thầy, không theo cha mẹ nữa. Ở vào thời đại đó, đại khái mỗi một tháng thì mùng một, mười lăm nghỉ học có thể về nhà thăm cha mẹ. Hiện tại chúng ta dùng ngày tháng của phương tây, lấy ngày chủ nhật làm ngày nghỉ, ngày nghỉ của thời xưa Trung Quốc đại khái là ngày mùng một, mười lăm, năm mới nghỉ học có thể về nhà thăm cha mẹ, bình thường học sinh phải theo thầy giáo. Thầy giáo dạy cái gì? Dạy giáo dục đời sống, dạy học trò tưới nước quét nhà, đối đáp, giáo dục những thứ này, dạy học trò làm việc, dạy học trò làm thế nào hiếu dưỡng cha mẹ, làm thế nào cùng sống hòa thuận với anh em chị em, cho nên đó là thuộc về giáo dục đời sống. Từ nhỏ đã bồi dưỡng nên biết được hiếu đễ.