TẬP 068, Nhân Sinh Thù Nghiệp, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, lần thứ 11, 2010

admin

3 năm trước

1211 lượt xem
 Thêm vào Playlist  Báo cáo

Chọn nội dung báo cáo

Không phát được
Nội dung không phù hợp
Nội dung vi phạm bản quyền
Lý do khác ( Kiểm duyệt lại Video)
Gửi báo cáo
[Lão Pháp Sư Tịnh Không]: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[TẬP 68]: Nhân Sinh Thù Nghiệp.

Chúng ta sống trên thế gian này, cần phải lặng yên để phản tĩnh.  Ta đến thế gian này,  như lời Đức Thế Tôn nói “Nhân sinh thù nghiệp”. Quý vị  đến để làm gì? Trong Kinh Phật nói rất hay, đại đa số người là đến đền trả nghiệp báo. Sống trong qúa khứ tu phước thì đến Thế Giới này để hưởng phước. Còn sống trong quá khứ tạo nghiệp thì đến Thế Giới này để chịu tội. Đây là điều Đức Thế Tôn nói với chúng ta. Vì sao đến thế gian này? Do hai nguyên nhân này mà đến. Điều mà Đức Phật Thích Ca nói là quả báo. Có phải nó bất biến chăng? Không phải. Ở trước chúng ta đọc qua, tất cả pháp không có tự thể, do duyên mà sanh, nên không có pháp nào là pháp nhất định. Nó thay đổi trong từng sát na. Vì sao bị biến đổi? Tuỳ theo ý niệm mà thay đổi. Tất cả pháp chắc chắn không tách rời ý thức của ta. Ý thức chính là ý niệm. Ý niệm thiên biến vạn hoá. Niệm trước là ác, niệm sau là thiện, đó chính là biến. Biến nhanh, biến chặt chẽ. Sau khi biến rồi còn  duy trì được, là lời dạy của Thánh Hiền. Chúng ta biết trong quá khứ có rất nhiều suy nghĩ sai lầm, rất nhiều quan niệm sai lầm, hiện nay rất phổ biến.

Con người nghĩ đến điều gì? Con người nghĩ đến tiền, nhìn đến tiền. Mắt chỉ thấy tiền thì không thể thoát ra được. Đó chính là xã hội ngày nay. Trên toàn cả Thế Giới, bất luận là quốc gia địa phương nào. Chúng tôi thường đi du lịch đi tham quan nên biết. Giá trị quan thật là điên đảo. Người xưa coi tiền rất nhẹ, còn đạo đức thì rất coi trọng. Nên xã hội xưa, người cũng có địa vị trong xã hội. Trước đây trong xã hội này có câu: “Sĩ nông công thương”. Người xưa sắp thứ tự này là từ trái qua phải. Đây là khi ta nhìn đối diện. Sĩ, Nông, Công, Thương. Nhưng người ngoại quốc thì nhìn tương phản với chúng ta. Người ngoại quốc nhìn vật gì là từ bên này bắt đầu. Từ bên này, thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư. Như đằng sau giảng đường của chúng ta chữ của Lão Triệu Bộc viết “Tri ân báo ân” là sắp xếp theo cách của truyền thống xưa Tri ân báo ân. Ngoại quốc thì ngược lại “Ân báo ân tri”, họ đọc như vậy. Nhưng Sĩ Nông Công Thương đọc phản lại thì đọc cách nào? “Thương Công Nông Sĩ”, Thương sắp lên hàng số nhất.

Thật vậy, khắp xã hội đều là thương nhân. Quý vị  xem, Thầy giáo dạy học, Thầy giáo cũng là học thương học buôn. Đem việc học để mua bán. Nhà trường biến thành tiệm hoc  tiệm học . Bác sĩ là y thương. Bất kể làm nghề gì, họ đều đem tiền để ở hàng đầu, đây chính là thương. Điều này so với trước đây thì hoàn toàn điên đảo, đem luân lý đạo đức xếp ở sau cùng. Thậm chí cuối cùng cũng không còn nữa, xem thường nó, không dùng, không cần nữa. Không cần những thứ này, có tiền là được rồi. Cho nên quý vị  hãy quan sát thật kỷ càng, Đến cả Tôn Giáo cũng biến thành tiệm buôn.

 

Nam Mô A Di Đà Phật!
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
淨土大經解演義
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Thời gian: Ngày 25 tháng 06 năm 2010
Địa điểm: : Hiệp Hội Phật Đà Giáo Dục - Hồng Kông
Chuyển ngữ: Tử Hà
Giảo chánh:  Bình Minh

Đánh giá: 1 điểm/1 bình chọn

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Video mới hơn

Video cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây