THI CÔNG CÁC BÚI TÓC CỦA ĐẠI TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ

THI CÔNG CÁC BÚI TÓC CỦA ĐẠI TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ

 21:50 22/09/2018

Phần mở đầu của bản sớ luận Kinh Bổn Sanh tên là Nidanakatha có kể rằng, Bồ tát (sau này là Đức Phật Thích Ca) thấy đầu tóc của Ngài không thích hợp với một khất sĩ nên Ngài lấy dao mà tự cắt đi. Tóc còn lại dài khoảng hơn 3cm, xoáy về phía phải và cứ giữ như thế cho đến khi hết đời; râu của Ngài cũng như thế.

Một trong 18 vị La Hán tại chùa Vân Gia

Thân thế của 18 vị La Hán

 20:39 11/02/2018

Nhân dịp sắp khai hội hoa xuân tại chùa Khai Nguyên và chùa Vân Gia tại đây quý vị sẽ gặp rất nhiều các tôn tượng thập bát La Hán được bố trí an tọa xung quanh khuôn viên chùa, xin giới thiệu về thân thế và hình ảnh của 18 vị La Hán đang an tọa tại chùa Vân Gia, giúp chúng ta hiểu về thân thế của các vị La Hán, khi du xuân và đảnh lễ các ngài tại khắp các ngôi chùa trên mọi miền Tổ Quốc,

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

 23:12 01/04/2014

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Vạn vật hài hoà, thiên hạ thái bình) Tập 2 DÂN TỘC TRUNG HOA ĐÃ ĐẾN LÚC NHẬN TỔ QUY TÔNG PV: Một người bắt đầu từ nhỏ cho đến khi kết thúc mạng sống sẽ không ngừng suy nghĩ về vấn đề là ta từ đâu đến, ta là ai, và ta sẽ đi về đâu? Tương tự như vậy, một quốc gia, một dân tộc cũng cần phải trả lời vấn đề này, nếu không thì họ sẽ không xác định được vị trí của mình và phương hướng phát triển sau này. Mười một năm trước, Trung Quốc có tổng cộng chín vị đại hiền đại đức, bao gồm những người như ngài Triệu Phác Sơ, đã cùng nhau đưa ra đề án chánh hiệp số 016. Đề án này đã kêu gọi khẩn cấp về giáo dục giá trị quan tư tưởng truyền thống Trung Quốc, họ nói rằng: giá trị quan và tư tưởng truyền thống là kết tinh trí tuệ của dân tộc chúng ta. Kinh điển truyền thống là chất truyền tải khổng lồ của tâm hồn dân tộc. Những điều này là nền tảng cho sự phát triển và sinh tồn của dân tộc chúng ta, là sức gắn kết của dân tộc mấy ngàn năm nay nên tuy nhiều lần gặp tai nạn mà không bị tan rã. Nếu như để di sản văn hóa đó bị tiêu diệt, thì chúng ta sẽ là tội nhân của dân tộc, tội nhân của lịch sử. Mọi người cầm cuốn sách xưa mà không hiểu gì cả là có lỗi với liệt tổ liệt tông, là có lỗi với nhân dân thế giới, có lỗi với nhân loại. Mười một năm đã trôi qua, những người đại biểu cho lương tâm của dân tộc như ngài Triệu phác Sơ đã lần lượt ra đi, nhưng vấn đề đó vẫn còn để đó, bây giờ chúng ta cần phải đem trí tuệ và dũng khí để tìm ra câu trả lời hay nhất.

Lễ vía Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát 19 tháng 02

Lễ vía Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát 19 tháng 02

 04:32 20/03/2014

Trong Kinh Đại bi Tâm Đà Ra Ni, đức Phật Thích Ca dạy ngài Anan rằng trong vô lượng kiếp về trước, Quán Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ Tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sinh, ngài mới hiện thân làm Bồ Tát, danh hiệu là Quán Thế Âm, thường trụ thế giới Ta-bà, đồng thời cũng là thị giả trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Mi Đà ở Tây phương Cực Lạc. Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), Bồ tát Quán Thế Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng bồ tát khác và Phật A Mi Đà, trước khi phát nguyện lớn, ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm, người sau này là Phật A Mi Đà. Bồ tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, Đức Phật A Mi Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cũng sẽ nhập niết bàn, khi đó Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc, thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Quán Thế Âm Bồ Tát được gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát, ẩn tàng một triết lý sâu xa và phương thức tu tập nhiệm mầu nhờ quán chiếu mà được tự tại, giải thoát. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sinh xưng danh hiệu mình thì tức thời tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm nghìn vạn ức chúng sinh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm tức thì quán sát âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát. Cũng theo kinh này thì Quán Thế Âm Bồ tát có 32 ứng hóa hiện thân là thân Phật, Bích Chi (Duyên Giác), Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên, Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang. Sau này lại có thêm 33 hóa thân khác của Quán Âm, những hóa thân này không dựa vào Kinh sách mà chỉ dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo kết hợp với 33 Ứng hóa thân trên pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa mà tạo thành, đó là các hồng danh: Dương Liễu Quán Âm, Long Đầu Quán Âm, Trì Kinh Quán Âm, Viên Quang Quán Âm, Du Hý Quán Âm, Bạch Y Quán Âm, Liên Ngọa Quán Âm, Lang Kiến Quán Âm, Thí Dược Quán Âm, Ngư Lam Quán Âm, Đức Vương Quán Âm, Thủy Nguyệt Quán Âm, Nhất Diệp Quán Âm, Thanh Cảnh Quán Âm, Uy Đức Quán Âm, Diên Mạng Quán Âm, Chúng Bảo Quán Âm, Nham Hộ Quán Âm, Năng Tĩnh Quán Âm, A Nậu Quán Âm, Vô Úy Quán Âm, Diệp Y Quán Âm, Lưu Ly Quán Âm, Đa La Quán Âm, Cáp Lỵ Quán Âm, Lục Thời Quán Âm, Phổ Bi Quán Âm, Mã Lang Phụ Quán Âm, Hiệp Chưởng Quán Âm, Nhất Như Quán Âm, Bất Nhị Quán Âm, Trì Liên Quán Âm, Sái Thủy Quán Âm.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây