MỘT MÔN THÂM NHẬP CHO ĐẾN KHI KHAI NGỘ
Giáo viên: Xin kính chào thầy!
Thầy Trần: Xin chào mọi người! Tiết mục đặc biệt “học vấn dạy con” này của chúng ta, “đọc sách ngàn lần” đến nay là tập thứ ba rồi. Các cô hãy đem cương lĩnh ra nói với mọi người một lần, bởi vì các cô đã đích thân thực tiễn.
Giáo viên: Khi các em vừa bước vào lớp học để đọc sách, lúc này tâm của chúng không thể nhanh chóng an định lại được, cho nên trước tiên phải để cho chúng được an định cái tâm lại. Do đó, trước tiên cứ đứng nghiêm một lúc như vậy, đến khi tâm bình, khí hòa rồi mới bắt đầu đọc.
Thầy Trần: Thường thì mất bao lâu?
Giáo viên: Thông thường chỉ mất vài phút là được, năm phút là đủ rồi.
Thầy Trần: Ngồi yên tĩnh hoặc là đứng nghiêm. Bạn xem, lớp học này thật là im ắng không tiếng động, các em học sinh đều biết là đang thâu nhiếp tâm lại. Vừa mới từ bên ngoài chạy vào, hoặc vừa mới thức dậy, hoặc vừa ăn cơm xong, trong miệng vẫn còn vị cay của ớt, vậy thì không được. Cho nên nhất định phải ghi nhớ, trước khi đọc sách thì phải rửa tay, súc miệng, chỉnh sửa lại quần áo, áp dụng câu “bàn học sạch, bút nghiên ngay” mà dọn dẹp mọi thứ cho sạch sẽ. Vì sao vậy? Bạn đọc một hồi thì chóng mặt, vì sao vậy? Buổi trưa ăn củ hành nên thấy khó chịu. Vậy thì không được, cho nên những thứ bên ngoài đều phải chỉnh lý cho tốt. Việc này rất là quan trọng.
Giáo viên: Trong thời gian đứng im năm phút này không được nghĩ tưởng lung tung, tốt nhất là cho chúng niệm Phật. Hơn nữa, cũng phải niệm thật chậm. Ví dụ như niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật (mời nghe video để biết cách niệm như thế nào) từ ba đến năm phút thì tâm của chúng sẽ an định trở lại,
Thầy Trần: Chỉ cần niệm nhỏ, tập thể cùng niệm nhỏ thì cũng được, cũng có thể nhiếp thọ được tâm của học trò.
Giáo viên: Còn có rất nhiều bạn buổi sáng sau khi thức dậy vẫn còn hôn trầm, còn mơ màng, vào lúc đó thì việc thầy cô nhắc nhở là rất quan trọng. Bởi vì thời gian quý báu nhất trong một ngày là sáng sớm. Nếu như bắt đầu một buổi sáng mà hôn trầm mơ màng thì cả ngày sẽ không có tinh thần. Cho nên khi chúng tôi nhìn thấy có một số em học sinh, buổi sáng mà bị hôn trầm thì sẽ tự nhắc nhở mình, ý niệm nhắc nhở mình trong tâm là “không được ngủ, không được hôn trầm, đây là việc đáng xấu hổ”. Chúng tự nhắc nhở mình như vậy, chúng sẽ tự lấy lại tinh thần, và ngày đó trạng thái tinh thần đều rất tốt. Hơn nữa, việc này cùng với số lượng thời gian ngủ nghỉ không có liên quan với nhau. Có bạn học buổi tối còn bận rộn giúp thầy cô thu dọn sách vở, sắp xếp lại tài liệu nên ngủ rất muộn, buổi sáng vẫn là đúng năm giờ thì thức dậy, như vậy thì chúng sẽ dùng phương pháp này để nhắc nhở chính mình, để cho mình được tỉnh táo, ngày hôm đó của các em vẫn là rất có tinh thần, tràn đầy sức sống, không có liên quan đến việc thiếu thời gian ngủ nghỉ.
Thầy Trần: Phương pháp này quan trọng nhất là gì vậy?
Giáo viên: Là tâm xấu hổ.
Thầy Trần: Đúng vậy, đọc cùng với mọi người và đọc một mình là không như nhau, cho nên con cái cần phải có một ngôi trường tốt. Người ta đều rất tốt tại sao một mình mình lại kém như vậy? Chúng sẽ tự so sánh, cho nên đích thực là không có cách nào, ở nhà tự đọc thì càng đọc càng buồn ngủ, chúng không có gương để noi theo. Cho nên tập hợp lại cùng nhau đọc là quan trọng, vì chúng ta có thể nhìn ra được bản thân mình có một chút hôn trầm, còn những người xung quanh đều đọc dõng dạc, rất có tinh thần, chuyên tâm nhất trí, thành tâm thành ý, từ trường xung quanh đều có sự ảnh hưởng nhất định. Từ trường đó đối với chúng đều có ảnh hưởng, vì nếu như bạn tìm mấy em học sinh đọc sách kiểu cà lơ phất phơ để đọc chung thì chi bằng đừng tìm. Đây đều là vấn đề lớn.
Giáo viên: Tập thể cùng đọc sách thì nhất định phải đều đặn, chỉnh tề, nghiêm túc. Đầu tiên âm thanh phát ra phải đều đặn, không thể người đọc nhanh, người đọc chậm. Việc này là không được. Còn nữa, cũng không thể đột nhiên nửa chừng lại có một người đọc với một âm điệu khác, hoặc âm thanh của một ai đó quá lớn, hoặc âm thanh ai đó nghe the thé. Âm thanh như vậy rất khó nghe.
Thầy Trần: Vậy là phải bị đòn. Đây gọi là phá hoại tu học. Tội đó rất nặng. Cho nên khi vừa mới bắt đầu phải đem nội quy, kỷ luật nói rõ ràng với các em. Đọc tụng có quy củ của đọc tụng, ai mà phá hoại thì sẽ bị xử phạt rất nghiêm. Cho nên những quy củ này phải nói trước, giảng trước. Ai làm loạn, cảm thấy như vậy là vui thì sẽ đuổi người đó về. Một người có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nhiều người, cho nên bài học về “đọc sách nghìn lần” này trước khi bắt đầu học là lựa chọn các em học sinh. Ai là người được vào lớp này, thầy cô và các phụ huynh phải suy nghĩ rõ ràng, phải nhìn cho rõ.
Giáo viên: Đích thực là như vậy. Ví dụ như nói, nhiều người dễ bị hôn trầm, mỗi buổi học đều hôn trầm thì chúng ta không thể để bạn đó ở trên cùng.
Thầy Trần: Đều đưa ra phía sau cùng.
Giáo viên: Đúng vậy, dời ra sau cùng hết.
Thầy Trần: Vì sao vậy? Bản thân bạn không có tiến bộ, bản thân bạn không có tâm xấu hổ, cứ ở đó cam tâm đọa lạc, vậy thì đưa ra đằng sau. Nếu không, cứ ở phía trước để cho mọi người nhìn thấy ngả nghiêng xiêu vẹo thì sẽ ảnh hưởng đến những đồng học đọc sách khác.
Giáo viên: Ngoài ra, ví dụ như hai bạn học nào thường hay loay hoay hấp tấp thì không thể để họ ngồi gần nhau, nhất định là một người tương đối an định ngồi gần một người hay lay hoay, như vậy thì có thể cân bằng cho nhau. Thêm nữa, việc nghiêm túc trong lúc tập thể cùng đọc sách kỳ thực chính là tâm cung kính. Khi trẻ đọc sách mà không có tâm cung kính thì tuyệt đối không thể được lợi ích. Một phần cung kính được một phần lợi ích. Việc này thì tất cả các bạn học đều có sự thể hội sâu nhất.
Thầy Trần: Tâm cung kính có tiêu chuẩn hay không? Có, tri chỉ thì sau đó có định. “Chỉ” nghĩa là gì? Giống như lúc trước tôi đã nói, đứng có dáng đứng, ngồi có dáng ngồi, tay phải đặt như thế nào, sách phải để như thế nào, đầu óc không tập trung thì không được. Chỉ có dùng phương pháp này thì chúng mới có thể khiến cho tâm cung kính của mình sinh khởi ra.
Giáo viên: Như thầy đã nói đến quy củ, trong lúc các bạn nhỏ đọc sách vẫn còn một điểm. Đó là khi chúng nghỉ ngơi giữa giờ, đi nhà vệ sinh hay đi uống chút nước đều không thể nói chuyện.
Thầy Trần: Là không thể nói chuyện.
Giáo viên: Chúng tán gẫu với nhau thì có thể sẽ làm hỏng hết hiệu quả của một giờ đọc sách vừa qua, tâm sẽ loạn trở lại. Thêm nữa, lớp học chúng con đều có rất nhiều sách ngoại khóa. Khi chúng vừa tan học mà đọc những loại sách thiếu nhi, truyện tranh cũng không được. Nếu chúng xem những sách này thì khi bắt đầu đọc sách sẽ suy nghĩ về quyển sách vừa mới đọc. Việc này nhất định là có ảnh hưởng đối với chúng.
Thầy Trần: Yêu cầu này của các cô vô cùng cần thiết. Công phu tám tiếng đồng hồ này, thành quả tu học này nhất định phải chú ý đừng để những việc trong lúc nghỉ giải lao làm hư hỏng hết. Buổi sáng các cô học ba tiếng rưỡi không có nghỉ ngơi phải không? Có thể đi nhà vệ sinh nhưng hình như không có đi uống nước phải không?
Giáo viên: Đi nhà vệ sinh và đi uống nước đều không được tùy tiện. Giữa tiết sẽ cho chúng thời gian năm phút để các em cùng nhau đi vệ sinh hoặc uống nước.
Thầy Trần: Các cô nói đó là buổi sáng phải không?
Giáo viên: Đúng vậy.
Thầy Trần: Buổi sáng được nghỉ năm phút giữa giờ.
Giáo viên: Buổi sáng vẫn được nghỉ năm phút giữa giờ. Nếu không thì cứ một lúc lại chạy đi vệ sinh. Cứ chạy đi nhà vệ sinh như vậy thì không được. Các em cũng không thể chốc chốc lại đi uống nước. Nếu như đi thì tất cả cùng đi, sau đó thì cùng về lại lớp. Chưa đến thời gian quy định thì không được đi. Bởi vì nếu có bạn học rời khỏi chỗ thì việc đi lại này sẽ ảnh hưởng người khác.
Thầy Trần: Vậy thời gian buổi chiều thì sao?
Giáo viên: Cũng như vậy, giữa giờ được nghỉ năm phút.
Thầy Trần: Cũng là được nghỉ ngơi năm phút giữa giờ.
Giáo viên: Đúng vậy.
Thầy Trần: Tổng cộng tám tiếng đồng hồ được nghỉ 10 phút. Nhất định phải ghi nhớ, 10 phút này có thể phá hoại 8 tiếng học tập của các em. Ngồi nói chuyện phiếm, xem truyện tranh, xem Kinh điển còn không được, toàn bộ đều là “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, trong đầu chỉ toàn là Kinh điển này, không lúc nào quên. Đây gọi là đô nhiếp. Bạn xem, bên ngoài là “chỉ”, bên ngoài là được định, tri chỉ sau đó được định, tâm được an định. Bên ngoài an định thì bạn nhìn thấy được, phía sau mới có thể có tịnh, có lự. Cho nên tất cả những yêu cầu, những điều kiện, quy củ này của các cô đều vì để đảm bảo chất lượng của 8 giờ đồng hồ. Bạn đừng xem thường năm phút nghỉ này, rất dễ dàng bị làm cho hỏng hết.
Giáo viên: Ngoài ra, 1000 lần này có thể cần đến 20 ngày, thậm chí là 30 ngày mới có thể đọc hết. Trong khoảng thời gian này tốt nhất là đừng để bị gián đoạn. Ví dụ như đọc được ba ngày, hai ngày sau đó đi làm việc khác, ngưng lại rồi, sau đó lại tiếp tục đọc tiếp. Nếu như vậy thì cũng sẽ không có hiệu quả. Trường kỳ huân tu không thể gián đoạn.
Còn nữa, trong quá trình đọc sách, ví dụ như, tốt nhất trong lớp học không nên có đồng hồ báo giờ, để cho chúng một lòng một dạ đọc sách. Lúc nào đến giờ đi nhà vệ sinh thì lớp trưởng đi tuần hoặc giáo viên chủ nhiệm sẽ nói với mọi người. Trong quá trình đọc sách này, trong đầu của học sinh chỉ có Kinh điển. Ngoài việc này ra, những thứ khác chúng đều không cần suy nghĩ.
Thầy Trần: Hay nói cách khác là chỉ có “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Các em đang đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” mà, cho nên không có thứ gì khác nữa. Không thể cứ ngẩng đầu lên nhìn thời gian. Việc đó không liên quan đến các em. Số lần đọc cũng không cần đếm.
Giáo viên: Đúng vậy. Những việc này đều là lớp trưởng và chủ nhiệm lớp sẽ phụ trách.
Thầy Trần: Nhiệm vụ của bạn chính là đô nhiếp vào trong văn tự của kinh điển, sáu căn đều dùng vào việc này.
Giáo viên: Ngoài ra, thưa thầy, việc lựa chọn Kinh điển rất quan trọng. Lần này thầy đã chọn cho chúng con “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Chúng con cũng muốn cầu giáo với thầy, việc lựa chọn Kinh điển rốt cuộc thì phải chú ý những gì?
Thầy Trần: Các em đọc sách thì có em lớn có em nhỏ. Nhỏ tuổi quá (hai - ba tuổi) thì không thích hợp “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, sẽ thích hợp đọc “Đệ Tử Quy”, thích hợp “Tam Tự Kinh”. Lớn hơn một chút thì hiểu chuyện hơn một chút, sáu- bảy tuổi thì thích hợp “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” rồi. Vì sao vậy? Vì “Đệ Tử Quy” thì chúng đã thuộc làu làu rồi. “Cảm Ứng Thiên” tốt ở chỗ nào? Bạn xem, tiêu chuẩn của thiện, tiêu chuẩn của ác đều được liệt kê ra rất là rõ ràng, trắng đen phân minh.
Tôi có một cách nghĩ, những lời này khiến cho cả đời này của chúng mở miệng là thốt ra, ghi khắc sâu sắc trong tâm trí của chúng. Hay nói cách khác, chúng sẽ khắc ghi tiêu chuẩn của thiện ác trong tâm. Người tốt được dạy ra như thế nào? Tiêu chuẩn thiện ác, đúng sai, đẹp xấu, trí ngu, không có một chút hàm hồ nào. Bản thân bạn đều tự biết, hơn nữa mọi người đều thống nhất, kiến hòa đồng giải. Nếu như bạn nói “vô cố tiễn tài” ở trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, hiện tại có người nào mà không phạm tội này? Người người đều phạm. Bạn nói tôi không có phạm, cây kim cọng chỉ tôi còn không biết xỏ. Không phải vậy, bạn lấy tiền đi mua thì phạm tội rồi, bạn giúp đỡ họ phạm tội “vô cố tiễn tài”. Thế nào gọi là “vô cố tiễn tài”? Vì tiền mà làm ra quần áo để kiếm tiền, vì hưởng thụ mặc đẹp mà đi mua quần áo, đây gọi là “vô cố tiễn tài”, vô cớ cắt vải. Bạn có phạm hay không? Có. Các bạn nhỏ nghe minh bạch rồi, tương lai sẽ không phạm cái lỗi này, sẽ không phạm cái tội này, chúng sẽ không bị cái ác báo này. Thầy cô đã dạy rồi, nên mở miệng là chúng có thể nói ra ngay (ý là nói chúng có thể biết được ngay).
Bạn xem, người ta mua quần áo vô tội vạ là vô cố tiễn tài. Chúng biết, chúng rõ lý, cho nên những Kinh điển mà chúng đã đọc trong cuộc sống tương lai sẽ tùy lúc mà đem ra dùng. Hơn nữa, tuy rằng chúng không nói nhưng khi nhìn thì biết, những loại quần áo đó đều là vô cố tiễn tài, những tiệm quần áo đó thảy đều là vô cố tiễn tài. Vì sao vậy? Bạn xem hiện tại có người nào mà tủ quần áo của họ khi mở ra không đầy ắp cả chứ? Không cần thiết thì gọi là vô cớ. Nếu bạn nói bạn là vì muốn được hưởng lạc là bạn đã sai rồi. Đây là tăng trưởng tham sân si mạn của bạn, tăng trưởng lòng tham của bạn. Dường như là kinh tế phát đạt rồi, trên thực tế là đã phá hoại mất đức hạnh của người khác. Việc đó sẽ có ác báo. Các nhà kinh tế học thì không cần nói, sau khi họ đã lấy tiền của bạn, dường như kinh tế phồn vinh thì ác báo tai nạn có đến họ cũng bất chấp, bởi vì họ không hiểu, họ không biết hai việc này là có mối quan hệ nhân quả với nhau. Cho nên quả báo thiện ác như bóng với hình.
Mọi người thể hội Kinh văn này rồi, một chữ cũng không thể thay đổi, hơn nữa cũng đã nói rất hay. Ví dụ như bóng theo hình, độ dài của một đồ vật và bóng của nó sẽ theo một tỷ lệ nào đó, tuyệt đối bóng của nó không dài hơn một chút. Vật như thế nào thì bóng của nó như thế ấy. Việc này chứng tỏ cái gì? Bạn làm thêm một chút việc xấu thì nhất định sẽ có thêm một chút ác báo, ít một chút thì ác báo cũng ít một chút. Nghĩa là những thứ này và cái bóng của nó có liên quan với nhau, bạn phải tìm nguyên nhân từ trên bản thân của mình, đừng có tìm ở nơi cái bóng, không nên tìm nguyên nhân từ trên ác báo. Ý của điều này là như vậy. Cho nên khi chúng vừa hiểu chuyện, khi được năm, sáu tuổi thì cho chúng đọc Kinh điển.
Bộ tiếp theo tôi sẽ cho chúng đọc là bộ gì? Là “Kinh Vô Lượng Thọ” từ phẩm 32 đến phẩm 37. Phẩm 32 đến 34 được tính là một phẩm, đọc trong 10 phút. Sau đó thì sao?
Giáo viên: Phẩm 35 là một phẩm,
Thầy Trần: Phẩm 35 thời gian dài hơn.
Giáo viên: Đúng vậy, được làm riêng thành một đoạn.
Thầy Trần: Phẩm 36 đến 37 thì có thể đọc trong 10 phút, đều phải đọc một nghìn lần. Phải để Kinh Phật thâm nhập sâu vào trong xương tủy những đứa trẻ này. Những học trò này mới 7, 8 tuổi hoặc 11, 12 tuổi, bạn xem, cuộc đời này của chúng có tuyệt vời hay không? Chúng tương lai cứ dùng những cái này để chỉ dẫn cho cuộc sống của chính mình, nếu như có thể làm được thì đây là hiền nhân, quân tử, Thánh nhân, đúng không? Cho nên phải biết chọn lựa Kinh điển để đọc. Đặc biệt là “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, các vị hỏi tôi vì sao mà chọn bộ này? Vì bộ này là giáo dục nhân quả. Đây là sư phụ đã dạy, thế giới ngày nay, giáo dục về luân lý đạo đức là quan trọng nhưng cũng có những lúc không hiệu nghiệm, cái còn có hiệu quả hơn luân lý đạo đức chính là giáo dục nhân quả, cho nên tôi chọn “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” trước tiên. “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” cùng với cuộc đời con người có liên quan mật thiết, cho nên tôi nghe các cô nói, nghe các bạn chia sẻ, những bạn học này nhìn thấy sự tình gì cũng ứng dụng được, chúng lập tức liền có thể đối chiếu với Kinh điển. Như vậy là quá tốt rồi. Các tiết mục phía sau mọi người cứ thong thả mà xem, các bạn nhỏ của chúng tôi ở đây đều sẽ lên nói về thể hội từ việc “đọc sách ngàn lần”.
Giáo viên: Thưa thầy, thầy vừa mới nói đến việc sẽ đọc “Kinh Vô Lượng Thọ” từ phẩm 32 đến phẩm 34 và được tính thành một phần Kinh điển, vậy có phải là khi chọn Kinh điển không nên quá dài hay không?
Thầy Trần: Mọi người phải nên ghi nhớ, nếu như kinh điển được chọn để đọc này rất dài, ví dụ như “Kinh Pháp Hoa”, cha tôi đã đọc qua, một ngày đọc một bộ “Kinh Pháp Hoa”, vậy thì không được.
Giáo viên: Không phải như vậy cũng là chuyên chú tập trung vào trong việc đọc sách đó hay sao?
Thầy Trần: Có thể chuyên chú nhưng lại không có đọc đi đọc lại, từ sáng đến tối đọc được có một lần. Trong khi các bạn ở đây thì một ngày có thể đọc đi đọc lại hơn 50 lần, mỗi lần 10 phút. Đọc đi đọc lại để làm gì? Sư phụ đã nói với chúng ta, một đĩa VCD một tiếng đồng hồ, một ngày xem mười lần. Đây là lặp lại, phải trường kỳ huân tu. Lợi ích của lặp lại là gì? Lợi ích của việc lặp lại cũng giống như niệm Phật vậy, A Di Đà Phật A Di Đà Phật A Di Đà Phật, tâm của chúng sẽ dần dần định được. Sự việc này cứ lặp đi lặp lại, sau cùng thì chúng sẽ định lại được. Bạn cứ nói điều mới với chúng, chúng cứ đọc cái mới, thì tâm của chúng sẽ khó định lại được. Các vị phải thể hội. Cho nên, sư phụ nói các đĩa thông thường, hoặc là một quyển sách cũng được, ít nhất phải xem 30 lần. Đây là là có ý gì vậy? Chúng tôi lựa chọn kinh điển này có hơi ngắn một chút, do đó mỗi ngày các em đều lặp lại được rất nhiều lần. Như vậy chúng sẽ thể hội “nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Cảm giác này sẽ tương đối nhanh, chúng sẽ có thể có một chút cảm giác nào đó. Nếu như một bộ kinh mà một ngày mới đọc xong vậy thì cần cả tuần lễ thì chúng mới có được chút cảm giác, vậy thì cũng không dễ rồi. Đặc biệt là trẻ con, chúng còn quá nhỏ, lời ít ý nhiều, đơn giản rõ ràng, lanh lảnh lưu loát, chỉ 10 phút là tốt nhất. Cho nên nhất định phải biết, những thứ này có ảnh hưởng tới trẻ rất lớn, chính là lặp đi lặp lại, đọc tới đọc lui. Nếu như dài quá thì bạn không có cách nào lặp đi lặp lại.
Giáo viên: Thưa thầy chúng con cũng phát hiện việc “đọc sách nghìn lần” này thì thầy cô rất quan trọng. Thầy cô nhất định phải ở trong lớp học để quan sát những học trò này. Nếu như nói được rồi, đọc sách xong rồi, cũng không cần đến thầy cô bám sát nữa, các em cứ ở đó mà đọc đi thì không có tác dụng, không có ai quản chúng thì không được. Hơn nữa, khi thầy cô ở trong lớp học, thầy cô đều phải đem tâm đặt vào Kinh điển và an ở đó. Nếu như thầy cô ở đó mà thầy cô xem thứ khác, còn các em thì đọc một sách khác, thì thầy cô sẽ không biết các em có vấn đề, không phát hiện ra vấn đề của các em. Cho nên tốt nhất vẫn là thầy cô đứng ở trước mặt tất cả học sinh để các học sinh đều có thể nhìn thấy, và cầm quyển sách chăm chú nghiêm túc chỉ tay đọc cùng với học sinh. Vào lúc này tâm của thầy cô an định, có thể ảnh hưởng đến cả lớp. Đọc như vậy thì sẽ có được hiệu quả. Nếu như người làm thầy cô mà không có ở đó thì các học trò đọc mãi cũng không biết đọc được đến mức độ nào rồi.
Thầy Trần: Tán loạn.
Giáo viên: Vâng, tán loạn.
Thầy Trần: Các cô nói như vậy thì tôi suy nghĩ tìm ở đâu ra được thầy cô tốt như vậy chứ? Ai chịu làm? Các trường học trong xã hội thì không cần nghĩ đến, lý niệm của họ không giống như các cô, căn bản là hoàn toàn không hiểu được giáo dục Thánh Hiền. Các thầy cô trường học văn hóa truyền thống có thể làm được như vậy đấy. Học trò rất an định, nhưng nhìn thấy thầy cô mà tâm còn xốc nổi hơn mình thì học trò sẽ loạn. Thật quá khó tìm! Cho nên giáo dục Thánh Hiền khó là khó ở chỗ như sư phụ đã nói là không có thầy cô, đi đâu để tìm người thầy tốt? Cho nên chúng ta chân thật là đã khuyến khích rất nhiều người trẻ tuổi đi theo con đường này, bạn đem tâm an định trở lại, bạn không ở hiện trường thì tâm của bọn trẻ sẽ rất dễ bị loạn. Do đó, chúng 8 giờ đồng hồ thì bạn cũng 8 giờ đồng hồ đi cùng với chúng, tận hết khả năng để ở cùng với chúng, thì hiệu quả này mới có thể tốt nhất được.
Giáo viên: Ngoài ra, thầy cô khi ở trong lớp có thể đốc thúc và nhắc nhở các em. Ví dụ như khi ở trong lớp phát hiện các bạn nhỏ bắt đầu mất tập trung thì phải lập tức cho ngừng lại và nói cho các em nghe vì sao phải đọc sách, vì sao phải đọc 8 giờ đồng hồ, vì sao phải chỉ tay đọc chữ, lợi ích của việc chỉ tay đọc chữ là gì? Không nên cảm thấy những lời này chúng ta đã nói rồi thì không nói nữa. Bạn nói đi nói lại như vậy, nhắc đi nhắc lại với chúng, chúng sẽ dần dần biết được vì sao phải đọc như vậy, chúng mới có ấn tượng.
Thầy Trần: Sau cùng những đứa trẻ này đều có thể nói cho bạn nghe, vậy thì bạn thành công rồi. Cho nên nói học vấn của việc dạy con trẻ không có gì khác, đó là phải có lòng yêu thương chân thật, bạn không nên nản lòng. Phải có lòng kiên nhẫn, bất luận là phụ huynh hay thầy cô, giáo viên chủ nhiệm hay hiệu trưởng đều phải như vậy. Phải nên như thế nào? Ngày ngày nói, nói tới nói lui. Những việc đó đều là lời của Thánh Hiền, chỉ một chút việc này nhưng nói đi nói lại, nhắc hoài nhắc mãi, sai thì nhắc nhở. Bọn trẻ thường hay quên, chúng không nhớ được. Đây là căn tánh của chúng sanh chúng ta. Bạn cứ phải nói với chúng, nói đến sau cùng bạn không cần nói mà chúng vẫn biết, vậy là bạn giáo dục đã thành công rồi. Vì sao vậy? Bạn không cần nói mà chúng đã biết rồi. Hiện tại chúng không biết chứng tỏ bạn nói chưa đủ nhiều. Làm thầy cô, làm giáo viên chủ nhiệm không cần sự báo đáp nào cả, cả cuộc đời này đến để hoằng pháp lợi sanh. Chúng ta vì sao ở đây “cả đời làm thiện nguyện”? Ở trong đĩa “người có đức tất có bạn trọng đạo như mình”, trên trang mạng vẫn luôn hô hào kêu gọi, chúng tôi hy vọng có thể có càng nhiều người làm thiện nguyện hơn nữa. Thật sự là không có người. Nhiều người đến đây để góp phần náo nhiệt, vừa nhìn thấy khổ thì bỏ đi mất, thấy không vui là bỏ đi, bạn phải làm sao? Cho nên nói thầy cô tốt và học sinh là như nhau, phải ghi nhớ đinh ninh điều này, học sinh thành tựu như thế nào vậy? Không phải một ngày một bữa, mà từng giờ từng giờ một, thậm chí là từng phút một đã bồi dưỡng chúng. Như vậy mà thành. Bạn ở đó đọc, chúng cũng dụng tâm, không có giờ ra chơi. Làm gì có giờ ra chơi? Trường văn hóa truyền thống tốt không có ra chơi. Tư thục ngày xưa có ra chơi, có nghỉ lễ. Tôi nghe nói trường học của các vị thì không có việc này, như vậy rất tốt, các vị nhất định sẽ vượt hơn cả triều Thanh, triều Minh, triều Tống, bởi vì vào lúc đó họ vẫn còn những việc này. Ngày nay, nếu thật sự muốn khôi phục, phục hưng văn hóa truyền thống mà bạn không đạt được trình độ cao như vậy thì không được. Cho nên sư phụ cũng thường hay nói, phải xả thân mạng, đây đích thực không phải là dùng hệ thống điều lệ quy chế mà có thể đạt được, hay đưa cho bạn bao nhiêu tiền, dùng quy chế để ràng buộc mà đạt được. Nhất định phải có lòng yêu thương, thật sự vì sự nghiệp này, vì những học sinh này thì họ mới có thể tập trung canh chừng học sinh, nếu không thì thật sự họ sẽ không tập trung được. Đừng nói là tám giờ đồng hồ, mà một giờ đồng hồ họ cũng chịu không nổi. Họ ở đó để quan sát theo dõi [các em]. Các vị xem, những vị nghĩa công, những vị giáo viên chủ nhiệm, nếu cưỡi ngựa xem hoa, tâm không tập trung thì vô ích. Cho nên nói người thầy tốt ngày nay quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Chúng ta không thiếu tiền, không thiếu nơi chốn, mà thiếu người.
Tập 3 của tiết mục này lại sắp kết thúc rồi. Tập tiếp theo sẽ cho học sinh lên đây nói. Trọng điểm của “đọc sách ngàn lần” là ở chỗ này, tôi lại xin nhắc với mọi người một chút, các vị cũng phải làm, trường học của các vị cũng phải làm. Chúng ta nhất định phải ghi nhớ, không cần phải có hy vọng, không cần có nguyện vọng. Nhất định phải buông bỏ những thứ này. Bọn trẻ vì sao phải đọc? Vì để tu tâm thanh tịnh. Bạn vì sao phải dạy? Vì để tu tâm thanh tịnh. Tôi là vì muốn đạt được hiệu quả này, đạt được hiệu quả kia, đó đều là thứ đang phá hoại tâm thanh tịnh. Nếu những đứa trẻ này ngày hôm nay đọc như một nồi cháo, lộn xộn bát nháo cũng không sao cả, cũng bình thường. Chúng ta đem tâm an định trở lại, nhất định không nên lo lắng vội vàng. Tôi xem xong tiết mục này thì tôi phải như thế này như thế kia, con của tôi phải như thế nào đó là sai rồi. Tôi muốn các vị làm thực nghiệm này, vì sao vậy? Dường như [lúc đầu] các cô cũng không [mong đợi] một điều gì lý tưởng cả, ấy thế mà hôm nay các em làm báo cáo cho các cô, các cô cảm thấy rất ngạc nhiên: “Ồ! Sao lại như vậy!”. Các cô từ khi bắt đầu đến giờ đều không có yêu cầu quá cao giống như vậy phải không?
Giáo viên: Thầy dạy chúng con phương pháp này thì chúng con y theo mà làm, không có suy nghĩ gì khác.
Thầy Trần: Đúng vậy, đó là học sinh tốt. Tôi vì sao phải làm chứ? Sư phụ đã nói: “Phương pháp hay như vậy đáng tiếc là không có người làm”, mặt mũi của tôi không biết nên đặt ở chỗ nào cả, không có ai làm thì tôi làm. Chúng ta có thể làm không tốt nhưng chúng ta có thể làm, không thể để sư phụ lại nói những câu này nữa, học trò như chúng ta mặt mũi để ở đâu bây giờ! Chúng ta làm được 20 ngày, chúng ta quay video ghi hình lại, xem như là một bài báo cáo có tính giai đoạn. Việc chúng ta làm được tốt hay không tốt tạm thời gác lại, nhưng cái tâm này của chúng ta phải không có lỗi với lão sư. Sư phụ ngài là vì ai mà ngày ngày đau lòng rát họng giảng kinh 4 tiếng đồng hồ mỗi ngày? Sư phụ giảng nói với người trên cả thế giới về cách làm thế nào để dạy tốt con trẻ, làm thế nào để bồi dưỡng ra những quân tử, hiền nhân, thánh nhân cho dân tộc chúng ta. Ngài đều đã nói với mọi người rồi nhưng mọi người không nghe, vậy có thể được sao? Chúng ta cùng làm thử.
Cho nên, tôi cũng không có ước mong gì quá cao, bọn trẻ đọc thành tựu đến mức nào thì đó là chuyện của chúng, chúng ta chỉ cần y theo phương pháp của người xưa, theo những quy củ này mà làm. “Chỉ lo cày ruộng không lo thu hoạch”, đây là sư phụ dạy. Không nên có hy vọng. Có hy vọng thì sẽ có thất vọng. Quan trọng nhất là gì vậy? Đem những điểm mấu chốt từng cái từng cái một sắp xếp cho tốt, làm cho thật tốt. Trước làm hết sức mình sau hãy nghe mệnh trời. Các vị xem, những câu nói này mang đầy mùi vị của sự thanh tịnh, thấm đượm mùi vị của sự tự tại. Người hiện tại mong muốn mãnh liệt, nghe được phương pháp này thì nghĩ rằng mình cũng phải như thế nào đó. Như vậy là sai rồi. Bạn đã phá hoại tâm thanh tịnh của bọn trẻ. Không có chuyện quy định “các em nhất định phải đọc đến trình độ nào đó”. Chúng vốn dĩ là thanh tịnh, hiện nay là đang trong quá trình hồi phục. Chúng ta nhất định phải hiểu là quá trình hồi phục. “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”, bản tánh của chúng vốn thiện. Lục tổ Huệ Năng Đại sư nói bản tánh có đặc điểm gì? “Nào ngờ tự tánh vốn dĩ thanh tịnh”, hóa ra từ lúc sinh ra thì đã tốt như vậy rồi. Vậy khi chúng từ 5, 6, 7, 8 đến 10 tuổi, là [giai đoạn] để chúng hồi phục cái nhân chi sơ, cái bổn tánh, cái thiện. “Nào ngờ tự tánh vốn chẳng lay động”. Đây là sư phụ thường nói cho chúng ta nghe, chúng vốn dĩ là an định, cho nên nói là phải hồi phục. Nhất định phải ghi nhớ là nội học, hướng vào bên trong mà cầu, hướng ra ngoài thì càng hướng càng loạn. Vì vậy chúng ta nhất định phải hiểu, đọc sách ngàn lần là quá trình hồi phục. Điều này dễ hiểu mà! Bạn càng hướng ra bên ngoài thì có gì đâu mà lý tưởng. Chúng sẽ càng loạn, càng phá hoại quá trình hồi phục. Bạn không nên thấy học sinh còn nhỏ mà không nói với chúng những lời này. Bạn cứ nói với chúng rồi chúng cũng có thể hiểu được là ta vốn dĩ an định, ta vốn dĩ thanh tịnh. Bạn cứ nói rồi chúng sẽ hiểu. Chúng ta không ngại phiền phức, thường thường nói ra, như vậy thì bọn trẻ đều có thể từ từ khế nhập cảnh giới này. Ngoài ra chúng ta cũng nhất định phải biết, trẻ con trong thiên hạ đều không như nhau, có đứa bẩm sinh hiếu động, có đứa bẩm sinh hay ngủ, có đứa bản tính ưa nói chuyện, đủ kiểu đủ loại cả. Vậy có thể nào dùng một phương pháp không? Có thể, chỉ là có người thì cần thời gian nhiều một chút, cần thời gian lâu mới có thể an định lại được, có người thì thời gian rất ngắn, chỉ cần một buổi sáng thì chúng liền có thể an định lại được, chúng tự tự nhiên nhiên sẽ có dáng có vẻ, đi vào trạng thái này. Cho nên các thầy cô chủ nhiệm nhất định không nên nôn nóng, con cái chúng tôi làm sao để trở thành được như vậy, việc này không có cách nào so bì với người khác, khi mới đến [thế gian này] thì chúng không giống những đứa trẻ khác, vì bản tánh, căn tánh của mỗi đứa trẻ đều không giống nhau. Trước khi đến đầu thai, chúng đều là từ nhiều nơi mà đến. Việc này chúng ta học Phật rồi thì đều hiểu. Cho nên chúng ta nhất định phải hiểu, nếu muốn chân thật đạt được hiệu quả trong việc “đọc sách ngàn lần”, thì phụ huynh, thầy cô, hộ pháp đều phải rõ lý, phải hiểu việc này, phải cho học sinh một hoàn cảnh tốt, một sự dẫn dắt chính xác, thì chúng mới có thể từng bước từng bước ngày càng tốt lên.
Giáo viên: Thưa thầy, ngày trước chúng ta đã giới thiệu với mọi người phương pháp học tập là đọc thuộc trăm lần, bây giờ chúng ta giới thiệu với mọi người việc đọc sách ngàn lần, vậy hai việc này có trước sau, có thứ tự hay không?
Thầy Trần: Có trước có sau, vật có gốc ngọn, việc có đầu đuôi. Con người hiện tại đều đảo lộn điên đảo rồi, họ không biết cái gì gọi là gốc, cái gì là ngọn, cái gì là đầu cái gì là đuôi. Nhưng bạn không thể trách họ. Hôm nay nghe xong cái này thì chúng ta biết. “Đại học chi đạo, tại minh minh đức”, một câu thôi đã nói cho bạn biết vì sao phải học và dạy học, lại đem tự tánh dùng hai chữ ‘minh đức” để làm đại biểu. “Minh đức” là phải để cho nó được phát lộ ra. “Minh” là động từ, ý nghĩa là hiển phát, sáng tỏ. Minh đức là bổn tánh. “Đại học chi đạo, tại minh minh đức” là câu đầu tiên trong Khai Tông Minh Nghĩa. Sau đó lại nói với bạn thứ tự, trước tiên là “tri chỉ năng đắc định”, dáng vẻ của chúng đã an định lại rồi. “Chỉ” là quy củ, cái gì nên làm, cái gì không được làm, đó là quy củ, là giới luật. “Đệ Tử Quy” chính là cái này, cho nên khi trẻ nhỏ một, hai tuổi phải cho chúng học cái này, chúng trước phải biết “chỉ” thì mới có thể có “định”. “Định” có ý nghĩa là an định, chúng đừng có ngày ngày tâm khí xốc nổi, hiếu động chạy nhảy. Sau đó lại để cho chúng từ từ tu tâm, hay nói cách khác là tu thân trước. Đây là thứ tự. Trước tiên bạn làm cho tốt “Đệ Tử Quy”: “Đi thong thả, đứng ngay thẳng, chào cúi sâu, lạy cung kính”, “mũ phải ngay, nút phải cài”, đây toàn bộ đều là bên ngoài, hình thể của bạn, cử chỉ của bạn là dựa vào cái này để tu hành. Trẻ nhỏ thì từ cái này mà bắt đầu. Đến khi chúng lớn thêm một chút nữa thì phải như thế nào? Sẽ làm phần tiếp theo. Cho nên bạn thấy cái định ấy ý nghĩa rất sâu, nói cho bạn một phạm vi, ra khỏi cái phạm vi ấy là phá giới, phá hoại quy cũ. “Định rồi mới có thể tịnh”, tịnh sau đó có thể an, đây là gần với “tín”. “An” sau đó có thể “lự”, khai trí huệ rồi, không có cái gì mà chúng không nghĩ thông được . “Lự sau đó có thể đắc”, chứng đắc rồi, chúng tự mình lấy được học vị rồi. Quá trình là như vậy. Vì vậy các vị hỏi đến đọc sách ngàn lần và đọc sách trăm lần, chúng ta làm đọc sách trăm lần là vì muốn đem Kinh điển học cho thuộc. Quan trọng hơn việc đọc sách trăm lần là đọc sách ngàn lần. Đọc sách ngàn lần là gì? Đọc sách ngàn lần là để chúng định, để chúng tịnh. Lại nâng cao một chút nữa, đó là đọc sách trăm lần, chúng phải bắt đầu đọc thuộc lòng, đó là bắt đầu phải phát triển về hướng cao hơn. Cho nên đọc sách ngàn lần có thể được đặt ở thứ tự đầu tiên. Mọi người chúng ta nhất định phải nên biết thứ tự thì không thể điên đảo, không thể loạn. Chúng ngay cả bên ngoài còn không thể an định, ngồi không ra ngồi, vậy thì bạn cho chúng đến để đọc sách trăm lần, sau đó bảo chúng dùng cách viết chính thể để chép thuộc lòng lại thì không được.
Giáo viên: Thưa thầy, cái này có phải là giống như sư phụ đã nói là trước phải “nhất môn thâm nhập” sau đó mới “quảng học đa văn” không? Có phải là đạo lý này hay không?
Thầy Trần: Không phải đạo lý này. Quảng học đa văn là chỉ cái gì? Quảng học đa văn là có “lự” rồi, chúng được “lự” rồi thì học được. Hiện tại thì không được. Hiện tại chính là “nhất môn thâm nhập”. Chúng phải đọc thuộc 100 lần Kinh điển có phải là quảng học đa văn không? Vẫn không phải. Đọc 100 lần Kinh điển thì chúng vẫn là cái định này, chúng vẫn là sáu căn đô nhiếp ở trong đó. Nghĩa là gì vậy? Vẫn là không để cho bạn suy nghĩ. Nó có ý nghĩa như vậy.
Ở đây chúng ta đặc biệt muốn nhấn mạnh một chút, giáo dục Thánh hiền và giáo dục thông thường là không như nhau. Bạn xem hiện tại tiểu học, trung học, đại học, viện nghiên cứu sinh vì sao không đào tạo ra được nhân tài? Thế mà [nếu] y theo cách xưa, [thì] đời đời tổ tiên đều có những nhân vật xuất chúng, hơn nữa còn có rất nhiều, sáng rỡ như những chòm sao, nguyên nhân là gì? Nguyên lý này của nó chính là nguyên lý đọc sách ngàn lần. Chúng ta nhất định phải biết, không phải là cứ nhồi nhét vào đứa trẻ thật nhiều tri thức, nhồi nhét những thứ mới mẻ, mà phải là gì vậy? Là phải khôi phục lại tâm thanh tịnh tự tánh vốn có của chúng, khôi phục tâm thanh tịnh, không phải là tăng thêm tri thức cho chúng, bắt chúng học vẹt chép suông. Bạn nói bạn có thể đọc thuộc mười ngàn bộ, thuộc một ngàn bộ, đó căn bản không phải là mục tiêu của giáo dục. Mục đích của giáo dục Thánh Hiền là gì? Là khôi phục lại trí huệ, tâm thanh tịnh mà tự tánh chúng vốn có. Việc này khôi phục được rồi, nếu dùng lời mà sư phụ đã nói, thì người này xem kinh điển gì, làm việc gì đều rõ ràng minh bạch, thông suốt thấu đáo, tuyệt đối là không hồ đồ. Hiện tại việc truyền thụ tri thức, bạn xem, chúng gặp phải việc gì cũng vẫn là hồ đồ, cho nên nó để lại di chứng hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đó là tri thức, không phải trí huệ. Cho nên chúng ta nhất định phải hiểu, mục đích của việc đọc sách ngàn lần là gì? Khai phát trí huệ của chúng, khôi phục trí huệ viên mãn của chúng, chứ không phải là truyền thụ tri thức cho chúng. Việc này chúng ta nhất định phải rõ ràng. Không phải là để cho chúng đọc thuộc lòng càng nhiều thì càng tốt, thuộc càng nhiều sách càng tốt. Chúng ta nhất định phải biết, bất kỳ một đứa trẻ nào, bất kỳ một người nào đều có tự tánh, hơn nữa trong tự tánh đều có trí huệ viên mãn. Đọc sách ngàn lần chính là muốn khôi phục lại trí huệ viên mãn của chúng. Việc này ý nghĩa như vậy, cho nên trẻ càng đọc sách thì càng có trí huệ, tâm càng thanh tịnh thì càng có định lực, nhìn vào thì đích thực không phải là lơ mơ hồ đồ. Như vậy chứng tỏ bạn đã đọc đúng. Đây chính là một phương pháp thực nghiệm vô cùng quan trọng. Nếu như phát hiện đứa trẻ này càng đọc càng hồ đồ, xem ra càng ngày càng mê hoặc, thì là đọc sai rồi. Tâm của chúng không thanh tịnh, chứng tỏ chúng không có đạt được định. Đọc sách ngàn lần là đang trì giới, đang đắc định, mục đích là gì? Là khai huệ. Giới - định - huệ tam vô lậu học, là học vấn tuyệt vời vĩ đại nhất. Bất luận là nhà Phật, nhà Nho hay nhà Đạo cũng đều là y theo ba loại phương pháp này, gọi là giới - định - huệ để tu học. Đây là phương pháp xưa, là tôn chỉ cốt yếu nhất của đọc sách ngàn lần, không nên bỏ mất. Cho rằng đọc nhiều sách thì tăng thêm tri thức là sai rồi. Lúc mới bắt đầu “đọc sách ngàn lần” chỉ đọc một bộ kinh điển này, đem tâm định ở trên một bộ kinh điển. Việc đọc 100 lần là bắt đầu học thuộc sách rồi, chúng phía trước đã có nền tảng là đọc sách ngàn lần, chúng đã an định lại rồi, phía sau làm gì cũng rất dễ dàng.
Giáo viên: Vậy xin hỏi thầy, có thể nào một bộ kinh điển này cứ như vậy mà đọc mãi, trì giới tu định đến khi khai huệ.
Thầy Trần: Việc này từ trên đạo lý mà nói thì nói được thông, ai có thể làm được đây chứ? Trẻ con thì phải nghe lời phụ huynh, phụ huynh thì nghe lời thầy cô, có vị thầy vị cô nào chịu làm như vậy không? Đều không dám, đều không chịu. Thứ hai, con trẻ có phải là căn tánh ấy không? Thứ ba, có ngoại duyên này không? Ông bà nội phản đối, các con làm như vậy chẳng phải lỡ việc của bọn trẻ hay sao? Bị [ngoại duyên] phá hoại mất rồi. Cho nên nói từ trên lý thì nói được thông, cứ tu học một bộ kinh điển như vậy. Sư phụ thường nói, lão Bồ Tát Lưu Tố Vân, một ngày xem mười lần một đĩa VCD dài một tiếng đồng hồ, một bộ đĩa Kinh Vô Lượng Thọ xem suốt 10 năm. Chúng ta có một vị như vậy. Sư phụ là ra sức kêu gọi mọi người học. Cho nên từ trên lý thì nói được thông suốt, nhưng người làm thì ít, phải làm sao đây? Chúng ta căn cứ vào căn tánh chúng sanh cũng được, một bộ Kinh “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” này đọc một ngàn lần, trong vòng 20 ngày thì đọc xong, sau đó đọc bộ tiếp theo cũng được. Nếu nói chúng tôi đọc lại bộ này có được không? Được. Vậy việc đọc sách ngàn lần này đến khi nào thì xong một giai đoạn? Hoàn toàn xem sự thay đổi của bọn trẻ, xem căn tánh của bọn trẻ. Nếu như những học sinh này thật sự đều là rất tốt rồi, thì phải bắt đầu chuyển xuống đọc 100 lần, đọc thuộc 100 lần, viết thuộc lòng bằng dạng chữ chính thể. Các môn học này bắt đầu xuất hiện. Sư phụ nói học thuộc 100 bài cổ văn, chúng ta ở đây yêu cầu phải cao hơn một chút là 300 bài. Đó là bước tiếp theo sau này. Tuổi càng ngày càng lớn thì bắt đầu dần dần bước vào một khóa trình kế tiếp. Cho nên việc “đọc sách ngàn lần” là gốc rễ của hết thảy, nó trực thông tự tánh. Các con đã đạt được tự tánh vốn định rồi thì sẽ dễ thực hiện [các khóa trình tiếp theo]. Đây chính là mục đích của dạy học, trí huệ, đức năng, tướng hảo chúng đều có cả. Cho nên nhất định chúng ta phải biết, đức hạnh, tướng hảo, năng lực, trí huệ của trẻ là từ đâu mà ra? Từ trong tự tánh mà ra. Dùng phương thức gì để dạy học? Đọc sách ngàn lần sẽ làm cho những thứ đó khởi phát ra. Đây là trọng điểm nhất, cốt yếu nhất. Vì sao phải làm như vậy? Đạo lý là ở chỗ này, đem bảo tàng trong tự tánh khai phát ra.
Giáo viên: Thêm nữa, trong quá trình sư phụ giảng kinh cũng nói, mỗi một học trò nghiệp chướng tập khí đều không đồng, có một số trẻ có thể đọc đến một ngàn lần thì chúng ta có thể nhìn thấy được hiệu quả, nhưng cũng có một số trẻ cần phải đọc đến ba ngàn lần hoặc sáu ngàn lần thì mới có được một chút hiệu quả. Phụ huynh cũng vậy, thầy cô cũng vậy, nhất định phải kiên nhẫn, nhất định không được vội vàng dùng số lần để hạn định cho trẻ rồi xem coi có hiệu quả hay không, việc này nhất định không nên.
Thầy Trần: Không nên hạn chế chúng một ngày phải đọc bao nhiêu lần, chúng sẽ ở đó tranh thủ thời gian. Chi bằng không nên dùng đến phương pháp này, dùng phương pháp này có thể sẽ phá hoại chúng. Chúng tôi tin rằng mọi người xem đến đây, rất nhiều người đều suy nghĩ việc đọc sách ngàn lần, phương pháp cổ xưa này là sư phụ đã truyền lại cho chúng ta, tốt quá rồi, có ai mà không muốn thành tựu. Mọi người trước khi “đọc sách ngàn lần”, chúng tôi xin nhắc nhở một cái mấu chốt, đó là trước khi thực hiện việc “đọc sách ngàn lần” thì bạn tốt nhất là đem ba tập này xem lại từ đầu đến cuối một lần. Tốt nhất là mỗi lần đều xem, không thể làm được mỗi lần đều xem thì cách ba - năm ngày nên thường mở lại xem. Vì sao vậy? Vì trong đầu của bạn sẽ lưu lại ấn tượng rất sâu, bạn biết được phải đọc như thế nào. Nếu không mà nói, trong đầu của bạn do không xem nên dần dần sẽ quên. Khi quên rồi thì bạn dường như là đang đọc sách ngàn lần nhưng đó chỉ là hình thức, đều là lãng phí thời gian, những bí quyết quan trọng ở trong đó bạn đều không nhớ được. Cho nên việc này rất là quan trọng, nhất định phải xem trước. Sau khi đã hiểu được rồi, nghĩa là sau khi đã “giải” được rồi thì lại “hành”, gọi là giải hành tương ưng thì bạn mới có thể thu được hiệu quả tốt, đó chính là “chứng”. Tín - giải - hành - chứng bạn có thể chứng đắc. Việc này là vô cùng quan trọng, nhất định phải xem trước ba tập này. Ba tập này đều là nói nguyên lý nguyên tắc. Việc này là phải ghi nhớ sâu sắc. Về sau bạn không phải là chỉ xem ba đĩa này, mà những thứ này hễ bạn mở miệng thì nó tuôn ra, bởi vì tâm của bạn đã khắc ghi nó vô cùng rõ ràng. Vậy thì được, khi các bạn đọc sách ngàn lần sẽ có nguyên tắc, cái nguyên lý này dẫn đường, những gì bạn làm, bạn đọc đều tuyệt đối không bị sai. Nếu bạn không xem thì trong đầu đều không biết, đều sẽ quên hết, vậy thì bạn ở đó đọc chính là đọc mù, đều là do ý kiến, tri kiến của chính mình mà ra. Vậy thì sai rồi.
Hôm nay chúng tôi chỉ xin báo cáo đến đây, tiết mục tiếp theo các bạn đồng học sẽ lên chia sẻ, hy vọng mọi người đều đến để cùng học tập.
Tác giả bài viết: Thầy Trần Đại Huệ
Ý kiến bạn đọc