Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

Thứ năm - 18/09/2014 23:38 - Đã xem: 2928
Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)
Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú

(Tập 6A 6B)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: ngày 16 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)

Các vị pháp sư! Các vị đồng tu xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời Xem “Đại Kinh Khoa Chú” tờ thứ 151, xem từ hàng thứ ba,  thứ tư, hai hàng này,bên trên có nêu số tự là lần thứ nhất chúng ta dùng chú giải của Niệm Lão tỉ mỉ giảng “Kinh Vô Lượng Thọ”, ở trong khái yếu tiết lục ra.Chú giải phía sau là nguyên văn, cho nên chúng ta đem cái tiết lục này đọc qua một lần.Chúng ta học tập nguyên văn:

“bổn kinh hưng khởi nhân duyên, diệc phục như thị”[1].

Nhưtrên kinhPháp Hoa” “Hoa Nghiêm” đã nói “vi nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế”[2]. Còn thì ở đây liền nói đến “Xưng tán Tịnh Độ, Phật nhiếp thọ Kinhbộ kinh này không có được lưu thông, đây chính là A Di Đà Kinh doĐại sư Huyền Trang dịch.Hiện tại chúng ta đang lưu thông là bổn của ngài Cưu Ma La Thập, mọi người đọc được quen rồi,ngài La Thập dịch được hay. Cái quyển này pháp sư Huyền Trang dịch hoàn toàn y theo nguyên văn, không có tăng giảm, gọi là trực dịch.Còn Ngài Đại sư La Thập phiên dịch là dịch ý, ý nghĩa thì hoàn toàn nói được chính xác, còn ngôn ngữ văn tự là Trung văn, không phải Ấn Độ, cho nên người Trung Quốc xem thấy bình đẳng hoan hỉ, cho nên đến ngày nay vẫn là lưu thông bổn dịch của Ngài La Thập.

Trong bổn A Di ĐÀ Kinh do Đại sư Huyền Trang dịch có một câu kinh văn như vầy:“ngã quán, như thị lợi ích an lạc, đại sự nhân duyên, thuyết thành đế ngữ”[3].Nguyên văn của câu nói này cùng ý nghĩa ngữ khí trên “Hoa Nghiêm” “Pháp Hoa” đã nói gần như đều hoàn toàn giống nhau. “Hoa Nghiêm” là Viên giáo nhất thừa, “Pháp Hoa” cũng là Viên giáo nhất thừa, vậy thì bộ kinh này đã nói cùng “Hoa Nghiêm”“Pháp Hoa” không gì khác, nên đương nhiên cũng là Viên giáo nhất thừa.

Vào thời xưa khi Thế Tôn ở đời nói kinh điển này có người được thọ dụng. “Hoa Nghiêm” là Thế Tôn vì chúng ta mà thị hiện ở trong định “Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh”, nói ra cảnh giới họ ngộ nhập, nói được tường tận,đó chính là “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”.

Vậy chúng ta xem tiếp Đại Sư Huệ Năng khai ngộ, ngài không phải ở trong định, ngài là nương tâm thanh tịnh bình đẳng giác, nghe pháp khai ngộ,Ngũ Tổ lão hòa thượng biết được việc này.Ở Hoàng Mai 8 tháng, ngài đạt được thanh tịnh bình đẳng giác, có tư cách nghe Phật pháp đại thừa, vào canh ba nửa đêm Ngũ Tổ giảng cho ngài nghe “Kinh Kim Cang”, đại khái là giảng đến một phần tư, khi giảng đến câuƯng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, ngài liền khai ngộ.

“Ưng vô sở trụ” là cái gì? Trong tâm vắng lặng, thanh tịnh.Chính là thanh tịnh nhất định giác.Không trụ sắc, không trụ không, không trụ thế pháp cũng không trụ Phật pháp,vắng lặng thanh tịnh gọi là “vô sở trụ”. Còn“Sanh tâm” là sanh cái tâm chân chánh giác ngộ, chân chánh giác ngộ là không nhiễm một trần. Vậy thì kiến tánh rồi.“Minh tâm kiến tánh, Đại triệt đại ngộ” chính là thực tiễn “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”,cảnh giới của ngài ngay lúc đó chính là cảnh giới ở trên kinh Phật nói ra hai câu nói này.Cho nên ngài liền đem cảnh giới của ngài nói ra, đây chính là báo cáo của ngài, tâm đắc của ngài “nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt(bất sanh bất diệt, vạn pháp nhất như, vạn pháp bình đẳng), vốn tự đầy đủ,(không thiếu thứ nào)”,ngài nói lời thành thật.Chúng ta làm cho rõ ràng làm cho tường tận rồi, có thể thể hội được cái ý nghĩa này “ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm”.

“Đầy đủ” cái gì? Toàn vũ trụ, toàn vũ trụ là tự tánh vốn tự đầy đủ, không thiếu thứ nào, trí tuệ, thần thông, đạo lực, phước đức, tướng hảo, mọi thứ đầy đủ. Vậy tại vì sao hiện tại mất tiêu rồi? Bởi vì bạn khởi lên phiền não, bạn khởi lên ý niệm, không cho phép khởi lên ý niệm.Chúng ta thường nói “buông xả khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước” chính là “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.Nếu nói “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”thì bạn không hiểu, nhưng tôi nói “buông xả khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước” thì bạn hiểu.Vốn dĩ là một nghĩa, cho nên chúng ta biết được phải nên buông xả. Phật dạy chúng ta phải buông xả, thế nhưng chúng ta như thế nào? Chưa buông xả, không buông xả thứ nào, khởi tâm động niệm chưa buông xả, phân biệt chưa buông xả, chấp trước chưa buông xả, vẫn cứ đang làm phàm phu sanh tử sáu cõi.Vậy ta có thể không buông xả không? Không thể nào!Vì sao vậy? Chúng ta tuổi tác lớn rồi, thời gian cư trụ ở cái thế gian này càng ngày càng ít, nếu không buông xả vậy thì tiếp tục phải luân hồi sáu cõi, còn nếu như chịu buông xả, vậy thì rất may mắn, chúng ta chắc chắn vãng sanh thế giới Cực Lạc, liền thành Phật rồi.Không buông xả!Không nên cho rằng chúng ta là đang học Phật, không nên cho rằng chúng ta chính mình đang niệm Phật.Vì sao vậy? Bạn xem pháp sư Từ Vân Quán Đảnh sớ sao của Đại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông Chương, là do ngài trước tác, ngài là người triều nhà Thanh niên đại Càn Long, là đại đức của nhà Phật, ngài nói“niệm Phật có một trăm điều quả báo khác nhau,điều thứ nhất chính là Vô gián địa ngục”.Người niệm Phật làm sao có thể đọa Vô Gián Địa ngục? Tôi xem chân thật không hiểu, liền đem sách này đi thỉnh giáo với lão sư Lý.Lão sư Lý vừa thấy liền nói “đây là việc lớn, tôi không nói một mình ông nghe, khi giảng kinh tôi phải tuyên bố với đại chúng, đề cao cảnh giác cho mọi người”.

Tại vì sao niệm Phật lại đọa Vô Gián Địa Ngục? Người xưa có một câu nói “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”.Miệng niệm, tâm không niệm.Miệng là giả tướng, Phật pháp trọng thật chất không trọng hình thức, không trọng giả tướng. Lão Hòa Thượng Hải Hiền không có cái giả tướng này.Bạn xem mỗi ngày thấy ngài, ngài đang làm việc, ngài đang trồng trọt, trồng lương thực, trồng rau cải, trồng trái cây, từ sớm làm đến chiều, “không thấy ngài ngồi niệm Phật”,người ta hỏi ngài như vậy, nhưng đích thực là trong tâm của ngài niệm Phật. Làm việc không chướng ngại niệm Phật, xới đất cày ruộng là niệm Phật, cúi xuống bừa đất thì A Di Đà Phật, ngẩng đầu lên thì A Di Đà Phật, chân thật không gián đoạn, trồng rau nhổ cỏ Phật hiệu không hề gián đoạn, thậm chí buổi tối ở trong mộng đều niệm Phật.Tôi có thể tin tưởng điều này vì Phật hiệu thuần thục rồi, trong tâm ngài ngoài Phật hiệu ra không có niệm thứ hai, buổi tối nằm mộng ý niệm vừa khởi, vẫn là A Di Đà Phật.Cái công phu này làm sao không được tam muội chứ? Cho nên ngài chứng được Niệm Phật Tam Muội rất lâu rất lâu rồi.Người dụng công như vậy, người thành thật nghe lời, thật làm như vậy, đắc Niệm Phật Tam Muội, phải nên ở trong ba năm đến năm năm,họ liền đạt được rồi.Ngài không ngừng hướng nâng lên cao, công phu Phật tam muội có đẳng cấp, công phu thành khối, sự nhất tâm bất loạn, lý nhất tâm bất loạn.Thông thường người chân thật làm, ba năm công phu thành khối, thêm ba năm nữa sự nhất tâm bất loạn, thêm ba năm nữa thì lý nhất tâm bất loạn, chúng ta thường gọi là “thất niên tiểu thành, cửu niên đại thành”.Lý nhất tâm bất loạn chính là minh tâm kiến tánh, chính là Đại triệt đại ngộ, vãng sanh thượng phẩm thượng sanh, sanh cõi Thật Báo Trang Nghiêm, tự tại vãng sanh.

Chúng ta không nên nghe tin lời không thật, quỷ thần có thể dựa vào thân (nhập thân) nên khi họ nói ra không thấy được toàn là lời thật. Những quỷ thần này họ cũng là chúng sanhtrong sáu cõi, không khác gì chúng ta, không mạnh hơn chúng ta bao nhiêu, lời nói của những người phụ thể (những người bị quỷ nhập) này có thể tin không? Không thể tin tưởng, vì tâm của họ không thanh tịnh.

Vị lão hòa thượng này đã làm biểu pháp, sẽ ảnh hưởng chín ngàn năm mạt pháp của Thế Tôn.Đây là A Di Đà Phật bảo ngài đến, giao sứ mạng cho ngài biểu pháp sau cùng là “nếu muốn Phật pháp hưng, chỉ có tăng khen tăng”.Đây là việc lớn nhà Phật, Phật pháp hưng suy chính ở thời đại này, mọi người đều có thể hòa thuận thì Phật pháp liền hưng vượng, nếu như đôi bên bài trừ nhau, tự khen mình chê người, Phật pháp liền sẽ bị tiêu diệt.

Các vị xem truyện ký của Đại sư Liên Trì. Đại sư Liên Trì học Thiên Thai, nhưng Ngài không thuộc về Thiên Thai Tông.Vì sao vậy? Vào lúc đó Hiền Thủ, Thiên Thai, Pháp Tướng, Thiền Tông, mỗi người lập ra môn hộ, bài trừ lẫn nhau, đây là tướng Phật pháp suy, cho nên ngài không thuộc về tông nào,tôi đều học, nhưng tôi không thuộc về bất cứ tông nào.

Đại Sư Ngẫu Ích sau khi ở Liên Trì, ngài là người cuối triều nhà Minh, đầu nhà Thanh, sanh ra khoảng năm Vạn Lịch triều Minh, khi ngài vãng sanh vào triều Thanh, vậy thì chính là nói, nếu có cái thấy của môn hộ thì sẽ không bao dung lẫn nhau.Cuối triều nhà Minh thì rất rõ ràng, Đại sư xem thấy “Kinh Vô Lượng Thọ” rồi, xem thấy “Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật” rồi, ngài học Hoa Nghiêm, học Thiên Thai, xem thấy bộ kinh Vô lượng thọ này(cái này vốn dĩ là tổng kết của “Hoa Nghiêm” “Pháp Hoa”), lối tắt của thành tựu, lối đi thông đạo đặc biệt này.Nếu bạn y theo “Hoa Nghiêm” “Pháp Hoa” mà học, bạn chưa chắc có thể chứng được Sơ tín vị Bồ Tát, đây là thật, còn nếu bạn chuyên tâm niệm một câu A Di Đà Phật, đem “Hoa Nghiêm” “Pháp Hoa” thảy đều buông xả, bạn tương lai vãng sanh thành tựu là pháp thân Bồ Tát, cùng bình đẳng với 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ của “Kinh Hoa Nghiêm”, chứng được bình đẳng.Cho nên ngài buông xả, cuối đời chuyên tu Tịnh Độ, biết được giới luật rất quan trọng, nên ngoài Tịnh Độ ra dùng công phu ở trên giới luật rất lớn, đề xướng “trì giới niệm Phật”.Đây đều là biểu pháp, tuyệt đối không phải phàm phu, ngài chú “A Di Đà Kinh Yếu Giải”, Đại Sư Ấn Quang tán thán đối với ngài, nói rằng cho dù cổ Phật tái lai, làm chú giải cho “A Di Đà Kinh”, cũng không thể vượt hơn.Đây là tán thán đến cực điểm, không cần thêm gì.Thế nhưng loại tán thán này người tin tưởng rất ít, người hoài nghi nhiều.

Năm xưa tôi ở Singapore, pháp sư Diễn Bồi liền hỏi tôi, đặc biệt mời tôi đến nhà hàng chay Linh Chi ăn cơm. Ngài hỏi tôi:

  • Pháp sư Tịnh Không, ngài có biết hôm nay vì sao tôi mời ngài ăn cơm hay không?

Tôi nói:

  • Tôi không biết, tôi không có thần thông.

Ngài nói:

  • Tôi có một nghi vấn, tôi muốn thỉnh giáo với ngài.

Tôi nói:

  • Tôi không dám.

Đó là lão tiền bối Phật môn chúng ta, ngài xuất gia từ nhỏ, chúng tôi cũng là bạn cũ, mấy mươi năm cùng nhau.Ngài nói:

  • Đại Sư Ấn Quang tán thán đối với “Di Đà Kinh Yếu Giải” của Đại Sư Ngẫu Ích có phải là hơi quá một chút hay không?

Thì ra là cái vấn đề này, tôi trả lời với ngài vô cùng kiên định, tôi nói:

- Không hề quá chút nào. Ngài tán thán được rất thích hợp. Ngài là người chân thật niệm Phật, ngài đạt được niệm Phật tam muội,tôi tin tưởng Đại Sư Ấn Quang đạt được niệm Phật tam muội, “lý nhất tâm”tôi không dám nói, nhưng “sự nhất tâm” là chắc chắn không vấn đề.Nếu như căn cứ theo ghi chép trên truyện ký, lão hòa thượng lúc vẫn còn ở đời, dường như là khi 77-78 tuổi gì đó, có một đứa bé, đứa bé này chưa tiếp xúc qua Phật pháp, trong nhà cũng không hoàn toàn tin tưởng Phật pháp.Cô bé này thấy một giấc mộng kỳ lạ, mộng thấy Bồ Tát Quán Thế Âm nói với cô “Bồ Tát Đại Thế Chí mấy ngày nữa sẽ đến nơi này, con có duyên với ngài, con bảo người nhà dẫn con đi gặp ngài”. Quán Thế Âm Bồ Tát tên tuổi rất lớn, người không học Phật cũng biết có một Bồ Tát Quán Thế Âm, tượng của Bồ Tát Quán Thế Âm rất nhiều, cho nên trẻ nhỏ đến đâu cũng có thể xem thấy. Ngày hôm sau cô liền bảo người nhà dẫn cô đi gặp ngài. Khi côbé đem việc này nói với cha mẹ của cô, vừa lúc đó dường như có một người thân thích, người cô của cô bé là một người học Phật, cha mẹ cô liền dẫn cô bé đến tìm người cô của cô bé.Bé liền hỏi “có một Đại Thế Chí hay không? Quán Thế Âm Bồ Tát mọi người đều biết, Đại Thế Chí không ai biết, thật có như vậy không?”. Người Cô này nói với bé “đúng vậy”, người cô ấy liền hỏi “con tìm Ngài để làm gì?”. Cô đáp:“Bồ Tát Quán Thế Âm nói với con, Đại Sư Ấn Quang chính là Bồ Tát Đại Thế Chí hóa thân đến”.

Cái tin tức này thì còn gì bằng, cho nên khi Ấn Tổ đi đến chỗ của họ, người cả nhà họ đều đi lạy ngài, rồi đem việc này nói lại với Đại Sư Ấn Quang. Đại Sư Ấn Quang ngay lúc đó quát mắng cho họ một trận, nói với họ quyết định không nên nói như vậy nữa, nếu nói nữa thì ta vĩnh viễn sẽ không gặp mặt các người nữa.Về sau này không dám nói nữa.Cô bé còn nói“Ấn Tổ còn có bốn năm nữa thì đi rồi”.Chân thật bốn năm sau, ngài 80 tuổi vãng sanh. Sau khi Ngài vãng sanh mới đem sự việc này nói ra cho một số người biết. Vậy chúng ta tỉ mỉ mà xem hành nghi cả đời của ngài, phong độ của ngài, tư duy của ngài, ngài làm ra đích thực rất giống Bồ Tát Đại Thế Chí. Nếu bạn đem Đại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông Chương để đối chiếu, đích thực rất giống.Chúng ta có thể tiếp nhận cái cách nói này, đích thực không chỉ một vị Phật Bồ Tát ở cái thế gian này mà Phật Bồ Tát rất nhiều, phàm phu mắt thịt chúng ta không nhận biết, đợi đến khi thân phận bộc lộ thì đi rồi, sẽ không còn gặp được nữa.

Cho nên bộ kinh “A Di Đà Kinh” này cùng “Pháp Hoa” “Hoa Nghiêm” là giống nhau, đồng một đẳng cấp, mà còn chân thật là tổng kết của “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa”, là thực tiễn của “Hoa Nghiêm” “Pháp Hoa”, đích thực là một thông đạo đặc biệt, người có duyên mới đạt được.

Thế nào là người có duyên? Thật tin, chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, ta không muốn phải luân hồi sáu cõi nữa, sự việc thế gian này thảy đều buông xả: Phải quấy đều buông xả, nhân ngã buông xả, chân vọng buông xả, thiện ác buông xả, thế pháp Phật pháp thảy đều buông xả, chỉ một câu Phật hiệu, một cái phương hướng là đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, một cái mục tiêu là thân cận A Di Đà Phật, được vậy thì không có ai không thành tựu.Cho nên 48 nguyện nhất định phải xếp vào khóa sớm.

Năm xưa tôi ở Gia châu Hoa Kỳ, Tịnh Tông Học Hội Hoa Kỳ được thành lập, Dương Nhất Hoa đảm nhiệm vị trí Hội trưởng,hiện tại cái Hội này vẫn còn, vẫn ông làm hội trưởng.Chúng ta viết ra một thiên văn chương, duyên khởi của Tịnh Tông Học Hội (là lấy danh nghĩa Hàn Quán Trưởng phát biểu), đề xuất hành pháp của đồng tu Tịnh Tông, chính là nói sinh hoạt hằng ngày cần tuân thủ giới luật, cần phải tuân thủ năm khóa mục, rất là đơn giản.

Năm khóa mục này. “Tịnh Nghiệp Tam Phước” là nguyên tắc chỉ đạo tối cao, ba đời chư Phật, chánh nhân tịnh nghiệp, đều đem nó xếp ở đầu tiên.Quan niệm lý luận của chúng ta,nó có ba điều, điều thứ nhất “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”.Đây là điều thứ nhất trong tam phước, điều thứ nhất này chúng ta thực tiễn  vào ba cái gốc của “Nho, Thích đạo”:  “Hiếu thân tôn sư”[4]thực tiễn ở “Đệ Tử Qui”;“từ tâm bất sát” thực tiễn ở “Cảm Ứng Thiên”, phía sau tu Thập Thiện Nghiệp.Ba cái gốc của “Nho-Thích-Đạo”, không có ba cái gốc này không phải thật học Phật mà là giả học Phật. Điều thứ hai này là “Tam quy ngũ giới”; Khóa mục thứ hai là “Lục hòa kính”; Khóa mục thứ ba là“Tam học”;Khóa mục thứ tư “Lục độ Ba La Mật” của Bồ Tát;Khóa mục thứ năm “Phổ Hiền Bồ Tát mười đại nguyện vương”. Đủ rồi, các thứ khác đều không cần.Nếu bạn có thể làm được các khóa mục này, rồi nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật, thì không ai không vãng sanh.Năm khóa mục này rất dễ ghi nhớ, không thể quên đi, khởi tâm động niệm lời nói việc làm đối chiếu lại, nếu như trái với năm khóa mục này thì chắc chắn không thể làm, còn tương ưng với năm khóa mục “Tam phước, Lục hòa, Tam Học, Lục độ, Mười nguyện”này thì phải nên làm.

Thế nên “Kinh Vô Lượng Thọ” giảng được càng rõ ràng.Bởi vì kinh văn dài, trong phẩm thứ tám nói “khéo giữ ba nghiệp”, chúng ta xem thấy thí dụ này không giống với Kinh Đại thừa thông thường.Trong kinh giáo đại thừa, Phật nói ba nghiệp đều là nói thân, khẩu, ý, nhưng ở bổn kinh này Phật lạinói là khẩu, thân, ý.Đem khẩu nghiệp để thứ nhất,đây là có ý nghĩa đặc biệt.Vì sao? Vì khẩu nghiệp rất dễ dàng phạm.Cho nên khẩu nghiệp có tới bốn điều, còn thân nghiệp chỉ có ba điều, ý nghiệp cũng là ba điều, nhưng khẩu là bốn điều. Chính vì khẩu nghiệp rất dễ dàng phạm nên người học Phật, người niệm Phật, công đức đã niệm đều từ trong miệng lưu xuất ra, nhưng nếu vẫn không thể bao dung, không thể dung nhẫn, ưa thích phê bình, thì niệm Phật cả đời vẫn không thể vãng sanh.

Lão Hòa Thượng Hải Hiền, cả đời ngài 92 năm niệm Phật, ngài là tích lũy mà không hề bị tiêu mất, cái công đức này thật lớn biết bao?Chúng ta là một mặt niệm Phật, nhưng một mặt lại tiêu mất, vì tạo khẩu nghiệp.Cho nên Phật đem khẩu nghiệp xếp hàng thứ nhất, để đặc biệt răn dạy người niệm Phật, bởi vì đây là thông đạo mau chóng đặc biệt, thông đạo mau chóng thành Phật.Trong mười nghiệp thiện, thứ này quan trọng hơn bất cứ thứ gì “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, cũng chính là không vọng ngữ, không nói hai chiều, không nói thêu dệt, không nói ác khẩu, phải giữ lấy.Tại sao có thể tạo nghiệp? Đương nhiên ý nghiệp là chủ, bạn khởi tâm động niệm bất thiện, ý nghiệp là tham-sân-si, tự tư, tự lợi.Tham-sân-si-mạn-nghi năm độc đầy đủ, khởi tâm động niệm rất dễ dàng, rất tự nhiên đều là nghĩ đến tổn người lợi mình, vậy thì hỏng rồi, vậy thì tạo nghiệp ba đườngác. Chính mình không hề biết, nên hữu ý hay vô ý ngày ngày đang tạo, không tích lũy được công đức, thời gian niệm Phật ít, thời gian tạo nghiệp dài, sức niệm Phật mỏng yếu, sức mạnh tạo ác hùng hậu, vậy thử hỏi bạn làm sao có thể rời khỏi ba đường ác? Nói ra lời nói hơi khó nghe, bạn làm sao có thể rời khỏi địa ngục? Toàn là tạo nghiệp địa ngục.Kinh nghe có hiểu hay không? Không hề hiểu, vì sao?Biến số nghe chưa đủ.Tại vì sao không đủ? Là vì dùng tâm tán loạn để nghe, dùng tâm tán loạn để niệm Phật, cho nên nghe kinh, niệm Phật không có được hiệu quả.

Hiện tại chúng ta đổi một phương pháp, đem cái đĩa của Lão Hòa Thượng Hải Hiền, xem thành là “Kinh Vô Lượng Thọ”, là tổng kết của “Kinh Vô Lượng Thọ”.Tôi khuyên mọi người một ngày xem ba lần, xem liền một năm.Truyền hình vệ tinh Hoa Tạng xem các vị có chịu phát tâm làm cái việc tốt này hay không, một ngày chiếu ba lần, sáng sớm chiếu một lần, buổi trưa chiếu một lần, buổi tối chiếu một lần.Đề xướng trong một năm một ngày xem ba lần, một năm là một ngàn lần. Ngoài ra một ngày có thể niệm mười ngàn câu Phật hiệu, vậy thì một năm là ba trăm sáu mươi lăm vạn câu Phật hiệu.Qua một năm này chắc chắn hoàn toàn khác, vãng sanh thế giới Cực Lạc chắc chắn nắm chắc, nếu như bạn ba năm không gián đoạn, bạn chắc chắn được vãng sanh, đây là thật không phải là giả.

Bổn kinh hưng khởi nhân duyên chính là đại sự lợi ích an lạc.Đại sự chính là liễu sanh tử, xuất tam giới. Đây là đại sự, liễu sanh tử, thành Phật đạo, đại sự đệ nhất đẳng ngay trong đại sự.Chính là nói “thành đế ngữ”[5],kỳ thật không có một chữ là lời giả dối.Nói cái gì? Chỉ “Kinh Vô Lượng Thọ” cùng “A Di Đà Kinh”, Tịnh Độ ba kinh một luận “thành đế ngữ” nói lời chân thật.Kinh luận của Tịnh tông không nhiều.

“khả kiến, Tịnh Độ pháp môn chi hưng khởi, chánh đồng ư Hoa Nghiêm Pháp Hoa, đồng vi nhất đại sự nhân duyên dã”[6].

Chúng ta phải có thể thể hội được, hãyxem tiếp cái đoạn phía sau:

Sớ sao vân:Kim đản nhất tâm trì danh, tức đắc Bất Thoái,thử nãi trực chỉ phàm phu tự tâm cứu cánh thành Phậtnhược năng đế tínhà tu biến lịch tam thừa, cửu kinh đa kiếp,bất việt nhất niệm, đốn chứng Bồ Đề,khởi phi đại sự[7]

Trong đại thừa giáo thông thường nói Bồ Tát tu hành, cái A Tăng Kỳ kiếp thứ nhất trải qua bố vị thứ: Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, bốn vị thứ, phía trước còn có Thập tín, Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, một A Tăng Kỳ kiếp; A Tăng Kỳ kiếp thứ hai, từ Sơ địa đến Thất địa; A Tăng Kỳ kiếp thứ ba từ Bát địa, Cửu địa, Thập địa.Thời gian dài đến như vậy, trải qua nhiều vị thứ đến như vậy.Còn pháp môn Tịnh Độ không cần vậy, pháp môn Tịnh độ thành tựu chỉ nhờ một câu Phật hiệu.

Hải Hiền, Hải Khánh hai vị pháp sư làm ra cho chúng ta xem, làm gì mà phải phiền phức đến như vậy. Hai vị đại đức đều đã vãng sanh rồi, tự tại vãng sanh, nói đi thì đi.Pháp sư Hải Khánh lưu lại kim thân, lưu lại toàn thân xá lợi. Lão Hòa Thượng Hải Hiền biểu diễn cho chúng ta, 112 tuổi vãng sanh, 20 tuổi ngài xuất gia học Phật, học Phật 92 năm chỉ một câu Phật hiệu, ngài ngay thời khóa sớm tối đều không làm, bao gồm kinh chú ngài đều không biết.Người khác làm thời khóa sớm tối, ngài ở bên cạnh nghe niệm A Di Đà Phật, nhưng những người đó thành tựu ai có thể so sánh được ngài.Ngài trị bệnh cho người, người ở ngay địa phương tin tưởng ngài, có bệnh khổ đều tìm ngài, ngài nhổ một nắm cỏ ở trên đất, bảo bạn mang về nhà uống, liền được khỏi, ngài cũng không có phương thuốc, cũng không có giảng đạo lý gì, chỉ cần ngài hốt lấy một nắm những thứ hoa cỏ này đều biến thành thuốc hay,cho nên người địa phương nói lão hòa thượng có thần thông.Bạn từ trên đĩa tỉ mỉ mà xem, ngài thật có thần thông, không phải là giả, nhưng ngài không lộ thân phận.

Chúng ta gặp được cái pháp môn này, như Kinh đại thừa nói chúngđều là quá khứ vô lượng kiếp cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai, chúng ta phải thật tin tưởng.Ngày nay lại gặp được bổn kinh này, ngay trong âm thầm được sự gia trì của vô lượng chư Phật, bạn mới có thể tin, bạn mới có thể nguyện, bạn mới có thể niệm Phật.

Mẫu thân của lão hòa thượng Hải Hiền biểu diễn một chiêu, làm người xem thấy không thể không tin tưởng.Mẫu thân của ngài 86 tuổi niệm Phật vãng sanh. Trước khi vãng sanh lão thái vốn dĩ ở chùa Phật Lai, cùng ở chung với lão hòa thượng, bởi vì cuối đời lão hòa thượng chăm sóc mẫu thân.Có một hôm lão tháinói với lão hòa thượng muốn về quê hương.Lão hòa thượng khuyên cách nào cũng không được, bà nhất định nói phải về quê hương, lão hòa thượng đành phải cùng về quê hương với bà.Về đến quê nhà, bà gọi hết thảy con cháu đến, người thân quyến thuộc trong nhà đều gọi đến, lão thái thái đích thân xuống bếp gói há cảo, buổi tối cùng nhau ăn cơm, ăn cơm đoàn tụ.Sau khi ăn xong, bà ngồi xếp bằng trên ghế, nói với mọi người “ta đi đây”.Bà nói câu nói này xong thì đi thật, chân thật ra đi.Bạn nói xem thật tự tại, thật tuyệt đẹp. Lúc đó lão hòa thượng mới biết được bà muốn vãng sanh, bà về quê nhà vãng sanh, muốn cho những vãn bối này xem, biểu diễn cho mọi người xem.

Lão hòa thượng lúc đó hoàn cảnh rất không tốt, nên đành phải rất sơ sài mà an táng bà, nhưng tâm lão hòa thượng luôn là bất an, muốn cải táng cho mẹ.Dường như hơn sáu năm sau, lão hòa thượng muốn đổi một cỗ quan tài tương đối tốt hơn để cải táng.Nhưng sau khi đào mộ lên, quan tài mở ra, không có người bên trong.Trong quan tài sạch sẽ thanh tịnh, lưu lại mấy cây đinh đóng quan tài, không thấy người.Trước sau là mờ mịt, đến hiện tại không có người biết, lão hòa thượng cũng không nói.Có phải Bồ Tát hóa thân hay không? Việc này rất khó nói,nhưng sự việc này có thể nói với chúng ta một câu nói chân thật, chính là một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng,mẹ của ngài cũng là vậy.Người cả nhà ngài ở trong quê làm ruộng, đời sống rất là gian khổ, cho nên không có đi học, không có đọc sách, không biết chữ, nhưng người cả nhà ngài, cha mẹ và ông bà nội của ngài đều là học Phật, đều là niệm Phật, thế gia niệm Phật.Tại vì sao có thành tựu lớn đến như vậy?Không gì khác, phải thật tin đối với thế giới Cực Lạc, phải thật tin đối với A Di Đà Phật, không có chút tâm hoài nghi.Khi cuộc Đại cách mạng văn hoá mười năm, gặp phải khổ nạn rất lớn, nhưng ngài niệm Phật vẫn không gián đoạn.Không cho niệm Phật thì ngài trong tâm niệm Phật, làm bất cứ việc gì ngài đều niệm Phật, chính là một câu Phật hiệu này. Đại sư Liên Trì năm xưa ở đời bốn lần thấy được A Di Đà Phật, tôi tin tưởnglão hòa thượng thấy A Di Đà Phật chắc chắn không chỉ bốn lần.Vì sao? Khổ như vậy ai đến an ủi ngài? A Di Đà Phật đến an ủi ngài.Có người hỏi ngài (các vị xem đĩa thì biết) đã thấy A Di Đà Phật chưa? Ngài trả lời đã thấy A Di Đà Phật, ngài đề nghị A Di Đà Phật tiếp dẫn ngài vãng sanh, A Di Đà Phật không chịu, bảo ngài lưu lại thế gian làm biểu pháp.

Biểu pháp của nghĩa rộng là làm một tấm gương tốt cho người khác xem, cho người học Phật xem.Bạn xem năm cái khóa mục này của Tịnh Tông chúng ta, “Tịnh Nghiệp Tam Phước” ngài cũng không hiểu, thế nhưng ngài làm được rồi, hiếu dưỡng cha mẹ ngài làm được rồi, tôn kính sư trưởng làm được rồi.Bạn xem sư phụ của ngài, sư phụ của ngài cũng rất cừ khôi,sư phụ ngài đã dặn bảo trước rằng sau khi sư phụ ngài vãng sanh, phải nên đem tro cốt của sư phụ ngài chôn ở bên dưới phiến đá, bên dưới của tháp mộ, cái mộ đó của sư phụ Ngài là tháp mộ.Đến khi Đại cách mạng văn hoá xẩy ra, hồng vệ binh phá hoại, đem cái tháp của ngài khai quật ra, mở tháp ra không có thứ gì bên trong.Nếu như có tro cốt bên trong thì sớm đã bị hủy hoại rồi, vì nó ở bên dưới nên không có người biết.Bức ép hỏi Lão Hòa Thượng Hải Hiền, ngài nói thật không hề biết.Về sau này đào sâu xuống dưới, đào lên được, mới biết được lão sư phụ có thần thông, biết được có cái kiếp nạn này, đem tro cốt chôn vào bên dưới, cho nên tro cốt này có thể bảo tồn, đây là lão sư của ngài, sư phụ ngài. Sau khi đại cách mạng văn hoá xong lão hòa thượng Hải Hiền trùng tân cải táng cho sư phụ ngài, xây tháp dựng bia.

Đại cách mạng văn hóa ép bức người xuất gia hoàn tục, ngài không hoàn tục, thế nên không cho phép ngài ở chùa, bảo ngài làm đại đội trưởng đại đội sản xuất nơi đó.Không cho niệm Phật thì ngài niệm trong tâm, không cho lạy Phật thì buổi tối lạy,khi mọi người đều ngủ rồi, ngài thức dạy lạy Phật.Trong nồi thức ăn lớn có đồ tanh, ngài nhặt rau bên cạnh thịt để ăn, nhận chịu bao nhiêu khổ nạn.

Đại Sư Ấn Quang biết, cho nên ngài khuyên bảo chúng ta ở trong đại thời đại này, đạo tràng của Phật giáo nên nhỏ, đồng tu không vượt quá 20 người, làm như vậy thì chính phủ cho phép, hoan hỉ, sẽ không gây phiền phức.Mặt khác đạo tràng nhỏ cũng dễ dàng duy trì, có mấy người nhiệt tâm hộ pháp thì đủ, huống hồ Chùa Phật Lai chính tự mình trồng tỉa, chính tự mình thu hoạch.Diện tích ngài trồng trọt rất lớn, hơn 100 mẫu, cho nên lương thực, rau cải, trái cây rất nhiều, cứu tế cái khu vực này, mấy vạn người.Lão hòa thượng tu bố thí, đây là tài bố thí, cả nội tài, ngoại tài,nội tài là thể lực, ngài mỗi ngày làm việc là vì đại chúng.Trong miếu chỉ có bốn người, cần phải có hạn cúng dường đại chúng, nhất là những năm mất mùa, để mỗi người có thể ăn được no.Mỗi niệm vì chúng sanh mà lo nghĩ, không hề vì chính mình lo nghĩ, làm cho người rất ngưỡng mộ. Ngài 112 tuổi không cần có người chăm sóc, bất cứ thứ gì đều là chính mình làm.Chặt củi chính mình làm, nấu cơm, giã gạo, đem lúa giã thành gạo, thảy đều chính mình làm, nấu cơm trồng rau đều là chính mình làm.Những thứ này lão hòa thượng từng cái, từng cái đều hồi hướng vãng sanh, chính mình đến 112 tuổi vẫn làm, bất cứ việc gì đều chính mình làm.Bạn thấy trồng trọt, từ sớm đến tối không hề ngơi nghỉ, trèo cây hái trái.Có một số Phật giáo đồ đến thăm ngài, ngài leo lên cây hái trái chia cho mọi người, những việc này đều được ống kính ghi lại.Cặp mắt ngài không mờ, còn có thể sỏ kim, còn may vá quần áo. Đồ đệ của ngài cúng dường ngài chiếc tăng bào, ngài mặc vào quá dài, lập tức đem kim chỉ ra, ngài đem lai áo may lại dài ngắn vừa vặn, lập tức làm liền.Cả đời không cầu người, Phật giáo như vậy không có người phản đối, Phật giáo như vậy mọi người đều sẽ tán thán.Cả đời khổ cực cần lao vì đại chúng, không vì một người, đại công, vô tư, không cần tiền, không cần danh, không cần lợi, mọi thứ đều buông xả, đáng được chúng ta học tập.

Chúng ta cũng đến tuổi tác này rồi, tuổi tác đáng ra đi rồi, phải vạn duyên buông xả.Hoạt động mô hình lớn quốc tế.Sau khi tôi xem cái đĩa này của lão hòa thượng, tôi phải thúc liễm, tôi không tham gia nữa, nhưng tôi khuyến khích mọi người tham gia.Mọi người đến đây thăm tôi, tôi hoan nghênh, nhưng tôi không muốn tham gia bất cứ hoạt động nào.Cho nên chúng ta xem thấy cái thị hiện này, làm tấm gương tốt nhất cho đồng tu Tịnh Tông, cho ai? Cho tôi, không phải cho người khác, tôi xem rồi tiếp nối gánh vác, đây chính là dạy tôi, không liên quan với người khác.Ai thấy được, ai có thể tiếp nối gánh vác, họ liền được lợi ích.Tôi không muốn gì khác, tôi chỉ muốn vãng sanh.Đời sống thế gian có khổ một chút, tốt!Vì sao vậy? Không có lưu luyến, vì nếu như đời sống quá tốt, không muốn đi, tình chấp quá nặng, tài sắc danh lợi đều có thể lưu giữ chúng sanh ở lại thế giới Ta Bà, ở sáu cõi luân hồi, nếu bạn có thể gạt bỏ, thì bạn mới có thể lìa khỏi, bạn mới có thể đạt được gia trì của Phật, Bồ Tát.

Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão “Hà dĩ cố”[8],tại vì sao bộ kinh này cùng “Hoa Nghiêm” “Pháp Hoa” bình đẳng?“Như Di Đà Sớ Sao vân: Kim đản nhất niệm trì danh, tức đắc bất thoái[9].“Vị bất thoái” ở đây là A Duy Việt Chí, vị thứ nhất “vị bất thoái”, vậy thì bạn là thánh nhân, bạn không phải phàm phu, địa vị bạn sẽ không còn thoái chuyển; Vị thứ hai là “hạnh bất thoái”, bạn đây là Đại thừa, bạn đi là con đường thành Phật, không phải Thanh Văn, không phải Duyên Giác, không phải Quyền giáo Bồ Tát, bạn chọn lựa con đường chính xác.“Phàm phu tự tâm cứu cánh thành Phật[10],đây là nói nhân của chúng ta, còn duyên thì sao? A Di Đà Phật làm tăng thượng duyên cho chúng ta. Bạn có cái nguyện này, có cái tâm này thì mới có thể giúp bạn, tiếp dẫn bạn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc.

“Nhược năng đế thính”[11],nếu bạn chân thật tin tưởng thì bạn không cần trải qua ba thừa là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, không cần phải trải qua như vậy, thời gian này rất dài, “cửu kinh đa kiếp”[12], ba A Tăng Kỳ kiếp, không cần thiết, bạn ngay đời này thì thành công rồi, liền thành tựu rồi, “bất việt nhất niệm, đốn chứng bồ đề”[13],“nhất niệm” này chính là A Di Đà Phật danh hiệu,“đốn chứng” là lập tức liền chứng đắc, không phải tiệm tu, cái “bồ đề” này là “Vô Thượng Bồ Đề”, liền vào được cảnh giới của Phật,“khải phi đại sự”[14], đây không phải đại sự còn có cái gì gọi là đại sự chứ?Phàm phu một đời thành Phật, xem bạn có phước báo hay không?Tin tưởng, liền có cái phước báo này.Không tin tưởng, không có cái phước báo này,không có cái phước báo này không cần khuyên họ, khuyên họ sanh phiền não.Vui vẻ hoan hỉ tùy duyên thì tốt, còn họ có cái phước báo này nên khuyên họ, vì sao vậy? Ngay đời này chắc chắn thành công.

“Khả kiến, tịnh tông chánh thị trực chỉ, đốn chứng chi pháp”[15],

Không cong quẹo, không phải đường cong, là đường thẳng.

“dĩ niệm Phật tâm, nhập Phật tri kiến[16].

Ngày nay pháp sư Hải Hiền làm ra tấm gương cho chúng ta xem, 90 năm như một ngày, chính là một câu danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT vào tri kiến Phật.Khi ngài vãng sanh, dùng bộ kinh này làm chứng cứ, chứng minh, chắc chắn là thượng phẩm thượng sanh.

“Tịnh tông chi hưng khởi, chánh do thử đại sự nhân duyên dã”[17].

“Hoa Nghiêm-Pháp Hoa”đều là đại sự nhân duyên này. Tịnh tông là đại sự trực tiếp ngay trong đại sự, thông đạo mau chóng, vậy thì bên dưới tường tận nói rõ:

“tường minh bổn kinh, hưng khởi chi nhân duyên”[18],

Bổn kinh hưng khởi nhân duyên.

Đoạn thứ nhất“Xứng tánh cực đàm, Như Lai chánh thuyết[19]; Đoạn nhỏ thứ nhất phía sau nguyên văn của Niệm Lão nói“Hoa Nghiêm, Pháp Hoa quân viên đốn xứng tánh chi giáo, đản kỳ quy thú khước tại bổn kinh[20].

“Yếu Giải vân: Tuyệt đãi viên dung, bất khả tư nghì, Hoa Nghiêm áo tạng, Pháp Hoa mật tùy, nhất thiết chư Phật chi tâm yếu, Bồ Tát vạn hạnh chi tư nam, giai bất xuất ư thử hỹ”[21].

Chỗ này là Hoàng Niệm Lão trước tiên dùng khai thị của Đại Sư Ngẫu Ích trong “Di Đà Yếu Giải”, khai mở rõ ràng cho chúng ta. Đại Sư Ngẫu Ích tán thán bổn kinh rằng:

“Tuyệt đãi viên dung, bất khả tư nghì”[22]:“tuyệt đãi” không phải tương đối, cũng chính là nói không có bất cứ thứgì có thể so sánh được với nó, không cách gì tưởng tượng, “bất khả tư nghì” là không cách gì tưởng tượng,

“Hoa Nghiêm áo tạng, Pháp Hoa mật tùy”[23]:“tạng”,“tùy” đều là nói đến trung tâm, là nói đến một điểm trọng yếu nhất, giống như trái tim của một người vậy. Như vậy chúng ta liền biết, tổ sư đại đức xưa nay cho rằng “Kinh Vô Lượng Thọ” chính là trung bổn của “Hoa Nghiêm”, nội dung bên trong Kinh Vô Lượng Thọ cùng “Hoa Nghiêm” không hai không khác, nhưng phân lượng ít hơn so với “Hoa Nghiêm” vì chỉ có một quyển.Còn “Hoa Nghiêm” ở Trung Quốc ba lần phiên dịch, ngoài bản trung lập ra, đem nó hợp lại tổng cộng 99 quyển. 99 quyển rút gọn thành một quyển chính là bổn kinh, bổn kinh này triển khai ra chính là 99 quyển “Kinh Hoa Nghiêm”, 99 quyển “Kinh Hoa Nghiêm” rút gọn thành một quyển chính là “Kinh Vô Lượng Thọ”. Cho nên học “Kinh Vô Lượng Thọ” là viên mãn “Hoa Nghiêm”, học “Kinh Vô Lượng Thọ” là viên mãn “Pháp Hoa”.

Không chỉ như thế mà còn là:

“nhất thiết chư Phật chi tâm yếu”[24]:“Nhất thiết chư Phật” là chỉ mười phương ba đời chư Phật, họ đã tu đã chứng đã hoằng dương bộ kinh này, hạt nhân tinh hoa đã giáo hóa chúng sanh đều ở trong bộ kinh này, học bộ kinh này thì bằng với học tất cả rồi,

“Bồ Tát vạn hạnh chi tư nam”[25]:“tư nam” là chỉ nam, đều không ngoài kinh này,

“thị cố bổn kinh xưng vi xứng tánh chi cực đàm dã”[26]:“cực” là nói đến cực điểm, nói đến đại viên mãn, nói đến cứu cánh rồi, vậy có thể không tin sao? Chúng ta ngay trong một đời này may mắn nào hơn có thể gặp được pháp môn này, gặp được bộ kinh điển này, lại có thể gặp được chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ.Chú giải này không giống tất cả chú giải khác, chú giải của ngài là dùng phương pháp “tập chú”.“Tập”: Đại thừa kinh luận 83 loại, “Hoa Nghiêm-Pháp Hoa” đều ở trong đây, “tập” chú sớ 110 loại của tổ sư đại đức xưa nay, những tổ sư đại đức này đều là minh tâm kiến tánh, đều không phải người thông thường.Cho nên bạn đọc bộ chú giải này liền đã đọc tất cả kinh điển đại thừa, bao gồm luôn tất cả khai đạo của tổ sư đại đức,bạn đều xem thấy ở trong đây, “một là tất cả, tất cả là một”.

Đoạn thứ ba phía sau, gần như cùng nguyên văn hoàn toàn giống nhau, bởi vì cái đoạn này quá quan trọng, nên toàn bộ chọn lấy.Chúng ta xem 153 tờ chú giải, chú giải hàng thứ năm:

“Hựu Nhật bản Đạo Ẩn, ư sở trước Vô Lượng Thọ Kinh chân giải trung”:

“Hựu Nhật”, “Nhật”là Nhật Bản. Cao tăng Đạo Ẩn trong tác phẩm Vô Lượng Thọ Kinh Chân Giải. Bộ sách này rất nổi tiếng trong Tịnh Độ tông của Nhật Bản, Tịnh Độ Tông Nhật Bản có một bộ chú giải quan trọng nhất, những pháp sư của Nhật Bản ở nơi “Kinh Vô Lượng Thọ” đã hạ công phu rất sâu, chú sớ của đại đức Nhật bản xưa đại khái có hơn 20 loại.Còn Trung Quốc là quốc gia chính mình là tổ sư đại đức chỉ có hai người, hai loại chú giải, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là vị mới xuất hiện, đây là loại thứ ba.Còn Nhật Bản có hơn 20 loại, trong chú giải này nói:

“Ngũ trược chi thế, tạo ác chi thời, thánh đạo nhất chủng, kim thời nan tu, kỳ nạn phi nhất”[27].

“Kỳ nạn phi nhất”, đây là nói cái thời đại này của chúng ta, hiện tại thời đại chúng ta cư ngụ cùng với trên kinh đã nói hoàn toàn giống nhau.“Ngũ trược” là năm loại ô nhiễm.Hiện tại nói ô nhiễm, chúng ta ở chỗ này xem thấy ở tờ thứ 13 có chú thích này, điều thứ 22, năm loại này là “kiến trược, phiền não trược, mạng trược,chúng sanh trược, kiếp trược”.Trong năm loại này, trung tâm chính là “kiến trược” cùng “phiền não trược”, bởi vì hai loại này nên mới có “chúng sanh”, “mạng”, “kiếp”.

“Kiến”: “vị chánh pháp dĩ diệt, tượng pháp tiệm khởi, tà pháp chuyển sanh, tà kiến tăng thạnh, bất tu thiện đạo, thị danh kiến trược”.

Chánh pháp một ngàn năm đã đi qua rồi, tượng pháp tiếp nối một ngàn năm cũng đã qua đi, như vậy là Phật diệt độ đã một ngàn năm thứ hai qua đi,mạt pháp mười ngàn năm thì một ngàn năm thứ nhất của mạt pháp đi qua rồi, tính đến ngày nay Phật diệt độ là một ngàn năm thứ ba đã đi qua rồi. Cho nên ngày nay chúng ta gặp được chánh pháp đã diệt, tượng pháp đã diệt, hiện tại là mạt pháp.

Chúng ta tin tưởng tổ sư đại đức xưa nay của chúng ta, những người này không giống như người nước ngoài, người của chúng ta không những rất xem trọng lịch sử, mà còn xem trọng sử thật, trên lịch sử ghi chép phải chân thật, đó là gìn giữ chữ tín cho đời sau.Những tổ sư đại đức xưa nay của chúng ta, các ngài dùng là kỷ niên, niên trong bổn khóa tụng nhà Phật đều có, bạn xem phổ Phật, trong Thích Ca Như Lai Phổ Phật đều nói đến: Thế Tôn xuất thế vào năm 24 Giáp Dần Châu Chiêu Vương, Thích Ca Mâu Ni Phật thuộc về lão Hổ, năm Dần, diệt độ vào năm 52 Châu Mục Vương, cho nên thế thọ (người Trung Quốc tính tuổi mụ)là 80 tuổi, 80 tuổi qua đời. Cái niên đại này ở Trung Quốc thì rất rõ ràng, Châu Mục Vương năm 52(cách với hiện tại chúng ta chính là từ diệt độ), Châu Mục Vương diệt độ cách với chúng ta là 3041 năm,đây là ghi chép của người Trung Quốc, còn ghi chép của người nước ngoài thì hơn 2500 năm. Như vậy ghi chép của người nước ngoài cùng ghi chép của chúng ta sai lệch 600 năm.Người Ấn Độ không xem trọng đối với việc này, họ không xem trọng lịch sử, vào thời xưa người Ấn Độ xem trọng khai ngộ.Hiện tại Phật giáo Ấn Độ không có, Phật giáo đại thừa truyền đến Trung Quốc, bén rễ ở Trung Quốc.Tiểu thừa truyền ở Nam Dương,Đại thừa là Bắc truyền: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, cái mảng này đều là đại thừa.Ngoài ra một tông phái mật tông truyền đến Tây Tạng, đây là Tạng truyền. Phật giáo ngày nay có ba đại ngữ hệ, đại thừa là Hán Ngữ, Mật truyền là Tạng Ngữ, tiểu thừa là văn Pa-Li.Học tập kinh điển Phật pháp, ba loại văn tự này nhất định phải học tập, văn tự là công cụ, không có công cụ thì bạn không làm được.

Giảng đến “ngũ trược” là 5 cái cái ô nhiễm này, ô nhiễm hiện tại nghiêm trọng hơn quá nhiều so với thời kỳ đầu mạt pháp.Ô nhiễm hiện tại:Thực vật thứ để ăn không sạch sẽ, nước uống không sạch sẽ, hít thở không khí không sạch sẽ. Nếunhư những ô nhiễm này không thể được cải thiện, thì như khoa học gia nói với chúng ta sau năm mươi năm cái địa cầu này không thích hợp nhân loại cư trụ, người không thể ở.Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, năm mươi năm rất nhanh sẽ đến.Ba mươi năm trước tôi không hề nghe nói đến cái gì là bảo vệ môi trường, cái danh từ này không nghe nói qua.Tôi lần đầu đến HongKong để giảng kinh là năm 1977 không hề nghe nói qua danh từ bảo vệ môi trường, về sau mới nghe nói, cảm thấy càng lúc càng nghiêm trọng, cảm thấy không bảo hộ hoàn cảnh thì không được, sanh ra nguy cơ đối với sinh tồn của nhân loại.Vào lúc đó tôi vừa nghe được cái danh từ “hoàn bảo”.Có người đến hỏi tôi, họ nói “hoàn bảo” hữu dụng không? Đáp án của tôi là không hữu dụng.Họ nói vì sao vậy? Bạn nói là biểu hiện bên ngoài, hoàn cảnh ô nhiễm từ đâu mà ra? Phải tìm ra gốc, trung y chúng ta là trị căn gốc, trên thân tự nhiên liền tốt, căn gốc là quan trọng.Căn gốc ô nhiễm là gì? Chính là “kiến trược”, “phiền não trược”, chính hai thứ này.Hay nói cách khác chúng ta phải hiểu được “hoàn bảo tâm lý”, bắt tay từ hoàn bảo tâm lý thì bên ngoài liền rất dễ dàng có hiệu quả.Tâm lý không nói đến hoàn bảo thì bên ngoài sẽ không có được hiệu quả.Cho nên cái ô nhiễm này mỗi năm sẽ càng nghiêm trọng hơn.Không khí ô nhiễm đặc biệt rõ ràng, khói mù chính là ô nhiễm, trong không khí này có độc, bạn ngày ngày không ngừng đang hít thở, hít thở lâu rồi, trong ngũ tạng lục phủ đều có vấn đề. Vậy phải làm sao? Cái vấn đề này bạn có nghĩ qua hay không?Ăn uống có vấn đề, ăn cơm thấp thỏm không an, uống nước cũng có vấn đề, hiện tại không khí có vấn đề, con người làm sao mà sống đây?

Phật đã thấy rõ đối với sự việc này, trên kinh nói được rõ ràng như vậy, rằng sự việc này sanh ra vào thời mạt pháp.Mạt pháp một ngàn năm trước đã sanh ra rồi, hiện tại tích lũy một ngàn năm đến ngày nay là 1041 năm, để chúng ta rõ ràng cảm xúc được, sâu sắc cảm xúc được rồi, chỗ này trên kinh đã nói, vào lúc này chánh pháp, tượng pháp đều không còn, tà pháp chuyển sanh(sanh chính là hưng khởi). Thời kỳ mạt pháp này ở trên kinh Phật nói “tà sư nói pháp nhiều như cát sông hằng”,khúc giải nghĩa kinh, đây là hiện tượng ngày nay phổ biến Phật giáo trên toàn thế giới. Vậy pháp nào là chánh? Tâm chánh, hạnh chánh, ngôn chánh, không có pháp nào không phải chánh pháp.Còn nếu tâm không chánh, ngôn không chánh, hạnh không chánh, không có pháp nào là chánh pháp.

Cho nên tôi khuyên mọi người đem cái đĩa của lão hòa thượng Hải Hiền làm thành “Kinh Vô Lượng Thọ” để học tập.Vì sao vậy? Cái đó dễ hiểu, cái đó trực tiếp.Nếu bạn xem một trăm lần không hiểu, vậy thì xem nhiều hơn xem một trăm lần, xem một ngàn lần thì bạn hiểu, chánh tri chánh kiến của bạn liền sanh ra.Bạn không làm cho rõ ràng, không làm cho tường tận, thì cách thấy, cách nghĩ, cách nói, cách làm của bạn đều là tà tri tà kiến,“tà kiến tăng thạnh, bất tu thiện đạo”.

Ngày nay mọi người tu đạo gì? Là tu tham-sân-si-mạn-nghi, tu năm đạo này.Nghiên cứu cách tham thế nào?Làm thế nào tham tài được nhiều?Mới có thể mau chóng tràn đầy.Chẳng phải bạn thường nghĩ những thứ này sao?

Bạn xem qua lịch sử năm ngàn năm toàn thế giới, có văn tự ghi chép, chỉ có lão tổ tông dân tộc chúng ta tích đức, đời đời kiếp kiếp đều tích đức, không có đời nào không nói đến luân lý, đạo đức, không có đời nào không nói đến“tứ duy, bát đức”[28].Bốn khoa này là đại căn, đại bổn của truyền thống văn hoá chúng ta, người nước ngoài trên lịch sử của họ không tìm thấy.Cho nên người ta nói tai nạn, nói nước ngoài có tai nạn tôi tin tưởng, còn nói ở chúng ta thì tôi không tin.Thế nhưng Trung Quốc hai trăm năm gần đây nhất bỏ mất đi giáo huấn của tổ tông không cần nữa.Đây là sai lầm!Tổ tông sẽ trừng phạt đối với họ, không phải là lấy mạng của họ, giáo huấn dằn mặt họ một trận, việc này rất có thể.

“Phật Thị môn trung, hửu cầu tắc ứng”.Bạn cầu tiền tài được tiền tài, cầu công danh được công danh, cầu phú quý được phú quý, ngay bạn cầu thành Phật đều có thể thành Phật, “hữu cầu tắc ứng”.Không cần Phật chính là cái phương diện chánh ta đều không cần, vậy thì quả báo của ta là ác báo.Cái sự việc này rất phiền phức.

Tôi đã có không ít năm ở nước ngoài, nên tôi thảy đều hiểu rõ.Tôi đã từng nghe có đồng tu nói với tôi rằng có một gia đình người Mỹ, nhà đất ở Hoa Kỳ bán hết, di dân đến Đài Loan, ở Bổ Lý trung bộ của Đài Loan.Người ta hỏi họ “tại vì sao đến Đài Loan?”Họ nói “Hoa Kỳ có tai nạn, họ đến Đài Loan để tị nạn”, đã ở hơn một năm rồi.Con người này có trí tuệ, không biết ai nói với họ.Cho nên muốn xem ở nơi nào có tai nạn, bạn chỉ cần đi xem ở nơi đó có trược ác nơi đó trược ác vô cùng nghiêm trọng thì ở nơi đó liền phiền phức, ít đến thì tốt, trược ác nhẹ, không thể nói không có, không có thì trên thế giới này tìm không ra chỗ nào như vậy, không thể tìm được. Chỉ có trược ác nhẹ, không phải rất nghiêm trọng, thì ở nơi đó có thể ở có thể tu hành.

Còn nếu như các vị muốn hỏi tôiở đâu, tôi già rồi, 88 tuổi rồi, thời gian vãng sanh càng lúc càng gần rồi, tôi ở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây