Trong Kinh Báo Hiếu Trọng Ân, đức Phật dạy: “Tháng thứ tám
hoàn toàn tạng Phủ, chín tháng thì đầy đủ vóc hình, mười tháng thì đến kỳ sinh”. Như vậy, khi bé được tám tháng trong bụng mẹ là nó có cảm giác, có sự hoạt động mạnh mẻ và có ý thức, . . . Do đó, chúng ta muốn dạy dỗ con cái là không phải chờ khi sanh ra và tuổi còn thơ đâu, mà chúng ta có thể dạy khi còn trong bụng mẹ. Tại sao? Vì đứa bé khi còn trong bụng mẹ luôn luôn chịu ảnh hưởng tâm lý và sinh lý của người mẹ gần như là 80 phần trăm.
Ví dụ:
- Sinh lý ( Thuộc về thân ): Khi người mẹ khỏe, thì đức bé cũng khỏe; khi người mẹ bệnh, thì đứa bé cũng bị bệnh theo; nếu người mẹ bị suy di dưỡng, thì đức bé không tránh khỏi mất di dưỡng; nếu người mẹ chết, thì đứa bé cũng mất mạng luôn.
- Tâm lý: khi người mẹ buồn khổ, thì đứa bé cũng ảnh hưởng
buồn khổ; khi người người mẹ vui thì đứa bé cũng an vui; khi người mẹ làm ác, bé cũng bị ảnh hưởng . . .; khi người mẹ làm thiện, thì bé cũng sẽ ảnh hưởng hành động thiện; khi người mẹ tu hành thì bé cũng sẽ nương theo mẹ tu hành. Vì thế, khi người mẹ mang thai nên tránh làm ác, nói ác, nghỉ ác và xem phim bạo động, vì nó tác động rất mạnh đến cảm giác của thai nhi, . . . Ngược lại, người mẹ phải nên nói thiện, làm việc thiện, nghỉ thiện, nhất là quy y Tam Bảo, tụng kinh và hành thiền. Như vậy, người mẹ đã giáo dục con của mình rất hửu hiện ngay từ trong bụng. Khi đứa bé ra đời, thì đứa bé sẽ khôn ngoan, hiền hòa và thông minh, . . .
2) Quy y Tam Bảo lần hai:
Nếu em bé sinh ra được 3 tháng rồi, thì người mẹ có thể cho bé quy y Tam Bảo. Cho dù, bé đã được quy y trong bụng mẹ. Đứa bé 3 tháng làm lễ quy y Tam Bảo cũng giống như là làm lễ cầu an cho bé. Đặc biệt là cho đứa bé kết duyên với đức Phật ngay từ còn nhỏ.
3) Quy y Tam Bảo lần thứ ba:
Khi đứa bé lớn thành thiếu niên 12 tuổi, thì người mẹ cho con quy y Tam Bảo và thọ 5 giới.
4) Quy y Tam Bảo lần thứ tư:
Khi con tới tuổi trưởng thành 18 tuổi, người mẹ cho con em xin quy y Tam Bảo và học hỏi 5 giới cấm rỏ hơn. Vì 5 giới cấm nầy là nền tảng căn bản đạo đức của đạo Phật và nhân sinh, nhân loại nói chung.
Trong các Pháp hội lớn thường kỳ tại Đạo tràng TTHH Việt Nam chùa Khai Nguyên, quý Thầy đều dành thời gian tổ chức lễ Quy Y Tam Bảo cho các thiện nam, tín nữ phát tâm quy y, hướng về Tam Bảo, tu học các Phật tử được Đại Đức Thích Đạo Thịnh đích thân làm thầy giáo thọ cử hành nghi lễ trọng thể tại pháp hội.
Tầng nghĩa thâm sâu của việc quy y Tam bảo ở đây chính là nương tựa vào ba đức tính sáng suốt (Phật), chân thật (Pháp) và thanh tịnh (Tăng) vốn sẵn có trong mỗi bản thể. Và quy y đơn thuần là sự gieo duyên với đạo Phật. Phật pháp hướng con người đến gần hơn với sự an lạc, chỉ có tự tham thấu, gieo duyên tu hành thì mới gần hơn với ánh sáng “chân – thiện – mỹ” ấy.