Thời pháp thoại giảng kinh Địa tạng lần này liên tiếp hai ngày Đại Đức Thích Đạo Thịnh giảng giải từ trang 172 tập thứ 77 kinh văn có nói rằng " Lại nữa này Địa Tạng đời sau có các thiện nam tín nữ nào gặp kinh điển đại thừa mà sinh tâm hoan hỉ, Hoặc nghe một câu văn, hoặc nghe một bài kệ mà cung kính cúng giàng, tán thán thọ trì kinh, đem truyền bá rộng khắp, thì Phúc của người đó thật chẳng thể nghĩ bàn" Và tinh thần Phật giáo Đại thừa với quan niệm rằng bất cứ việc làm nào của hàng đệ tử Phật cũng đều vì lợi ích cho mọi người, vì an lạc cho số đông, đã được nhân dân Việt Nam dễ dàng chấp nhận và áp dụng trong cuộc sống. Sự thấm nhuần Phật pháp như vậy đã được thể hiện qua câu ca dao của người Việt Nam rằng “
Xây chùa, tô tượng, đúc chuông. Trong ba việc ấy thập phương nên làm” Như vậy cho dù đời nào đi chăng nữa các thiện nam tín nữ sinh tâm hoan hỉ mà tôn tượng, đúc chuông tu bổ chùa chiền thì được công đức vô lượng đến 30 đời kiếp theo như kinh văn đã ghi chép.
Trong bài giảng ngày thứ hai tiếp theo kinh văn Đại Đức có nói đến tứ trọng ân, đó là ơn Cha Mẹ, ơn Thầy Tổ, ơn Tam bảo, ơn Tổ Quốc, Sự thông thuộc Kinh văn thấm nhuần Phật pháp, hiểu được tứ trọng ân, sẽ mang lại sự đoàn kết các thành viên gia đình, rồi đến đoàn kết toàn xã hội, tạo một sức mạnh tổng thể, Đại Đức có nêu một ví dụ cụ thể về đội bóng đá U23 của việt nam chúng ta vừa qua đã, vượt qua hều hết các đội mạnh để đi đến trận chung kết và đạt giải Á quân châu Á, một kết quả quá sự mong đợi, thể hiện tinh thần đoàn kết của toàn đội, trên hết là hết lòng vì màu cờ sắc áo, vì lòng biết ơn Tổ quốc, vì tinh thần của cả một dân tộc đang cổ vũ nhiệt tình, và vì ơn cha mẹ sinh thành, nơi quê hương đang mong đợi các con trở về mang niềm vinh quang báo ân Tổ Quốc,
Đại đức cũng rất băn khoăn vì kinh điển đại thừa rất nhiều bản lưu lại vẫn còn dùng chữ Hán Việt khiến cho Phật tử khó tiếp cận và hiểu hết được lời Phật ý Kinh để mà tu tập, với ước muốn cho Phật tử hiểu được ý sâu xa trong ý Kinh để mà áp dụng vào đời sống, tụ tập, hằng mong lại lợi ích trong đời sống thực tại, thì trong công cuộc hoằng Pháp phải chuyển dần sang tiếng Việt nhằm cho Phật tử tu học được dễ dàng và hiểu sâu hơn, áp dụng được ý Phật lời Kinh vào cuộc sống thực tại, và nhằm truyền bá thật rộng rãi các bản Kinh văn để nhân dân, Phật tử trên khắp moi vùng miền của tổ quốc, và cả nước ngoài dễ dàng tiếp cận mà tu học theo.
Trong ngày thứ ba của khóa tu là mở đầu là thời vấn đáp các câu hỏi của Phât tử về đời sống, tu tập, sau đó là lễ tổng kết một năm hoạt động của các tổ đạo tràng, và cũng là khóa tu Địa Tang cuối cùng trong năm Đinh Dậu, tại đây đã có những ý kiến đóng góp rút kinh nghiệm, cụ thể như các đạo tràng còn chưa được gắn kết với nhau, chưa tạo được tinh thần đoàn kết và Đại đức cũng mong muốn sang một năm mới toàn đạo tràng sẽ khắc phục được các khâu còn thiếu sót, phát huy tinh thần gắn bó, đoàn kết, và sẻ chia giúp đỡ nhau trong tu học, trong niềm hân hoan còn có một số đạo tràng tiêu biểu được tuyên dương, khen ngợi, không khí tại buổi lễ trang nhiêm, mà đầm ấm toàn thể đạo tràng vui mừng trong tiếng vỗ tay hoan hỷ .
Cuối lễ tổng kết toàn đạo tràng có bó hoa tươi thắm nhất, được đại diện dâng lên tri ân Thầy đã không quản vất vả, ngày nắng cũng ngày mưa, ân cần lên thời khóa dẫn dắt cho hàng vạn lượt Phật tử tu học, trong những năm vừa qua, cũng như trăn trở vất vả mưa nắng, ngày đêm lo kiến thiết, xây dựng, cho khuôn viên ngày một chùa khang trang, to đẹp, tạo điều kiện đáp ứng cho hàng vạn lượt hành giả về tu học.
Xuyên suốt trong ba ngày là thời khóa tung kinh Địa Tạng được Đại Đức, Tăng, Ni lên dẫn dắt cho hàng ngàn Phật tử tung theo mỗi một ngày 3 thời kinh, quyển thương, quyển trung, và quyển hạ