Những hiểu biết cần có khi chăm sóc người hấp hối

Thứ ba - 01/05/2018 23:57 - Đã xem: 4256
Có sinh ắt có tử, niềm vui sướng khi mới ra đời thường làm cho con người ta quên mất nỗi bi thương tột cùng của lúc chết; người đời cũng không biết sự kết thúc của sinh mệnh bên này vốn là sự bắt đầu của lúc mới sinh ra bên kia

chamsocnguoibenh1.jpg

Giữa ranh giới sống và chết, thường chúng ta chỉ biết nỗi khổ đau của mình, mà không chú ý quan tâm đến tâm trạng của người hấp hối (lâm chung/sắp chết). Vì thế, làm thế nào để người lâm chung có được sự chăm sóc về mặt thể xác và tinh thần tốt nhất là sự tôn nghiêm của cái chết, cũng là vấn đề quan trọng của “sinh quyền” (tất cả chúng sinh đều có quyền lợi sinh sống). 

Mục đích chủ yếu của việc quan tâm lâm chung là khiến cho người lâm chung khi đối diện với giai đoạn sau cùng của đời người có thể nhận thức và chấp nhận cái chết, trong tâm không nảy sinh sợ hãi phiền khổ, từ đó an nhiên đối diện với cái chết, đồng thời không lấy việc kéo dài mạng sống hoặc kéo dài hơi tàn làm mục tiêu. Quan tâm lâm chung đồng thời cũng là sự giúp đỡ và động viên về mặt tinh thần cho những người trong gia đình, giúp họ vượt qua phút giây sinh ly tử biệt của cuộc đời này. Vì vậy, những thường thức của pháp Phật về lâm chung, trở thành nơi giúp đỡ về mặt tâm linh tốt nhất cho đôi bên: người lâm chung và gia quyến. 

Cơ quan quan tâm lâm chung sớm nhất của Phật giáo là “Vô Thường viện”1, được thiết lập ngay tại tinh xá Kỳ-viên ở Ấn Độ, mục đích là mong muốn giúp cho những người mắc bệnh có thể khơi dậy niềm tin vãng sinh Tây phương Cực lạc, điều này có được là nhờ dựa vào tư tưởng trong pháp môn Tịnh độ Di Đà2. Thiền lâm của Trung Quốc thì có “An Lạc đường” hoặc “Niết-bàn đường”, “Hỷ Lạc tháp viện”, “An Dưỡng trung tâm”, bên trong cơ cấu công việc có đường chủ, chấp chưởng (quản lý) chăm sóc bệnh tăng3. Tự viện bây giờ thì có “Như Ý liêu”, “An Ninh bệnh phòng”, chuyên phục vụ cho người bị bệnh tật. Ngoài ra, phẩm Giải đầu-đà4 thuộc luận Thập trụ Tỳ-bà-sa, Quán niệm pháp môn do Thiện Đạo (613-681), Tăng nhân đời Đường biên soạn, cho đến Chiêm bệnh tóng chung thiên thuộc Tứ phần luật hành sự sao của Đạo Tuyên (596-667), Tăng luật đời Đường, cũng có ghi chép rõ ràng về chăm sóc lâm chung. Ngày nay, Giáo sư Điền Cung Nhân, Đại học Phật giáo Kyoto Nhật Bản, thậm chí đề xướng “Tỳ-kha-la” (Vihara), được xem như là trung tâm trị liệu cứu trợ (hộ lý) giai đoạn cuối theo phúc lợi xã hội Phật giáo5. Những tổ chức này đã cho thấy Phật giáo quý trọng đối với sinh mệnh và tôn trọng đối với vấn đề tử vong. 

Về việc chăm sóc lâm chung thời nay, ở Đài Loan có hội quỹ chăm sóc lâm chung Liên Hoa, hội quỹ trông nom An Ninh. Bên cạnh đó, các bệnh viện có phòng bệnh An Ninh, bệnh viện thuộc Viện Y học Đại học Đài Loan, Bệnh viện Mã Giai, Bệnh viện Vinh Dân Tổng v.v... Đây là những hệ thống bệnh viện rất lớn, ở đó có sự kết hợp của các thành viên như bác sĩ, hộ lý sư, chuyên gia dinh dưỡng, dược sĩ, bác sĩ vật lý trị liệu, nhờ đó giảm bớt, xoa dịu nỗi đau khổ trên thân thể bệnh nhân; đồng thời có sự tham gia của những nhân viên công tác xã hội, nhân sĩ tôn giáo, khiến người bệnh loại bỏ được tâm lý sợ hãi cái chết; lại nhờ có sức mạnh của tôn giáo, đã giúp người lâm chung có được sự an ủi và dẫn dắt. 

hăm sóc lâm chung là giúp đỡ bệnh nhân có lộ trình đi hết cuộc đời cuối cùng một cách trang nghiêm. Vì vậy, lúc chăm nom, nên chú ý những việc sau đây: 

Nhận thức những thay đổi tâm lý của bệnh nhân lâm chung 

Những thay đổi trong tâm trạng của người khi đối mặt với cái chết có những cung bậc khác nhau, do vậy người nhà, người tình nguyện, nhân sĩ từ thiện, thầy đạo (tôn giáo)… đều cần phải hiểu rõ và có trợ giúp thích hợp, như: 

Thứ 1, hoảng sợ. Phải nghĩ cách khiến tâm của người lâm chung sinh khởi vui vẻ, không bị các nỗi sợ hãi khống chế. 

Thứ 2, phẫn nộ. Phải an ủi người lâm chung, khiến tâm tình bình tĩnh, vạn duyên buông xuống, không sinh khởi yêu ghét. 

Thứ 3, tội lỗi. Giúp người lâm chung không có cảm giác tội lỗi, dạy họ niệm Phật có thể tiêu trừ tội chướng. 

Thứ 4, bất xả. Khuyên nhủ người thân, tài vật của họ đối với thế gian không sinh tâm tham luyến. 

Thứ 5, lo âu. Khiến người bị bệnh yên tâm, bất tất nghĩ ngợi chuyện người phức tạp. 

Thứ 6, bất trợ. Khiến họ biết rất nhiều người thân bạn bè làm trụ cột tinh thần của họ. 

Thứ 7, cam chịu/tự khinh. Khích lệ họ kiên định niềm tin, niệm Phật tất sinh về quốc độ Cực lạc. 

Thứ 8, cô độc. Không nên khiến người bệnh cảm thấy cô độc trên giường bệnh. 

Thứ 9, chán nản. Người bị bệnh lúc sắp lìa đời nếu có ủ rũ, thì nên dành cho họ sự an ủi thích hợp. 

Thứ 10, vô tri. Nói với người bệnh rằng họ sẽ sinh về quốc độ thanh tịnh an lạc hạnh phúc, khiến họ biết tương lai còn niềm hy vọng vô hạn. 

Nhìn thẳng vào nhu cầu bệnh nhân lâm chung 

Người tham gia chăm sóc lâm chung, nên tạo ra biểu tư liệu chia sẻ tâm tư cho mỗi vị bệnh nhân, để tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng cá nhân của mỗi người, hoặc từ quan sát mà biết được nhu cầu của họ. Ví dụ: 

Thứ 1, mong muốn hiểu rõ bệnh tình. 

Thứ 2, mong muốn nhận được sự khoan dung của người khác. 

Thứ 3, hiểu rõ khoan dung người khác. 

Thứ 4, mong muốn người khác quan tâm mình. 

Thứ 5, gặp gỡ thân thích bè bạn. Thứ 6, hiểu rõ về sinh mệnh. 

Thứ 7, theo đuổi tín ngưỡng tôn giáo. 

Thứ 8, sự an bài hậu sự. 

Dành sự trợ giúp cho bệnh nhân lâm chung 

Thứ 1, bằng thái độ quan tâm chăm chú lắng nghe. 

Thứ 2, hãy để cho những người mà bệnh nhân yêu quý quan tâm đúng lúc, đồng thời cùng ở bên cạnh. 

Thứ 3, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo của bệnh nhân. 

Thứ 4, kể những câu chuyện và đạo lý về sám hối. 

Thứ 5, bố trí Pháp sư hoặc nhân sĩ tôn giáo trò chuyện với bệnh nhân. 

Thứ 6, cố gắng những gì có thể để đáp ứng những hy vọng của bệnh nhân. 

Thứ 7, cùng thảo luận nguyện vọng của bệnh nhân. 

Thứ 8, báo cho bác sỹ biết, giảm nhẹ nỗi đau đớn thể xác bệnh nhân, giữ được thần thức thanh thản. 

Thứ 9, giúp đỡ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân giữ nếp sống thường nhật, cũng như chuẩn bị hậu sự. 

Thứ 10, giữ tâm lý ôn hòa nơi bệnh nhân. 

Thứ 11, trợ niệm cho bệnh nhân, giúp người bệnh khởi lên chánh niệm, an nhiên giã từ cõi đời. 

Tinh Vân
 

Nguồn tin: Tinh Vân (2008), Phật giáo và thế tục, Nxb. Từ Thư Thượng Hải, tr.181-184)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây