Chùa Khai Nguyên - Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt NamChùa Khai Nguyên, Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam, Chùa Khai Nguyên, ChuaKhaiNguyen.Com, địa chỉ xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội I Địa chỉ 2; Chùa Tản Viên, chùa tản viên, tản viên sơn quốc tự, tan vien pagoda, pháp âm, chùa tản viên, tản viên sơn
CHÙA KHAI NGUYÊN
Xã Sơn Đông - TX. Sơn Tây - TP. Hà Nội
ĐỜI LÀ BỂ KHỔ, SAO KHÔNG ĐÀO RỘNG NÓ RA?
Thứ ba - 24/12/2013 06:18 - Đã xem: 6704
Thế giới tâm lý của con người chúng ta rất đặc biệt, có những bộ phận chuyên cảm nhận về nỗi buồn bực, thất vọng, chán nản, hối hận, âu sầu, hoặc là nóng nảy, giận giữ, ganh ghét, bực tức, thù hằn, v.v…, đó là những mặt trái của các tâm lý vui cười, hạnh phúc, an lạc, bình tĩnh, điềm đạm, thăng hoa. Và ai ai trong chúng ta cũng muốn chọn cho mình lối đi riêng, ở nơi ấy có hoa thơm cỏ lạ, có chim muông đang ríu tít gọi bầy, có bầu trời trong xanh mát dịu.
Thế thì chuyển hóa nhóm tâm lý không vui của lối đi thứ nhất sang hạnh phúc của lối đi thứ hai, chúng ta phải nhận diện chân thật của các loại phản ứng đó thì mới đi tìm phương pháp giải quyết, rồi thực tiễn điều nhận biết này, để đạt đến hạnh phúc mong cầu.
Về khổ đau chúng ta đều cảm nhận được ít nhiều, nó thể hiện qua hành động cụ thể mà người khác thấy được là vẻ mặt u sầu, buồn bã, cau có, nhăn mày nhíu trán v.v… cấp độ khổ đau này rất thường xuyên xảy ra và phổ biến ở mọi con người, nên không có gì là khó nhận định.
Còn khổ đau hơn, khó khăn hơn thì có người rơi lệ, khóc lóc thảm thiết, những trường hợp này ít nhất trong đời dù là người mạnh mẽ hay yếu đuối đều vài lần kinh nghiệm, như khi người thân thương chia xa, hay một chút danh dự, vật chất v.v.. lìa khỏi bàn tay.
Ở Cấp độ thứ ba, nếu những giọt lệ kia không vơi đi, mà tình trạng ngày càng tồi tệ hơn, kéo dài hơn, khiến cho họ bế tắc, không còn tin vào cuộc sống, không còn tin vào người thân, thì họ sớm tìm cách kết liễu cuộc đời mình, cái cấp độ khổ này làm cho tâm trí mờ mờ ảo ảo, không tìm ra được một giải pháp nhất thời nào khác.
Còn cấp độ cuối cùng chúng ta ít thấy nhưng lại nặng nhất, đó chính là họ lẫn trí, vì cái khổ đau quá lớn, lớn đến nỗi hệ thống thần kinh tổn thương không thể hoạt động bình thường, không đưa ra được một phương pháp để giải quyết, chính lúc này chúng ta rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Họ vẫn sống cho đến khi lìa khỏi cuộc đời, họ sống với một thế giới mà các giác quan của họ cảm nhận đến đều hoàn toàn khác hẳn chúng ta, nỗi khổ này cùng tột trong tất cả các nỗi khổ.
Chúng ta đã khái quát về bốn cấp độ khổ đau thường thấy như thế, từ nhẹ đến nặng, từ thấp tới cao, từ những nhịp điệu khổ đau và vui sướng quân bình trong cuộc sống hàng ngày cho đến khi nỗi khổ chiếm đa số, để rồi cuối cùng nỗi khổ đã hoàn toàn làm chủ tâm hồn và lý trí của con người.
Nếu như cứ theo hành trình ấy thì người bi quan sẽ nhận định “cuộc đời là bể khổ”. Nếu chúng ta chấp nhận như thế, thì cái bản chất của nỗi khổ kia khi sinh, già, bệnh và chết là hiển nhiên, nhưng “tại sao chúng ta lại đào rộng nó ra?” Đó là câu hỏi mà mỗi người có thể tự đặt ra và giải quyết. Từ các việc yêu thương mà phải xa lìa, mong cầu mà không đạt được, người ghét lại gặp mặt và thân tâm bất hòa, những vấn đề này chúng ta có thể tự khắc phục, nếu chúng ta bình tâm quán chiếu lại chính mình, trong từng phút giây đã có bao nhiêu tế bào ra đi, đã có bao nhiêu suy nghĩ bỏ lại v.v… thì trong từng phút giây đó, chúng ta đã chia tay với chính mình rồi, chứ đâu đợi đến khi ai đó ra đi vĩnh viễn, hay công danh sự nghiệp v.v… vượt qua mới đau buồn. Từ sự chia tay của chính mình mà suy nghiệm ra mọi người, thì sao chúng ta không nắm bắt hiện tại để an lạc hạnh phúc, còn hơn ngồi đợi đến lúc buồn khổ, nếu ít thì buồn theo cấp độ thứ nhất, còn nặng thì kết liễu cuộc đời v.v…
Chúng ta nên lạc quan hơn, và hãy nhân hạt giống an lạc hạnh phúc, để lấp đầy bể khổ kia, quán chiếu sự thay đổi của thân thể và tâm hồn để hòa nhịp chuẩn nhất vào quy luật đó. Giống như bản hợp xướng thành công, khi mà những nhạc cụ cùng hòa vào nhau, nghe êm đềm lắng đọng, còn không thì chúng ta luôn rơi vào trạng thái nỗi buồn in sâu tới mức trong mơ nỗi buồn cũng đeo bám hoặc tâm luôn lo lắng ưu phiền, trông đứng trông ngồi như đợi chuyến xe cuộc đời thoắt ẩn thoắt hiện.