Chùa Khai Nguyên - Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt NamChùa Khai Nguyên, Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam, Chùa Khai Nguyên, ChuaKhaiNguyen.Com, địa chỉ xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội I Địa chỉ 2; Chùa Tản Viên, chùa tản viên, tản viên sơn quốc tự, tan vien pagoda, pháp âm, chùa tản viên, tản viên sơn
CHÙA KHAI NGUYÊN
Xã Sơn Đông - TX. Sơn Tây - TP. Hà Nội
Muốn Giác Ngộ Thì Phải Xem Nhẹ Chuyện Thế Gian
Chủ nhật - 17/05/2015 09:19 - Đã xem: 5177
Người có phước báo mới có thể tu học pháp môn Tịnh Độ này. Nhưng lúc chúng ta tu học lại có rất nhiều nghiệp chướng, tại sao vậy? Vì không có phước. Vì sao không có phước? Vì cứ lo chuyện bao đồng của thiên hạ, không chịu buông xuống vạn duyên, cho nên người như vậy không có phước.
Người có phước báo thì tâm sẽ thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức là có phước báo; tâm không thanh tịnh là không có phước. Chẳng phải nói là chúng ta có tiền, có quyền thế là có phước, những thứ đó rỗng tuếch! Có tiền, có quyền thế, khi chết cũng không thể mang theo! Danh vọng, tiếng tăm, lợi dưỡng trong thế gian bất quá chỉ là cho chúng ta mượn dùng vài ngày mà thôi, chẳng phải là thật. Phước báo thật sự là tâm thanh tịnh, là trí huệ không gì sánh bằng. Tâm thanh tịnh khởi tác dụng là trí huệ. Cho nên nói niệm Phật là pháp kỳ diệu hạng nhất, có thể tiêu nghiệp chướng. Nghiệp chướng có lớn đến đâu, sâu đến đâu, nặng đến đâu, một câu A Mi Đà Phật đều tiêu trừ hết, nhưng điều then chốt là phải giác. Người xưa thường nói: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Thí dụ như chúng ta vừa khởi lên một niệm sân hận, lập tức liền nhận biết: “Như vậy là ta sai rồi”, biết như vậy chính là sám hối. Khi một niệm đố kỵ khởi lên liền nhận biết và nói: “Tôi sai rồi. Tôi là một người niệm Phật, muốn đến Tây Phương Cực Lạc thế giới diện kiến A Mi Đà Phật, làm sao tôi có thể khởi lên ý niệm này được”. Khi ý niệm này khởi lên liền lập tức giác ngộ, đó gọi là khai ngộ, người như vậy là người giác chứ không mê. Khi chúng ta giác ngộ thì ý niệm này liền không còn nữa, liền tiêu mất, nghiệp chướng liền tiêu trừ; nếu ý niệm [đố kỵ, sân hận] này cứ tăng lên hoài, đó là không giác, đó là mê. Nếu chúng ta muốn thật sự giác ngộ, thật sự không mê thì phải coi lợt lạt tất cả những pháp thế gian và xuất thế gian, phải buông xuống. Lý do khiến con người mê hoặc, điên đảo, không thể giác ngộ chính là vì quá coi trọng các pháp trong thế gian này, không chịu buông xuống; do vậy, những niệm mê tình tăng trưởng, không chịu giác ngộ. Do vậy có thể biết, khi chúng ta coi lợt lạt tất cả sự việc sẽ dễ giác ngộ. Khi giác ngộ liền dấy lên một câu Phật hiệu, tức là nói ý niệm thứ nhất của tôi là vọng niệm, ý niệm thứ hai liền là A Di Đà Phật, đó là chuyển nhanh chóng như câu “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Không sợ ý niệm khởi lên, ý niệm thứ hai liền giác ngộ, liền chuyển thành A Mi Đà Phật. Làm cho tâm niệm A Mi Đà Phật này luôn tăng trưởng, làm cho khi hết thảy vọng niệm khởi lên, ý niệm thứ hai liền là A Mi Đà Phật. Nhiều lắm là khởi lên vọng niệm thứ hai liền chấm dứt. Người như vậy là người có phước, người như vậy đời này nhất định thành Phật. Người như vậy có phước đức to lớn, trí huệ to lớn, chẳng có gì cao hơn trí huệ này.
Trích từ sách Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không