XIN ĐỪNG TỔN HẠI CHÚNG SANH.

Thứ ba - 22/07/2014 03:38 - Đã xem: 3949

XIN ĐỪNG TỔN HẠI CHÚNG SANH.

"Trừ tàn hại ý". "Tàn" là tàn nhẫn, "hại" là giết hại. Tàn hại tất cả chúng sanh, chúng ta có hay không vậy? Thật có. Vô tình hay cố ý xem thấy một con muỗi, bạn đưa tay đập chết, đấy là tàn hại. Trong nhà bếp bạn thấy kiến, liền dùng một tay đè chết, đó là tàn hại. Mỗi ngày đang làm, thường hay làm, có người nào không làm? Những bạn nhỏ vô tri, hiện tại ở đô thị thì tương đối ít một chút, nhưng ở nơi nông thôn thì nhiều, chúng tôi lúc trước khi còn nhỏ, trẻ nhỏ ở nông thôn thích bắt chuồn chuồn chơi, thích bắt bướm chơi, thích bắt chim chơi, chơi đến khi chúng chết, đấy là tàn hại. Loại ý niệm tàn hại này là tập khí phiền não từ vô thỉ kiếp đã nuôi thành thói quen rồi, bất tri bất giác sẽ tổn hại tất cả chúng sanh, hơn nữa còn tổn hại rất tàn khốc.

Đến khi nào không những không có hành vi tổn hại chúng sanh, mà đến ý niệm cũng không còn? Đương nhiên không phải là Bồ Tát thông thường, mà Pháp Thân Đại Sĩ mới làm đến được. Ngày nay chúng ta muốn học thì hành vi tổn hại chúng sanh quyết định không thể tái phạm, mỗi giờ mỗi phút phải nhắc nhở chính mình. Nếu như gặp những động vật nhỏ này muốn đến tổn hại bạn, có phải bạn lập tức muốn báo thù, liền đem nó giết chết đi? Thông thường chắc chắn là như vậy. Hiện tại chúng ta đã học Phật rồi, Phật dạy chúng ta không được làm. Muỗi đến cắn ta, đến đốt ta, ngày trước ta đã làm muỗi cũng đã từng đốt qua chúng. Chúng đói rồi, muốn ăn chút gì đó thì chúng ta cúng dường chúng một bữa ăn thôi. Ý niệm đó của bạn liền chuyển đổi lại, “ta kết duyên với chúng, ta cúng dường chúng”, thì bạn sẽ không sát hại chúng. 

Thực tế mà nói, phàm việc gì cũng đều không rời khỏi nhân quả. Con muỗi này đốt ta, tại vì sao nó không đốt người kia? Vì người kia không có thiếu chúng. Ta thiếu chúng, chúng đến đốt ta, vừa lúc ta trả nợ chúng; nếu ta đánh chết chúng thì ta còn thiếu thêm nợ mạng của chúng, về sau còn phiền phức hơn, ta còn phải đi đền mạng. Đây đều là thật, không phải giả. Tất cả chúng sanh hữu tình có loài nào mà không tham sống sợ chết? Ngày nay chúng ta lớn, còn chúng thì nhỏ; chúng ta có sức mạnh, chúng không có sức để kháng cự. Thế nhưng mây nước luôn lưu chuyển, nói không chừng đến đời sau chúng ta biến thành thân súc sanh, thậm chí còn không bằng như chúng; tội báo đó của chúng khi thọ hết rồi, có thể đời sau được thân người, như vậy ân oán tương báo lẫn nhau, đời đời kiếp kiếp không hề kết thúc. Hiện tượng này đáng thương. Người giác ngộ ở ngay trong một đời này trả nợ hết, đời sau khi gặp lại thì là đồng tu tốt, đạo hữu tốt, ân oán ngày trước đã trả xong hết, không còn tạo nữa, đây là người chân thật giác ngộ.

...Vì vậy, chúng ta phải đoạn ý niệm tàn hại chúng sanh. Ý niệm của chúng ta tuy không thể đoạn, tập khí không thể đoạn, nhưng hành vi nhất định phải đoạn, nhất định không nên làm, thì dần dần sẽ đem ý niệm đó đoạn hết, vào lúc đó chân thật là một mảng từ bi, tự tánh của chúng ta liền hiện tiền. Tự tánh là một mảng từ bi, đối với hư không pháp giới tất cả chúng sanh nhất định là tâm từ bi, bình đẳng. Từ là ban vui, bi là cứu khổ.



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây