Chùa Khai Nguyên - Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam

http://tinhtonghochoi.vn


GIÁO DỤC RẤT QUAN TRỌNG

Thời kỳ Mạt Pháp con người rất thống khổ, khổ ở chỗ nào vậy? Khổ ở chỗ không có người dạy bảo. Loại tình hình khổ nạn này, người hiện đại chúng ta nếu như đầu óc bình lặng một chút cũng có thể tưởng tượng ra được mấy phần.
GIÁO DỤC RẤT QUAN TRỌNG

Xã hội ngày nay động loạn, có thể nói con người khổ không nói ra lời, không luận là đời sống vật chất của họ như thế nào, đời sống tinh thần thì rất buồn khổ, đều là không thể an định. Đây là nguyên nhân gì vậy? Cổ thánh tiên hiền chúng ta thường hay cảm thán rằng: "Con người có gì khác nhau với cầm thú". Con người là động vật, cùng với các động vật khác có gì khác nhau chứ? Con người sở dĩ có thể chí linh hơn vạn vật là bởi vì con người được nhận qua giáo dục, các loài động vật khác không được nhận qua giáo dục, khác biệt chân thật chính ngay chỗ này.

Con người nhận qua giáo dục gì? Nhận qua giáo dục để làm người, cho nên biết được cách làm người. Thế nhưng mấy mươi năm cận đại này, loại giáo dục này không còn, phương Tây không còn, ở Trung Quốc cũng không có. Nếu như con người không biết được cách làm người, thì con người không khác gì với cầm thú, con người sẽ làm ra những việc của cầm thú, thế là xã hội liền không an định, sinh mạng tài sản của chúng ta không thể bảo đảm. Bạn xem những cầm thú động vật nhỏ, chúng ra ngoài tìm thức ăn, chúng có thể bị những cầm thú khác ăn thịt hay không? Rất khó nói. Chúng ra ngoài có thể bình an trở về hay không? Không dám chắc. Ngày nay chúng ta sống ở thế gian này cũng là như vậy, cho nên sinh mạng tài sản không có cảm giác an toàn. Đây là do chúng ta xả bỏ đi giáo dục của cổ thánh tiên hiền nên cảm đến hậu quả. Nếu như sức ảnh hưởng của giáo dục của cổ thánh tiên hiền không còn tác dùng thì đó chính là thời kỳ Mạt Pháp, mỗi một người đều tùy thuận phiền não, tùy thuận vọng tưởng của chính mình, tùy thuận tập khí của chính mình, trong tự nhiên sẽ làm ra rất nhiều việc gọi là tổn người lợi mình, vậy thì xã hội đó còn có thể sinh tồn hay sao?

(trích Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ - tập 101)

Tác giả bài viết: BBT Website

Nguồn tin: chuakhainguyen.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây