Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện đệ nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ấn Quang Đại Sư hết sức tán thán. Ấn Quang Đại Sư một đời cung kính ấn tống “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa Lý Bỉnh Nam cư sĩ, Tịnh Không Lão Pháp Sư cũng đều khích lệ thế nhân “Khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”. Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho-Thích-Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cọi rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời.

Chương 1: Toàn văn “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” (bản diễn Nôm)

Thái Cực Chân Nhân bảo rằng: Thái Thượng rủ lòng thương mà dạy [người đời] thiên Cảm Ứng này. Mỗi ngày [con người] đọc thuộc một lần thì dứt tuyệt mọi tội lỗi. Thọ trì [hay trì tụng] một tháng thì phúc lộc càng bền. Tụng một năm thì thất tổ siêu thăng [cõi trời]. Trì tụng không bê trễ thì tên [của người tụng] sẽ được ghi vào sổ bộ chư tiên.
 

cam ung thien copy

Điều 1
Thái Thượng nói: Họa và phúc không có cửa nẻo [nhất định] mà do con người triệu vời đến cho mình. Sự báo ứng của điều thiện và điều ác [bám sát lấy con người] như cái bóng đi theo thân hình.

Điều 2
Cho nên trời đất có [đặt ra] các vị thần trông coi tội lỗi của người đời. Căn cứ vào tội nặng nhẹ mà giảm bớt tuổi thọ của họ. Giảm thọ ắt phải nghèo khổ, hao tổn, thường gặp hoạn nạn, sầu khổ. Rồi mọi người đều ghét bỏ kẻ ác.

Hình phạt và tai họa đeo bám theo kẻ ác. Những sự hạnh phúc vui vẻ đều không xảy đến cho họ. Ác tinh [sao chủ về điều ác] gieo tai họa cho họ. Tuổi thọ hết ắt phải chết.

Lại có Thần Tam Thai [coi về tuổi thọ] và Thần Bắc Đẩu [xem xét tội lỗi người đời] ở trên đầu con người và ghi chép tội ác của người đời để trừ bớt tuổi thọ của họ.

Lại có Thần Tam Thi trong thân thể con người, mỗi khi đến ngày Canh Thân tức thì lên thẳng đến Thiên Tào báo cáo tội lỗi người đời.

Đến ngày cuối tháng âm lịch, Táo Quân cũng có phận sự giống như vậy. Người đời tội lớn thì bị giảm thọ 12 năm, lỗi nhỏ thì bị giảm thọ 100 ngày. Tội lỗi lớn nhỏ của con người tính ra có đến hàng mấy trăm. Cho nên muốn sống lâu thì trước tiên phải tránh xa tội lỗi.

Điều 3
Đường đúng thì đi tới, đường sai thì tránh lui. Không đi đường tắt lối nhỏ sái quấy. Không được khinh thường nhà tối. Phải tích lũy công đức. Phải có lòng từ bi lân mẫn đối với muôn loài. Phải hết lòng với người, có hiếu với cha mẹ, anh em thương nhau. Tự sửa mình rồi hãy dạy người. Thương xót cứu giúp cô nhi và quả phụ. Kính trọng người già và an ủi vỗ về trẻ nhỏ. Không tổn hại côn trùng và cây cỏ. Phải thương hại kẻ ác [vì họ u mê]. Phải vui mừng chia sẻ với người hành thiện. Cứu giúp người bị nguy cấp. Thấy người được [thì vui] như mình được. Thấy người mất mát [thì buồn] như mình mất mát. Không phô bày sự kém cỏi của người. Không khoe khoang cái hay của mình. Ngăn chận người sắp làm điều ác. Biểu dương người làm điều thiện. Khi phải chia chác đồ vật, nhường người phần nhiều và giữ cho mình phần ít. Gặp nhục không oán. Được sủng ái phải sợ. Giúp người chớ mong báo đáp. Cho ai vật gì rồi thì đừng nghĩ lại mà hối tiếc.

Điều 4
Người [được xem là] thiện lương thì ai ai cũng kính trọng. Trời giúp đỡ họ. Phúc lộc đi theo bên họ. Mọi tà quái tránh xa họ, [vì họ được] thần linh hộ vệ. Mọi việc họ làm đều thành công. Họ có thể hy vọng trở thành thần tiên: muốn trở thành thiên tiên thì phải làm 1300 điều thiện, muốn trở thành địa tiên thì phải làm 300 điều thiện.

5.- Điều 5
Nếu như ai mà hành động những điều phi nghĩa trái đạo lý (như sau đây)…

(1) Lấy thủ đoạn độc ác làm tài năng của mình,
(2) Nhẫn tâm làm điều tàn ác độc hại,
(3) Lén hại người lương thiện,
(4) Thầm khinh cha mẹ,
(5) Khinh khi thầy dạy,
(6) Phản bội nơi mình phục vụ, làm việc,
(7) Lừa bịp người không hiểu biết,
(8 ) Chê bai bạn học,
(9) Dối trá lật lọng, công kích họ hàng thân tộc,
(10) Hung bạo không thương người,
(11) Tự có những thủ đoạn độc ác,
(12) Chẳng cần biết đúng sai phải quấy,
(13) Tráo trở ngược xuôi,
(14) Bạo ngược đối với kẻ dưới để lập công,
(15) Nịnh bợ cấp trên, đón ý để trục lợi,
(16) Nhận ơn ai, chẳng biết cảm động,
(17) Luôn ôm lòng oán hận không dứt,
(18) Khinh bỉ Trời và dân chúng,
(19) Gây rối loạn chính trị trong nước,
(20) Khen thưởng kẻ phi nghĩa,
(21) Trừng phạt kẻ vô tội,
(22) Giết người cướp của,
(23) Lật đổ người khác để chiếm địa vị của họ,
(24) Giết kẻ đầu hàng,
(25) Giáng chức người ngay, bài trừ người hiền,
(26) Lăng nhục cô nhi, bức hại goá phụ,
(27) Bỏ qua pháp luật để ăn hối lộ,
(28) Lấy thẳng làm cong, lấy cong làm thẳng,
(29) Tội người nhẹ mà làm cho nặng thêm,
(30) Thấy người khác bị tội chết mà còn oán giận,
(31) Biết lỗi mà không sửa,
(32) Biết điều thiện mà không làm,
(33) Mình có tội, làm liên lụy kẻ khác,
(34) Cản trở tài năng người khác,
(35) Chê bai báng bổ thánh hiền,
(36) Phá hỏng đạo đức,
(37) Săn bắt chim thú,
(38) Phá lỗ hang loài vật, làm kinh động chỗ chim đậu,
(39) Lấp lỗ hang và lật úp tổ chim,
(40) Phá thai hại trứng,
(41) Mong cho người khác thất bại,
(42) Hủy bỏ sự thành công của người khác,
(43) Làm người khác lâm nguy để cho mình yên ổn,
(44) Làm người khác hao tốn để cho mình ích lợi,
(45) Xem điều ác là điều tốt,
(46) Vì việc riêng tư mà phế bỏ việc công,
(47) Trộm cắp tài năng của người khác,
(48) Che lấp việc tốt của người khác,
(49) Phố bày tướng xấu và điều xấu của người khác,
(50) Xoi bói chuyện riêng của người khác,
(51) Làm cho người khác hao tốn tài vật,
(52) Chia rẽ tình cốt nhục của người khác,
(53) Xâm phạm tình yêu của người khác,
(54) Giúp người khác làm điều quấy,
(55) Phô trương uy quyền cho phỉ lòng,
(56) Lăng nhục người khác để giành phần thắng,
(57) Làm thất bại việc cày cấy của người khác,
(58) Phá hoại hôn nhân của người khác,
(59) Mới giàu có chút đỉnh đã kiêu căng,
(60) Chạy tội, không biết xấu hổ,
(61) Mạo nhận ân huệ, chối biến tội lỗi,
(62) Gieo họa cho người khác,
(63) Mua bán danh hão,
(64) Chất chứa lòng dạ sâu hiểm,
(65) Ém tài và cản trở tài năng người khác,
(66) Bảo vệ chỗ non kém của mình,
(67) Cậy quyền thế bức hiếp người khác,
(68) Dung túng kẻ bạo ngược để giết hoặc gây thương tích người khác,
(69) Không có lý do chính đáng mà cắt xén tỉa bỏ vật gì,
(70) Không có lễ lạc mà giết mổ súc vật,
(71) Vung vãi bỏ đi ngũ cốc,
(72) Làm chúng sinh lao nhọc, phiền nhiễu,
(73) Phá hoại gia cang người khác,
(74) Giữ lấy tài vật quý báu của người khác,
(75) Phá đê điều và đốt nhà làm hại dân cư,
(76) Làm loạn phép tắc để cộng người khác bị thất bại,
(77) Phá hư dụng cụ, đồ nghề của người khác khiến họ không còn gì để dùng,
(78) Thấy người vinh hiển phú quý thì mong cho họ bị giáng chức và lưu đày,
(79) Thấy người giàu có thì mong cho họ hao tán của cải,
(80) Thấy vợ hay con gái người ta xinh đẹp thì nảy lòng muốn tư thông,
(81) Thiếu nợ người tiền bạc của cải thì mong cho họ chết,
(82) Mong cầu địa vị bổng lộc mà không toại nguyện thì sinh lòng oán hận chưởi rủa,
(83) Thấy người thất lợi thì rêu rao lỗi lầm của họ,
(84) Thấy người khác hình hài tướng tá không toàn vẹn thì chê cười,
(85) Thấy người tài giỏi, bề ngoài thì tán dương nhưng trong lòng thì tìm cách đè nén họ.

6.- Điều 6
(86) Chôn bùa ếm hại người,
(87) Dùng thuốc để hại cây cối,
(88) Oán giận thầy dạy chữ và dạy nghề,
(89) Xung đột với cha và anh,
(90) Lấy ngang cướp đoạt của ai,
(91) Thích xâm lấn chiếm đoạt của ai,
(92) Cướp bóc để trở nên giàu có,
(93) Xảo trá cầu thăng quan tiến chức,
(94) Thưởng phạt không công bằng,
(95) Dâm dật hưởng lạc không kiềm chế,
(96) Hà khắc ngược đãi thuộc hạ,
(97) Đe dọa ai làm cho họ phải sợ,
(98) Oán trời hận người,
(99) Mắng gió chưởi mưa,
(100) Tranh đấu kiện tụng,
(101) Kéo bè kết đảng để làm điều quấy,
(102) Nghe lời vợ mà không nghe lời dạy của cha mẹ,
(103) Có mới nới cũ,
(104) Miệng nói phải, lòng nói trái,
(105) Tham lam mạo nhận tiền của,
(106) Khinh thường, khuất lấp đối với bề trên,
(107) Nói lời ác độc,
(108) Gièm siểm người khác,
(109) Hại người, tự cho mình ngay thẳng,
(110) Chưởi rủa thần thánh, tự xưng mình ngay thẳng,
(111) Bỏ thuận theo nghịch,
(112) Phản bội thân thuộc, đi theo người ngoài,
(113) Chỉ trời chỉ đất để làm chứng cho lòng dạ xấu xa,
(114) Gọi thần minh chứng giám cho việc quấy,
(115) Trước tặng cho người, sau hối tiếc,
(116) Mượn vay không trả,
(117) Cầu mong quá phận mình,
(118) Cố hết sức mưu cầu phú quý,
(119) Dâm dục quá mức,
(120) Lòng dạ sâu hiểm nhưng bề ngoài ra vẻ hiền lành,
(121) Đưa thức ăn dơ cho người ăn,
(122) Dùng bàng môn tả đạo để bịp đời,
(123) Dùng thước non thước thiếu để đo đạc cho người,
(124) Cân nhẹ, thăng non,
(125) Lấy sự gian trá làm hỗn loạn chân lý,
(126) Tuyển chọn gian lợi,
(127) Đè nén người lương thiện để họ nghèo mạt,
(128) Khinh khi gạt gẫm kẻ khờ khạo,
(129) Tham lam khống biết chán,
(130) Trước thần linh thề láo cho mình là ngay thẳng,
(131) Ham nhậu nhẹt quậy phá,
(132) Anh em ruột thịt giận nhau tranh giành nhau,
(133) Trai không trung lương,
(134) Gái không nhu thuận,
(135) Chồng bỏ bê nhà cửa,
(136) Vợ không biết trọng chồng,
(137) Thích kiêu căng khoác lác,
(138) Thường ganh ghét đố kỵ,
(139) Chồng không đức hạnh đối với vợ con,
(140) Vợ không lễ phép với cha mẹ chồng,
(141) Khinh thường tổ tiên đã khuất,
(142) Vi phạm mệnh lệnh của bề trên,
(143) Làm chuyên tầm phào vô ích,
(144) Âm thầm sinh lòng khác,
(145) Rủa mình, rủa người,
(146) Ghét yêu thiên vị,
(147) Bước qua giếng và bếp lò,
(148) Nhảy qua thức ăn, nhảy qua thân mình người khác,
(149) Tổn hại con cái, phá thai,
(150) Hành vi ám muội,
(151) Ngày cuối tháng, cuối năm ca múa,
(152) Ngày đầu tháng đầu năm khóc la giận hờn,
(153) Day về hướng Bắc khóc, hỉ mũi, khạc nhổ, tiểu tiện,
(154) Trước ông Táo ngâm vịnh, khóc lóc, hoặc đốt nhang trong bếp lò,
(155) Củi dơ nấu ăn,
(156) Đêm tối loã lồ,
(157) Ngày bát tiết thi hành hình phạt,
(158) Khạc nhổ về phía sao băng,
(159) Tay chỉ cầu vồng,
(160) Thường chỉ trỏ nhật nguyệt tinh,
(161) Nhìn lâu mặt trời mặt trăng,
(162) Mùa xuân đốt rừng săn bắn,
(163) Day về hướng bắc chưởi rủa độc địa,
(164) Không có lý do mà đánh giết rắn rùa.

7.- Điều 7
Như những tội ấy, thần Tư Mệnh tùy theo nặng nhẹ mà bớt tuổi thọ của kẻ gây tội. Tuổi thọ hết thì chết, nhưng nếu chết mà chưa hết tội thì con cháu sẽ gánh chịu tai ương. Lại như có kẻ cướp giật ngang ngược tiền tài của người khác thì vợ con và toàn gia đình hắn cũng gánh chịu, dần dần cho đến chết; nếu không chết thì cũng bị tai họa nước lửa hoặc trộm cướp, mất mát đồ vật, tật bệnh, mắc lời ăn tiếng nói, v.v. coi như là cái giá phải trả cho thói cướp giật ngang ngược. Lại có kẻ giết oan người khác rồi đây cũng bị giết trở lại giống như đổi gươm giáo mà giết nhau. Còn kẻ ôm giữ tiền của phi nghĩa, giống như dùng thịt độc và rượu độc để khỏi đói khát, chẳng no lòng tí nào mà cái chết thì cận kề vậy.

8.- Điều 8
Hễ tâm dấy khởi một điều thiện (thiện niệm) thì tuy điều thiện chưa làm nhưng thiện thần đã đi theo mình rồi. Hoặc tâm dấy khởi một điều ác (ác niệm) thì tuy điều ác chưa làm nhưng ác thần đã đi theo mình rồi.

9.- Điều 9
Đã từng làm ác mà sau đó tự hối cải, không làm mọi điều ác nữa, (tuân theo luật nhân quả) làm mọi điều thiện. Được thế, lâu ngày ắt có sự tốt lành. Đó gọi là chuyển họa thành phúc vậy.

10.- Điều 10
Vậy cho nên, người hiền lành nói điều lành, xem điều lành, và làm điều lành. Mỗi ngày làm ba điều lành thì ba năm trời ban phúc cho.

Còn người ác nói điều ác, xem điều ác, và làm điều ác. Mỗi ngày làm ba điều ác thì ba năm trời giáng họa cho.

A Di Đà Phật

Bồ Tát Quán Âm1

/16
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây