Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức

GIẢNG TỌA NHÂN SANH HẠNH PHÚC
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ THƠ TIẾP NHẬN GIÁO DỤC PHẨM ĐỨC (Tập 01)
Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc
Thời gian: Ngày 08 tháng 05 năm 2009
Địa điểm: Nghị Viện Thành Phố Hợp Nam
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Mộ Tịnh cư sĩ
*******************
Kính thưa ông Hồng - phó thị trưởng. Kính thưa giáo sư Trương, nghị viên Trang, trưởng khoa Vương, chư vị pháp sư, chư vị tiền bối, chư vị nhà giáo ưu tú, chư vị bằng hữu. Chào buổi sáng tốt lành.
Về lại Đài Nam, cảm giác thật là ấm áp. Bởi vì cha mẹ tôi đều tốt nghiệp tại Đại Học Sư Phạm Đài Nam, bản thân tôi cũng tốt nghiệp lớp giáo viên tại trường này, vì thế chúng tôi có tình cảm rất sâu đối với Đài Nam. Đài Nam cũng là nơi đánh dấu một giai đoạn học tập rất quan trọng trước khi tôi tham gia công tác giáo dục. Tôi học một năm tại lớp giáo viên của Học Viện Sư Phạm Đài Nam. Trong một năm học tập đó, giáo viên hướng dẫn tôi là Doãn Mai Quân. Cô đã từng hỏi chúng tôi một vấn đề: “Thầy cô giáo dạy tri thức và kỹ năng, giả dụ chỉ là dạy tri thức và kỹ năng, vậy máy vi tính có thể được xem là thầy hay không?”. Cô hỏi chúng tôi một vấn đề như vậy để chúng tôi suy nghĩ. Chúng tôi nhớ lại, ông Hàn Dũ đã từng nói: “Thầy là người truyền đạo, dạy nghề và giải đáp nghi hoặc”, thế nên giả dụ như chúng ta làm thầy, chỉ truyền dạy tri thức và kỹ năng, vậy thì máy tính và nhiều công cụ đều có thể làm được.

Chương 1: Tập 1 - Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức - Phần 1

GIẢNG TỌA NHÂN SANH HẠNH PHÚC
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ THƠ TIẾP NHẬN GIÁO DỤC PHẨM ĐỨC (Tập 01)
Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc
Thời gian: Ngày 08 tháng 05 năm 2009
Địa điểm: Nghị Viện Thành Phố Hợp Nam
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Mộ Tịnh cư sĩ
*******************
Kính thưa ông Hồng - phó thị trưởng. Kính thưa giáo sư Trương, nghị viên Trang, trưởng khoa Vương, chư vị pháp sư, chư vị tiền bối, chư vị nhà giáo ưu tú, chư vị bằng hữu. Chào buổi sáng tốt lành.
Về lại Đài Nam, cảm giác thật là ấm áp. Bởi vì cha mẹ tôi đều tốt nghiệp tại Đại Học Sư Phạm Đài Nam, bản thân tôi cũng tốt nghiệp lớp giáo viên tại trường này, vì thế chúng tôi có tình cảm rất sâu đối với Đài Nam. Đài Nam cũng là nơi đánh dấu một giai đoạn học tập rất quan trọng trước khi tôi tham gia công tác giáo dục. Tôi học một năm tại lớp giáo viên của Học Viện Sư Phạm Đài Nam. Trong một năm học tập đó, giáo viên hướng dẫn tôi là Doãn Mai Quân. Cô đã từng hỏi chúng tôi một vấn đề: “Thầy cô giáo dạy tri thức và kỹ năng, giả dụ chỉ là dạy tri thức và kỹ năng, vậy máy vi tính có thể được xem là thầy hay không?”. Cô hỏi chúng tôi một vấn đề như vậy để chúng tôi suy nghĩ. Chúng tôi nhớ lại, ông Hàn Dũ đã từng nói: “Thầy là người truyền đạo, dạy nghề và giải đáp nghi hoặc”, thế nên giả dụ như chúng ta làm thầy, chỉ truyền dạy tri thức và kỹ năng, vậy thì máy tính và nhiều công cụ đều có thể làm được.
Cô giáo đã từng nêu ra một câu chuyện như thế này, có một hôm trời đổ mưa, đúng lúc đó cô giáo chúng tôi từ cổng trường Đại Học Sư Phạm bước ra, bên cạnh là trường Tiểu Học trực thuộc trường Đại Học Sư Phạm Đài Nam. Lúc đó cô nhìn thấy một chiếc xe hơi sang trọng chạy đến và ngừng ngay trước cổng. Có một người phụ nữ, là mẹ của một cô học sinh mở cửa bước ra. Vừa bước ra khỏi cửa thì cô liền bật cây dù lên, vội vội vàng vàng bước về phía cổng trường. Đột nhiên con gái của cô ấy đứng trước cổng trường nói với cô: “Mẹ ngớ ngẩn à? Bây giờ mới đến!”. Cô giáo của tôi nghe đến đó đã sững người ra tại chỗ, không nhúc nhích được nữa. Càng khiến cô giáo kinh ngạc hơn là mẹ của em học sinh đó nói: “Xin lỗi, xin lỗi! Mẹ đã đến trễ”. Câu chuyện này đã làm tôi bị một sự chấn động rất lớn. Chúng tôi đang suy nghĩ, nếu như đứa trẻ này mà là học sinh của tôi, dù cho nó thi đạt hạng nhất, thi được 100 điểm, tôi có vui mừng hay không? Giả như chúng tôi dạy những học trò, sau này đều tốt nghiệp tiến sĩ, nhưng trái lại họ không có hiếu với cha mẹ họ, vậy chúng tôi có vui hay không? Giả như chúng tôi dạy học sinh, sau này trở thành một nhân vật chính trị, mà người đó tham ô hủ bại, liệu chúng tôi có còn tự hào mà nói, vị quan chức lớn đó là học trò của tôi không?
Từ những suy nghĩ như vậy, giáo dục là trăm năm trồng người. Giáo dục của chúng tôi là xem sự thành tựu cả đời của trẻ thơ,, quan sát trên gia nghiệp một đời này của chúng có thể có sự thành tựu không? Sự nghiệp một đời này của chúng có thể thành tựu không? Đức hạnh một đời này của chúng có thể thành tựu không? Ví dụ, chúng ta quan sát ngay ở khoảng thời gian này, xem thái độ làm người là việc quan trọng nhất một đời này của trẻ, phải có cái nền móng của đức hạnh trong đó thì mới được. Cho nên, nếu như chúng ta quan sát đức hạnh một đời của trẻ, hạnh phúc của một đời, thì chúng ta tham gia công tác giáo dục, tất cả từ những hành động như khi mở báo ra, mỗi một sự việc, không việc nào mà không liên quan đến người làm giáo dục như chúng ta cả. Tại sao vậy? Bởi vì tất cả những hành vi không tốt đều là tư tưởng tạo thành cả, chỉ cần họ có tư tưởng đúng đắn, giá trị quan đúng đắn thì những hành vi ấy sẽ không còn nữa. Cho nên chúng ta hãy lắng lòng nhìn lại những tình trạng không tốt này trong xã hội.
Các vị bằng hữu! Chỉ tám chữ “Hiếu-Để-Trung-Tín-Lễ-Nghĩa-Liêm-Sỉ” thì giải quyết được rồi. Ở trong gia đình, chỉ cần có “Hiếu-Để” thì những mâu thuẩn tổn thương sẽ không còn nữa. Nếu như có “Trung” thì mỗi một người đều sẽ tận tâm tận lực trên chức vị của mình. Có “Tín”, người và người thành tín thì làm ăn kinh doanh sẽ không có vấn đề gì nảy sinh. Có “Lễ”, người với người tôn trọng nhau thì không còn xung đột nữa. Có “Nghĩa” thì người và người xem trọng tình cảm, người có nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau. Các vị xem, bây giờ ngay khi vợ chồng chưa kết hôn, đem tài sản công chứng trước, đến lúc ly hôn  thì cái tủ lạnh là của tôi, ngay đến cả quan hệ mật thiết như vợ chồng còn không nói đạo nghĩa, chỉ nói lợi ích thì người người với nhau có cái cảm giác an toàn không? Người một khi thấy không an toàn, có một loại bệnh sẽ tăng lên rất nhanh, đó là bệnh trầm cảm, người không cảm thấy an toàn, mỗi ngày sợ hãi bất an. Liêm khiết không tham ô, doanh nghiệp không bị tham ô thì ông chủ sẽ ngủ rất ngon. Chính phủ không bị tham nhũng, mồ hôi nước mắt của nhân dân sẽ không bị lãng phí, lòng hổ thẹn, một người bị sa vào, vẫn nên tự mình nâng cao đạo đức và tương quan trực tiếp với lòng hổ thẹn, vì thế Mạnh Tử nói “con người không thể vô sỉ”, “vô sỉ chi sỉ vô sỉ hĩ”. Kỳ thực mà nói, những câu này khi còn học cấp ba tôi đã từng học thuộc qua rồi, nhưng mà không hề dùng đến, những câu này dùng để làm gì chứ? Làm bài thi! Quả thực, tôi là người có lòng hổ thẹn, thế nhưng mỗi một lần đọc xong câu này như là “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, trong lòng tôi giống như là phát ra hào quang. Đột nhiên giáo viên nói, trong năm học sẽ thi, chiếm 2 điểm học thuộc đi, dường như ánh hào quang có gì đó không thể thấu ra ngoài. Kỳ thực mà nói, nếu lúc đó giáo viên đem cái khí phách Phạm Trọng Yêm mà nói qua một lần, chúng tôi sẽ nhớ được sâu sắc hơn, thậm chí rất có thể khí phách của Phạm Trọng Yêm sẽ theo mãi với chúng tôi trong suốt cuộc đời. Con người vì sao không có động lực trong cuộc sống? Bởi vì họ không có tấm gương tốt, họ không có tinh thần trách nhiệm. Cho nên giáo dục là trưởng dưỡng thiện tâm của họ, giáo dục không đơn giản chỉ là dạy họ làm sao thi đỗ cho cao, vậy thì biến thành máy móc. Cho nên mọi người lắng lòng xem thử, những người được học rất cao bây giờ trong mắt họ có tình cảm hay không? Năng lực cảm ngộ có sâu hay không, hay là biến thành biết chỉ để thi mà thôi?
Tôi còn nhớ, vào lúc đó tôi đang cùng với học trò bàn về đạo lý làm người, những đứa thi mà đạt hạng nhất hạng nhì giơ tay lên nói: “Thầy ơi!  Thầy nói cái này đến lúc thi cũng đâu có ra”. Ngược lại với những học sinh có thành tích trung thượng trở lên, chúng rất có tình cảm, giảng một hồi chúng ngồi ở dưới rơi cả nước mắt. Chúng nói: “Thầy ơi! Thầy giảng điều này em rất xúc động, lần sau thầy hãy giảng nhiều một chút”. Chúng ta phải quan tâm đến sự thay đổi trong tâm hồn bọn trẻ, cái tâm đó mới là điểm chủ yếu của giáo dục. Vì vậy những lời chỉ dạy của lão tổ tông trong “Lễ Ký”, “Học Ký”, suốt 5.000 năm qua của chúng ta là một triết học sâu sắc về giáo dục. Khi tôi học bài triết học giáo dục này, tôi vô cùng hổ thẹn và cũng rất cảm động. Hổ thẹn ở chỗ nào? Tổ tông chúng ta có trí huệ giáo dục cao độ đến như vậy, mà hơn 20 năm tôi chưa từng được xem qua. Hổ thẹn ở đâu nữa? Hổ thẹn chỗ trí tuệ của tổ tông cao như vậy, chúng ta không học, đều đi học những thứ của phương Tây, mà những lý luận giáo dục học phương Tây đưa ra, hoàn toàn trong kinh điển mấy nghìn năm trước của chúng ta đều đã có nói qua, mà nói còn kỹ càng, tỉ mỉ hơn. Chúng tôi phát quyển sách đó, bên trong có cái án văn chương này, có nhắc đến “giáo dã giả”. “Giáo” là gì? “Trưởng thiện nhi cầu kỳ thất”, đã điểm đến được cái cốt lõi của giáo dục, trưởng dưỡng thiện tâm của chúng, “cầu thất”, cải chính sai lầm của chúng.
Chúng tôi gặp qua một vị hiệu trưởng ở Malaysia đã về hưu. Ông nói thế này, trong số học sinh của ông, về sau trở thành ông chủ thành tựu tương đối nhiều, đều không phải là những người từng xếp hạng nhất, hạng nhì, mà đều là có thành tích trung bình, rất có tình cảm với thầy cô, rất vui vẻ giúp đỡ bạn bè. Quả thực là nhân cách đặc biệt của họ đã đặt định thành tựu cho họ. Cho nên có rất nhiều đạo lý, quả thực chúng ta tĩnh tâm lại, dùng kinh nghiệm của cả đời mình thì có thể tìm ra được đáp án rất rõ ràng. Ví dụ, chúng ta lắng tâm lại mà suy nghĩ, các vị thấy, người thành công mà mình bội phục, họ có những tính cách riêng gì? Các vị đừng nhìn tôi như thể chẳng liên quan gì! Bởi vì chúng ta là người làm công tác giáo dục, thậm chí chúng ta còn là bậc làm cha làm mẹ, chúng ta phải hiểu rõ tâm tư, ý nghĩ của bọn trẻ, phải trồng xuống loại hạt giống tốt nào để khai hoa kết quả trong cuộc sống của chúng sau này. “Thiện vi ngọc bảo nhất sinh dụng tâm tác lương điền bách thế canh”, ruộng tốt của trẻ nhỏ, ruộng tốt của học sinh, chúng ta giúp chúng cày bừa, về sau chúng cũng sẽ giúp đỡ đời sau nữa, đời đời truyền thừa cái đức hạnh này. Chúng ta hãy nghĩ xem, những đức hạnh nào là mấu chốt thành bại? Công bằng, tâm bình đẳng. Thật là hay quá! Còn gì nữa không? Tâm hiếu. “Bách thiện hiếu vi tiên”, việc này rất quan trọng.
Trong quyển “Đại Học”, chúng ta thấy cái khái niệm gì xuất hiện vài lần? “Vật hữu bổn mạc, sự hữu chung thủy, trí sở tiên hậu, tắc cận đạo hĩ”. Ngọn nguồn mà không nắm được là “bỏ gốc lấy ngọn”, “ngọn nguồn đảo lộn”. Những thành ngữ này không phải dùng để học thuộc, mà những thành ngữ này đều là quyết định chúng ta suốt đời này nỗ lực, nhất định sẽ có kết quả, thế nhưng không nhất định là sẽ có kết quả tốt, ngọn nguồn trước sau đúng rồi mới có kết quả tốt. Vì thế hiếu là gốc rễ. Chúng ta đọc đến chữ “Bổn” này thì nhất định phải cảnh giác cao độ, bởi vì các vị không nắm được cái gốc, các vị có nỗ lực thế nào cũng uổng công vô ích.
Tôi xin ôn lại cho mọi người một chút. Chúng ta hồi trước lúc còn học cấp hai hay cấp ba gì đó, “mười hai quy tắc thanh niên”, các vị còn nhớ không? Mọi người trả hết toàn bộ lại cho thầy cô rồi phải không? Toàn bộ cái đó đều là “gốc” cả. Hiếu thuận là gốc của lập gia. Tín nghĩa là gốc của lập nghiệp. Tôi có quen biết một ông chủ, tên gọi của ông ấy là “Vĩnh Tín”. Tôi nói: “Cha của anh thật có trí tuệ, đặt cho anh cái tên mà đi làm ăn buôn bán không thành công cũng khó, mỗi mỗi người đều gọi anh là Vĩnh Tín, Vĩnh Tín”, vậy anh ấy sao dám không giữ chữ tín chứ! Cho nên ngày trước người ta đặt tên rất có trí huệ, lúc nào cũng 1uôn nhắc nhở con cái về mục tiêu của cuộc đời, thái độ đúng đắn trong cuộc sống. Cho nên chúng ta thật bình tĩnh mà làm cho rõ ràng thứ tự trước sau. Những lúc nào thì có thứ tự trước sau? Đi đường có thứ tự trước sau hay không? Ăn cơm có thứ tự trước sau hay không? Những thứ tự này chính là đạo, việc này không thể đảo lộn. Ví dụ như lúc tôi còn nhỏ, lúc đến giờ ăn, ai ngồi trước tiên? Không phải ba, mà là ông. Chúng tôi ngày trước rất may mắn, ba đời sống chung, đây thật là may mắn biết bao. Tại vì sao? Ba đời sống chung thì dạy hiếu sẽ rất tự nhiên, cha mẹ đối với ông nội bà nội rất cung kính, đồ ăn trong tủ lạnh lấy ra nhất định là mời ông bà nội ăn trước, con cái thay đổi trong vô thức thấy riết rồi quen, rất tự nhiên, có đồ ăn gì thì mời ba, mời mẹ.
Mọi người hãy suy nghĩ thấu đáo, đề tài của chúng ta ngày hôm nay là “làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức”. Đề mục này lẽ nào nhất định phải có người nói cho chúng ta nghe, chúng ta mới hiểu được một chút, mới có thể thể hội sao? Không nhất thiết! Chân thật là một con người, cả cuộc đời lắng tâm mình xuống mà thể hội cái đạo lý, thì sẽ có sự giúp ích rất lớn đối với con cái và học sinh. Chúng ta, những người ba bốn mươi tuổi trở lên suy nghĩ thử một vấn đề, xin hỏi hiếu đạo có phải là cha chúng ta gọi chúng ta đến và nói: “Con à, đến đây! Hôm nay cha chợt nảy ra ý nghĩ, dạy cho con một bài học về hiếu đạo”, là dạy như vậy phải không? Vậy thì khi nào mới dạy? Cho các vị suy nghĩ cũng không thể nghĩ ra được là khi nào, vì điều đó không thể có sự chủ ý, mà nó từ sự gương mẫu mà sinh ra khả năng đó một cách tự nhiên, bản thân bạn sẽ không biết được vào thời gian nào mà bạn đã hình thành. Một người không hiếu thuận sao có thể xem là người? Một người không hiếu thuận mà nói, đó thật là vong ơn phụ nghĩa, cái tâm thái này chúng ta đều không biết được là khi nào thì nó đề khởi. Giáo dục kỳ thực là tự tự nhiên nhiên lấy mình làm gương mà dạy thành, cho nên bây giờ chúng ta đã đem giáo dục làm thành ra quá phức tạp, biến nó thành việc nói bằng miệng chứ không phải thân giáo. Vì vậy tôi tiếp xúc với rất nhiều phụ huynh, họ đều nói: “Đứa trẻ đó, tôi đã nói biết bao nhiêu lần rồi mà nó không nghe”, trọng điểm chính là ở chỗ này. Tâm thái của chúng ta đối với giáo dục đã không đúng, bỏ thời gian nhiều hơn nữa hiệu quả cũng không khác hơn, vì thế lão tổ tông có trí tuệ, nhắc nhở chúng ta: “Thân giáo thì theo, ngôn giáo thì chống”. Thân giáo thì sẽ thắp sáng thiện tâm cho con trẻ một cách rất tự nhiên.
Chúng tôi có một giáo viên, cha của anh ấy đối với bà nội của anh ấy đặc biệt hiếu kính. Buổi sáng thức dậy, sau khi vấn an bà nội xong thì lấy cái bô đựng nước tiểu của bà nội đem đi rửa sạch. Trong lúc đem đi rửa, chà rửa vài lần nhưng vẫn sợ chưa sạch, thế là còn cầm cái bô lên mà ngửi vài lần (bởi vì mẹ của ông rất thích sạch sẽ), nếu ngửi đã không còn mùi nữa thì mới an tâm đặt cái bô ấy trở lại chỗ cũ. Điều đó đã khắc sâu ấn tượng vào đầu người con của ông, chính là động tác cẩn thận tỉ mỉ của cha anh ấy, còn ngửi vào cái bô ấy. Sự hiếu đạo này đã được truyền dạy lại như vậy.
Nếu như ngôn giáo, chúng ta chỉ nói thôi, tự mình chẳng làm, thế thì trẻ sẽ nói: “Cha dạy con hiếu thảo, sao cha không hiếu thảo với ông nội?”. Chúng sẽ cãi nhau với các vị ngay chỗ này. Cho nên, bây giờ thanh niên đều là ngỗ nghịch. Thời đại ấy của chúng ta không ngỗ nghịch, phản nghịch; đối với cha thì vô cùng tôn kính, lời của cha nói thì chúng ta đều rất thận trọng lắng nghe, bởi vì đó là một loại uy nghiêm của đức hạnh. Vì lẽ đó, tất cả những điều vừa nói đến, các vị thấy, việc ăn cơm cũng có đạo lý trong đó. Tôi còn nhớ, lúc ăn cơm đều là tôi đi mời ông nội bà nội ăn cơm, nếu ông còn ở xa xa thì gọi mời: “Ông ơi, về ăn cơm”. Chúng tôi sống trong một con hẻm và cái âm thanh đó truyền ra ngoài. Ông nội nghe thấy thì rất vui mừng, bỏ con cờ tướng xuống, nói: “Cháu nội gọi tôi về ăn cơm rồi. Các vị xem, đó là thiên luân chi lạc”. Nói xong thì hai ông cháu đi về nhà. Các vị trưởng bối hàng xóm này ở bên cạnh nghe tôi gọi ông nội về ăn cơm, cảm thấy rất là lạ, họ cũng đều lộ ra vẻ tươi vui. Bây giờ mọi người cũng đều đã lộ sự tươi vui.
Vì vậy niềm vui gia đình là thứ đẹp nhất của nhân gian. Loại vui sướng này, kỳ thực khi mà tôi đi gọi, tôi cũng rất thích thú. Sự thích thú này không nhất định phải mua bằng tiền. Sự thích thú chân chánh lâu dài cũng là cái vui thích của nội tâm, đều là bởi vì bản thân đã đi làm cái việc người ta nên làm mà vui thích thiết thực, đây gọi là “đắc hồ đạo nhi hỉ”. Kỳ hỷ có thể vui thích bao lâu? Có thể vui thích cực kỳ lâu, cả một đời cũng chẳng thể quên. Thế nhưng, nếu như là “đắc hồ dục nhi hỉ” thì sẽ không như nhau, “bi khả lập kỳ” thì bi ai của cuộc đời đang sắp đến. Tâm của họ là bởi vì đạo mà vui hay là bởi vì thỏa mãn dục vọng mà vui? Đây là sự phát triển nhân sinh không giống nhau, hoặc là trở lại việc trưởng dưỡng thiện tâm này. Vì thế mà tôi rất vui thích việc đi gọi ông về ăn cơm, thời thời đều là nghĩ đến ông nội, nghĩ đến cha mẹ.
Phước phần của con người được phân thành ba phước điền là ân điềnbi điền và kính điền. Người mà ba cái tâm tình này không có khởi dậy thì ngược lại là vong ân, không có tâm từ bi, không cung kính, ngạo mạn. Ý nghĩ này đều đang đoạn phước, cho nên họa hay phước chỉ ở trong một niệm. Những đạo lý này, chúng ta hiểu thì thấy rằng khởi phát tâm thiện cho con trẻ rất quan trọng. Chúng ta xem xem, mới qua hai - ba mươi năm, văn hóa này không có truyền lại, thời đại của tôi hai mươi mấy năm trước, tôi mời ông nội bà nội về ăn cơm. Tôi còn nhớ, thời gian đi học ngoại khóa của trường, hình như là lớp ba hay lớp bốn gì đó, vừa nhìn thấy loại chao mà bà nội rất thích ăn, tôi rất vui mừng, liền mua đem về. Quả thực tôi là đứa rất keo kiệt, nhưng vì món bà nội thích ăn nên tôi nhanh chóng mua ngay, sau đó ôm ở trước bụng. Lúc nào thì bắt đầu cảm thấy vui? Lúc mua là đã bắt đầu vui rồi. Trong lòng nghĩ rằng, nếu như bà nội của tôi nhận được hủ chao này, không biết sẽ vui tới bao lâu nữa? Nghĩ đến đây thì bản thân rất là hoan hỷ. Kết quả là, khi bà nội vừa nhận được, bà vui được bao lâu? Các vị đều chưa trải qua chuyện này à? Bà vui mừng bao lâu? Cả đời bà cũng sẽ không quên! Đặc biệt là vừa nhận lấy món quà ấy, gặp ai cũng nói: “Cháu tôi rất có hiếu, chị có muốn ăn một miếng không?”“Đắc hồ đạo nhi hỉ”, tôi tin rằng cha mẹ tôi ở bên cạnh và đã nhìn thấy được, trong lòng sẽ vô cùng dễ chịu. Thế nhưng “đắc hồ dục”, các vị thấy, bây giờ không phải chúng ta đi mời ông bà nội ăn cơm, mà là ông bà nội đi kêu cháu ăn cơm. Đảo ngược lại rồi!
Lúc nãy vừa mới nói đến câu chuyện người mẹ đem dù cho con gái. Hiếu tử, hiếu tử! Ngày trước hiếu thuận cha mẹ gọi là hiếu tử, bây giờ còn hiếu thuận với ai nữa? Vì thế chúng ta không thể không bình tĩnh mà suy nghĩ lại những hiện tượng này, những vấn đề này. Các vị xem, bây giờ ông bà nội đi gọi cháu ăn cơm, gọi cả buổi, còn năn nỉ một hồi, có những lúc còn phải nói: “Ăn nhanh đi, ăn rồi dắt con đi Mc Donald”, vậy thì sẽ ăn xong rất là nhanh, vậy sự tình đã được giải quyết chưa? Đây gọi là nhức đầu trị đầu, đau chân thì trị chân Các vị! Lần này là đi Mc Donald, lần sau chúng sẽ muốn thứ khác hơn thế nữa. Các vị toàn thỏa thuận điều kiện với chúng, không kiên trì nguyên tắc thì chúng sẽ được voi đòi tiên. Vì vậy giáo dục phải có trí tuệ, giáo dục phải có nguyên tắc mới được, phải có nguyên tắc làm người kiên định, vì vậy “Đắc hồ dục”. Chúng ta bây giờ, rất nhiều cha mẹ đều nói “con trẻ vui thích là được rồi”. Ở thời đại này, mọi người đều rất có cái chủ kiến, nhưng vấn đề là những quan niệm tưởng đúng mà lại sai thì quá nhiều. Mọi người bây giờ nghĩ thử xem, câu nói này có đạo lý không? “Con cái vui thích là được rồi”, xin hỏi chúng vui thích được bao lâu? Ngày nay các vị không quản giáo chúng cho tốt, chúng vui thì là được rồi, sau này ai quản chúng? Sau này người bên ngoài sẽ quản chúng. Cha mẹ quản chúng là yêu chúng, người khác quản chúng là làm khổ cho chúng. Vì thế tại sao mà nói phải suy nghĩ cả đời, phải nghĩ cho sâu xa, đó không phải là chuyện nói nhất thời.
/6
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây