Niệm A Di Đà hay A Mi Đà

Thứ bảy - 05/04/2014 05:00 - Đã xem: 9886

Niệm A Di Đà hay A Mi Đà

NIỆM A DI ĐÀ hay A MI ĐÀ?
Thích Kim Đài
Trước hết, người làm nhiệm vụ phiên dịch phải tôn trọng những điều sau đây:
- Tên các quốc gia, tên thành phố, không nên dịch.
- Tên người, không nên dịch.

Ví d: Singapore, phi gi nguyên, không nên dch là Tân Gia Ba. San Francisco, phi gi nguyên, không nên dch là Cu Kim Sơn. Kondanna, phi gi nguyên, không nên dch là Kiu Trn Như. Maitreya, phi giữ nguyên, không nên dch là Di Lc.

Amita - phi gi nguyên, không nên dch là A Di Đà.

Trong cun "Đường Xưa Mây Trng" rt tôn trng điu này. S dĩ có vic dch này là do làm theo Tàu. Tàu không có mẫu tự La tinh, Việt Nam có mẫu tự La tinh, cớ chi phải theo Tàu?

Vì ngườđầu tiên khi phiên dch đã không tôn trọng các điều trên nên đã phiên dịch Amita thành A Di Đà, cho nên kéo theo những phiền toái đến hôm nay.

Lỡ đã xảy ra rồi, bây giờ phải làm sao?

Bây giờ phải từ từ điều chỉnh lại.

Amita mà dịch thành A Di Đà là đi quá xa rồi, cho nên các bạn đồng tu không chịu, điều chỉnh lại cho gần gần một chút là A Mi Đà. Ý kiến này rất hay, rất đáng nên tôn trọng.

Chữ thứ nhất là A, người Viđọc là A

Ch th nhì là Mi, người Viđọc là Mi, như đọc tiếng Vit, đâu cn phi dch ra ch Di cho lm chuyn.

Sai là gốc ở chỗ này. Đây là do sai lầm của người dịch, không phải lỗi lầm của chúng ta mà tranh cãi ồn ào.

Chữ thứ ba là TA - Người Việt đọc là TA, như đọc tiếng Việt, nhưng vì âm sắc của tiếng Việt có dấu, hỏi huyền ngã nặng sắc không, cho nên trên chữ TA thêm một dấu huyền thành TÀ. Chữ TÀ này lại biến âm thành ĐÀ, kể cũng tạm ổn, có thể chấp nhận được. Vì nhiều khi ngôn ngữ nước ngoài cũng lắm chỗ chữ "T" biến âm thành "D". Ví dụ:

Water đọc là wader

Letter đọc là Letder

Cho nên chúng ta không nên khắt khe quá giữa TÀ và ĐÀ. Chỉ đổi cho đúng chữ Di thành chữ Mi mà đã làm ồn lên như thế, đòi đổi thêm một chữ nữa là khó. Do đó các bạn đồng tu đều chọ là A MI ĐÀ. Đây là bước tiến tốt đẹp để điểu chỉnh chỗ dịch sai lầm của người xưa vậy.

Vì thế, xin đề nghị rằng, từ nay chúng ta đều thống nhất là  A MI ĐÀ, bởi nếu không làm như thế thì dây dưa tranh cãi hoài, và bắt đầu là trong kinh sách đều lưu ý điều chỉnh chữ A Di Đà thành A Mi Đà. Đối với người tu thiền, vì không niệm thánh hiệu A Mi Đà nên họ không lưu tâm việc này. Đối với người tu Tịnh Độ, vì thường trì danh nên việc điều chỉnh rất nên coi trọng.

Như các bạn thấy, Kondanna mà dịch là Kiều Trần Như, không ai nói gì vì chưa ai niệm danh hiệu Kiều Trần Như bao giờ. Vì Kiều Trần Như chưa thành Phật, chưa có quốc độ, chưa có bổn nguyện tiếp dẫn chúng sanh. Nếu Kiều Trần Như mà có sức mạnh như A Mi Đà thì chắc phải có nhiều ý kiến giữ nguyên danh hiệu Kondanna của Ngài.

Nếu bạn hướng dẫn cho một số người Mỹ tu pháp môn niệm Phật thì danh hiệu phải niệm như thế nào cho đúng? Phải là Amitabh. Vì sao? Amitabha là ngôn ngữ quốc tế mà các nước trên thế giới đều niệm. Từ India qua Srilanka, China, Korea, Taiwan, Indonesia, Malaysia, Australia, United States, Canada, England, Sweden v.v... Các Phật tử trên thế giới đều niệm là Amitabha, viết gọn là Amita.

Khi người Phật tử Việt Nam vào làm lễ chung với các Phật tử trên thế giới trong những buổi lễ có tính cách quốc tế, lúc đó mọi người trong đạo tràng quốc tế này đều niệm Amita. Người Phật tử Việt Nam phải hòa nhập âm điệu của mình, phải niệm Amita như họ, nhưng người Việt Nam đọc thành A Mi Đà, nghe dễ đọc hơn. Lúc đó không nên đọc là A Di Đà, vì sợ chỏi âm với đại chúng.

A Di Đà là thổ âm, là ngôn ngữ địa phương, chỉ có người Việt Nam dùng trong nước. Ra nước ngoài là phải đọc theo dân bản địa của nước đó, tức là tùy thuận âm giọng của chúng sanh tại mỗi quốc gia, mà các quốc gia này đều niệm là Amita. Đi hoằng pháp là phải tùy thuận chúng sanh, không thể bắt người nước đó đọc theo A Di Đà của người Việt được.

Tôi có người bạn miền Tây Nam Bộ, đậu tú tài II năm 1970, trong thư gởi về gia đình, anh nhắc người bịnh không nên ăn "thịch dịch". Tôi lấy làm lạ, một người đậu tú tài II, lại đang theo học năm thứ nhất đại học mà viết sai như thế vì đâu? Đây là vì kẹt ở thổ âm thổ ngữ vậy.

Cái gì có tính cách địa phương thì không hòa đồng với đa số. Thịch dịch là thổ ngữ của miền Tây Nam bộ, thịt vịt là ngôn ngữ Việt Nam.

A Di Đà là thổ ngữ của người Việt Nam, A Mi Đà là ngôn ngữ quốc tế - Việt Nam phải hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, đâu thể bắt cộng đồng quốc tế hòa nhập vào Việt Nam?

Ngày nay vì việc thông tin rộng lớn trên thế giới, chữ A Mi Đà đã dần dần thay thế chữ A Di Đà. Đó là điều không thể chối cãi. Chúng ta không nên đi ngược lại dòng chảy này. Mọi việc đều phải thuận theo lòng người. Tại sao trước 1975 không đặt ra câu hỏi niệm A Di Đà hay A Mi Đà? Rõ ràng đây là vì truyền thông quốc tế vậy.

Amita là tiếng Sanskrit, là ngôn ngữ cõi trời sắc giới Brahma, đây là ngôn ngữ vũ trụ - cosmic language, không phải chỉ ở trên trái đất này mà các tinh cầu khác đều dùng. Người Phật tử Việt Nam không thể hòa mình vào ngôn ngữ vũ trụ được sao?

Cái gì có tướng đều là hư vọng. Đã hư vọng rồi thì đâu nên chấp chặt A Di Đà mà không uyển chuyển thành A Mi Đà? Đâu nên chấp chặt thịch dịch mà không uyển chuyển thành thịt vịt?

Như bạn có pháp danh là Hảo Ân, tôi gọi tên bạn là Háu Ăn, bạn có chịu không? Đây không phải ở nơi âm thanh cầu ngã, không có đạo lý gì trong đây hết, chỉ cần đọc cho đúng, nếu không đọc đúng thành ra hồ đồ. Nếu bạn là người không còn chấp trước âm thanh sắc tướng thì khi đọc lại cho đúng, tại sao bạn không chịu?

Đổi A Di Đà thành A Mi Đà là tùy thuận với các chúng sanh ở vô lượng các tinh cầu khác trong vũ trụ, trong đó có cõi nước của Phật A Mi Đà. Tại sao bạn không đọc đúng tên cõi nước mình sắp về?

Trong quá trình dụng tâm niệm Phật, rất nhiều bạn đồng tu cho biết rằng, niệm A Mi Đà dễ niệm hơn, dễ được nhất tâm hơn. Có người niệm A Di Đà bị đau quai hàm, đổi qua niệm A Mi Đà thì hết bệnh. Đây là do chữ A Di Đà cứng âm hơn, A Mi Đà nhẹ âm hơn.

Trong việc hoằng pháp và hộ pháp, chỗ nào có lỗi liền sửa để được hoàn chỉnh.

Hỏi: Có bà già niệm Án Ma Ni Bát Di Khuya được nhất tâm, do ở lòng thành, đâu cần đọc đúng?

Đáp: Hãy để bà già qua một bên. Riêng bạn, bạn đọc là Án Ma Ni Bát Di Khuya hay Um Mani Padme Hum?

Phật dạy, y pháp bất y nhân.

Y pháp là Um Mani Padme Hum. Y nhân là theo bà già đó, Án Ma Ni Bát Di Khuya. Chúng ta y theo pháp, không theo bà già đó.

Đọc A Mi Đà là y theo pháp.

Đọc A Di Đà là đọc theo người Việt Nam. Chúng ta y theo pháp, không theo lối đọc sai của người Việt.

Các vị Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh gần kề trăm tuổi, đã dạy bảo đồ chúng tăng ni Phật tử niệm đúng thánh hiệu A Mi Đà. Chúng ta là hàng đệ tử, rất nên y giáo phụng hành. Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy phải nên "phụng sự sư trưởng" tức rất nên vâng lời của các vị Hòa Thượng trên, các Ngài đã chuyên tu chuyên niệm A Mi Đà, nói ra những kinh nghiệm bản thân.

Ngạn ngữ có câu: "Không nghe người già nói, thiệt thòi ngay trước mắt".

Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh là người đầu đàn trong giáo hội, khuyên dạy mà không chịu nghe, thật đúng như Bồ Tát Địa Tạng nói "chúng sanh cõi này cang cười khó giáo hóa".

Việc niệm A Di Đà hay A Mi Đà phải cần có các trọng tài đứng ra dàn xếp. Như việc phân chia xá lợi của đức Thế Tôn phải có một trọng tài là Dona đứng ra dàn xếp.

Chúng ta may mắn có được trọng tài Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, đã viên tịch. Nay còn Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh đứng ra làm trọng tài dàn xếp, hướng dẫn hợp lý hợp tình cho tăng ni tín đồ Phật tử đồng niệm đúng danh hiệu A Mi Đà Phật. Chúng ta rất nên dẹp bớt cái ngã của mình, tôn trọng thành kính và biết ơn vị trọng tài này đã tốn hao sức lực chỉ vì muốn ổn định tín đồ, hòa hợp Tăng già.

Không biết có chùa nào tác pháp yết ma, niệm A Mi Đà Phật chưa?

Không nên lơ là tiêu cực nói rằng A Di Đà cũng được, A Mi Đà cũng được, như thế sẽ lộn xộn mãi về sau. Chúng ta phải làm cho tích cực, thay đổi hẳn A Di Đà thành A Mi Đà để cho ánh Vô Lượng Quang được toàn vẹn chiếu thẳng đến quê hương Việt Nam. Làm được như thế, công đức của bạn thật là vô lượng. Vô lượng = A Mi Đà.

Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát

Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát

Nam mô Pháp Giới Tàng Thân A Mi Đà Phật

 

NIỆM A DI ĐÀ PHẬT hay A MI ĐÀ PHẬT ? Phần 2

http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif

 

 

TẠI SAO NIỆM A MI ĐÀ PHẬT?

 HT. Thích Trí Tịnh

 

 altSáu chữ hồng danh đây nguyên là Phạn âm (tiếng Thiên Trúc). Hai chữ đầu (Nam Mô) nguyên âm là Namo, ta quen đọc liền vần Nam mô, là lời tỏ lòng thành kính, có nghĩa là Quy y (về nương) và Quy mạng (đem thân mạng gởi về).

Chữ thứ sáu (Phật) nguyên âm là Buddha (Bụt Đa hay Bụt Thô), ta quen đọc gọn là Phật, chỉ cho đấng hoàn toàn giác ngộ (Đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).

Ba chữ giữa (A Mi Đà) là biệt danh của đấng Cực Lạc giáo chủ, dịch nghĩa là Vô Lượng (Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ) Như trong kinh, đức Bổn Sư tự giải thích rằng: “Đức Phật ấy, quang minh vô lượng, soi suốt các cõi nước ở mười phương không bị cách ngại. Đức Phật ấy và nhơn dân trong nước của Ngài thọ mạng vô lượng vô biên vô số kiếp “.

Trong Quán Kinh nói : “ Nếu người chí tâm xưng danh hiệu của Đức Phật đây, thời trong mỗi niệm diệt được tội sanh tử trong 80 ức kiếp và được vãng sanh …”

Trong Kinh Chư Phật Hộ Niệm nói: “Nếu người nghe danh hiệu của Đức Phật đây mà chấp trì trong một ngày đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn thời được thành tựu nhiều thiện căn phước đức. Đức Phật ấy và Thánh chúng sẽ hiện đến nghênh tiếp… “

Kinh Văn Thù Bát Nhã nói: “Nếu người chuyên xưng danh hiệu thời đặng chứng Nhất Hạnh Tam muội và chóng thành Phật…”.

Xem như lời của Đức Bổn Sư Thích Ca, đấng chân thật ngữ phán trên đây, thời thấy rằng ba tiếng hồng danh của đức Giáo chủ Cực Lạc có những năng lực bất khả tư nghị. Muốn được kết quả to tát như lời trong kinh, hành nhơn phải chí tâm xưng niệm, và phải xưng niệm đúng âm vận, chớ không nên như người Pháp goi Chợ Lớn là Sôlông, hay Bà Rịa là Baria.

Ba chữ A- mi- Đà nguyên là Phạn âm. Người Tàu đọc là A- mi- thô, và họ tụng xuôi là Á- mi -Thồ. Danh hiệu ấy truyền qua xứ Việt ta bằng chữ Tàu, biên sẵn trong các pho kinh sách Tàu. Người Việt ta cứ theo lệ phổ thông, chữ đâu đọc đó nên đọc là A-di-đà.

Phạn:     अमिताभ Amitābha, Amitāyus
Trung:     阿彌陀佛(T) / 阿弥陀佛(S)
Bính âm: Ēmítuó Fó
Wade-Giles: E-mi-t’uo Fo
Nhật:     阿弥陀如来 Amida Nyorai
Hàn:     아미타불 Amit'a Bul
Mông Cổ:     ᠴᠠᠭᠯᠠᠰᠢ ᠦᠭᠡᠢ ᠭᠡᠷᠡᠯᠲᠦ
Цаглашгүй гэрэлт
Tsaglasi ügei gereltu
Одбагмэд Odbagmed
Аминдаваа Amindavaa
Аюуш Ayush
Tây Tạng:     འོད་དཔག་མེད་
od dpag med
Ö-pa-me yoong toog taaa
Việt:     A di đà Phật

Như đọc Nã Phá Luân để kêu Hoàng đế Napoleon (Na-po-lê-ông), cùng đọc Ba-Lê để kêu kinh đô Paris (Pari).

Với sự phiên âm bằng chữ Tàu, người Tàu đọc giống gần với nguyên âm, mà người Việt ta đọc sai quá xa. Giá như ta gặp hoàng đế Pháp mà gọi ông ta là Nã Phá Luân thời thật là đáng buồn cười. Với A-di-đà để gọi đức Giáo chủ Cực Lạc cũng theo lệ đó.

Nhiều năm về trước, trong thời gian niệm Phật theo thông lệ Nam Mô A Di Đà Phật, khi chuyên nhiệm nhiều (mỗi ngày từ hai vạn câu trở lên), tôi bị sự chướng là trệ tiếng trong lúc niệm ra tiếng và lờ mờ trong lúc niệm thầm. Giữa lúc đó tiếng “Di” là chủ của sự chướng.

Vì thế, tôi mới để ý đến chính âm vận của sáu tiếng hồng danh. Đồng thời lời của Tổ Vân Thê trong sớ sao nói:

Hồng danh Nammô A-mi-đà Phật toàn là tiếng Phạn, chuyên trì không quên, thời cùng với pháp trì chú của Mật tông đồng nhau”, lại thúc đẩy tôi vào sự khảo cứu.

Với vần La Tinh, người Anh ghép Amita, mà tôi được thấy ở bộ Phật Học Đại Tự Điển.

Tôi đem ba chữ A-mi-đà ra hỏi, thời các Sư Tàu cũng như Cư sĩ Tàu đều đọc gằn từng tiếng một trước mặt tôi : A-mi-thô.

Hai tiếng đầu “A”và “Mi” đã nhất định, và đồng thời quyết chắc đọc “di” là sai. Tôi còn thắc mắc ở tiếng thứ ba, vì nếu dọc Amita như vần Anh, cùng A-mi-thô như người Tàu thời với tiếng Việt có hai điều bất tiện:

1. Nghe không nghiêm và không êm.

2. Khác với thông lệ từ xưa.

Một học giả Bali và Phạn ngữ giải thích: chữ “đà” của tàu dùng phiên âm Phạn ngữ có hai giọng:

1. Thô như danh từ “Bụt Thô” mà người tàu đọc xuôi là “Bù Thồ”.

2. Đa cũng như danh từ “Bụt Đa” (Buddha)

Với giọng “đa” để đọc chữ “thô”, nó mở đường cho tôi ghép 3 chữ lại: A-mi-đa và theo cách đọc xuôi đánh dấu huyền: A-mi-đà.

Ghép luôn cả sáu tiếng nam mô A-mi-đà Phật, tôi nhận thấy rằng tránh khỏi cái lỗi quá khác với nguyên Âm, dù vẫn chưa được hoàn toàn, nhưng có thể gọi là nhiều phần đúng và không quá cách biệt với cách đọc phổ thông theo cổ lệ, vì trong sáu tiếng đây chỉ có đổi “di” thành “mi” mà thôi.

Sau khi tham cứu như trên xong, tôi bắt đầu chuyên chí niệm Nammô A-mi-đà Phật, và cũng bắt đầu từ đó tôi liền nhận được kết quả.

1. Sáu tiếng hồng danh đây nổi rõ nơi tai cũng như nơi tâm, khác hẳn sự mờ mờ lọt sót của tiếng “di” trong thời trước.

2. Khi niệm ra tiếng, từ năm ngàn câu mỗi thời trở lên, môi lưỡi càng lúc càng nhại, càng chuyên, càng lanh. Khác hẳn sự trệ môi cứng lưỡi của những ngày niệm khi xưa.

3. Niệm ra tiếng với A-mi khỏe hơi hơn niệm ra tiếng của A-di khi trước, nhờ vậy mà mỗi thời niệm được lâu và nhiều.

Người chuyên niệm danh hiệu của Phật, tầng cấp đầu tiên là đến mức bất niệm tự niệm, hay niệm lực tương tục. Nếu khi niệm mà bị trệ, và tiếng Phật lại lờ mờ không nổi rõ nơi tâm thời khó mong được kết quả trên. Còn nếu trái lại thời mới có hy vọng đến đích.

Biết rằng niệm A-mi-đà được nhiều phần đúng với nguyên âm, nó sẽ đem đến cho mình cái mãnh lực bất tư nghì, diệt vô số kiếp tội thành đại thiện căn phước đức giống như pháp trì chơn ngôn (thần chú) của Mật tông mà Tổ Vân Thê đã phán. Nó sẽ đưa mình đến mức bất niệm tự niệm, vì tiếng niệm không bị trệ lụt và nổi rõ nơi tâm. Nhất là niệm A-mi-đà được khỏe hơi, nhờ đó nên được niệm lâu và nhiều.

Niệm Phật được thuần thục là nhờ niệm nhiều câu, nhiều giờ và tiếng niệm nhấn rõ nơi tâm. Và mức bất niệm tự niệm đây là phần bảo đảm vãng sanh Tịnh Độ cho người chuyên niệm. Tôi tin rằng niệm gần với nguyên âm, tức là gần đúng với thật danh của Đức Giáo chủ Cực Lạc, tất dễ được tương ưng và chóng được cảm thông với Phật. Và tôi đã tự cảm thấy có lẽ đúng như thế.

Nhưng trong kỳ kiết thất 49 ngày ở tịnh thất nơi chùa Linh Sơn Cổ Tự, một hôm tôi bỗng có ý nghĩ: “Mình dù thiển trí bạc đức, song cũng là người tai mắt trong Tăng giới, và cũng có đôi phần uy tín đối với gần xa, riêng mình tự tu đã đành không ngại gì, song rồi đây, tất có người tin tưởng nơi mình, mà họ sẽ tự noi theo chỗ làm của mình, nghĩa là họ sẽ niệm Nam mô A-mi-đà Phật. Một người như thế, lần lần sẽ có nhiều người như thế, tất sau này khó khỏi đôi điều thắc mắc:

1. Bàng quang sẽ cho mình lập dị, riêng phái, phá sự đã phổ thông của cổ lệ.

2. Đem sự ngờ vực cho người đã niệm A-di khi những người này chưa hiểu thế nào là A-di và thế nào là A-mi. Và sự ngờ là điều rất chướng của pháp môn niệm Phật

Tôi tự giải thích: “ Cổ lệ đã sai thời sự sửa đổi là điều cần (tôi tự sửa đổi riêng tôi). Mình không có quan niệm lập phái riêng hay lập dị, thời cũng không ngại gì với chuyên thị phi phê bình của bàng quan”. Và với sự ngờ của những người chưa nhận chơn, sẽ giúp họ tìm tòi khảo cứu, nhờ tìm xét họ sẽ thấu rõ sự sai với đúng, và họ sẽ thâu hoạch được kết quả tốt cũng như mình.

Mặc dù tôi tự giải thích với tôi như thế, nhưng trong thâm tâm vẫn mãi băn khoăn gần suốt ngày.

Chiều hôm ấy, khi đứng dựa cửa sổ ngó mong về phía mặt trời sắp lặn, tôi bỗng thấy chữ A-mi nổi bật giữa khung trời xanh sáng, gần như chữ điện ở trước cửa của những hiệu buôn chiếu sáng trong đêm. Tôi thử ngó qua hướng khác thời không thấy, khi ngó trở lại hướng Tây thời chữ A-mi vẫn nổi y nơi chỗ cũ, khổ chữ lớn lối bốn tất Tây bề cao, và hiện mãi đến trên 30 phút mới ẩn..

Tối hôm ấy, tôi chiêm bao thấy mình đi vào một khu vườn cây cao cảnh đẹp. Giữa vườn, một dãy nhà cất theo kiểu trường học, và nghe rõ trong ấy một người xướng và số đông người hòa: Nam mô A-mi-đà Phật! Tôi tự bảo: “Ủa lạ! Câu Nammô A-mi-đà Phật tưởng là chỉ của riêng mình cải cách, riêng mình tín hướng và riêng mình chuyên niệm. Bất ngờ ở đây, người ta cũng đồng niệm như vậy rồi”. Tôi đứng dừng trước ngõ trường chăm chú nghe xướng hòa như thế hơn 10 lần mới choàng tỉnh. Bấy giờ mới biết là mình nằm mơ.

Do hai điềm trên đây (chữ A-mi hiện giữa trời và chiêm bao nghe xướng hòa nam mô A-mi-đà Phật), bao nhiêu nổi thắc mắc và băn khoăn nơi lòng tôi đều tan rã như khối tuyết dưới ánh nắng trưa hè…

Từ hồi nào, dù với hàng đệ tử, tôi chưa từng bảo ai bỏ niệm A-di mà niệm A-mi. Song, do ảnh hưởng ngấm ngầm mà lần lần có một số đông người xuất gia cũng như hàng tại gia niệm A-mi-đà. Đó phải chăng là do cơ duyên thời tiết nó nên như thế! Và cũng vì cớ ấy mà hôm nay có bài thuyết minh và tự thuật này.

Tôi viết bài này chỉ với mục đích giúp thêm sự nhận chơn về câu Nammô A-mi-đà Phật cùng lịch sử của nó, cho các bạn đồng tu đã chuyên niệm như thế. Và bài này cũng chỉ truyền bá trong phạm vi các bạn đây thôi.

Tôi xin khuyên nhắc các bạn, đối với những vị đã quen niệm hay đã sẵn tín tâm nơi câu Nam mô A-di-đà Phật, nhất là người ở trong hoàn cảnh thiếu tiện lợi, các vị nên để yên cho các vị ấy niệm theo sự phổ thông cổ lệ để tránh sự ngoại chướng cho họ và cho họ khỏi sự do dự trên đường hành trì mà họ có thể vướng phải.

HT.  Thích Trí Tịnh(Trích Hương Sen Vạn Đức)

__________________________________________________________

 

Tác giả bài viết: Kim Đài 2012

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây